Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới trong hơn thập kỷ qua đang bước vào giai đoạn toàn cầuhóa mạnh mẽ, mỗi quốc gia muốn củng cố và khẳng định vị thế của mình trên trườngquốc tế không thể tách rời hệ thống kinh tế toàn cầu Nhận thức được tầm quan trọngđó, trong thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ về kinh tế với cácquốc gia, các khu vực kinh tế trên thế giới Trong số những thị trường có tầm ảnhhưởng ngày càng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, thị trường Bắc Mỹ nổi lên là mộtthị trường đầy hấp dẫn nhưng cũng chứa đựng không ít thách thức
Thị trường Bắc Mỹ là một điểm đến đầy lôi cuốn của tất cả các quốc gia, cácvùng lãnh thổ, bởi trong thị trường ấy đã có hai nền kinh tế lớn của thế giới là Hoa Kỳvà Canada bên cạnh Mê-hi-cô- quốc gia nằm giữa eo biển Trung Mỹ và Caribe vớinhững triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn Thị trường Bắc Mỹ là một thị trường đặc biệtvới Việt Nam, trước tiên bởi mối quan hệ với Hoa Kỳ- đối tác chiến lược và cũng đãcó những liên hệ đặc biệt với Việt Nam trong quá khứ Tuy vây, mối quan hệ vềthương mại và đầu tư của Việt Nam với thị trường này mới chỉ khởi sắc trong thờigian gần đây Đây cũng là điều dễ hiểu một phần do những trở ngại về vị trí địa lý,một phần do nền kinh tế của chúng ta mới thực sự phát triển mạnh và tạo được dấu ấntrên trường quốc tế trong giai đoạn gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức trởthành thành viền của tổ chức thương mại thế giới WTO Có được thành công rực rỡđó, chúng ta không thể không ghi nhận những ủng hộ từ phía các quốc gia Bắc Mỹ,nhất là Hoa Kỳ và Canada – những quốc gia với sự ảnh hưởng lớn với nền kinh tế toàncầu
Quan hệ của Việt Nam và các quốc gia Bắc Mỹ xét trên khía cạnh kinh tế vẫncòn chưa cân đối Có thể ví quan hệ kinh tế của Việt Nam với ba quốc gia này là mộtđồ thị đi lên, trong đó Hoa Kỳ ở vị trí đỉnh cao, Canada là điểm ở giữa và Mê-hi-cômới chỉ là điểm khởi đầu của đồ thị ấy Và mặc dù bức tranh về quan hệ kinh tế vớitừng quốc gia Bắc Mỹ còn chưa cân đối với nhau, song, có thể thấy tương lai và triểnvọng của một bức tranh chung toàn cảnh vô cùng sáng lạn và đầy hứa hẹn
Trang 2Chính những lí do đặc biệt trên đã khiến em lựa chọn đề tài “ Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ ” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình Trong phạm vi bài luận văn của mình, em xin được đềcập đến hai lĩnh vực chính: đó là lĩnh vực quan hệ kinh tế về thương mại và quan hệkinh tế về đầu tư của Việt Nam với từng thành viên Bắc Mỹ trong vài năm trở lại đây.Bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong bài viết là phương pháp phântích tổng hợp, so sánh, phương pháp đối chiếu và phương pháp thống kê toán, nộidung của bài luận văn được chia thành ba phần chính:
Chương I: Khái quát về nền kinh tế của ba quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước
thuộc thị trường Bắc Mỹ
Chương III: Một số giải pháp để tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư của
Việt Nam với các quốc gia Bắc Mỹ.
Trong quá trình thực hiện bài viết, em xin được chân thành cảm ơn sự hướngdẫn và chỉ bảo của cô giáo, sự giúp đỡ từ Cục xúc tiến thương mại- Bộ công thương đãgiúp em thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận của mình Tuy nhiên, trong thời gianthực hiện, em cũng không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong sẽ nhận đượcsự góp ý của các thầy cô để bài luận văn này được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
Trang 3CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ CỦA BA QUỐC GIA THUỘC
THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BA NƯỚC BẮC MỸ
1 Đôi nét về đất nước Canada
1.1 Đặc điểm tự nhiên
Nằm trên lục địa Bắc Mỹ, đất nước Canada bao gồm 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổvới tổng diện tích là 9.984 670 km2, trong đó diện tích đất là 9.093.507 km2 và diệntích mặt nước là 891.163 km2 Canada có diện tích lớn thứ hai trên thế giới (sau Liênbang Nga), trải dài qua sáu múi giờ Lãnh thổ Canada kéo dài từ đỉnh Cape Columbiatrên đảo Ellesmere (phía Bắc) đến Middle Land ở hồ Erie (phía Nam) Khoảng cáchĐông-Tây chỗ lớn nhất là 5.514 km từ Cape Spear Newfoundland đến biên giớiYukon- Alaska Địa phận Canada phía Nam giáp Hoa Kỳ, phía Bắc giáp Alaska (HoaKỳ) và Bắc Cực, phía Đông giáp Đại tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương Thủ
đô Canada là trung tâm thương mại Ottawa
Do diện tích lãnh thổ rộng lớn và trải dài nên ở Canada có các yếu tố địa lý rấtkhác biệt như có nhiều vùng núi đá cao hiểm trở và các vùng thảo nguyên rộng lớn.Địa hình Canada tương đối phẳng, có núi ở phía Tây và các vùng đất thấp ở phía ĐôngNam Canada được đặc trưng bởi bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ thay đổi theomùa, có lúc lên tới 30o C vào mùa hè hoặc xuống tới -33o C vào mùa đông Nhiệt độgiữa các vùng trên toàn lãnh thổ cũng có sự khác biệt lớn: khu vực bờ biển phía Tây cókhí hậu ôn đới, phía Bắc Atlantic lạnh hơn và thường có bão lớn vào mùa đông, vùngnúi phía Tây, miền Trung và Praises lạnh hơn nhiều so với các vùng khác
Canada là một quốc gia rất giàu tài nguyên, khoáng sản, ví dụ như: quặng sắt,niken, kẽm, đồng, vàng, chì, potat, bạc, dầu mỏ, than, thuỷ lực, động vật hoang dã,thuỷ sản Yếu tố tự nhiên thuận lợi là một trong những động lực biến Canada thànhmột trong những nền kinh tế lớn trên thế giới Các ngành công nghiệp chính của quốcgia này bao gồm: khai mỏ, chế biến gỗ, giấy, thực phẩm, thiết bị vận tải, hoá chất, dầukhí, điện năng, công nghệ viễn thông, sinh học và dược phẩm Trong khi đó, sản
Trang 4phẩm nông nghiệp gồm: lúa mỳ, hạt có dầu, hoa quả, thịt gia súc, đồ uống và chế biếnrượu.
