XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.3.1 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản : .1 Biện pháp cầm cố
Hiện nay, dư nợ cho vay có bảo đảm theo phương thức cầm cố chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Nam Sài Gòn. Bên cầm cố giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình(bao gồm cả gốc, lãi và tiền phạt nếu có).
Theo quy định, tài sản cầm cố của chi nhánh bao gồm:
- Sổ tiết kiệm, tiền gửi, kim khí, đá quý - Nhà ở không thuộc diện quy hoạch.
- Nhà xưởng, văn phòng, công trình xây dựng và tài sản gắn liền với đất.
- Máy móc thiết bị.
- Quyền đòi nợ có bảo lãnh thanh toán...
Song thực trạng tại chi nhánh gần đây cho thấy, cầm cố giấy tờ có giá là hình thức được áp dụng chủ yếu. Có thể lý giải cho điều này là vì loại cầm cố này có những ưu điểm nổi bật mà các tài sản khác không có được. Đối với khách hàng, khách hàng có ngay khoản tiền như mong muốn trong một thời gian ngắn, thủ tục đơn giản, lãi suất và thời hạn cho vay linh hoạt... Đối với ngân hàng, loại tài sản này có tính bảo đảm cao, dễ thẩm định cũng như dễ xử lý tài sản bảo đảm, do đó sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên, các khoản vay này thường nhỏ lẻ, khách hàng vay chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình vay sản xuất, kinh doanh tiêu dùng.
5 http://voer.edu.vn/m/tin-dung-va-vai-tro-cua-tin-dung-tong-nen-kinh-te-thi-truong/cf72a8fa
Khi áp dụng biện pháp bảo đảm này, có một vấn đề nảy sinh đó là vấn đề định giá và xác định giá trị hao mòn của tài sản. Về giá tài sản, căn cứ theo các quy định của pháp luật về giá và Bộ luật Dân sự 2005, giá là do các bên thỏa thuận (trừ những trường hợp thuộc diện Nhà nước quản lý về giá), do vậy, thông thường việc định giá tài sản bảo đảm xác định theo những yếu tố cơ bản sau: Thỏa thuận của các bên (có tính đến yếu tố thị trường) và giá trị hao mòn (hữu hình và vô hình) của tài sản. Tuy nhiên, đối với việc cầm cố một số loại tài sản có những biến động lớn về giá như hiện nay (ngoại tệ, vàng, kim khí quý, đá quý) thì sẽ có vấn đề nảy sinh. Ví dụ, khi cầm cố 100 cây vàng vào thời điểm đầu năm 2014, anh A chỉ có thể thỏa thuận được với ngân hàng vay tối đa 2 tỷ, nhưng đến cuối năm 2014, thì con số đó có thể lên tới 3 tỷ. Vấn đề là ngân hàng có xem xét cho anh A vay thêm 1 tỷ nữa hay không khi con số 2 tỷ chưa đến hạn trả nợ. Điều này tùy thuộc vào quy định của ngân hàng và thỏa thuận của các bên. Đối với động sản, đây là những tài sản có tính hao mòn nhanh, đặc biệt là hao mòn vô hình nên giá trị của những tài sản này có xu hướng biến động khó lường, hơn nữa, đây là loại tài sản có tính chuyên dùng cao sẽ gây khó khăn trong việc phát mại tài sản. Mặt khác, việc nắm giữ tài sản này có nhiều hạn chế như : cần kho cất giữ, tốn kém chi phí quản lý.
Chính vì vậy mà ngân hàng thường chỉ giữ giấy tờ sở hữu gây khó khăn cho việc theo dừi, kiểm tra tài sản dẫn tới rủi ro rất lớn đặc biệt là rủi ro từ hao mòn vô hình.
Tại Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Nam Sài Gòn thì vốn để xử lý tài sản cầm cố chủ yếu theo phương thức thỏa thuận trong hợp đồng như gán nợ cho bên nhận bảo đảm chính tài sản đó, tự đấu giá hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá. Phương thức xử lý tài sản khá đơn giản, giảm bớt các chi phí trung gian. Mặt khác, việc đa dạng hóa các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là điều kiện cho phép các bên có thể tìm ra phương thức phù hợp nhất, bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên. Tuy nhiên có thể tồn tại một số vấn đề như là: việc định giá tài sản cầm cố tại thời điểm cho vay có thể cao hoặc thấp hơn so với thời hạn trả nợ cho nên khi phát mại có thể gây khó khăn cho việc thu hồi vốn..
