Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 29 - 34)

VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 Xử lý tài sản và các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.3 Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện trước hết theo thỏa thuận đã quy định trong hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm ký kết. Nếu không có thỏa thuận về biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có thể lựa chọn các biện pháp sau: (được quy định tại khoản 1,2,3 Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

- Bán tài sản bảo đảm.

- Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

- Nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

1.2.3.1 Bán tài sản bảo đảm:

Bán tài sản bảo đảm là biện pháp thông dụng thường được ngân hàng và các TCTD sử dụng. Thực tế,các khoản vay của khách hàng từ ngân hàng và TCTD phổ biến là tiền mặt. Vì vậy, mục đích của ngân hàng và các TCTD là thu lại chính khoản tiền cho vay và lãi suất. Tài sản bảo đảm tiền vay có thể không hữu dụng cho ngân hàng, nhưng họ luôn cần tiền để duy trì hoạt động cung cấp vốn của mình. Đồng thời biện pháp bán tài sản bảo đảm cũng đảm bảo được tính khách quan bởi nó xác định chính xác nhất giá trị thực của tài sản bảo đảm tại thời điểm bán trên thị trường, giúp các bên giải quyết nợ một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Bán tài sản bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm, hoặc bên bảo đảm hoặc các bên phối hợp để bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc ủy quyền cho bên thứ ba bán tài sản bảo đảm cho người mua. Bên thứ ba này phải là tổ chức có tư cách pháp nhân được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Các chủ thể được bán tài sản bảo đảm bao gồm:

- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu không xử lý được tài sản theo thỏa thuận (trừ trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải được tổ chức bán đấu giá). Trường hợp này, bên nhận bảo đảm phải thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp ký hợp đồng bán tài sản bảo đảm.

- Khách hàng vay(bên bảo đảm) hoặc bên bảo lãnh hoặc các bên cùng phối hợp bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận.

- Bên thứ ba bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên nhận bảo đảm hoặc ủy quyền của bên bảo đảm(khách hàng vay), bên bảo lãnh. Thủ tục về việc bán tài sản bảo đảm thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.

Bên bán tài sản và bên mua tài sản phải thành lập hợp đồng mua bán bằng văn bản. Bên bán tài sản được trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và làm các thủ tục chuyển nhượng tài sản.

Nhờ đặc tính chính xác và nhanh gọn, thuận tiện của mình, biện pháp bán tài sản bảo đảm thường được ngân hàng và các TCTD áp dụng.

1.2.3.2 Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm:

Ngoài biện pháp thông dụng là bán tài sản bảo đảm, ngân hàng và các TCTD còn áp dụng biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm để thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm.

Biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp nhận tài sản bảo đảm, lấy giá trị tài sản bảo đảm được định giá khi xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí khác và tiếp nhận chính tài sản đó.

Các ngân hàng và bên bảo đảm lập biên bản nhận TSBĐ để thay thế cho việc

thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Biờn bản ghi rừ việc bàn giao, tiếp nhận, định giá xử lý TSBĐ và thanh toán nợ từ việc xử lý TSBĐ.

Sau khi nhận TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, ngân hàng được làm thủ tục nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ hoặc được bán, chuyển nhượng TSBĐ cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật. Sau khi TSBĐ đã được xử lý để thu hồi nợ, ngân hàng hoặc bên bảo đảm tiến hành xoá đăng ký GDBĐ theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dich bảo đảm.

1.2.3.3 Nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ:

Các ngân hàng và bên bảo đảm lập biên bản nhận TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Biờn bản ghi rừ việc bàn giao, tiếp nhận, định giá xử lý TSBĐ và thanh toán nợ từ việc xử lý TSBĐ.

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về thế chấp quyền đòi nợ như sau: “ Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ”. Nghĩa là bên có quyền đòi nợ ( ngân hàng và các TCTD) có thể thế chấp quyền đòi nợ của mình cho bên thứ ba và nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba.

Khi khách hàng vay không trả được nợ hoặc bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng có quyền chuyển giao quyền thu hồi lại hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý TSBĐ. Bên thứ ba là tổ chức có tư cách pháp nhân và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật. Các ngân hàng hoặc bên bảo đảm phải thông báo cho bên thứ ba biết việc ngân hàng được nhận các khoản tiền, tài sản nêu trên đồng thời yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền, tài sản đó cho các ngân hàng. Việc giao các khoản tiền, tài sản cho ngân hàng phải thực hiện theo đúng thời hạn, địa điểm được ấn định trong thông báo xử lý TSBĐ.

Trong trường hợp được ngân hàng chuyển giao quyền thu hồi nợ, bên thứ ba có quyền thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ hoặc xử lý TSBĐ như ngân

hàng. Trường hợp được ngân hàng uỷ quyền xử lý tài sản, thì bên thứ ba được xử lý TSBĐ trong phạm vi được uỷ quyền.

Các ngân hàng sẽ lập biên bản nhận các khoản tiền, tài sản giữa ngân hàng, bờn bảo đảm và bờn thứ ba. Biờn bản nhận cỏc khoản tiền, tài sản phải ghi rừ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản, việc định giá tài sản và thanh toán nợ từ việc xử lý tài sản. Trong trường hợp bên thứ ba không giao các khoản tiền, tài sản nói trên theo yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng thủ tục buộc bên thứ ba phải giao tài sản hoặc khởi kiện ra toà án.

Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015:

Căn cứ Điều 303 Bộ luật dân sự 2015, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

+ Bán đấu giá tài sản.

+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.

+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

+ Phương thức khác.

- Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, bộ luật dõn sự 2015 đó quy định cụ thể và rừ ràng hơn về cỏc phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà trước đây chỉ được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ luật dân sự 2015 cũng cho phép mở rộng các phương thức khác nếu các bên có được sự thống nhất mà không trái quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu trong hợp đồng các bên không có sự thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì theo quy định mới, tài sản sẽ được bán đấu giá là phương thức phổ biến hiện nay để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo đảm.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w