1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam

64 617 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 381,5 KB

Nội dung

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trongnền kinh tế hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huyđộng vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác Ngân hàng thươngmại có vị trí, vai trò quan trọng như bà đỡ và huyết mạch của nền kinh tế,là nơi cung cấp nguồn vốn cho đầu tư, sản xuất cho mọi thành phần kinh tế.Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn phải đốimặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng vì hoạt động tín dụng củangân hàng là hoạt động quan trọng nhất, nó mang lại lợi nhuận lớn nhất chongân hàng song cũng hàm chứa rủi ro cao nhất Do đó, để hạn chế rủi ro tíndụng có thể xảy ra và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng thì cácngân hàng thương mại rất coi trọng vấn đề về bảo đảm tiền vay

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo đảm tiền vay nêntrong những năm qua đã có khá nhiều quy chế về bảo đảm an toàn trongcho vay của ngân hàng thương mại Tuy nhiên, do những biến đổi về kinhtế và chưa có sự đồng bộ về mặt pháp lý nên đã có những tác động lớn đếntình hình an toàn trong cho vay Có nhiều khoản nợ khó đòi không thu hồiđược đã tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Vì vậy đểcác ngân hàng thu được lợi nhuận và bảo đảm an toàn trong cho vay thìngân hàng cần phải có các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt độngbảo đảm tiền vay

Từ những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập và nghiêncứu tại trường đại học cũng như những trải nghiệm thực tế bước đầu trongthời gian thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam, emnhận thấy bảo đảm tiền vay là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm antoàn trong cho vay Với tầm quan trọng như vậy nhưng trên thực tế thì hoạtđộng bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I vẫn chưa thực sự đạt được hiệuquả như mong muốn Vì thế em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả của

Trang 2

hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Kết cấu của chuyên đề gồm những nội dung chính sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động bảo đảm

tiền vay của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở

giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động bảo đảm tiền vay

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS Phan Thị Thu Hàvà các cán bộ tín dụng của phòng khách hàng số 2 Sở giao dịch I đã tậntình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1 HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm về bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằmphòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đãcho khách hàng vay

Bảo đảm tiền vay là biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lýcho tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ

Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hìnhthành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng cho vay

1.2 Sự cần thiết của hoạt động bảo đảm tiền vay

Ngân hàng thương mại, cũng như nhiều tổ chức kinh doanh khác, cómục tiêu kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Phần lớnnhân viên ngân hàng trực tiếp làm việc với tiền Với tổng tài sản lên đếnhàng trăm tỷ đô la Mỹ (các ngân hàng lớn trên thế giới) hàng chục nghìn tỷVNĐ (các ngân hàng lớn Việt Nam), ngân hàng được xếp vào loại hìnhdoanh nghiệp có tổng tài sản lớn Trong khi đó vốn chủ sở hữu thường rấtnhỏ trong tổng tài sản, điều này phản ánh bản chất hoạt động của ngânhàng là sử dụng tiền huy động của doanh nghiệp và dân cư Nhiều khoảncho vay thời hạn hàng chục năm, có thể vượt cả quãng thời gian họ làmviệc cho ngân hàng Điều này cũng góp phần khuyến khích họ chấp nhậnmạo hiểm Như vậy, xu hướng mạo hiểm là rất mạnh trong hoạt động củangân hàng

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại luôn đứng trước rấtnhiều nguy cơ mất an toàn và rất nhiều các loại rủi ro Mất an toàn cho vay

Trang 4

xảy ra thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro mất khả năng thanhtoán của ngân hàng, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phá sản củangân hàng.

Ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động của ngân hàngvới bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến mấtvốn Như vậy, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan Khirủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanhtoán với việc hàng loạt người gửi tiền đến rút tiền ra khỏi ngân hàng, buộcngân hàng phải đóng cửa hay tuyên bố phá sản Hậu quả từ sự đổ vỡ củangân hàng đến nền kinh tế là rất nặng nề nên an toàn trong cho vay là vấnđề được ngân hàng thương mại rất quan tâm và coi trọng

Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong cho vay, các ngân hàng cho vaythường yêu cầu khách hàng của mình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiềnvay Mục đích của việc thực hiện các biện pháp đó là nhằm nâng cao tráchnhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay; phòng ngừa rủi ro khi phươngán trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được, hoặc xảy ra các rủi rokhông lường trước; phòng ngừa gian lận

Với tầm quan trọng của vấn đề an toàn trong ngân hàng như vậy thìđảm bảo an toàn trong cho vay không chỉ là trách nhiệm riêng của Ngânhàng thương mại mà còn là trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương vànhiều cơ quan quản lý khác Để thực hiện tốt công tác an toàn trong ngânhàng thì các ngân hàng cần phải thiết lập công tác bảo đảm tiền vay vì bảođảm tiền vay là một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro của các tổchức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức bảo đảm thíchhợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng và biện pháp xử lý các bảođảm đó nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra

1.3 Nguyên tắc bảo đảm tiền vay

Trang 5

Khi cho vay tất cả các ngân hàng phải thực hiện các quy tắc sau vềbảo đảm tiền vay và đây là những nguyên tắc chung nhất về bảo đảm tiềnvay:

- Ngân hàng cho vay có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay cóbảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và chịu tráchnhiệm về quyết định của mình Trường hợp ngân hàng cho vay cho vaykhông có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, thì tổn thất donguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý

- Khách hàng vay được ngân hàng cho vay lựa chọn cho vay khôngcó bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, ngân hàngcho vay phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tíndụng, thì ngân hàng cho vay có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằngtài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn

- Trường hợp khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, ngân hàng có quyềnxử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ

- Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặcbên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đủ nghĩa vụ trảnợ, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiệnđúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết

- Phần chênh lệch thừa sau xử lý vẫn phải được giữ để bảo đảm chonghĩa vụ tín dụng khác còn đang tồn tại ở ngân hàng cho vay

1.4 Hình thức bảo đảm tiền vay

1.4.1 Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay

1.4.1.1 Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

Ngân hàng cho vay được lựa chọn khách hàng vay để cho vay khôngcó tài sản bảo đảm khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực

Trang 6

hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịchvụ và đời sống đối với khách hàng vay theo quy định.