1.2 Đặc điểm xã hội
Theo ước tính vào năm 2005, dân số Canada vào khoảng 32.805.000 người,
và con số này đã tăng lên gần 33 triệu vào tháng 7 năm 2006 Mật độ dân số bình quân3,6 người/km2 ( đứng thứ 179 trên thế giới và được xếp vào loại thấp nhất trong số cácnước công nghiệp phát triển) Mật độ dân số của 3 khu vực lãnh thổ là Yukon,Northwest Territories và Nuvavut chưa đến 1 người/km2, 90% dân số Canada sốngdọc theo 160 km biên giới với Hoa Kỳ Dân số tại 25 thành phố lớn của Canada chiếmgần 64% tổng dân số toàn Canada, trong đó 5 thành phố lớn nhất tập trung khá đôngdân cư: Toronto với 5,2 triệu dân, Montreal với 3,6 triệu; Vancouver với 2,2 triệu;Ottawa- 1,1 triệu và Calgary với 1 triệu dân 1
Về dân tộc, Canada là quốc gia đa sắc tộc, trong đó người gốc Anh chiếm
28%, 23% người gốc Pháp, 15% người gốc các nước châu Âu khác, 26% người lai,2% người bản xứ, 6% người gốc các nước khác trong đó chủ yếu là châu Á Tôn giáotại quốc gia này cũng tương đối phong phú với tín đồ Cơ đốc giáo là 46%, Tin lành36%, các tôn giáo khác 18% Chính vì lí do đa sắc tộc nên Canada là một trường hợpđiển hình của đa ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh (chiếm 60%) vàtiếng Pháp (chiếm 23%, được sử dụng chủ yếu ở Quebéc), 17% là ngôn ngữ khác (baogồm tiếng Đức, Italy và Trung Quốc)
Về văn hóa & giáo dục, Canada là đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và chịuảnh hưởng sâu sắc của nguồn gốc bản địa Tính phức tạp, đa dạng về thành phần vùngmiền và văn hóa cho thấy không có một cách sống đơn nhất nào đối với người Canada.Hệ thống giáo dục của Canada bắt nguồn từ hệ thống Anh- Mỹ và Pháp Mỗi bang đềuchịu trách nhiệm phát triển và duy trì hệ thống trường học riêng Canada có khoảngtrên 16 000 trường học cơ sở và phổ thông với trên 5,3 triệu học sinh Ngoài ra còn có
19 trường đại học và cao đẳng được quyền cấp văn bằng chứng chỉ trong cả nước
Về đặc điểm chính trị, Canada giành độc lập ngày 1/7/1867 từ đế quốc Anhvà ngày 1 tháng 7 hàng năm là ngày Quốc khánh Đất nước này theo chế độ quân chủ
1 Nguồn: dữ liệu điện tử trực tuyến, website: http://www.mofa.gov.vn.
Trang 5lập hiến, một nhà nước liên bang theo chính thể dân chủ nghị viện Bộ máy nhà nướcCanada được chia thành 3 cấp:
Cơ quan hành pháp với người đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh được đạidiện bởi một vị Toàn quyền người Canada (do Thủ tướng đề nghị và được Nữ hoàngchấp thuận); Thủ tướng và nội các do đảng nắm đa số hoặc liên minh đa số ghế tại Hạviện cử ra
Cơ quan lập pháp là Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện Thượng viện cónhiệm vụ kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, điều tra các vấn đề thuộc quốcgia, đại diện quyền lợi cho các bang và các khu vực lãnh thổ Hạ viện là cơ quan lậppháp chính trong quốc hội chịu trách nhiệm ban hành giám sát thực thi các đạo luật,trong đó có luật thương mại và đầu tư Thượng nghị sĩ do Toàn quyền cử theo khuyếnnghị của Thủ tướng, làm việc đến 75 tuổi Hạ nghị sĩ được dân bầu trực tiếp với nhiệmkỳ 5 năm
Cuối cùng là cơ quan Tư pháp đứng đầu là Tòa án tối cao, các thẩm phán đượcThủ tướng bổ nhiệm và được Toàn quyền thông qua
Về cơ cấu hành chính, hiện nay thủ đô của Canada là Ottawa, thuộc địa phậnbang Ontario Lãnh thổ Canada gồm 10 bang và 3 khu vực lãnh thổ Ở cấp liên bangcó các bộ, ngành chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách ngoại thương ở phạm vi quốcgia Ở cấp bang nói chung tồn tại một cơ cấu chính quyền tương tự như cấp liên bang,tức là cũng có người đứng đầu cơ quan hành pháp bang thường là đại diện của đảngphái chính trị nào chiếm đa số trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương, theo nhiệmkỳ 4 hoặc 5 năm
Về hệ thống pháp luật , Canada dựa theo hệ thống luật Anh (EnglishCommon Law), trừ bang Quebec theo hệ thống luật Pháp (French law prevails) Hệthống luật của Canada khá đồ sộ, chi tiết và chặt chẽ Vì vậy, ngoài hệ thống pháp luậtở cấp liên bang, mỗi bang hoặc khu vực lãnh thổ đều có hệ thống pháp luật riêng.Thông thường luật liên bang chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến nhiều bang,nếu có xung đột giữa liên bang và bang thì luật liên bang sẽ được áp dụng Bên cạnhđó, Canada còn có rất nhiều bộ luật cấp liên bang và bang về những khía cạnh khácnhau và lĩnh vực ngành nghề khác nhau; do vậy, bất kỳ nhà đầu tư hay kinh doanh
Trang 6nước ngoài nào muốn đầu tư hay kinh doanh xuất nhập khẩu tại thì trường Canada cầntham khảo cả hệ thống pháp luật liên bang và nội bang.
