2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
2.5. Định giá tài sản đảm bảo
Sở giao dịch I tiến hành định giá tài sản đảm bảo theo các nội dung sau:
- Trong trường hợp giá trị tài sản là quyền sử dụng đất thì được định giá theo thoả thuận nhưng không vượt quá khung giá do UBND tỉnh, thành phố, các cấp có thẩm quyền của Nhà nước ban hành để xác định giá trị của tài sản bảo đảm, bảo gồm các loại sau:
+ Đất mà hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp
+ Đất do Nhà nước giao có thu tiền đối với tổ chức kinh tế
+ Đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp
- Trong trường hợp năng lực và kinh nghiệm ngân hàng không đủ để xác định giá trị tài sản bảo đảm một cách chính xác, ngân hàng phải thuê một tổ chức chuyên môn có chức năng định giá độc lập để xác định giá trị tài sản bảo đảm.
2.6. Tình hình xử lý, phát mại tài sản bảo đảm
Khách hàng vay khi đến hạn trả nợ mà không thực hiện được nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ tiến hành thông báo cho khách hàng biết số tiền mà khách hàng đã vay sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng có những biện pháp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên một cách sớm nhất.
Sở giao dịch I tiến hành xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong trường hợp:
- Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận thì ngân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản đó.
- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nhưng trong trường hợp này thì khách hàng vay lại không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và cũng không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ.
- Khách hàng có nhiệm vụ phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật nhưng khách hàng vay không trả nợ và cũng không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ.
- Khách hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật các biện pháp với tài sản bảo đảm khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi và cổ phần hoá.
Việc xử lý tài sản bảo đảm ở Sở được tiến hành theo các bước như đã trình bày ở chương 1 trong phần Ỏxử lý tài sản bảo đảmÕ. Năm 2003 tổng dư nợ quá hạn của Sở là ở mức khá cao, khoảng 58 tỷ đồng. Trong đó 2 tỷ đồng phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đến năm 2004, 2005 thì tổng dư nợ quá hạn của Sở đã có sự sụt giảm mạnh. Ngân hàng với việc thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay mặc dù vẫn có nợ quá hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đó vẫn nằm trong giới hạn an toàn nên không có trường hợp nào phải xử lý tài sản bảo đảm.