Những bất cập của văn bản hệ thống pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 51 - 54)

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.5.1 Những bất cập của văn bản hệ thống pháp luật hiện hành

Thứ nhất, thỏa thuận về nghĩa vụ trong hợp đồng bảo đảm quy định về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: “... trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên ...9. Trên thực tế, mặc dù quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp đã được quy định chi tiết trong hợp đồng bảo đảm, nhưng khi xử lý TSBĐ thì các bên vẫn phải thỏa thuận về phương thức xử lý, giá khởi điểm bán tài sản, dẫn đến việc xử lý diễn ra rất lâu, tốn nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa, ngân hàng có quyền phát mại TSBĐ khi và chỉ khi có sự đồng ý của bên có TSBĐ, nếu không đạt được sự thỏa thuận, việc xử lý tài sản phải thông qua con đường tố tụng.

Thứ hai, không thể xử lý triệt để tài sản thế chấp là Quyền sử dụng đất và nhà ở/công trình trên đất. Điều 58, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định việc xử lý tài sản thế chấp là Quyền sử dụng đất và nhà ở hoặc công trình trên đất.

Tuy nhiên, trong thực tế sau khi tổ chức đấu giá thành công, NHTM không

9 Điều 58 Nghị định 163/NĐ-CP

thể giao được tài sản này cho người trúng đấu giá vì gặp phải sự chống đối, bất hợp tác của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng không có quyền cưỡng chế để yêu buộc bên có tài sản giao cho người trúng đấu giá, việc cưỡng chế chỉ có Cơ quan Thi hành án mới đủ thẩm quyền thực hiện. Mặc dù Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP có cơ chế cho phép Ngân hàng có toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, nhưng Ngân hàng không có “công cụ” để thực hiện. Do vậy, khi xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, cách lựa chọn phổ biến là ngân hàng khởi kiện khách hàng ra Tòa án để thu nợ qua thi hành án. Mặc dù đây là con đường mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí nhưng Ngân hàng vẫn phải lựa chọn.

Thứ ba, các hình thức xử lý tài sản bảo đảm: Điều 59 đến Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các hình thức xử lý tài sản bảo đảm (chủ yếu là 3 hình thức): thỏa thuận bán tài sản, giao Ngân hàng bán tài sản và qua con đường tòa án. Theo quy định, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ bên có nghĩa vụ không thực hiện thì Bên xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Bên giữ tài sản bảo đảm giao tài sản để xử lý. Trường hợp Bên giữ tài sản bảo đảm không tự nguyện giao tài sản thì Bên xử lý tài sản bảo đảm có quyền thu giữ tài sản để xử lý thu nợ. Nghị định cũng quy định trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm”. Tuy nhiên, trên thực tế việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đã cho thấy, nếu không có sự hợp tác, sự tự nguyện của bên bảo đảm trong việc bàn giao tài sản thì mọi nỗ lực tiếp theo của bên nhận bảo đảm đều vô nghĩa. Bởi bên nhận bảo đảm không có quyền cưỡng chế, tịch thu hay kê biên tài sản.

Mặt khác, cho dù pháp luật về giao dịch bảo đảm có quy định rằng bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu ủy ban nhân dân có thẩm quyền và công an đảm bảo công tác xử lý TSBĐ nhưng không thực sự được áp dụng hiệu quả trên thực

tế vì các đơn vị này cũng chỉ thực hiện các công việc có tích chất “hỗ trợ” chứ không có tính quyết định để buộc bên bảo đảm phải bàn giao tài sản cho ngân hàng.

Thứ tư, Rủi ro về việc nhận tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai. Theo quy định về xử lý tài sản trong tương lai “Trong trường hợp tài sản hình thành trong tương lai bị xử lý ... thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ kết quả xử lý TSBĐ để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua, người nhận tài sản ngay khi có kết quả xử lý tài sản”10. Trên thực tế, nguy cơ rủi ro rất lớn khi nhận tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai do bên nhận TSBĐ chưa có được sự bảo đảm an toàn về mặt pháp lý khi nhận tài sản dạng này, mặc dù pháp luật cho phép giao dịch được xác lập hợp pháp, và việc chuyển nhượng cho người mua hiện nay gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là công trình xây dựng trên đất (khi bên bảo đảm chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, quyền sở hữu nhà ở).

Thứ năm, chưa có cơ chế đối với trường hợp Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm: Điều 59, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận, trong đó có trường hợp Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Khoản 3, Điều 132, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định trong trường hợp nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay: “…trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định…” Mặc dù pháp luật quy định như vậy, nhưng cho đến nay chưa có cơ chế cụ thể để ngân hàng thực hiện khi nhận TSBĐ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Trong trường hợp bán, chuyển nhượng hoặc mua lại tài sản thì hợp đồng bán, chuyển nhượng hoặc mua tài sản sẽ do chủ thể nào ký kết nếu chủ tài sản hoặc bên bảo đảm không hợp tác.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w