Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 54 - 55)

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ LIÊN QUAN

3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam

Trong những năm qua, đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng và luật về quy chế bảo đảm tiền vay do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo kịp thời nhưng nhìn chung là còn chậm. Do vậy, Ngân hàng Công thương cần phải triển khai kịp thời, ban hành thêm một số văn bản cụ thể hoá và hướng dẫn các văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước ban hành nhưng chưa rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Công thương khi áp dụng.

Bên cạnh đó cũng cần có những văn bản, quyết định của Ngân hàng Công thương ban hành tới các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng Công thương được triển khai kịp thời, có hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản đó. Hoạt động của ngân hàng là một hoạt động hết sức nhạy cảm, nó xảy ra thường xuyên và liên tục trên cơ sở tuân thủ một cách chặt chẽ theo các quy phạm pháp luật đã đề ra và hướng dẫn của cấp trên nên nếu văn bản không được triển khai kịp thời thì nó sẽ làm cho hiệu lực của văn bản bị hạn chế và ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động tín dụng cũng như công tác bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

Ngân hàng Công thương cần chỉ đạo sát sao các chi nhánh trong việc đổi mới phong cách làm việc hiệu quả hơn, tạo môi trường làm việc tốt.

Cần xây dựng chính sách bảo đảm tiền vay chung hợp lý hơn và có biện pháp triển khai áp dụng chính sách phù hợp với từng chi nhánh, tránh áp đặt chạy theo thành tích, đặt ra các chỉ tiêu cứng nhắc buộc các chi nhánh phải áp dụng giống nhau.

Thực hiện đa dạng hoá hình thức cho vay, đa dạng hoá hình thức bảo đảm, lãi suất áp dụng linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu, điều kiện của doanh nghiệp.

Ngân hàng cần có các kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực sẵn cho nhu cầu tương lai. Vai trò của người lãnh đạo có vị trí hết sức quan trong, đặc biệt là giám đốc các chi nhánh thành viên và các chi nhánh trực thuộc có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, Ngân hàng Công thương cần phải mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý, quản trị điều hành, nghệ thuật kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó Ngân hàng Công thương cũng nên giao quyền tự quyết hơn nữa cho các chi nhánh của mình trong quyết định cấp tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w