Về tiền tệ, hiện nay đơn vị tiền tệ của Canada là đô la Canada (CAD) với cácmệnh giá 5 $, 10$, 20$, 50$, 100$, 500$ và 1000$
Hiện nay, Canada là thành viên của rất nhiều các tổ chức quốc tế và khu vực,trong đó có Liên Hợp quốc, Khối Liên hiệp Anh, Francophonie, WTO, IMF, WB,OECD, NATO, NAFTA, APEC, …
2 Đôi nét về đất nước Hoa Kỳ
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường gọi là nước Mỹ,gồm 50 bang và đặc khu Columbia (tức thủ đô Washington) hợp thành.Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu, phía bắc giáp Canada, phía nam giáp Mê-hi-cô và vịnhMê-hi-cô, phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương Lãnh thổHoa Kỳ bao gồm cả bang Alaska nằm phía Tây bắc Canada và quần đảo Hawaii nằm ởThái Bình Dương Với đặc điểm ba mặt giáp biển như vậy, hoạt động giao thương,hàng hải và buôn bán trao đổi của Hoa Kỳ với phần còn lại của thế giới có điều kiện
vô cùng thuận lợi để phát triển
Với tổng diện tích 9.631.418 km2, từ Đông sang Tây rộng 4.500 km, từ Bắcxuống Nam rộng 2.500 km, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những quốc gia có diệntích lớn nhất trên thế giới, đứng thứ 4 sau Nga, Canada, Trung Quốc; chiếm 6,2% diệntích toàn cầu
Nằm tại vị trí chiến lược thuận lợi, hơn nữa lại được ưu ái khá nhiều về điềukiện tự nhiên, Hoa Kỳ rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, như: than đá, đồng, chì,molyblenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, nicken, muối kali, bạc, dầulửa… Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp Hoa Kỳ trở thành mộtsiêu cường trên thị trường thế giới trong suốt thế kỷ qua
2.2 Đặc điểm xã hội
Dân số của Hoa Kỳ là 300.000.000 người (tháng 10/2006), trong đó người
da trắng chiếm 77.1%; người da đen chiếm 12.9%, người gốc châu Á chiếm 4.2%, cònlại là Thổ dân Mỹ chiếm 1.5%, Thổ dân Alaska và Hawai và các quần đảo Thái Bình
Trang 7Dương thuộc Mỹ chiếm 0.3%, các nhóm người khác 4% Khoảng 30% dân số Hoa Kỳlà người nhập cư với lượng nhập cư trung bình là 1 triệu người/năm Tăng trưởng dânsố hàng năm khoảng 0.92% 56% dân số Hoa Kỳ theo đạo Tin Lành, trong khi đó sốdân theo đạo Cơ đốc giáo La Mã là 28%, đạo Do thái chỉ chiếm 2%, số còn lại theothuộc về các tôn giáo khác và có cả một bộ phận tương đối lơn (10%) không theo bấtcứ một tôn giáo nào 2
Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ là đồng Đô-la Mỹ- đây là đồng tiền quốc tế đượccông nhận và lưu hành rộng rãi nhất hiện nay
Ngôn ngữ phổ biến tại Hoa Kỳ là tiếng Anh Ngoài ra tại Hoa Kỳ còn có cáccộng đồng lớn nói tiếng Tây Ban Nha, Pháp và nhiều ngôn ngữ khác tùy theo xuất xứnhập cư
Về chính trị, Hoa Kỳ là một nước Cộng hoà Liên bang, theo chế độ tamquyền phân lập (ngày quốc khánh 4/7) Theo Hiếp pháp Hoa Kỳ, quyền lập pháp thuộcvề Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà ántối cao Các cơ quan nhà nước liên bang Mỹ hoạt động trên nguyên tắc ‘kiểm soát vàcân bằng’, trong đó hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền cụ thể của một cơ quan để kiểmsoát chéo hai cơ quan còn lại Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rõ các quyền thuộc về nhànước liên bang và các chính quyền tiểu bang, trong đó các chính quyền tiểu bang cónhiều quyền hạn lớn
Hoa Kỳ theo chế độ đa đảng Đảng Dân chủ (thành lập năm 1828) và Cộng hòa(thành lập năm 1854) thay nhau nắm chính quyền Từ sau chiến tranh thế giới II, đã có
7 nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ thuộc đảng Dân chủ và 7 nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳthuộc đảng Cộng hòa
Chính phủ Liên bang mà đứng đầu là Tổng thống nắm quyền hành pháp, cóquyền hạn của nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Tổng thốngcó quyền phủ quyết các điều luật do quốc hội thông qua và để đảo ngược quyền phủquyết của tổng thống cần 2/3 số phiếu của cả 2 viện của quốc hội Nhiệm kỳ tổngthống dài 4 năm Kể từ 1951, mỗi tổng thống chỉ được cầm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ.Chính phủ liên bang nắm quyền điều hành toàn bộ đất nước, quy định các chính sáchthuế chung, chính sách đối ngoại, thương mại quốc tế và giữa các bang, chịu tráchnhiệm về quốc phòng, an ninh, phát hành tiền, hệ thống đo lường, bản quyền Các