2.3.1.2 Biện pháp thế chấp:
Hiện nay, dư nợ đối với cho vay có bảo đảm theo phương thức thế chấp chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương VN Nam Sài Gòn, khách hàng đa số là cá nhân, hộ gia đình và đối tượng bảo đảm tiền vay chủ yếu là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Bên vay vốn(bên thế chấp) giao bản gốc giấy tờ quyền sử dụng đất (sở hữu tài sản là bất động sản) của mình cho bên nhận thế chấp (Vietinbank Nam Sài Gòn) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Đối tượng thế chấp tại Vietinbank Nam Sài Gòn chủ yếu là nhà ở, tài sản gắn liền trên đất như dây chuyền sản xuất, nhà kho, cửa hàng...
Ngoài tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất, tài sản bảo đảm là hàng hóa cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đối tượng khách hàng sử dụng hàng hóa và phương tiện vận tải làm thế chấp chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm bổ sung vốn lưu động hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tài sản đem thế chấp tại Vietinbank Nam Sài Gòn phải có đủ các điều kiện sau: phải thuộc quyền sở hữu(hoặc quyền sử dụng đối với đất đai)của khách hàng. Trong trường hợp pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản; tài sản không bị ràng buộc vào các khoản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tại các TCTD khác; tài sản không có tranh chấp, phong tỏa, đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản; dễ dàng mua bán, trao đổi trên thị trường. Đối với tài sản thế chấp phải mua bảo hiểm thì người thụ hưởng phải là Vietinbank Nam Sài Gòn.
Vấn đề xử lý tài sản thế chấp chủ yếu theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng như gán nợ cho bên nhận tài sản bảo đảm đó, tự đấu giá hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá. Đối với những tài sản của doanh nghiệp nhà nước mà pháp luật quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thế chấp thì khi xử lý phải có ý kiến của cơ quan nhà nước đó. Phương thức xử lý tài sản khá đơn giản, giảm bớt các chi phí trung gian.
Mặt khác, việc đa dạng hóa các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là điều
kiện cho phép các bên có thể tìm ra phương thức phù hợp nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Tình huống về hợp đồng thế chấp:
Tình huống 1: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (sau đây gọi tắt là VietinBank) và Công ty TNHH Ngọc Quang (sau đây gọi tắt là Công ty Ngọc Quang) đã ký kết với nhau nhiều hợp đồng tín dụng. Tính đến 2006, hai bên xác nhận còn lại 13 hợp đồng tín dụng quá hạn chưa thanh toán với tổng số tiền nợ gốc là 12.264.300.000 đồng. Để đảm bảo cho các khoản vay của 13 hợp đồng tín dụng này, hai bên đã ký kết với nhau 9 hợp đồng cầm cố, thế chấp.
Đến hạn thanh toán nợ, Công ty Ngọc Quang không thanh toán được nợ của 13 hợp đồng tín dụng trên, VietinBank căn cứ vào điều khoản xử lý tài sản cầm cố, thế chấp trong các hợp đồng cầm cố, thế chấp để tự mình bán các tài sản đã cầm cố, thế chấp cho Công ty Cổ phần Cơ khí Đồng Lực (sau đây gọi tắt là Công ty Đồng Lực) thu được 10.050.000.000 đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán tài sản đã thanh toán cho một số hợp đồng tín dụng, nhưng công ty Ngọc Quang vẫn còn nợ VietinBank 5.273.000.000 đồng (gồm nợ gốc và lãi của các hợp đồng tín dụng chưa được thanh toán). VietinBank khởi kiện yêu cầu công ty Ngọc Quang thanh toán cho VietinBank số tiền 5.273.000.000 đồng.
Công ty Ngọc Quang cho rằng việc VietinBank tự ý xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là vi phạm pháp luật về xử lý tài sản cầm cố, thế chấp; việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp phải do Tòa án quyết định. Công ty Ngọc Quang còn phản tố yêu cầu Tòa án tuyên bố các hợp đồng mua bán tài sản giữa VietinBank và Công ty Đồng Lực là vô hiệu.
Tại bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 20/2009/KDTM-ST ngày 30/9/2009, TAND tỉnh Bình Dương đã quyết định không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn; chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, buộc VietinBank và Công ty Đồng Lực trả lại cho Công ty Ngọc Quang toàn bộ tài sản theo hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng cầm cố,thế chấp. Bản án sơ thẩm bị kháng
cáo. Tại bản án phúc thẩm số 89/2010/KDTM-PT ngày 10/6/2010, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TP. Hồ Chí Minh đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Nguyên đơn có khiếu nại. Bản án phúc thẩm đã bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm.
