Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 41 - 44)

3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM

3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.2.2.1. Hạn chế

Ngoài những kết quả đạt được, Sở giao dịch I vẫn còn những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay như:

Thủ tục pháp lý về bảo đảm tiền vay còn nhiều hạn chế, phức tạp và chưa đồng bộ nên đã gây khó khăn cho Sở trong việc cho vay vốn và thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay tại Sở.

Việc định giá tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch I còn nhiều khó khăn bất cập do còn phụ thuộc vào tính chủ quan của cán bộ tín dụng ngân hàng. Khi thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì giá trị của khoản vay

được quyết định bởi khâu định giá tài sản bảo đảm nên đây là một khâu vô cùng quan trọng. Để thực hiện công việc định giá tài sản bảo đảm một cách chính xác thì ngân hàng cần phải thiết lập một bộ phận chuyên định giá, phải có những nhà thẩm định có chuyên môn về lĩnh vực tài sản đó. Nhưng hiện nay, về phần định giá tài sản thì Sở giao dịch I vẫn chưa được sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn nào về vấn đề này nên mọi quyết định của Sở đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Đây là một điều rất khó đối với các cán bộ tín dụng đối với họ vì thông tin trên thị trường về các loại tài sản bảo đảm là rất lớn và không đơn giản nên các cán bộ tín dụng khó mà nắm bắt hết được một cách chính xác từng đặc trưng, thông số kỹ thuật của mỗi loại tài sản.

Danh mục tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch I vẫn chưa được đa dạng hoá. Đây là nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay. Qua thực trạng trên ta thấy danh mục tài sản bảo đảm ở Sở chưa thực sự phong thú và đa dạng, Sở vẫn chỉ áp dụng một số tài sản bảo đảm thông dụng, có độ an toàn cao mà ở các ngân hàng khác vẫn thường sử dụng như: sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử đất, máy móc, thiết bị… Điều này đã làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, hạn chế việc cho vay đối với các đối tượng khách hàng mà không có tài sản bảo đảm thích hợp.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các hình thức bảo đảm tiền vay là khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ. Tại sở giao dịch I, chủ yếu là sử dụng hình thức bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay. Hình thức này chiếm khoảng 70% so với hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Việc phát mại, xử lý tài sản bảo đảm còn tốn kém nhiều chi phí và chưa thực sự hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Việc thực hiện bảo đảm tiền vay của ngân hàng là nhằm mục đích có khoản thu nợ thứ hai để bù đắp cho ngân hàng khi mà nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay không thực hiện được. Nhưng đây lại là một việc rất khó khăn, phức tạp, tốn kém

nhiều chi phí nên làm cho việc phát mại, xử lý tài sản bảo đảm này không đủ để bù đắp tổn thất cho ngân hàng như đã dự tính từ trước. Bên cạnh đó, sự biến động thị trường bất động sản cũng gây nên những trở ngại cho việc xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ cho ngân hàng do còn nhiều vướng mắc trong thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính.

3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

a) Những nguyên nhân thuộc về ngân hàng

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.

Trình độ cán bộ tín dụng chưa cao nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay. Nhiều cán bộ thẩm định dự án mặc dù đã qua đào tạo nhưng do chưa có kinh nghiệm nên còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn toàn chính xác trong việc đánh giá khách hàng vay vốn.

Thực tế ở Sở giao dịch I hiện nay là sự phân công công tác trong đội ngũ cán bộ tín dụng chưa hợp lý nên đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thu thập và xử lý thông tin tín dụng. Mỗi cán bộ vừa phải thực hiện nghiệp vụ thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, thu thập thông tin về khách hàng… thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Công tác định giá tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch I chưa thực sự đạt hiệu quả. Định giá tài sản bảo đảm một cách chính xác thì phải dựa trên những thông tin về tài sản đảm bảo mà thông tin này phần lớn là do khách hàng cung cấp, chỉ một phần là do đánh giá chủ quan của các cán bộ tín dụng nên việc đánh giá chưa chính xác, chưa đạt hiệu quả cao.

- Cách thức đánh giá tài sản bảo đảm chưa đúng mức nên khi có rủi ro xảy ra sẽ gây khó khăn cho công việc xử lý, phát mại tài sản bảo đảm. Bởi vì tại Sở giao dịch I thì nói chung vẫn còn chú trọng nhiều vào tài sản bảo đảm, chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi, hiệu quả của dự án hay đánh giá không xác đáng đến giá trị của tài sản bảo đảm.

- Công tác quản lý tài sản bảo đảm: bộ phận quản lý tài sản bảo đảm còn thiếu, chưa thực sự mang tính khoa học và lôgic.Việc bảo quản, quản lý các tài sản cầm cố thế chấp chưa được quan tâm đúng mức.

b) Những nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Các khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng tài sản bảo đảm chưa đủ điều kiện để tham gia làm tài sản bảo đảm thì trong nhiều trường hợp xảy ra việc khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng bằng cách khai không đúng sự thật về giá trị tài sản bảo đảm, về tình hình hoạt động kinh doanh nhằm làm giảm hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay.

- Môi trường pháp lý: Đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay nhưng do chất lượng của các văn bản này còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng nên hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay còn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

- Môi trường kinh tế, chính trị xã hội cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay. Bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào trong các môi trường đó đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tâm lý của khách hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải có dự báo chính xác những biến động đó để thực hiện hợp đồng bảo đảm một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w