Điều kiện đối với khách hàng vay có bảo đảm bằng uy tín

Khách hàng vay phải có đủ các điều kiện: Phải có tín nhiệm với ngânhàng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ,đúng hạn cả gốc và lãi; dự án mà khách hàng định đầu tư sản xuất kinhdoanh phải có khả năng hoàn trả, có tính khả thi phù hợp với đời sống xãhội, với quy định của pháp luật Trong trường hợp vay để phục vụ nhu cầuthiết yếu của đời sống thì khách hàng vay phải có phương án trả nợ khả thi;Khách hàng phải có khả năng tài chính và các nguồn thu hợp pháp có khảnăng thu được trong thời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổchức tín dụng; Khách hàng vay phải cam kết thực hiện đúng các biện phápbảo đảm tiền vay bằng tài sản theo yêu cầu của ngân hàng cho vay

Trong trường hợp khách hàng vay là doanh nghiệp, ngoài các điềukiện đã quy định như trên thì còn cần phải có kết quả sản xuất kinh doanhcó lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay

Trường hợp khách hàng vay đã có đủ điều kiện để vay không có bảođảm bằng tài sản, ngân hàng cho vay và khách hàng vay có thể thoả thuậnbảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằngtài sản của bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay đốivới một phần khoản vay đó

1.4.1.2 Tổ chức tín dụng cho vay theo đảm bảo bằng chỉ thị của Chính phủ

Tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức đảm bảo bằng chỉ thị củaChính phủ đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc cácchương trình kinh tế trọng điểm, đặc biệt của Nhà nước, các chương trìnhkinh tế - xã hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng

Trang 7

các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại cácvăn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Trách nhiệm của khách hàng vay theo hình thức bảo đảm bằng chỉđịnh của Chính phủ là: phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tíndụng, thực hiện đúng các quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chínhphủ khi sử dụng vốn vay đối với những khoản vay theo chỉ định; phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về những tổn thất trong việc sử dụng vốn vay

do các nguyên nhân chủ quan do mình gây ra

Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng được cho vay theo hình thứcbảo đảm bằng chỉ định của Chính phủ là: thực hiện đúng các quy định củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay được chỉ định vàtuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình xem xét cho vay, kiểmtra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ; Phải tổ chức theo dõi riêng các khoảncho vay theo chỉ định và báo cáo tình hình sử dụng vốn vay, khả năng thuhồi nợ, kiến nghị xử lý những tổn thất trong các trường hợp không thu hồiđược nợ

1.4.1.3 Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở của: Hội Nông dân ViệtNam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Namđược thực hiện bảo lãnh bằng uy tín của mình cho cá nhân, hộ gia đìnhnghèo vay vốn tại các tổ chức tín dụng

Người được bảo lãnh là các cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viêncủa một trong các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như ở trên khi họ vaymột khoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịchvụ

Trang 8

Mức vay tối đa của mỗi cá nhân, hộ gia đình nghèo được tổ chứcđoàn thể chính trị - xã hội bảo lãnh bằng uy tín của mình do Chủ tịch Hộiđồng quản trị tổ chức tín dụng cho vay quy định trong từng thời kỳ.

1.4.2 Đảm bảo bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay

Đảm bảo bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay là biện pháp bảođảm tiền vay của ngân hàng mà theo đó khách hàng vay phải chuyển cácgiấy tờ chứng nhận quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) các tài sản đảmbảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết

Đảm bảo bằng thế chấp rất phổ biến, đặc biệt đối với doanh nghiệpvà người tiêu dùng Do giá trị của tài sản loại này thường lớn, vì vậy doanhnghiệp có thể vay ngân hàng với quy mô lớn

Đảm bảo bằng tài sản thế chấp cho phép người vay vốn sử dụng tàisản đảm bảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh Đây chính là ưu điểm củahình thức bảo đảm bằng thế chấp Tuy nhiên, quá trình sử dụng sẽ là biếndạng tài sản Mặt khác, do khả năng kiểm soát tài sản đảm bảo của ngânhàng bị hạn chế nên khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trịcủa tài sản, gây thiệt hại cho ngân hàng

1.4.3 Đảm bảo bằng cầm cố tài sản của khách hàng vay

Đảm bảo bằng cầm cố tài sản của khách hàng vay là hình thức mà

theo đó khách hàng vay vốn phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảo đảmsang cho ngân hàng trong thời gian thực hiện hợp đồng

Cầm cố thích hợp với những loại tài sản mà ngân hàng có thể kiểmsoát và bảo quản tương đối chắc chắn Đồng thời cũng thoả mãn việc ngânhàng nắm giữ tài sản không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của kháchhàng vay Ngân hàng thường có yêu cầu cầm cố khi xét thấy việc kháchhàng vay nắm giữ tài sản đảm bảo là không an toàn cho ngân hàng Các tàisản mà ngân hàng cầm cố thường là các tài sản gọn nhẹ, dễ quản lý, khôngchịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên Đồng thời nó cũng là

Trang 9

những tài sản dễ bán, dễ chuyển nhượng và khó kiểm soát được việc bán,chuyển nhượng hay không Vì vậy ngân hàng thường yêu cầu khách hàngvay cầm cố tài sản khi ngân hàng có sự không chắc chắn về việc thực hiệnnghĩa vụ trả nợ của khách hàng cho ngân hàng Các tài sản có thể cầm cốđược thường phong phú hơn hơn các tài sản đem thế chấp và thường antoàn hơn vì ngân hàng được nắm giữ tài sản của khách hàng và những tàisản đó lại có khả năng chuyển đổi thành tiền cao.

1.4.4 Đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba

Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) là việcbên bảo lãnh cam kết với ngân hàng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộcquyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàngvay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện đúng nghĩa vụtrả nợ

Bên nhận bảo lãnh là người chủ nợ, người hưởng thụ bảo lãnh.Trong quan hệ tín dụng đó là các ngân hàng cho vay

Bên được bảo lãnh là khách hàng vay (con nợ), người có nghĩa vụphải thanh toán nợ cho ngân hàng cho vay

Biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thường được cácngân hàng áp dụng nhằm mục tiêu an toàn ngân hàng để hạn chế rủi ro, tổnthất xảy ra đối với hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, không phải ngân hàngáp dụng hình thức này cho hầu hết các khách hàng vay mà tuỳ theo nănglực của bản thân khách hàng đó để sử dụng hình thức bảo đảm phù hợp.Ngân hàng có thể sử dụng hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tàisản hay thực ra là có bảo đảm nhưng bằng chính bản thân khách hàng, hìnhthức này còn gọi là bảo đảm đối nhân Ngân hàng không phải lúc nào cũngyêu cầu khách hàng vay phải có tài sản bảo đảm nhất là đối với nhữngkhách hàng có uy tín, khách hàng truyền thống Trong nhiều trường hợpngân hàng vẫn cho khách hàng vay dựa trên chính uy tín của khách hàng

Trang 10

1.5 Định giá giá tài sản bảo đảm

Việc định giá tài sản bảo đảm là do tổ thẩm định của ngân hàng chovay hoặc thuê cơ quan chức năng chuyên môn thực hiện Ngân hàng Côngthương Việt Nam có những quy định cụ thể về vấn đề này

Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm kýkết hợp đồng bảo đảm, ký kết văn bản thoả thuận tu chỉnh/bổ sung hợpđồng bảo đảm (trong trường hợp thoả thuận thay đổi nghĩa vụ được bảođảm); việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xácđịnh mức vay và không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ

Việc định giá phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý hoặc cơ sở thực tế,đảm bảo tính khách quan, minh bạch Cán bộ thẩm định không được địnhgiá tài sản bảo đảm trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Côngthương Việt Nam

