0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ MARKETING XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX.PDF (Trang 57 -57 )

III. PHÂN TÍCH MARKETING Ở CÔNG TY VTBĐ I

2. Phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty qua mt s ch tiêu.

Công ty Vật Tư Bưu Điện I là Công ty Nhà nước, lại là thành viên của VNPT nên Công ty có tình hình tài chính khá ổn định. Qua quá trình hoạt động của mình Công ty đã tích luỹ được một số lượng vốn lớn, lại được ưu đãi khi vay vốn ngân hàng, đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy mở rộng quy mô kinh

TM41B

doanh của Công ty. Tài sản, trong đó TSLĐ của Công ty tăng mạnh, TSCĐ được

đầu tư thoảđáng... đây là những biểu hiện đáng mừng của Công ty.

Tham khảo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2000 đến năm 2002.

Biu 14: Bng kết qu kinh doanh.

TT

Ch Tiêu

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Doanh thu

132,801,376,366 144,125,247,134 243,715,730,994 1 Doanh thu thuần 132,801,376,366 144,125,247,134 243,715,730,994 2 Giá vốn hàng bán 106,847,721,434 112,190,107,506 198,939,110,184 3 Lợi tức gộp 25,953,654,932 31,935,139,628 44,776,620,810 4 Chi phí bán hàng 14,406,925,942 15,559,480,017 21,698,619,885 5 CP QL DN 1,940,390,111 1,843,370,605 1,582,986,096 6 Lợi tức thuần 9,606,338,879 14,532,289,005 21,495,014,829 7 Lợi tức hoạt động tài chính (3,905,846,900) (8,168,795,514) (12,725,107,626) 8 Lợi tức bất thư- ờng 177,614,511 211,361,268 314,675,125 9 Tổng lợi tức Trước thuế 5,878,106,490 6,574,854,760 9,084,582,328 10 Thuế thu nhập dn 1,880,994,077 2,103,953,523 2,208,157,541 11 Lợinhuận sau thuế 3,997,112,413 4,470,901,237 6,876,424,787 12 Nộpthusửdụngvốn 200,019,996 204,020,396 2,200,455,901 13 Thu nhập còn lại 3,797,092,417 4,266,880,841 4,675,968,886

+ Hiện nay quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng tổng giá trị

tài sản tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới:

Biu 15: Mc độ tăng trưởng qua các năm Các chỉ tiêu tăng trưởng Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng giá trị tài sản Đồng 154,719,958,327 176,114,735,796 342,004,708,312 Tăng so với năm 2000 Đồng 21,394,777,469 187,284,749,985 Tỷ lệ tăng so với năm 2000 % 100 114 221 Tăng so với năm trước Đồng 21,394,777,469 165,889,972,516 Tỷ lệ tăng so với năm trước % 114 194

TM41B

Quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng. Nếu như năm 2000 tổng giá trị tài sản là 154,719,958,327 đồng thì đến năm 2001 giá trị tài sản đã là: 176,114,735,796 đồng tăng về giá trị tuyệt đối là 21,394,777,469 tăng 114%. Đặc biệt đến năm 2002 giá trị tăng lên là: 342,004,708,312 tăng so với năm 2000 là 187,284,749,985 tăng hơn 221%. Năm 2002 là năm quy mô kinh doanh của Công ty được mở rộng nhất. Đây là kết quả của nhiều nhân tố như

thời cơ kinh doanh, sự ưu đãi của Nhà nước nhưng phải kể đến nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên Công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng thúc

đẩy tiêu thụ.

Biu16: Bng đánh giá kết qu hot động kinh doanh.

Đơn vị: % STT Ch tiêu Năm 1999 2000 2001 2002 1 Cơ cấu vốn TSCĐ/Tổng TS 5.24 5.56 4.65 2.57 TSLĐ/ Tổng TS 90.58 93.72 94.16 96.67 2. Tỷ suấtLN LN/DT 4.43 4.05 4.18 2.82 LN/Vốn 27.14 25.59 34.15 5.24 3 TTSLĐ/ Nợ NH 124.62 143.92 150.11 131.43

4 Thanh toán nhanh 51.35 28.76 51.71 28.17

Nhìn vào bảng trên ta thấy Tài sản cố định đang có xu hướng giảm xuống còn Tài sản lưu động có xu hướng tăng lên, điều này phản ánh đúng tình hình thực tế và mục tiêu của Công ty. Là một Công ty thương mại, tỷ lệ tài sản lưu