2 Nguồn: dữ liệu điện tử trực tuyến, website: http://www.mofa,gov.vn.
Trang 8bang của Hoa Kỳ có hiến pháp và pháp luật riêng, nhưng không trái với Hiến phápLiên bang Quốc hội Hoa Kỳ gồm hai viện, cụ thể là:
Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ và 24 Uỷ Ban, trong đó có 4 Uỷ Ban hỗnhợp lưỡng viện Mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ với nhiệm kỳ 6 năm Phó Tổng thốnggiữ chức danh Chủ tịch Thượng viện, có quyền bỏ phiếu quyết định trong tình huốngbất phân thắng bại (50/50)
Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ, 22 Uỷ Ban và 7 Uỷ Ban đặc biệt Mỗi bang có ítnhất 1 hạ nghị sĩ, còn lại căn cứ theo số dân của bang đó Các hạ nghị sĩ có nhiệm kỳ 2năm Vào các năm chẵn, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11 sẽ tiến hành bầu cử quốchội, bầu lại toàn bộ hạ viện và 1/3 thượng viện
Toà án tối cao gồm 1 chánh án và 8 thẩm phán và đều do tổng thống chỉ địnhvới sự chấp thuận của thượng viện, nhiệm kỳ suốt đời
Hiện tại, Hoa Kỳ là thành viên và giữ vị trí chi phối gần như tuyệt đối trongrất nhiều các tổ chức khu vực và thế giới, trong đó có các tổ chức lớn như ngân hàngthế giới WB, quỹ tiền tệ thế giới IMF, tổ chức thương mại thế giới WTO…
3 Đôi nét về đất nước Mê-hi-cô
3.1 Đặc điểm tự nhiên
Liên bang Mê-hi-cô nằm ở phía Bắc châu Mỹ, phía Bắc giáp Hoa Kỳ, phíaĐông giáp vịnh Mê-hi-cô, phía Nam giáp biển Caribe, Belize và Guatemala, phía Tâygiáp Thái Bình Dương Mê-hi-cô có đường biên giới chung với 3 quốc gia là Hoa Kỳ,Guatemala và Belize với tổng chiều dài là 4353 km, trong đó với Hoa Kỳ là 3141 km,với Guatemala là 962 km và Belize là 250 km Có thể nói Mê-hi-cô nằm trong khu vựcchiến lược về kinh tế- chính trị- xã hội của khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Mỹ Latinh.Đất nước này có diện tích 1.972.550 km2 (đứng thứ 3 Mỹ Latinh, sau Brazil vàArgentina), trong đó diện tích mặt đất chiếm 97,5%, còn lại là 2,8% diện tích mặtnước
Về địa hình, Mê-hi-cô có địa hình đa dạng gồm những vùng núi cao hiểm trở,những cao nguyên rộng lớn đến những vùng đồng bằng duyên hải và những hoangmạc Đó là lí do khí hậu Mê-hi-cô mang tính chất nhiệt đới và sa mạc
Trang 9Mê-hi-cô là xứ sở với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, baogồm: dầu lửa, bạc, đồng, vàng, chì, kẽm, khí đốt thiên nhiên, gỗ…Chính yếu tố tựnhiên thuận lợi đó đã giúp Mê-hi-cô đứng đầu thế giới về khai thác bạc, thứ 5 thế giớivề khai thác dầu lửa và khí đốt (2,5 triệu thùng/ngày), hàng năm sản xuất 7 triệu tấnthép; 20 triệu tấn ximăng; 13,5 triệu tấn ngô (lương thực chính); 4,3 triệu tấn lúa mì;306.000 tấn cà phê; 298.000 tấn bông; 79 tỉ kw/giờ điện; 1,5 triệu tấn chuối; có 36triệu con bò; 13 triệu con lợn
3.2 Đặc điểm xã hội
Dân số: Dân số Mê-hi-cô tính tại thời điểm 7/2006 là 107.449.525 người vớitốc độ tăng dân số hàng năm khoảng 1,16% Mê-hi-cô được đánh giá là quốc gia códân số trẻ với cơ cấu dân số theo độ tuổi như sau: Từ 0-14 tuổi: 30,6%; Từ 15-64 tuổi:63,6%; Trên 65 tuổi: 5,8% 3
Ngôn ngữ chính thức tại Mê-hi-cô là tiếng Tây Ban Nha, ngoài ra còn cóngôn ngữ của người Maya và một số thổ ngữ khác
Về tôn giáo, 86% dân số Mê-hi-cô theo đạo Thiên chúa - đây là con số khálớn khi so sánh với tỷ lệ dân cư theo tôn giáo này với hai quốc gia thuộc thị trườngBắc Mỹ khác là Hoa Kỳ và Canada; 6% dân số Mê-hi-cô theo đạo Tin lành, còn lại 5%theo các tôn giáo khác
Về lịch sử, Mê-hi-cô có lịch sử và nền văn minh lâu đời, chủ yếu thuộc hainền văn minh chính là Azteca và Maya từ hơn 3.000 năm trước công nguyên Lịch sửMê-hi-cô chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là thời kỳ tiền thuộc Tây Ba Nhabắt đầu từ 7000 năm trước công nguyên với sự phôi thai, phát triển, hưng thịnh và suytàn của vùng đo thị thời trung cổ Teotihuacan Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ thế kỷ 16khi Mê-hi-cô bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ và kết thúc vào năm 1819 khi Mê-hi-côgiành lại độc lập Tiếp đó là cách mạng Mê-hi-cô, giai đoạn Mê-hi-cô vượt qua nhữngkhó khăn do bị cô lập với thế giới và kết thúc bằng cuộc cánh mạng dân chủ tư sản đầutiên ở Mỹ Latinh từ năm 1910 đến 1970 Ngày nay, lịch sử Mê-hi-cô cũng đã trải quarất nhiều thăng trầm Tuy nhiên với việc áp dụng các biện pháp điều chỉnh hiệu quả,Mê-hi-cô đã từng bước phục hồi và vươn lên trở thành một trong mười quốc gia xuấtkhẩu lớn nhất thế giới hiện nay