Giá trị tài sản bảo đảm được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức vàcác quyền phát sinh từ tài sản đó Trong trường hợp tài sản thế chấp là toànbộ bất động sản có vật phụ thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá trị tài sảnthế chấp; nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì giá trị vậtphụ chỉ thuộc giá trị tài sản thế chấp khi các bên có thoả thuận

Trong trường hợp có thoả thuận với khách hàng về việc thế chấpquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì giá trị tài sản bảo đảm baogồm giá trị quyền sử dụng đất cộng giá trị tài sản gắn liền với đất

Khi định giá tài sản bảo đảm, cán bộ thẩm định phải lập biên bảnđịnh giá tài sản bảo đảm có chữ ký của tất cả các thành viên

1.6 Quản lý tài sản bảo đảm

Quản lý tài sản bảo đảm là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giánhằm bảo đảm tài sản vẫn đang trong tình trạng bình thường hoặc kịp thờiphát hiện các sự cố liên quan làm giảm giá trị của tài sản bảo đảm so với dựkiến đã nêu trong hợp đồng bảo đảm Tuỳ theo tính chất và đặc điểm của

Trang 11

tài sản bảo đảm mà cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất và thực hiện kiểmtra tài sản bảo đảm ít nhất 6 tháng/lần theo các nội dung:

- Đánh giá tình trạng tài sản hiện tại; Những thay đổi về số lượng vàchất lượng so với hiện trạng khi nhận tài sản bảo đảm

- Tình hình sử dụng và bảo quản tài sản bảo đảm

- Các trường hợp vi phạm cam kết của khách hàng vay theo quy địnhtại hợp đồng bảo đảm

1.7 Xử lý tài sản bảo đảm

Trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tạingân hàng được xử lý để thu hồi nợ

Tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo phương thức đã thoả thuậntrong hợp đồng bảo đảm tiền vay giữa ngân hàng và bên bảo đảm

Các ngân hàng cho vay có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ hoặcuỷ quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Bên thứ ba phải làtổ chức có tư cách pháp nhân và được quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sảnbảo đảm theo quy định của pháp luật

Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải tuân thủ nguyên tắc côngkhai, thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, bảo đảm quyền, lợi ích củangân hàng cho vay và khách hàng đồng thời tiết kiệm được chi phí

Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ:

- Bán tài sản bảo đảm tiền vay

- Trực tiếp nhận các khoản tiền, tài sản từ bên thứ ba trong trườnghợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bênbảo lãnh

- Nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ được bảo đảm

Trang 12

2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY.

2.1 Quan niệm về hiệu quả bảo đảm tiền vay

Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì cácdoanh nghiệp cũng như cá nhân đều mong muốn đạt được hiệu quả tốt nhấtnhằm thù hồi được vốn một cách nhanh nhất và có lãi Là người kinh doanh

ai cũng mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế bởi vì ai cũng muốn đồngtiền của mình bỏ ra phải sinh lợi Từ đó ta có thể hiểu rằng hiệu quả kinh tếlà một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và khả năng thực hiện có kết quảcao những nhiệm vụ kinh tế xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất nhằm thuđược kết quả cao nhất

Ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khácnên cũng rất mong muốn có được hiệu quả trong các hoạt động của mình,đặc biệt là trong hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cókhả năng sinh lợi nhiều nhất cho hầu hết các ngân hàng nhưng nó cũng lạichịu rủi ro cao nhất Do đó, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, cácngân hàng đã áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay Đây là một trong nhữngbiện pháp mà ngân hàng thường áp dụng để ngăn ngừa được các rủi ro cóthể xảy ra Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay là một trongnhững khâu mà ngân hàng mong muốn đạt hiệu quả cao nhất vì nếu côngtác bảo đảm tiền vay mà đạt được hiệu quả tốt thì sẽ giúp ngân hàng tránhđược tổn thất lớn khi rủi ro tín dụng xảy ra Bên cạnh đó, sử dụng hìnhthức bảo đảm tiền vay cũng làm cho khách hàng có trách nhiệm hơn đốivới khoản vay, có ý chí trả nợ cao hơn, hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúnghạn cho ngân hàng

Như vậy, hiệu quả bảo đảm tiền vay được hiểu là hiệu quả của việcthực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay để bảo đảm rằng các khoản chovay của ngân hàng sẽ được trả đúng hạn và có lãi Trong trường hợp kháchhàng vay gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì ngân hàng chỉ có thể thu

Trang 13

hồi được vốn thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo Do đó có thể nóibảo đảm tiền vay là một yếu tố không những đảm bảo khả năng hoàn trảvốn vay mà còn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vì giúp ngân hàng hạnchế được các rủi ro có thể xảy ra Hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vaycó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên nếuthực hiện không tốt rất có thể sẽ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro xảy ra cho ngânhàng trong việc thu hồi nợ vay, dẫn đến khả năng mất vốn và có thể ảnhhưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng đối với khách hàng Từ lý

do này có thể dẫn đến giảm uy tín của ngân hàng, tác động đến tâm lý củakhách hàng gây ra tình trạng rút tiền hàng loạt dẫn ngân hàng đến chỗ phásản Hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hoá cao, nó ảnh hưởng đếntoàn bộ nền kinh tế Do đó đòi hỏi ngân hàng khi thực hiện vấn để bảo đảmtiền vay phải chú trọng đến vấn đề đạt được hiệu quả vì việc đạt được hiệuquả hoạt động bảo đảm tiền vay là điều kiện sống còn cho bản thân mỗingân hàng Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả về vấn đề bảo đảm tiền vay thìđòi hỏi ngân hàng cũng cần phải thực hiện tốt các công tác khác như kiểmtra giám sát khách hàng sử dụng khoản vay, thẩm định khách hàng vayvốn, xếp hạng tín dụng khách hàng một cách chuẩn xácẶtránh trường hợpxảy ra tổn thất

2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bảo đảm tiền vay.