động phải chiếm tỷ trọng lớn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tổng tài sản. Tuy nhiên việc tăng tỷ lệ TSLĐ/ Tổng TS không có nghĩa là Công ty phải cắt giảm TSCĐ mà Công ty vẫn phải tiếp tục đầu tư, mua sắm TSCĐ

nhưng phải cân nhắc sao cho tốc độ tăng TSCĐ phải thấp hơn tốc độ tăng TSLĐ. Bên cạnh đó tỷ lệ TSLĐ/Nợ ngắn hạn tăng lên trong các năm điều này chứng tỏ Công ty có tình hình tài chính khá ổn định, có thể chi trả nợ ngắn hạn bằng TSLĐ hiện có của Công ty.

TM41B

Tuy nhiên ta cũng thấy rằng tỷ suất lợi nhuận của Công ty liên tục giảm qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng phải kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu uỷ thác bị giảm sút đáng kể do Công ty nhận được rất ít các hợp đồng nhập khẩu từ sự chỉ đạo của VNPT và các bạn hàng truyền thống.

+ Công ty liên tục phải giảm giá các mặt hàng chủ lực để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường mà các Công ty này luôn áp dụng giá xâm nhập hoặc giá thấp.

3. Sn phm.

Công ty VTBĐ I là Công ty thương mại kinh doanh các thiết bị BCVT phục vụ cho phát triển mạng lưới ngành và phục vụ nhu cầu của đông đảo khách hàng. Để phân tích tham số sản phẩm ta nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể

sau:

3.1- Mt hàng kinh doanh.

a. Mặt hàng nhập khẩu uỷ thác.

Công ty VTBĐ I là công ty Nhà nước có nhiệm vụ nhập khẩu vật tư thiết bị cho các công trình đầu tư phát triển ngành, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu do đó Công ty đã tập trung cao nhất mọi nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ này. Trong các năm kể từ năm 1999 đến nay, ngành BCVT đầu tư

nhiều dự án lớn như nâng cấp mở rộng mạng điên thoại Vinaphone, mở rộng dung lượng tổng đài và mạng Internet... công ty đã được giao nhiệm vụ ký kết các hợp đồng nhập khẩu với giá trị hàng chục triệu USD, trong quá trình thực hiện Công ty không để xảy ra một sai sót nào. Ngoài nhập khẩu vật tư, thiết bị

cho Ngành, cán bộ công nhân viên trong công ty còn tìm kiếm các đối tác, nguồn hàng của các đơn vị ngoài ngành để nhập khẩu uỷ thác, ký hợp đồng tiếp nhận và vận chuyển đến tận chân công trình.

Có thể nói rằng, đối với hàng hóa nhập khẩu uỷ thác do VNPT chỉđạo, Công ty sẽđược giao chỉ tiêu, cấp vốn và chỉđịnh đối tác nhập khẩu, trên cơ sởđó Công ty tiến hành các hoạt động cần thiết để nhập khẩu. Danh mục hàng hóa nhập khẩu uỷ thác chủ yếu là các thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, dây truyền lắp ráp... các sản phẩm hàng hóa này có giá trị rất lớn, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao bao gồm:

TM41B

+ Thiết bị toàn bộ cho mạng lưới BCVT (tổng đài điện tử Panasonic KX- T161OB, Telecom 25S...; thiết bị truyền dẫn SDH, Vi ba, Vệ tinh; thiết bị đầu cuối như máy Fax, điện thoại, điện thoại vô tuyến);

+ Các dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ cho ngành công nghiệp (Dây chuyền sản xuất cáp, dây chuyền lắp ráp SKD, CKD, IKD, các thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn của các hãng Fujitsu, LG...);

+ Các phương tiện chuyên dùng cho ngành bưu chính (Xe vận chuyển thư, xe cân đo, xe nâng hàng);

+ Các thiết bị khác như các loại cáp treo của Goldstar và Deasung, Oki...

b. Mặt hàng tự kinh doanh.

