1. Tên, địa chỉ của đơn vị thực tập
TÊN ĐƠN VỊ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn
Địa chỉ: 23 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Hồ Chí Minh.
2. Sơ nét về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của đơn vị.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ- NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 6/4/2009 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam(Vietinbank) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh Nam Sài Gòn tại số 1425-
1427 khu phố Mỹ Toàn 2, đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 19/3/2010 tại Tp. Hồ Chí Minh, VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn và VietinBankSC cùng Công ty Novaland – chủ đầu tư dự án Sunrise City đã ký kết hợp đồng mua bán trụ sở làm việc tại Trung tâm thương mại cao cấp Sunrise City trên tổng diện tích 1300m2 để tiến hành việc chuyển trụ sở làm việc trong thời gian tới.
3. Lĩnh vực hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.
Lĩnh vực kinh doanh của Vietinbank là hoạt động tài chính ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với Luật của các tổ chức tín dụng.
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh:
- Phòng bán lẻ:
Tổ chức và quản lý đội ngũ phát triển kinh doanh và bán hàng đối với sản phẩm khách hàng cá nhân: tín dụng, huy động vốn, thẻ, ngân hàng, điện tử.
Thiết lập và phát triển các kênh phân phối.
Xây dựng, phát triển và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng.
Tổ chức việc phát triển , duy trì quan hệ khách hàng cá nhân.
Đảm bảo quá trình tuân thủ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Vietinbank, pháp luật….
- Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp Giám đốc trong quản lý, điều hành tổ chức kinh doanh của Vietinbank.
Thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp phù hợp với Ngân hàng Nhà nước và Vietinbank.
- Phòng kế toán:
Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Ban giám đốc.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm , tránh lãng phí, đúng quy chế, chế độ theo quy định hiện hành.
- Phòng tiền tệ kho quỹ:
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảo quản an toàn tuyệt đối Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các tài sản khác trong kho quỹ tại chi nhánh.
Thực hiện các nghiệp vụ quản lý, lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt cho các Tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước trên địa bàn.
Tổ chức việc kiểm tra chấp hành chế độ an toàn kho quỹ của các Tổ chức tín dụng, các tổ chức có hoạt động ngân hàng.
- Phòng tổ chức hành chính:
Đảm bảo tham mưu hiệu quả công tác tổ chức bộ máy nhân sự, hoạch định nguồn nhân lực, quản lý nhân sự tại chi nhánh.
Đảm bảo điều kiện, trang thiết bị, kỹ thuật và cơ sở vật chất cho hoạt động của chi nhánh, tổ chức các hoạt động hành chính khác.
4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị.
Bộ máy quản lý tại chi nhánh được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến-chức năng.
Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban của chi nhánh và các phòng ban có các chức năng riêng biệt để giúp việc cho Giám đốc. Giám đốc trực tiếp quản lý phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng tổ chức-hành chính, tổ tổng hợp.
Dưới giám đốc có 2 phó giám đốc, được phân công nhiệm vụ:
- Phó giám đốc 1: phụ trách phòng bán bẻ và 4 phòng giao dịch.
- Phó giám đốc 2: phụ trách phòng kế toán và phòng kho quỹ tiền tệ.
5. Những nhận xét sơ bộ của sinh viên về đơn vị thực tập.
Là một chi nhánh mới thành lập trong thời gian chưa lâu, còn non trẻ trong hoạt động nhưng chi nhánh có thể tranh thủ kế thừa, học hỏi kinh nghiệm rút
ra từ những thành công, thất bại của các chi nhánh khác hay thậm chí là các ngân hàng thương mại khác.
Hơn nữa, chi nhánh có trụ sở đặt tại vị trí hết sức thuận lợi, trên một địa bàn sôi động, có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, sau 6 năm được thành lập và đi vào hoạt động, uy tín của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn đã được nâng lên, được nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn và các khu dân cư biết đến.
6. Tóm tắt về vị trí và nội dung công việc được phân công tại đơn vị, những việc sinh viên đã thực hiện trong thời gian thực tập tại nơi thực tập.
Trong thời gian thực tập tại VietinBank, Ban giám đốc đã phân công tôi thực hiện các công việc:
- Tìm hiểu các quy trình, quy định của Vietinbank về chính sách cho vay có bảo đảm và cách thức xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng.
- Quan sát cán bộ tín dụng thực hiện từ việc tiếp nhận nhu cầu vay có bảo đảm của khách hàng và quy trình xử lý hồ sơ.
7. Những vấn đề pháp lý phát sinh từ đơn vị mà sinh viên đánh giá là
có thể dùng để nghiên cứu và viết báo cáo khóa luận thực tập tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập, tác giả nhận thấy những khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản như: khách hàng không hợp tác, cố tình lẫn tránh hay đối với tài sản bảo đảm là động sản như: khách hàng tẩu tán tài sản bảo đảm dẫn đến việc ngân hàng không thể xử lý tài sản bảo đảm và không thể thu hồi nợ...