Tại phiên họp ngày 9/01/2014, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã quyết định hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao cho TAND tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán có vấn đề pháp lý quan trọng là:
Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm nhận định việc VietinBank xử lý tài sản bảo đảm không tuân theo trình tự thủ tục quy định tại Nghị định số 163/2006/CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ nhưng không đưa ra được căn cứ VietinBank đã vi phạm quy định nào của Nghị định cũng như các quy định khác của pháp luật.
Tại các hợp đồng cầm cố, thế chấp giữa VietinBank và Công ty Ngọc Quang đã có các thỏa thuận về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, cụ thể là: “Trường hợp bên A vi phạm hợp đồng tín dụng thì phải chấp nhận phương thức xử lý tài sản cầm cố (hoặc tài sản thế chấp) của bên B” và “ Trường hợp bên A không trả được nợ cho bên B như đã thỏa thuận, bên B được toàn quyền xử lý tài sản cầm cố (hoặc thế chấp) để thu hồi nợ theo các phương thức do bên B quyết định như sau: Trực tiếp bán tài sản cầm cố (hoặc thế chấp) cho người mua”...
Theo Khoản 1 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ”Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2005 thì: “Việc xử lý nhà ở thế chấp để thực hiện nghĩa vụ được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác...”
Do vậy, VietinBank xử lý tài cầm cố, thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng của các bên là có căn cứ, đúng pháp luật.
Vấn đề pháp lý có thể rút ra là:
Trong các hợp đồng tín dụng có biện pháp bảo đảm (cầm cố, thế chấp), các bên có thỏa thuận về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, trong trường hợp bên vay vi phạm hợp đồng hoặc không trả được nợ khi đến hạn thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố, thế chấp nếu không có căn cứ xác định thỏa thuận đó vô hiệu.
Tình huống 2: Câu chuyện bắt đầu cách đây 4 năm, khi ấy Công ty Trường Ngân là một đại gia xuất khẩu nông sản với kim ngạch hàng triệu USD. Được các nhà băng đua nhau săn đón, năm 2009, doanh nghiệp này thiết lập quan hệ tín dụng đầu tiên với Ngân hàng Quốc tế (VIB).
Để cho Trường Ngân vay số vốn hơn 100 tỷ đồng, VIB đã nhận hàng tồn kho làm tài sản thế chấp, được đăng ký giao dịch đảm bảo và được bảo vệ, giám sát bởi Công ty quản lý tài sản của nhà băng (VIB AMC).
Đến năm 2011, Techcombank và Maritime Bank có quan hệ tín dụng với đại gia này. Trong đó, Maritime Bank cho Trường Ngân vay 100 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh cà phê. Thời hạn vay mỗi khế ước nhận nợ tối đa 4 tháng. Tài sản bảo đảm cho khoản vay trên là 1.360 tấn cà phê Robusta, được quản lý ở kho hàng của Công ty Trường Ngân. Việc thế chấp các tài sản này cũng đã được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Sau ba đơn vị trên, Vietinbank cũng cho Trường Ngân vay vốn vào đầu năm 2012. Tài sản thế chấp là 4.546 tấn cà phê trong kho cùng với một số bất động sản. 6
Điểm chung của bốn nhà băng trên là cho vay dưới hình thức hàng tồn kho luân chuyển, có nghĩa là hàng tồn kho mà vẫn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Với hình thức này, các ngân hàng ký hợp đồng thế chấp, trong đó
6 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/hanh-trinh-no-nan-cua-dai-gia-ca-phe-tai-7-nha- bang-2921595.html
khách vay vẫn có thể xuất nhập hàng nhưng phải cam kết duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là công ty cà phê Trường Ngân đã dùng hơn 3.000 tấn cà phê để thế chấp nhưng số cà phê này sau đó được xác định chỉ có 700 tấn là cà phê thật, số còn lại là vỏ cà phê, rác cùng hàng trăm loại tạp chất trộn lẫn đóng bao, giá trị chưa nổi 100 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ vì tin vào vị thế vững vàng của Trường Ngân, nhiều ngân hàng đã bỏ công săn đón để cho vay. Trong đó, Vietinbank cũng không ngoại lệ khi không tuân thủ nghiêm ngặt quy định kiểm tra, định giá tài sản bảo đảm để rồi sau khi sự việc vỡ lỡ lại lao vào cuộc tranh giành khối tài sản thế chấp có đến quá nửa là rác.
2.3.2 Cho vay có bảo đảm dưới hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên