Các chỉ tiêu về nợ quá hạn

Một phần của tài liệu “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 36 - 39)

3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM

3.1.1.Các chỉ tiêu về nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp sẽ cho biết quá trình cho vay có được sự tăng trưởng lành mạnh hay không. Bởi vì nếu doanh số cho vay cao hơn, dư nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi được nợ thì không hiệu quả bằng việc cho vay thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ lành mạnh lớn hơn, nợ quá hạn ở mức được cho phép.

Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Sở giao dịch I

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2003 Năm 2004 Năm 2005

tiền tiền năm 2003 với năm 2004

Tổng dư nợ bình

quân 1.497 2.414 917 2.788 374

Tổng dư nợ quá hạn

bình quân 58 9,6 -48,4 7,2 -2,4

Tỷ lệ nợ quá hạn trên

tổng dư nợ 3,87 0,4 -5,28 0,26 -0,64

(Nguồn từ: Báo cáo hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I)

Xem xét tình hình nợ quá hạn trong giai đoạn 2003-2005 tại Sở giao dịch I ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn là chấp nhận được. Bởi vì trong thực tế bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng phải chấp nhận nợ quá hạn như là một bạn đường của hoạt động tín dụng, nó thể hiện rủi ro tín dụng và đây cũng chính là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng. Các ngân hàng thương mại cần tìm ra các giải pháp để hạn chế được nợ quá hạn chứ không phải là tìm cách nào để loại trừ nó. Trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn của Sở đã giảm một cách hết sức rõ rệt. Mặc dù tổng dư nợ bình quân tăng trưởng với tốc độ khá lớn nhưng tổng dư nợ quá hạn bình quân tại Sở lại không tăng theo tốc độ đó mà lại có sự giảm sút. Điều đó được thể hiện rất rõ ở năm 2004, so với năm 2003 thì dư nợ quá hạn đã giảm từ 58 tỷ đồng xuống còn 9,6 tỷ đồng. Năm 2005 so với năm 2004 giảm từ 9,6 tỷ đồng xuống 7,2 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch I giảm dần qua các năm trong giai đoạn này (năm 2003 từ 3,87% xuống còn 0,4% năm 2004 và 0,26% năm 2005). Với những số liệu đó ta thấy công tác thẩm định cho vay tại Sở giao dịch I đã được nâng cao. Tuy nhiên, Sở giao dịch I vẫn cần phải có những biện pháp để củng cố và nâng cao những thành tích đã đạt được trong vấn đề về nợ quá hạn, để giảm thiểu nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn.

Chúng ta có thể đánh giá sâu hơn hiệu quả của bảo đảm tiền vay thông qua hệ thống chỉ tiêu nợ quá hạn có bảo đảm bằng tài sản và không có bảo đảm bằng tài sản theo công thức đã được trình bày ở chương 1.

Chỉ tiêu này được tính:

Thu nhập từ hoạt động cho vay Thu nhập từ hoạt động tín dụng =

Tổng thu nhập

Thu nhập từ hoạt động cho vay đóng vai trò chủ đạo trong tổng thu nhập của ngân hàng. Sau đây là bảng số liệu thể hiện thu nhập từ hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I.

Bảng 5: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Số tiền

Chênh lệch so với năm 2003 Số tiền Chênh lệch so với năm 2004 Thu nhập trước

thuế từ hoạt động tín dụng

168,14 227,84 59,7 305,26 77,42

Tổng thu nhập

trước thuế 198,32 265,41 67,09 349,43 84,02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

(%)

84,78 85,84 1,06 87,36 1,52

( Nguồn từ: Báo cáo hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I năm 2003-2005)

Qua đó ta có thể rút ra nhận xét là tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập của Sở giao dịch I luôn ổn định ở mức rất cao. Tỷ lệ ở mức như vậy là tốt và hợp lý.

3.1.3. Chỉ tiêu về mức sinh lời vốn tín dụng

Mức sinh lời vốn tín dụng cho biết một đồng dư nợ tạo ra cho ngân hàng thương mại bao nhiêu đồng thu nhập sau thuế. Chỉ tiêu này đã trực tiếp nói lên thu nhập là hoàn toàn thuộc về bản thân ngân hàng và nó cũng phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng. Ngân hàng đạt được hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng cũng tức là hoạt động bảo đảm tiền vay của

ngân hàng đạt hiệu quả. Do đó ta có thể sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I.

Bảng 6: Mức sinh lời vốn tín dụng tại Sở giao dịch I

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Số tiền Chênh lệch so

với năm 2003 Số tiền

Chênh lệch so với năm

Một phần của tài liệu “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 36 - 39)