2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Khả năng nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay phụthuộc vào nhiều yếu tố, trong đó uy tín của ngân hàng cũng là một điều hếtsức quan trọng Nếu ngân hàng có lượng khách hàng đông đảo và là nhữngdoanh nghiệp làm ăn có uy tín thì đó là một trong những điều kiện để ápdụng biện pháp bảo đảm tiền vay Bên cạnh đó hiệu quả của hoạt động bảođảm tiền vay cũng phụ thuộc vào khả năng thu nợ của ngân hàng khi có rủi

Trang 14

ro xảy ra Để có thể nâng cao hiệu quả bảo đảm tiền vay thì cần phải cónhững chỉ tiêu đánh giá hợp lý để từ đó có cách nhìn bao quát và đúng đắn

Hiệu quả của bảo đảm tiền vay thể hiện ở việc ngân hàng sau khi chovay đã thu hồi được khoản nợ bao gồm cả gốc và lãi, hay có thể là kháchhàng không trả được nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý các tài sản đảmbảo cho khoản vay đó Tuỳ theo quan điểm của mỗi ngân hàng thì họ sẽtiến hành phân loại các khoản cho vay theo các mức độ rủi ro khác nhaunhư là: khoản cho vay đạt tiêu chuẩn; cận chuẩn; có vấn đề; không thu hồiđược ứng với mỗi hình thức khác nhau thì ngân hàng sẽ có các biện phápđể đề phòng các rủi ro có thể xảy ra Đối với những khoản cho vay đạt tiêuchuẩn tức là những khoản cho vay có chất lượng, có các hình thức bảo đảmvà không có nợ quá hạn thì ngân hàng hoàn toàn yên tâm trong việc thù hồinợ

Nếu những khoản cho vay được xếp vào mức độ cận chuẩn tức làkhoản cho vay có bảo đảm nhưng có một số điểm yếu về tín dụng nhưnguồn vốn của người vay có biểu hiện không đủ để đáp ứng được cam kếttrả nợ, khả năng tiêu thụ tài sản hay tình hình phát mại tài sản gặp khókhăn…

Khoản cho vay xếp vào mức độ có vấn đề tức là những khoản chovay chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn song trong quá trình theodõi ngân hàng thấy nghi ngờ trong việc thu hồi nợ vì căn cứ vào giá trị thựctế cho thấy việc thu đủ nợ là không chắc chắn và đáng ngờ, nhiều khoản tàitrợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn

Khoản cho vay xếp vào mức độ không thu hồi được là những khoảnvay không thể thu hồi được hay cơ hội để thu hồi được là rất ít Nguyênnhân xảy ra có thể do việc thanh lý tài sản gặp rủi ro như không bán đượctài sản trên thị trường vì thị trường tiêu thụ kém hoặc bị kiện tụng về pháplý

Trang 15

Ngoài những chỉ tiêu trên chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêukhác để đánh giá hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

Ngân hàng nếu có sự lựa chọn tài sản bảo đảm phù hợp, sử dụngphương thức đảm bảo tốt thì sẽ tạo ra uy tín cho ngân hàng, tạo nên an toànxã hội và chi phí bỏ ra thấp

Tài sản bảo đảm là yếu tố để ngân hàng quyết định mức cho vay Dođó việc định giá chính xác tài sản bảo đảm là hết sức quan trọng Nó giúpngân hàng đảm bảo được quyền lợi cho chính bản thân mình và cho cảkhách hàng

Ngân hàng kiểm soát, quản lý tài sản bảo đảm một cách đầy đủ chặtchẽ giúp ngân hàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tài sản vẫnđang trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện ra các sự cố cóliên quan làm giảm giá trị của tài sản đảm bảo

Việc xử lý tài sản bảo đảm với thủ tục nhanh chóng, chi phí thấp,bảo đảm được quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng cũng là một chi tiêuđể nói lên hiệu quả bảo đảm tiền vay của ngân hàng

Trên đây là các chỉ tiêu định tính nhưng nó chỉ là những căn cứ đểđánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay một cách khái quát Đểcó những kết luận chính xác hơn cần dựa vào một hệ thống các chỉ tiêuđịnh lượng cụ thể

2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay chúng ta cóthể kết hợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối, theo dõi tình hình biếnđộng của các chỉ tiêu phân tích qua các năm

a) Chỉ tiêu về nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sau khi vay đã đến thời hạntrả nợ theo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng nhưng không hoàn trả đượccho ngân hàng Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của

Trang 16

hoạt động tín dụng ngân hàng Chỉ tiêu về nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm(%) giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thờiđiểm nhất định thường là cuối tháng hay cuối năm.

Tổng dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ cho vay

Đối với trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì:

Nợ quá hạn đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sảnTỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng nợ quá hạn

Đối với trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

Nợ quá hạn đối với cho vay không có bảo đảm bằng tài sảnTỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện độ an toàn trong hoạt động cho vaycủa ngân hàng là thấp và ngược lại Trong nền kinh tế thị trường, rủi rotrong hoạt động kinh doanh là khách quan, do đó nợ quá hạn là yếu tố tấtyếu, không thể tránh khỏi được Song nếu một ngân hàng có nhiều khoảnnợ quá hạn sẽ gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn dẫnđến giảm thu nhập và mất khả năng thanh toán Phần lớn các khoản nợ quáhạn là các khoản nợ có vấn đề, ngân hàng có thể bị mất toàn bộ vốn chovay hoặc mất một phần

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn trong hoạt độngcho vay của ngân hàng và cũng đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vaynói chung, hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng

Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản cho vay vàhậu quả có thể xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quáhạn chỉ xem xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng

dư nợ có nguy cơ quá hạn Trong nhiều trường hợp việc sử dụng tỷ lệ nợquá hạn có thể phản ánh rủi ro tín dụng không chính xác vì khi ngân hàng

Trang 17

có các khoản cho vay tăng nhanh thì số dư nợ cho vay của ngân hàng tăngtrong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn trả Do đómột tốc độ tăng nhanh các khoản cho vay có thể che dấu đi vần đề nợ quáhạn Vì vậy các ngân hàng thương mại cần phải thận trọng trong việc xácđịnh kỳ hạn như thế nào được coi là quá hạn.

b) Chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng là một nguồn thu nhập quan trọngnhất đóng vai trò trong việc duy trì khả năng sinh lời của ngân hàng Màhiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay được đánh giá qua việc sử dụngtốt các hình thức bảo đảm tiền vay để thu hồi được cả gốc và lãi đầy đủ,đúng hạn Vì vậy, có thể đánh giá hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vayqua những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của một khoản vay Tỷ lệ thu nhập từhoạt động tín dụng là tỷ số giữa thu nhập từ hoạt động tín dụng với tổng thunhập của ngân hàng Chỉ tiêu sử dụng để tính toán phải cùng là thu nhậptrước thuế hoặc cùng là thu nhập sau thuế

Thu nhập từ hoạt động cho vayThu nhập từ hoạt động tín dụng =

Tổng thu nhập

Vấn đề nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay chỉ thựcsự có ý nghĩa khi nó góp phần vào việc tăng khả năng sinh lời của ngânhàng Một ngân hàng có tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổngthu nhập của ngân hàng mà cao tức là hiệu quả của hoạt động tín dụng caovà ngược lại

c) Chỉ tiêu về mức sinh lời vốn tín dụng

Thu nhập sau thuế từ hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này được tính =

Tổng dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của khoản cho vay Mụctiêu cuối cùng của bất cứ ngân hàng nào cũng là tăng lợi nhuận Ngân hàngcó tỷ lệ thu nhập sau thuế từ hoạt động cho vay trên dư nợ bình quân càng

Trang 18

lớn thì khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng càng cao và nó cũng phảnánh hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiềnvay nói riêng.

d) Chỉ tiêu về thu nhập ròng

Ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay theo hình thức đảm bảobằng uy tín của khách hàng hay đảm bảo bằng tài sản thì đều mang lạinhiều rủi ro cho ngân hàng Mặc dù vậy, các ngân hàng đều không ngừngphát triển hoạt động cho vay của mình vì đây là hoạt động mang lại nhiềulợi nhuận nhất cho ngân hàng Thu nhập của ngân hàng được đánh giá quacông thức:

Thu nhập Thu lãi - Quỹ dự phòng rủi ro - Chi phí khác

Cho vay Cho vay

Trong trường hợp ngân hàng cho vay có bảo đảm thì chi phí kháctăng lên và quỹ dự phòng rủi ro thì giảm đi Do đó đã giảm tổn thất chongân hàng và tăng thu nhập ròng của ngân hàng lên

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo đảm tiền vay.