3 Nguồn: dữ liệu điện tử trực tuyến, website: http://www.mofa.gov.vn.
Trang 10 Về Chính trị, theo Hiến pháp năm 1917 (hiện hành cho tới nay tuy có một sốđiều khoản đã được sửa đổi), Mê-hi-cô là một nhà nước liên bang theo thể chế Cộnghoà tổng thống, gồm 31 bang và một quận liên bang (Thủ đô) Tổng thống là Nguyênthủ quốc gia đồng thời đứng đầu chính phủ, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 6 năm vàkhông được bầu hai nhiệm kỳ liên tiếp Vị trí thứ hai là Bộ trưởng Nội vụ, thay khiTổng thống vắng mặt, kế đó là Bộ trưởng Ngoại giao; không có các chức Phó tổngthống, Thủ tướng và Phó thủ tướng
Quốc hội gồm 2 viện: Thượng viện gồm 128 thượng nghị sĩ (mỗi bang 4thượng nghị sĩ), nhiệm kỳ 6 năm; Hạ viện có 500 hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ 3 năm Cácnghị sĩ đều được bầu trực tiếp và không được bầu 2 nhiệm kỳ liên tiếp Chính phủ có
18 bộ Toà án tối cao có 21 thẩm phán, do Tổng thống chỉ định và Thượng viện thôngqua
Mê-hi-cô theo chế độ đa đảng gồm các đảng phái như: Đảng Cách mạng thể chế(PRI), thành lập năm 1929, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản dân tộc; ĐảngHành động Quốc gia (PAN), thành lập năm 1939, đại diện cho quyền lợi của giai cấp
tư sản tài chính, đại địa chủ; Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD), thành lập năm 1988;Đảng Xã hội nhân dân (PPS), thành lập năm 1948 và theo chủ nghĩa Mác-Lênin Mộtđiều đặc biệt là mặc dù theo chế độ đa đảng nhưng trong nhiều thập kỷ của thế kỷ XX,chính phủ Mê-hi-cô lại chỉ do đảng Cách mạng thể chế nắm quyền Đảng phái ở Mê-hi-cô được tổ chức một cách lỏng lẻo theo kiểu phi tập trung hóa Cơ cấu tổ chức cácĐảng giống như một hệ thống gồm nhiều tầng tổ chức khác nhau theo mô hình kim tựtháp Tầng dưới cùng là tổ chức đảng địa phương, tiếp đến là tổ chức đảng bang, cả haitổ chức này có quyền thực sự Tầng trên cùng là tổ chức đảng cấp quốc gia biểu hiệnquyền lực tối đa nhưng không có thực quyền
Hiện tại, đơn vị tiền tệ chính thức của Mê-hi-cô là đồng Peso Mê-hi-cô(MXN) Mê-hi-cô là cũng tích cực tham gia vào các tổ chức và diễn đàn khu vực cũngnhư thế giới với tư cách là thành viên của LHQ, NAFTA, APEC, OECD…và là quansát viên của Phong trào Không liên kết
II TỒNG QUAN NỀN KINH TẾ CỦA BA NƯỚC THUỘC THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Trang 11Ba quốc gia Bắc Mỹ, trải dài từ cận cực Bắc Bán cầu tới eo biển Trung Caribean, đều có một số nét tương đồng về lịch sử (đều bị các đế quốc đô hộ trong quákhứ và đã đấu tranh giành độc lập), đều được thiên nhiên ưu ái cho những nguồn tàinguyên phong phú…Tuy nhiên, mỗi quốc gia khi đặt trong một bức tranh toàn cảnh vềkinh tế lại có những trạng thái khác nhau Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)nói riêng và rất nhiều các cam kết quốc tế khác nói chung đã gắn kết nền kinh tế củaCanada, Hoa Kỳ và Mê-hi-cô lại với nhau, đưa khu vực thị trường này thành một đốitác chiến lược của rất nhiều quốc gia cũng như vùng lãnh thổ trên thế giới Thời gianqua đã chứng kiến rất nhiều biến động đối với ba nước thuộc thị trường này Nếu nhưCanada là quốc gia có nền kinh tế tương đối ổn định hơn cả trong hơn thập kỷ qua, thìtại Hoa Kỳ, những biến động từ vụ khủng bố 11/9 đã gây nên một cú sốc không chỉ vềchính trị mà còn về kinh tế; và Mê-hi-cô- quốc gia với vị thế khiêm tốn hơn hai anh cảBắc Mỹ rất nhiều cũng đã có sự thay đổi cần thiết để vươn lên trên trường quốc tế hiệnnay
Mỹ-Trong nội dung của phần II này, những nét chính, những điểm nhấn khác nhauvề tình hình kinh tế của mỗi quốc gia được đề cập tới sẽ giúp đưa ra cái nhìn cụ thểhơn về bức tranh kinh tế của toàn khu vực này
1 Tình hình kinh tế và thị trường Canada
1.1 Tình hình kinh tế Canada
Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Canada (%)
Nguồn: Trade Data Online, web: http://www.strategis.ga.ca
Trong những năm qua, tăng trưởng GDP của Canada ở mức khả quan, riêngnăm 2003 con số này chỉ đạt 1,7% do ảnh hưởng của dịch Hội chứng viêm đường hôhấp cấp và bệnh bò điên tại tỉnh Alberta tháng 5/2003 Đồng thời với việc duy trì mức
Trang 12tăng trưởng GDP, lạm phát cũng được kiểm soát thành công và tỷ lệ thất nghiệp cũngkhông quá cao đã trở thành một trong số những thành tựu lớn của Canada Với GDP là1.216,2 tỷ CAD (năm 2003), 1.290,2 tỷ CAD (năm 2004) và 1.369,1 tỷ CAD (năm2005), Canada đã được tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD xếp hàng thứ 2sau Hoa Kỳ trong số 7 nước công nghiệp hàng đầu về GDP tính theo đầu người(Canada đạt 29.000 USD/người, nhỏ hơn Hoa Kỳ với 33.836 USD/người) Như vậy,Canada chia sẻ với Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Âu (Thụy Sỹ, Luc xăm bua, Đức) vàNhật Bản vị thế quốc gia có mức sống tương đối cao so với phần còn lại của thế giới.