Công ty Vật Tư Bưu Điện I là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc VNPT do vậy hoạt động tự kinh doanh là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ

yếu cho Công ty, góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên. Mặt hàng tự kinh doanh của Công ty là các sản phẩm nhưđiện thoại các loại, máy Fax, tổng đài, dây cáp, dây điện thoại... được nhập khẩu trực tiếp từ các hãng lớn trên thế giới và thu mua từ sản xuất trong nước. Với mong muốn thoả mãn thật tốt nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đơn vị trong và ngoài ngành, Công ty đã liên tục phát triển sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến nay danh mục mặt hàng của Công ty đã lên đến hàng trăm chủng loại sản phẩm với nhiều mẫu mã hình thức hấp dẫn.

c. Mặt hàng xuất khẩu.

Năm 2002 là năm thứ ba Công ty VTBĐ I thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu

đây là một nhiệm vụ quan trọng phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo. Công ty thực hiện công tác xuất khẩu bắt đầu từ năm 1999, Tổ xuất khẩu được thành lập để đón nhận nhiệm vụ mới mà lãnh đạo Tổng công ty giao cho Công ty. Đứng trước nhiệm vụ hết sức nặng nề, số lượng cán bộ nhân viên phần lớn làm nhân viên kiêm nhiệm, trực thuộc Phòng NVPCNT do đồng chí lãnh đạo phòng trực tiếp điều hành, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao Tổ

xuất khẩu dưới sự chỉđạo thường xuyên của lãnh đạo ngành, của các cơ quan quản lý Nhà nước, cùng với sự phối hợp của các đơn vị bạn, sự cố gắng của ban lãnh

đạo công ty, cán bộ công nhân viên các đơn vị mà trực tiếp là phòng NVPCNT, tổ

chức tìm kiếm nguồn hàng, đàm phán với phía đối tác, ký kết hợp đồng thương mại, nên trong các năm qua Công ty đã thực hiện rất tốt hoạt động xuất khẩu. Năm 1999 đã thực hiện xuất khẩu sang phía Irăc, năm 2000 xuất khẩu 36 tỷ đồng...

TM41B

Mặt hàng mà công ty xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước tạo được vị trí tại thị trường nước bạn. Việc xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam trước mắt là sang thị trường các nước trong khu vực đã mở ra cho Công ty những cách thưc làm ăn mới khó khăn hơn, phức tạp hơn nhưng nếu thành công sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn không những cho bản thân Công ty mà đối với toàn ngành công nghiệp non trẻ Việt Nam.

Như vậy trong tương lai chính sách sản phẩm của Công ty cần được thay

đổi phù hợp với yêu cầu thực tế. Sản phẩm cần thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng, tính năng sử dụng, phương cách sử

dụng và mức độ thoả mãn yêu cầu. Công ty cần đầu tư vào công tác tạo nguồn mua hàng để tìm kiếm được nguồn hàng tốt, phù hợp đồng thời gia tăng khối lượng giá trị của nhà thương mại trong bộ phận cấu thành sản phẩm và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm sao cho có lợi cho Công ty nhất.

3.2- Phân tích chu k sng ca các sn phm ch yếu ca Công ty.

Như trên đã phân tích, việc nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu theo nhu cầu của các bạn hàng, theo chỉ đạo của VNPT nên ta chỉ xét chu kỳ

sống của các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty. Các mặt hàng Công ty

đang kinh doanh đang nằm ở những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống và ở

các đoạn thị trường khác nhau thì giai đoạn sống lại khác nhau.

Bng 4 . Chu k sng ca các mt hàng chính trên th trường.

Nhìn vào biểu trên ta thấy rằng nói chung các mặt hàng của Công ty đang

ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh... Nhu cầu của khách hàng

đối với các mặt hàng này đang gia tăng và có xu hướng tăng mạnh trong những năm sắp tới không chỉ ở các thành phố, trung tâm mà ngay cả trong thị trường các tỉnh, nông thôn miền núi. Tuy vậy, trong các giai đoạn này cạnh tranh là

Các giai đoạn của chu kỳ sống. Khu vực

Các mặt hàng Thành thl, thành phn Nông thôn, miền núi...

Điện thoại các loại. Phát trin / bão hòa Phát trin

Cáp, dây điện thoại. Phát trin Sơ khai

TM41B

điều không thể tránh khỏi, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa hơn và họ sẽ

mua hàng ở nơi mà họ cảm thấy thoả mãn nhất. Vì thế, Công ty cần có những kế hoạch sản phẩm thích hợp với cơ hội phát triển này.

3.3- Xu thế sn phm hin ti.

Cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh như vũ bão đặc biệt là trong lĩnh vực BCVT, sản phẩm hàng hóa mà Công ty đang kinh doanh đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Những hàng hoá mà hôm nay còn mới, hiện đại thì ngày mai có thể đã lạc hậu, không những thế chất lượng, hình thức, mẫu mã tính năng của các sản phẩm đang có những thay đổi nhanh chóng trong đó hàm lượng khoa học kỹ thuật chiếm phần lớn trong bộ phận cấu thành sản phẩm. Mặt khác ngành hàng càng phát triển mạnh càng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh làm cho chủng loại sản phẩm, danh mục sản phẩm gia tăng đáng kể. Một sản phẩm ngoài việc bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm có khả năng thay thế

hoặc bị bỏ qua trong sự lựa chọn có giới hạn bởi năng lực tài chính. Việc bán

được hàng ngày nay đã là khó, việc lấy lòng tin khách hàng và giữ được họ còn khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, khách hàng sẽ chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp với chất lượng và giá cả tương đuơng nhưng có nhiều hỗ trợ, dịch vụ

khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.

Sản phẩm thiết bị BCVT có xu thế gia tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, tính đồng bộ (là yêu cầu không thể thiếu) và ngoài phần vật chất, sản phẩm cần có thêm các yếu tố dịch vụ, đây chính là chức năng nhiệm vụ và nằm trong khả

năng của các doanh nghiệp thương mại. Yếu tố dịch vụ sẽ quyết định trong việc trả lời câu hỏi: Khách hàng sẽ mua hàng của doanh nghiệp nào?

4. Phân tích giá.

4.1- Phân tích mc tiêu định giá ca Công ty.

Bất kỳ Công ty nào cũng đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn nên mục tiêu định giá cũng nhằm mục đích đạt lợi nhuận tối đa trong dài hạn. Công ty VTBĐ I đã đề ra mục tiêu định giá nhằm thực hiện mục đích đó.

Trong thời kỳ kinh tế mở, giá cả là giá của thị trường, Công ty phải định giá sao cho giá của mình không cao hơn giá của các đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh một mặt hàng hoặc giá tương quan thấp hơn các sản phẩm có khả

TM41B

Giá bán = Giá nhập + Chi phí kinh doanh khác + Lợi nhuận

(Tính theo đơn vị sản phẩm)

Nhìn vào các bộ phận cấu thành giá ta thấy rằng Công ty đang theo đuổi mục tiêu đạt được lợi nhuận mục tiêu trên tổng vốn đầu tư. Với cách định giá như vậy về cơ bản giúp Công ty thu hồi vốn đã đầu tư, trang trải chi phí kinh doanh đồng thời thu được một khoản lợi nhuận nhất định. Bên cạnh đó giá nhập của Công ty có thể thấp hơn các đối thủ cạnh tranh do là Công ty Nhà nước trực thuộc VNPT có uy tín, được ưu đãi hơn- đây là lợi thế mà không phải bất kỳ

doanh nghiệp nào cũng có được.

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, việc định giá như vậy sẽ dẫn đến kém hiệu quả kinh doanh. Thứ nhất, Công ty định giá mà không chú ý đến nhân tố cầu, độ co dãn của cầu theo giá, khả năng chi trả của người tiêu dùng và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến doanh số bán hàng bị giảm sút- đây là vấn đề chung mà không ít các doanh nghiệp gập phải và chỉ có thể giải quyết được với nguồn ngân sách lớn, trình độ tiên tiến, quy mô kinh doanh rộng. Thứ hai, cách định giá của Công ty không phản ánh được

đẩy đủ cạnh tranh. Công ty sẽ kém lợi hơn các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, có cơ cấu gọn nhẹ, có chi phí quản lý, chi phí kinh doanh thấp, có thể nhập hàng chốn thuế gian lận thương mại hoặc chấp nhận đạt mức lợi nhuận thấp.

4.2- Các yếu tnh hưởng đến giá ca Công ty.

a. Ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh.

Trong quá trình định giá, Công ty cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều bởi môi trường cạnh tranh. Với số lượng đối thủ cạnh tranh lớn, gồm nhiều Công ty Nhà nước và tư nhân mà mức độ tập trung của các đối thủ cạnh tranh lại nằm ở

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ MARKETING XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX.PDF (Trang 57 -57 )

×