2.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng.

a) Chất lượng của cán bộ tín dụng ngân hàng

Con người luôn là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động, là yếu tốquyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại cũng như hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay Nhân tố con ngườitrong ngân hàng chính là các cán bộ ngân hàng mà tiêu biểu là cán bộ tíndụng, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng vay vốn, là ngườithay mặt ngân hàng thẩm định đánh giá khách hàng để đưa ra các biện phápbảo đảm tiền vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng sau khi đã có sựđiều tra, thẩm định về khách hàng Trình độ của cán bộ tín dụng là rất quantrọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc cho vay có đạt hiệu quả hay không.Một ngân hàng mà có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có kiến

Trang 19

thức và kinh nghiệm, am hiểu pháp luật thì sẽ có khả năng phân tích kháchhàng một cách chính xác hơn Trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằngtài sản, việc đánh giá chính xác được giá trị tài sản bảo đảm, xác định đượctài sản là có thực hay không, khách hàng vay có gian lận trong tài sản bảođảm hay không là một vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi phải có đội ngũ cánbộ tín dụng chuyên môn giỏi Còn đối với trường hợp cho vay dựa trên uytín của khách hàng vay thì việc đánh giá chính xác được khách hàng vaycũng cần có các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và kiến thức thì mới có thểxác định được chính xác vấn đề Tuy nhiên một đội ngũ cán bộ giỏi chuyênmôn, giàu kinh nghiệm chưa phải là đủ mà bên cạnh đó còn cần phải cóđạo đức nghề nghiệp Như Bác Hồ đã nói “có tài mà không có đức là người

vô dụng” Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, tất cả mọi việc đều do conngười quyết định, nếu như những người làm tín dụng không có đạo đứcnghề nghiệp thì rất dễ dẫn đến việc ra quyết định sai trái với những gì đãđiều tra Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền nên rất dễ làm nhữngngười thường xuyên trực tiếp làm việc với nó có những động cơ xấu, họ cóthể móc nối với khách hàng để lừa đảo rút tiền ngân hàng Trong thực tế đãxảy ra nhiều trường hợp như vậy Các cán bộ tín dụng cố tình đánh giá saigiá trị tài sản bảo đảm để đưa ra mức cho vay cao hơn giá trị thật của nó,

do đó gây ảnh hưởng rất lớn đên việc xử lý tài sản đảm bảo sau này khi màkhách hàng vay không có khả năng trả nợ Vì vậy, các ngân hàng cần phảiđào tạo một đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng, những người trựctiếp ra quyết định vay không những có chuyên môn mà còn phải có cả đạođức nghề nghiệp để có thể đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả kinhtế cao đối với ngân hàng

b) Chất lượng công tác thẩm định tài sản bảo đảm và thẩm định

khách hàng.

Việc đánh giá khách hàng được thực hiện thông qua công tác thẩmđịnh tín dụng Mục đích của công tác thẩm định nhằm giúp ngân hàng biết

Trang 20

được tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thểxảy ra để đưa ra quyết định cho vay phù hợp Chất lượng của công tác thẩmđịnh quyết định hiệu quả của công tác đảm bảo tiền vay Nếu chất lượngcủa công tác thẩm định tốt, ngân hàng sẽ tiến hành phân tích đánh giá chínhxác hoạt động của khách hàng vay để từ đó có quyết định đúng đắn đảmbảo khả năng thu hồi được vốn và lãi Chất lượng của công tác thẩm địnhtài sản bảo đảm và thẩm định khách hàng phụ thuộc vào các nhân tố:

- Trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định: để thẩm định tốt tàisản bảo đảm và khách hàng vay đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độchuyên môn vững vàng không chỉ trong lĩnh vực tài chính, tín dụng ngânhàng mà còn trong các lĩnh vực khác: kỹ thuật, công nghệ, xây dựngẶ

- Quy trình thẩm định: quy trình thẩm định là rất quan trọng, nó giúpngân hàng thấy được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng để từ đó giúpngân hàng có được quyết định đầu tư đúng đắn Ngân hàng khi quyết địnhcho vay đều phải xem xét tình hình thẩm định như thế nào mà đưa ra hìnhthức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay không Đối với những khoản vaycần có tài sản bảo đảm thì quy trình thẩm định tài sản cũng đòi hỏi ngânhàng phải có những đánh giá đúng về giá thị trường của tài sản bảo đảm

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay thìcần phải có những thông tin về khách hàng một cách đầy đủ, khách quan vàchính xác Nếu những thông tin thu thập được về khách hàng có độ tin cậyvà chính xác cao thì việc ngân hàng ra quyết định cho vay là an toàn hơn

Do vậy, thu thập thông tin và xử lý thông tin về khách hàng là một yếu tốrất cần thiết đối với ngân hàng Trên thực tế có rất nhiều loại tài sản bảođảm mà có những loại cán bộ thẩm định của ngân hàng chưa chắc đã amhiểu Do đó, việc thu thập thông tin về tài sản có thể sẽ gặp khó khăn, ngânhàng sẽ không có thông tin chính xác về tài sản bảo đảm, về giá trị thịtrường của tài sản bảo đảm Vì vậy, khi thẩm định tài sản thuộc lĩnh vựcchuyên môn nào thì ngân hàng nên thuê các chuyên gia về vấn đề đó để có

Trang 21

thể đánh giá được giá trị đích thực của tài sản bảo đảm nhằm đạt được hiệuquả cao nhất, giúp cho ngân hàng có quyết định cho vay hợp lý.

c) Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời

kỳ.

Trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau thì mỗi ngân hàng thươngmại sẽ có những chiến lược và mục tiêu phát triển cụ thể để tránh tình trạngrơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh của mình Đây cũng là mộtnhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của ngân hàng Các đốitượng khách hàng vay vốn là rất lớn và bao gồm nhiều thành phần khácnhau nên ngân hàng phải có những chính sách, chiến lược cho vay củamình để xem nó phù hợp với đối tượng nào hơn và có biện pháp bảo đảmtiền vay thích hợp trong thời kỳ đó

2.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

a) Các nhân tố thuộc về khách hàng

- Năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng vay:

Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là rất quan trọng, nó ảnhhưởng đến chất lượng của công tác bảo đảm tiền vay Ngân hàng thườngchỉ cho vay trong trường hợp khách hàng vay có hoạt động kinh doanh đạthiệu quả, có tài sản bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng

Trình độ quản lý của khách hàng nếu bị yếu, chưa đủ sức mạnh đểcạnh tranh trên thị trường có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không đủkhả năng trả nợ cho ngân hàng khiến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiềnvay bị giảm sút

- Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàngcung cấp cho ngân hàng

Tính trung thực, tư cách đạo đức của khách hàng vay cũng có tácđộng đến hiệu quả của bảo đảm tiền vay Trong nhiều trường hợp kháchhàng vay vốn đã có sự thiếu trung thực trong các báo cáo tài chính, báo cáo

Trang 22

kết quả kinh doanh, các chứng từ và tài liệu liên quan đến mục đích vayvốn và sử dụng vốn như thế nào Điều này gây khó khăn cho ngân hàngtrong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi,giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng để từ đó có thể đưa ra nhữngquyết định đầu tư đúng đắn, những biện pháp tình thế kịp thời, điều nàylàm hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút Những thông tinvề khách hàng đều chủ yếu dựa trên sự cung cấp của khách hàng Do đó,nếu các khách hàng cố tình lừa đảo, cung cấp các thông tin không đúng sựthật thì khả năng ngân hàng gặp phải rủi ro là rất cao và làm cho vấn đề bảođảm tiền vay trở nên không còn ý nghĩa Vì vậy để đạt được hiệu quả củacông tác bảo đảm tiền vay thì ngân hàng phải lựa chọn để tìm được nhữngkhách hàng có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạtđộng sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao

- Tính đúng mục đích của việc sử dụng vốn:

Một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàngkhi cho vay là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và ngân hàngnào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của kháchhàng Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích ảnhhưởng đến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng Chẳnghạn, các khách hàng sử dụng vốn ngân hàng không đúng với phương án,mục đích khi xin vay, không đúng đối tượng kinh doanh… Đây có thể làmột trong những nguyên nhân của việc khách hàng không trả được nợ đúnghạn cho ngân hàng

b) Các nhân tố khác

- Môi trường pháp lý

Mỗi quốc gia đều có các văn bản pháp luật do Chính phủ, Ngân hàngNhà nước và các Bộ ngành có liên quan ban hành ra nhằm hỗ trợ cho cácngân hàng thương mại trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay.Các hình thức bảo đảm tiền vay áp dụng cho mỗi nước tuỳ thuộc vào tình

Trang 23

hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước mà các văn bản quy định đượcban hành ra là nới lỏng hay thắt chặt Các hệ thống văn bản pháp luật vềbảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành langpháp lý giúp các ngân hàng thương mại thực hiện vấn đề an toàn trong chovay của ngân hàng Tuy nhiên, trong thực tế thì quá trình thực hiện hoạtđộng bảo đảm tiền vay thì ngân hàng đã gặp phải những vướng mắc do cácvăn bản quy định đang có sự chồng chéo nhau, không phù hợp với thực tế.

Do đó đã có những trường hợp khách hàng lợi dụng các kẽ hở pháp luật đểlừa đảo ngân hàng Vì vậy, để giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc raquyết định cho vay, giảm bớt thời gian thẩm định thì Chính phủ, Ngânhàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan cần phải có chính sách, chủtrương chỉnh sửa các văn bản theo hướng ngày càng hoàn thiện, giảm bớtcác áp lực cho ngân hàng khi thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế cũng có những tác động nhất định đến hoạt độngcủa ngân hàng nên nó cũng tác động đến công tác bảo đảm tiền vay Mộtnền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả ở mức ổn định, tìnhtrạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mởrộng quy mô hoạt động của mình Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưngthịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh Do đó nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của kháchhàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quảcủa hoạt động bảo đảm tiền vay được nâng lên Ngược lại, trong thời kỳkinh tế bị suy thoái, quy mô sản xuất bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh bịđình trệ, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng khó khăn trong việc trả nợ,hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút

- Môi trường chính trị xã hội

Một đất nước có vấn đề chính trị ổn định sẽ tạo tâm lý tốt cho ngườidân, từ đó tạo sự mạnh dạn trong đầu tư và ngân hàng cũng mạnh dạn hơn

Trang 24

trong hoạt động cho vay Môi trường chính trị ổn định, không có chiếntranh là môi trường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nướccũng như các nhà đầu tư nước ngoài Xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp,ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệuquả của hoạt động bảo đảm tiền vay.

- Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm

Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm cũng tác động đến hiệu quả củahoạt động bảo đảm tiền vay Đối với những tài sản có mức độ an toàn caohơn sẽ được các ngân hàng ưa chuộng vì nó sẽ có độ rủi ro thấp hơn, hiệuquả của bảo đảm tiền vay sẽ cao hơn Những tài sản có độ an toàn cao lànhững tài sản dễ dàng xác định được quyền sở hữu, có thị trường tiêu thụrộng rãi… và là những tài sản dễ bán với chi phí thấp nên ngân hàng sẽ dễthu hồi được vốn nhanh và dễ dàng hơn

- Những nhân tố bất khả kháng

Những nhân tố như thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh lànhững nhân tố bất khả kháng mà khách hàng nào cũng phải đối mặt, nó cóthể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho khách hàng Các nhân tố này đượcgọi là bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngânhàng và khách hàng Vì vậy, sự tác động của những nhân tố này tới ngườivay thường là rất nặng nề, họ thường bị tổn thất lớn, khả năng trả nợ củangân hàng bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM

1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM

1.1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I NHCTVN

-Ngày 30/12/1988 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Côngthương Việt Nam ký quyết định số 134 QĐ/HĐQT Ngân hàng Côngthương sắp xếp tổ chức hoạt động Sở giao dịch I Ngân hàng Công thươngViệt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thươngViệt Nam

Ngày 20/10/2003 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Côngthương Việt Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ/HĐQT về mô hình tổchức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và côngnghệ thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ

Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I gắn liền với sựđổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam và những thành công của côngcuộc phát triển kinh tế của thủ đô và đất nước

Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương nằm ở trung tâm thủ đô HàNội, có trụ sở chính tại số 10 phố Lê Lai, là đơn vị thành viên lớn vớinguồn vốn chiếm tỷ trọng 15%, dư nợ chiếm 4% toàn hệ thống Ngân hàngCông thương Việt Nam

Nhiều năm liền Sở giao dịch I luôn dẫn đầu là đơn vị xuất sắc củaNgân hàng Công thương Việt Nam Tính đến 31/7/2005 tổng dư nợ chovay nền kinh tế của Sở giao dịch I đạt gần 3000 tỷ đồng, với tốc độ tăngtrưởng dư nợ bình quân hàng năm là 15 - 20%, đã đáp ứng nhu cầu vốn cácdoanh nghiệp trung ương và địa phương đóng trên địa bàn, phục vụ pháttriển kinh tế thủ đô Tên tuổi của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương

Trang 26

Việt Nam hiện nay đã trở nên quen thuộc với bạn hàng trong nước và quốctế.