[2]
Hiện tại, sau 7 năm liên tiếp đứng ở vị trí hàng đầu về chất lượng cuộc sống, từnăm 2001, Canada đã tụt xuống vị trí thứ 2 Tuy vậy, vị thế này cũng chứng tỏ đầy đủsự quan tâm của chính phủ Canada trong việc chăm lo cho chất lượng cuộc sống củangười dân
GDP phân theo ngành
Biểu đồ 1: Mức phân bổ GDP theo ngành của
Canada năm 2005
28.4%
2.3%
69.3%
Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ
Nguồn: cục xúc tiến thương mại Việt Nam, web: www.vietrade.gov.vn
Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất giảm sút chủyếu là do ngành may mặc, dệt, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm của Canada bị hàngngoại nhập cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp bị giải thể hoặc thu hẹp sản xuất Ngượclại, những ngành sản xuất truyền thống như luyện kim, chế biến kim loại, công nghiệpgiấy, hóa chất, chế biến gỗ và những ngành khoa học công nghệ cao lại rất phát triển.Hiện tại, Canada có một số ngành vị thế cạnh tranh khá mạnh trên thị trường quốc tếnhư viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ hàng không, vũ trụ (công
Trang 13nghiệp máy bay đứng thứ 5 và công nghiệp ô tô đứng thứ 7 thế giới) Năm 2003, kimngạch xuất khẩu ô tô đã chiếm 23,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada, trong đó
xuất khẩu sang Mỹ chiếm 85% [2] Hiện nay, vấn đề đa dạng hóa sản xuất công
nghiệp, sản xuất các loại sản phẩm mới với hàm lượng khoa học kĩ thuật cao là vấn đềphát triển ổn định kinh tế- xã hội của Canada
Bảng 2: Tỷ trọng đóng góp cho GDP của một số lĩnh vực cụ thể (đơn vị: %)
Tài chính, bảo hiểm và động sản 18,6 19,1 19,3 19,1 19,2
Dịch vụ khoa học và kĩ thuật 4,3 4,4 4,4 4,4 6,3
Nguồn: Trade Data Online, web: http://www.strategis.ga.ca
Dựa vào bảng số liệu trên và biểu đồ 1, có thể nhận thấy Canada có cơ cấu kinhtế của các nước công nghiệp Cuối thập niên 80 của thế kỉ trước, Canada áp dụng quytắc phân ngành giống Hoa Kỳ Theo số liệu thống kê trong “Exporting Guide” của cụcxúc tiến thương mại Canada năm 2005, ngành dịch vụ Canada đã tạo nên 69.3% GDP,thu hút được 74,4% lao động, trong đó nhóm dịch vụ tài chính, bảo hiểm dẫn đầunhóm dịch vụ với con số đóng góp lên tới 19,2 %
Lĩnh vực sản xuất vật chất làm ra 30,7% GDP, thu hút được 25,5% lao động,trong đó công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với con số 14,4%, tiếp theo đó làlĩnh vực xây dựng 6%, điện tử và viễn thông 2,8%, và nông lâm ngư nghiệp với con số
khá khiêm tốn là 2,3% [3]
Canada giàu tài nguyên thiên nhiên, do vậy đất nước này trở thành nước sảnxuất nguyên liệu khoáng sản hàng đầu thế giới với khoảng 80% bán thành phẩm vànguyên liệu khoáng sản làm ra ở Canada được xuất khẩu Canada đứng thứ 3 thế giớivề khai thác hơi đốt tự nhiên Công nghệ khai thác, chế biến gỗ của Canada thuộc loạitiên tiến trên thế giới Hiện nay, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác mỏ làm
ra gần 4% GDP (không kể sơ chế), thu hút 1,8% lực lượng lao động
Trang 14Nông nghiệp Canada cũng mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao, đạt 27% GDPnăm 2004 Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu nông sản của Canada vẫn đứng thứ ba thếgiới sau Hoa Kỳ và Pháp Nông sản xuất khẩu chủ lực của Canada là lúa mỳ, dầu thảomộc, thịt và sản phẩm sữa.