1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị và nhiệm vụ của phòng tín dụng ở Sở giao dịch I - NHCTVN

Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc

Có 12 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch và 8 quỹ tiết kiệm trựcthuộc phòng khách hàng cá nhân

Nhiệm vụ của phòng tín dụng

Phòng tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương gồm có 3phòng là:

- Phòng khách hàng số 1 là phòng quản lý doanh nghiệp có quy môlớn, các đơn vị lớn Chức năng của phòng là giao dịch với khách hàng lớn,cho vay, khai thác vốn, xử lý các vấn đề cho vay

- Phòng khách hàng số 2 là phòng quản lý các doanh nghiệp vừa vànhỏ, các khách hàng vừa và nhỏ phân theo quy mô hoạt động, số lượnghoạt động

- Phòng khách hàng cá nhân là phòng quản lý các khách hàng đơn lẻ,cá nhân

Nhiệm vụ của phòng tín dụng là khai thác nguồn vốn bằng VNĐ vàngoại tệ; Tiếp thị hỗ trợ khách hàng phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thịlàm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ củangân hàng đến khách hàng; Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng gồmcó cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi cho một khách hàngtrong phạm vi uỷ quyền của chi nhánh trình cấp có thẩm quyền phê duyệtquản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng; Thực hiện nghiệp vụcho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch bao gồm: nhận và xử lý đề nghị vayvốn bảo lãnh, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn bảo lãnhtheo quy định, đưa ra các quyết định chấp thuận, từ chối đề nghị vay vốn

Trang 27

bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và quyền thẩm định, kiểm tra giám sát cáckhoản trong và sau khi cho vay phối hợp với các phòng liên quan thực hiệnthu nợ, thu lãi, thu phí đầy đủ đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký, theo dõiquản lý các khoản cho vay bắt buộc, theo dõi quản lý các khoản nợ có vấnđề, các khoản nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp và tiến hành xử lý tàisản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ này; Cập nhật, phân tích toàn diện vềthông tin khách hàng theo quy định; Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh,quản lý tài sản đảm bảo; Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quyđịnh.

2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM

Trong hoạt động cho vay của mình thì Sở giao dịch I luôn đặt tiêuchí an toàn lên hàng đầu Để đạt được mục tiêu đó thì hiện nay ngân hàngđã áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quyđịnh của Nghị định 178/1999/NĐ-CP là thế chấp, cầm cố bằng tài sản củakhách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Sau đây chúng taxem xét bảng số liệu về tỷ trọng dư nợ cho vay có phân theo tính chất bảođảm để có thể thấy rõ được thực trạng của hoạt động bảo đảm tiền vay tạiSở giao dịch I trong những năm 2003-2005 Từ đó, phân tích xu hướngphát triển của Sở trong những năm tới

Bảng 1: Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo tính chất bảo đảm

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình thức cho vay

Dư nợ

Tỷ

trọng (%)

Dư nợ

Tỷ

trọng (%)

Dư nợ

Tỷ

trọng (%) Đảm bảo bằng TS 596 39,8 1016 42,1 1113 39,9

Đảm bảo bằng uy

tín của khách hàng

vay

Trang 28

Tổng dư nợ 1.479 100 2.41

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)

Ta có thể thấy dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng lên, năm

2004 tăng 420 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng với 70,47%, năm 2005tăng 97 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng với 9,55% Điều này chứng tỏrằng Sở giao dịch I đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các đối tượngnên đòi hỏi phải có hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản Do đó, ở Sởvấn đề bảo đảm tiền vay bằng tài sản đang dần tăng lên để đáp ứng đượcvới nhu cầu an toàn trong cho vay của ngân hàng, đồng thời cũng mở rộngquy mô hoạt động tín dụng Hiện nay, Sở giao dịch I đã thu hút được nhiềukhách hàng tham gia vay vốn có sử dụng các hình thức bảo đảm tiền vay

Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng vấn đề cho vay dựa trên sự đảm bảobằng uy tín chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay có bảo đảm bằng tài sản.Điều này là do Sở giao dịch I cho vay dựa trên đảm bảo bằng uy tín chủyếu là các khách hàng lớn quen thuộc với ngân hàng, các doanh nghiệpNhà nước lớn theo sự chỉ định của Chính phủ

Tuy nhiên, trên thực tế thì trong ba hình thức bảo đảm tiền vay bằngtài sản như: thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnhbằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thìngân hàng chủ yếu sử dụng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của kháchhàng vay

2.1 Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay

Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản củakhách hàng vay là một hình thức phổ biến mà các ngân hàng thường ápdụng để bảo đảm cho các món cho vay của mình Đây là hình thức bảo đảmphù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình

Ở Sở giao dịch I, việc áp dụng các hình thức cho vay có bảo đảmbằng cầm cố, thế chấp được áp dúng theo các quy định mà Ngân hàng

Trang 29

Công thương ban hành Khách hàng của Sở giao dịch I chủ yếu cầm cố cáctài sản là: sổ tiết kiệm, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, các giấy tờ có giánhư cổ phiếu, trái phiếu…để bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn, thờigian thu hồi nhanh Còn đối với các loại tài sản được dùng để thế chấp như:nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc, dây chuyền công nghệ, phương tiệnvận tải như ô tô…

Sở giao dịch I chủ yếu cho vay dựa trên các hình thức cầm cố, thếchấp Hình thức này chiếm khoảng 62% trong tổng cho vay có bảo đảmbằng tài sản

Bảng 2: Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của

khách hàng vay tại Sở giao dịch I năm 2005

Đơn vị: tỷ đồng

Máy móc, dây chuyền công nghệ 302,94 43,9

Giấy tờ có giá và tài sản bảo đảm khác 14,49 2,1

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay năm 2005 tại Sở giao dịch I)

Như vậy, ta thấy khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay có bảođảm bằng cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay thì ngân hàng sửdụng nhà đất để thế chấp là chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 54% Hìnhthức này chiếm tỷ trọng cao là do đây là loại tài sản có giá trị cao nên khikhách hàng đem thế chấp sẽ được ngân hàng cho vay một số tiền lớn tươngđương với tỷ lệ % cho vay theo quy định, đáp ứng được nhu cầu vay vốncủa khách hàng Bên cạnh đó, thế chấp tài sản thì sẽ không ảnh hưởng đếnhoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của khách hàng vay nên đây làhình thức được ưa chuộng nhất

ở Sở giao dịch I, dư nợ cho vay đối với loại tài sản dùng để cầm cố làgiấy tờ có giá và cầm cố, thế chấp bằng các tài sản bảo đảm khác chiếm tỷtrọng rất nhỏ, khoảng 2,1% Giấy tờ có giá mà Sở sử dụng là sổ tiết kiệm,

Trang 30

cổ phiếu, trái phiếu… nhưng trong đó sổ tiết kiệm là tài sản được sử dụngnhiều nhất, chiếm khoảng 90% trong tổng số dư nợ cho vay có bảo đảmbằng cầm cố giấy tờ có giá Việc cầm cố đối với cổ phiếu chiếm tỷ lệ thấpvì do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự phát triển nên sốlượng cổ phiếu trên thị trường chưa nhiều, chất lượng cũng chưa cao Dođó đã không kích thích được khách hàng tham gia nhiều vào thị trường nàynên ngân hàng cũng hạn chế cho vay.