Bên cạnh các thế mạnh trên, Canada còn nổi tiếng về công nghệ xây dựng nhàcửa đạt trình độ cao và thích hợp với khí hậu khô hanh của Bắc bán cầu Năm 2004,ngành công nghiệp này đã đóng góp 5,2% vào tổng GDP của quốc gia
Cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu của Canada trong những năm gần đây được phản ánh đầy đủqua bảng sau:
Bảng 3: Cán cân xuất nhập khẩu của Canada giai đoạn 2002-2006
(đơn vị: triệu CAD)
Số lượng % biến động Số lượng % biến động Số lượng % biến động
Nguồn: http://www.strategis.gc.ca , report date: 20 Sept 2007
Một điều cơ bản có thể nhận thấy rõ, xuất khẩu là động lực của nền kinh tếCanada, chiếm 40% GDP và đạt mức tăng trưởng những năm gần đây tương đối cao(8,2% năm 2004; 5,6% năm 2005)
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu củaCanada trong 3 năm gần đây luôn đạt trên 400 tỷ CAD và liên tục tăng qua các năm,tăng gần 24 tỷ CAD trong năm 2005 (tương đương 5,8%) so với 2004 và tăng gần 4 tỷCAD vào năm 2006 (tương đương 0,9%) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Canadalà xe máy và các thiết bị xe máy, máy công nghiệp, máy bay, thiết bị bưu chính viễnthông, hóa chất và các sản phẩm nhựa Thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ (gần 85,5%),Nhật Bản (2,1%), Anh (1,6%)…
Về kim ngạch nhập khẩu, lượng nhập khẩu của Canada trong những năm gầnđây cũng liên tục tăng, con số tuyệt đối là 25 tỷ từ năm 2004 đến 2005 và gần 16 tỷCAD từ năm 2005 đến năm 2006, tương đương với số tương đối lần lượt là 7% và
Trang 154,1% Trong đó nhóm mặt hàng máy móc thiết bị, ô tô, dầu thô, hóa chất, các sảnphẩm công nghiệp và nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn Thị trường chính của Canadalà Hoa Kỳ (58,9%), Trung Quốc (6,8%), Mê-hi-cô (3,8%).
Trong những năm gần đây, cán cân thương mại của Canada có sự biến độngkhá đồng đều Cán cân thương mại luôn đạt trạng thái thặng dư do Canada liên tụcxuất siêu trong giai đoạn qua Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cán cân thương mại cóphần chững lại đôi chút trong hai năm qua (-1,9% và -21,4% trong hai năm 2005 và2006) Điều này cũng có thể lí giải bằng một số nguyên nhân khách quan mà chủ yếulà do nền kinh tế thế giới giai đoạn này tăng trưởng không ổn định, với sự suy giảmcủa Hoa Kỳ- đối tác chiến lược lớn nhất của Canada Hơn nữa, giai đoạn này nền kinhtế thế giới còn phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng, đặc biệt là cuộc khủnghoảng do bệnh dịch cúm gia cầm tạo nên
Đầu tư kinh doanh
Về tình hình đầu tư, Canada vừa đóng vai trò là nước tiến hành đầu tư vừa là
nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài làmột trong những nội dung chủ yếu trong chính sách kinh tế của Canada Năm 2002,lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Canada đạt tới 248.13 tỷ USD, tăng 78%
so với năm 1997 Vốn đầu tư vào trong nước đạt 204,48 tỷ, tăng 65% so với năm
1997 Năm 2004, đầu tư kinh doanh của Canada ra nước ngoài là 438,4 tỷ CAD trongđó 191 tỷ CAD tập trung vào thị trường chủ lực Hoa Kỳ Ngược lại, Canada cũng thuhút 368 tỷ CAD đầu tư từ nước ngoài trong đó Hoa Kỳ đầu tư vào Canada khoảng238,4 tỷ CAD Đặc biệt, năm 2005, nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào Canada đã lên tới64,1% (bảng 1.4), gần bằng mức đầu tư FDI kỷ lục của Hoa Kỳ vào Canada năm 1990là 64,2% Ngoài Hoa Kỳ ra, các quốc gia như Anh, Pháp, Hà Lan…cũng là những nhàđầu tư quan trọng vào thị trường Canada Hiện tại, nợ nước ngoài của Canada lên tới
170,4 tỷ CAD (9/ 2005) [1]
Bảng 4: Tỷ trọng FDI vào Canada theo thị trường năm 2005
Trang 165 Thụy Sỹ 3,1
Nguồn: Statistics Canada, web: http://www.investincanada.com
Nhìn chung, kể từ sau Thế chiến II, Canada có sự tăng trưởng ấn tượng trong
các lĩnh vực sản xuất, khai khoáng và dịch vụ, đưa Canada từ nền kinh tế nông nghiệptrở thành nền kinh tế công nghiệp và đô thị Hiệp định Thương mại Tự do Canada-Hoa Kỳ (1989) và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (1994, bao gồm thêm cả Mê-hi-cô) đã đưa Canada đạt tới mức tăng ngoạn mục về hội nhập kinh tế và thương mạivới Hoa Kỳ Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động lành nghề,Canada đã trở thành cường quốc kinh tế đầy triển vọng, thuộc trong nhóm các nướccông nghiệp phát triển ở trình độ cao (G8) Xuất khẩu của Canada hầu như luôn ở thếxuất siêu, chiếm gần 1/3 GDP của quốc gia này
1.2 Chính sách ngoại thương của Canada
Canada luôn duy trì các ưu tiên nhằm cải thiện hơn nữa khả năng tiếp cận thịtrường nước ngoài Các mục tiêu đa phương trong chính sách ngoại thương thể hiệnqua việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, khu vực hiệp định thương mại tự