Các tài sản bảo đảm khác như ô tô, thiết bị thường dùng để thế chấpnhưng hình thức chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì các ngân hàng thường rất thậntrọng khi quyết định cho vay theo hình thức này Nguyên nhân là do nhữngtài sản thế chấp này theo quy định thì vẫn có thể được để lại để khách hàngvay sử dụng nên sẽ có sự hao mòn vô hình theo thời gian, và điều đó sẽ làmgiảm giá trị của tài sản thế chấp Ngoài ra, với sự phát triển của khoa họckỹ thuật thì việc tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn sẽdần đào thải các sản phẩm cũ Điều này cũng gây ảnh hưởng đến giá cả củasản phẩm trên thị trường Do đó, khi sử dụng hình thức này đòi hỏi ngânhàng phải có các chuyên gia có kinh nghiệm về thẩm định tài sản

2.2 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

Bảng 3: Tình hình dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên

thứ ba tại Sở giao dịch I từ 2003-2005

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài

sản của bên thứ ba (1) 157,94 290,58 345,03

Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)

Trang 31

Ta thấy dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản của bênthứ ba chiếm tỷ trọng khá cao so với dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tàisản Trong khoảng thời gian từ năm 2003-2005 tỷ trọng của dư nợ cho vaycó bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba có xu hướng tăng lên Năm 2003,

dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba chiếm 26,5% so vớitổng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản, đến năm 2004 tỷ trọng đótăng 28,6% và đến năm 2005 thì đạt khoảng 31% Đây là hình thức bảođảm tiền vay tương đối an toàn Để được áp dụng hình thức này thì bên bảolãnh phải thoả mãn một số điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm vềkhoản vay của khách hàng đối với ngân hàng thì mới được đứng ra bảolãnh Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho mình thì bên bảo lãnh phải hiểu rõtình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên được bảo lãnh để tránh rủi

ro phải thanh toán hộ cho khách hàng vay vốn

ở Sở giao dịch I, tỷ trọng này chiếm tỷ trọng khá lớn là do kháchhàng của Sở khá nhiều là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn, các doanh nghiệp tư nhân Đây là hình thức bảo đảm mà các kháchhàng này thường áp dụng khi vay vốn

2.3 Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay

Biểu 1: Dư nợ cho vay đảm bảo bằng uy tín

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín của khách hàng vay ở Sở giao dịch I

Trang 32

chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Sở Từ năm

2003-2005, dư nợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín luôn chiếm tỷ trọng trên 50%tổng dư nợ, năm 2005 đạt 60,1% Cho vay có bảo đảm bằng uy tín là hìnhthức cho vay có độ rủi ro lớn song ở Sở giao dịch I thì nó lại chiếm tỷ trọngcao nhất Bởi vì do khách hàng của Sở chủ yếu là các tổng công ty nhànước, các khách hàng truyền thống có uy tín cao đối với ngân hàng, cónăng lực tài chính tốt Ngoài ra Sở còn có một tỷ lệ cho vay theo sự chỉđịnh của Chính phủ vì Sở giao dịch I nằm trong hệ thống Ngân hàng Côngthương Việt Nam

Để có thể thực hiện tốt hoạt động cho vay theo hình thức này thì Sởphải có một chính sách thẩm định khách hàng tốt, phải lựa chọn đượcnhững khách hàng có đủ tiêu chuẩn, thoả mãn các điều kiện theo quy địnhpháp luật Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng bảng chấm điểm khách hàngtheo tiêu chuẩn do Ngân hàng Công thương Việt Nam đặt ra để lựa chọnđược những khách hàng tiềm năng trên mọi lĩnh vực, ở mọi thành phầnkinh tế Như vậy, khi ngân hàng quyết định cho vay dựa trên năng lực, uytín của khách hàng vay thì ngân hàng đã giảm thiểu được các thủ tục về tàisản trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản

Ở Sở giao dịch I, tỷ lệ nợ quá hạn của hình thức cho vay có bảo đảmbằng uy tín này là 0% trong cả khoảng thời gian 2003-2005 Điều đó chứngtỏ, khách hàng của Sở là có uy tín cao, đồng thời công tác thẩm định kháchhàng của Sở cũng đã đạt được những kết quả tốt

2.4 Tình hình quản lý tài sản đảm bảo

Ở Sở giao dịch I vấn đề quản lý tài sản đảm bảo được phân thành 2trường hợp, với mỗi loại tài sản bảo đảm sẽ có cách quản lý tài sản bảođảm riêng và phù hợp

- Trường hợp tài sản bảo đảm do khách hàng vay hay bên thứ baquản lý hoặc sử dụng thì Sở thực hiện quản lý như sau:

Ngày đăng: 12/04/2013, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bài “Lựa chọn khách hàng vay không có bảo đảm” - Đức Lợi, Tạp chí Ngân hàng số 10 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn khách hàng vay không có bảo đảm
4. Bài “Tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm nợ vay và việc định giá trị của nó” - Nguyễn Hữu Đức, Tạp chí Ngân hàng số 2 năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm nợ vay và việc định giá trị của nó
5. Bài “Chính sách tài sản bảo đảm trên quan điểm an toàn và sinh lợi của ngân hàng thương mại” - TS. Phan Thị Thu Hà, Tạp chí Ngân hàng số 9 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tài sản bảo đảm trên quan điểm an toàn và sinh lợi của ngân hàng thương mại
6. Bài “Bàn thêm về an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại” - Tôn Thất Viên, Tạp chí Ngân hàng số 2 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
7. Bài “Tại sao tài sản bảo đảm là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam” - Huỳnh Thế Du, Tạp chíNgân hàng số 2 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tại sao tài sản bảo đảm là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam
8. Bài “Quản trị danh mục tài sản bảo đảm - một yêu cầu cấp thiết” - Phạm Xuân Hoè, Tạp chí Ngân hàng số 7 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị danh mục tài sản bảo đảm - một yêu cầu cấp thiết
9. Bài “Sở Giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter S.Rose - NXB Tài chính - 2004 Khác
2. Giáo trình Ngân hàng thương mại, TS. Phan Thị Thu Hà - NXB Thống kê 2004 Khác
10. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng Khác
11. Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định 178 về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng Khác
12. Các báo cáo hoạt động tín dụng, hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCTVN trong giai đoạn 2002 - 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w