do Bắc Mỹ NAFTA (North American Free Trade Agreement), khu vực mậu dịch tự dochâu Mỹ FTAA (Free Trade Area of Americas), diễn đàn hợp tác quốc tế Châu Á-TháiBình Dương APEC (Asia-Pacific Economic Coorperation)…Khi tham gia vào tất cảcác tổ chức quốc tế cũng như khu vực, các tranh chấp phát sinh là điều không thể tránhkhỏi, chính vì lí do đó, Canada luôn tôn trọng và tuân theo các thỏa thuận đa phương,trong đó nổi bật là các thỏa thuận được quốc tế thừa nhận rộng rãi Hệ thống các thỏathuận của WTO là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương mà Canada theo đuổi.Đây cũng là nền tảng cho chính sách thương mại của Canada Nó điều tiết các mốiquan hệ thương mại của Canada với các đối tác chiến lược bao gồm EU, Nhật Bản vàtác động trực tiếp đến quan hệ Canada – Hoa Kỳ, đối trọng lớn nhất từ trước tới naycủa Canada
Trong chính sách ngoại thương của mình, Canada cũng vẫn tiếp tục cam kếttheo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng của mình trong các vòng đàm phán hiện nay củaWTO, bao gồm cải tổ nền thương mại, tăng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoàicho hàng hóa và dịch vụ của mình Canada cũng là quốc gia ủng hộ rất mạnh mẽ cho
Trang 17tổ chức thương mại thế giới WTO và các khu vực thương mại tự do mở rộng Mộtphần trong chính sách đối ngoại của Canada là xúc tiến hòa bình và an ninh quốc tếthông qua các cơ quan hợp tác đa biên và tôn trọng nhân quyền, an ninh nhân loại.Hiện tại, chính phủ Canada cũng đang tiếp tục bận rộn với các mặt chính sách thươngmại khác để hướng tới việc tiếp cận các thị trường mới nổi đầy tiềm năng Các hỗ trợkĩ thuật liên quan đến thương mại và đầu tư, tăng cường năng lực, hợp tác về chínhsách giữa các tổ chức quốc tế sẽ giúp Canada tham gia đầy đủ hơn vào thị trường cácnước đang phát triển Ngoài ra, trong chính sách ngoại thương của mình, Canada cũngchủ trương xem xét nhu cầu của các nước đang phát triển thông qua việc hỗ trợ cácquốc gia đó hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
2 Tình hình kinh tế và thị trường Hoa Kỳ
2.1 Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ
Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới Hoa Kỳ có nềnkinh tế hỗn hợp, các tập đoàn và công ty tư nhân có vai trò quan trọng trong khi chínhphủ có xu hướng hạn chế tác động vào nền kinh tế Sau một thời gian rơi vào suy thoái(3/2001-1/2002), kinh tế Hoa Kỳ nhanh chóng tăng trưởng trở lại Chính quyền Bushđã sử dụng các biện pháp chính để đối phó kinh tế suy thoái như: tăng chi chính phủ,cắt giảm lãi suất cho vay và giảm thuế Ngoài ra, do kinh tế Hoa Kỳ đang ở trong giaiđoạn chuyển đổi, năng suất lao động tăng mạnh do ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật, nhất là công nghệ thông tin, chu kỳ khủng hoảng kinh tế rút ngắn lại, giúp kinhtế Hoa Kỳ sớm thoát ra khỏi khủng hoảng so với các chu kỳ kinh tế trước đây Năm
2001, GDP Hoa Kỳ tăng 0,8%, năm 2002 tăng 1,9%, năm 2003 tăng 3%, năm 2004 là4,4%, năm 2005 là 3,5% và năm 2006 là 3,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm
2006 của Hoa Kỳ là 13,24 nghìn tỷ đô la, chiếm hơn 30% GDP toàn thế giới GDPtheo đầu người là 44.153 đô la 4
Bảng 5: Các chỉ tiêu cơ bản của Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2008
Năm Chỉ tiêu
2005 2006 2007 * 2008 *
Tốc độ tăng GDP (%) 3,5 3,4 2,4 2,7
4 Nguồn: dữ liệu trực tuyến, thông tin thị trường Hoa Kỳ, website: http://www.mofa.gov.vn.
Trang 18Lạm phát (%) 2,5 2,9 2,6 2,6Tỉ lệ thất nghiệp (%) 5,1 4,6 4,8 5,1
Nguồn: tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 4/2007
(Chú thích: * là con số dự tính).
Kể từ thập kỷ 90 trở lại đây, Hoa Kỳ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP caohơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7 Mức tăng trưởng của Hoa Kỳ trong thậpkỷ 90 là 3,6% trong khi mức tăng chung của cả khối G7 trong giai đoạn này là 2,6%.Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế của Hoa Kỳ từ năm 2000 trở lại đây không ổnđịnh và thấp hơn so với mức bình quân của thập kỷ trước
Hiện nay và trong nhiều thập kỷ nữa, Hoa Kỳ sẽ vẫn là quốc gia có nền kinh tếlớn nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới Mặc dù tỷ trọng GDP của Hoa Kỳtrong tổng GDP toàn cầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây, song hiện nay,Hoa Kỳ vẫn là nước có thu nhập quốc dân lớn nhất và có thu nhập bình quân đầungười đứng đầu thế giới Cụ thể vào năm 2004, tổng thu nhập quốc dân của Hoa Kỳước tính đạt 10.450 tỷ USD, chiếm hơn 21% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu, trongkhi thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kỳ trong cùng năm ước tính khoảng 36.300
USD.[9]
Về cơ cấu GDP phân theo ngành:
Biểu đồ 2: Cơ cấu đóng góp vào GDP theo
ngành của Hoa Kỳ năm 2006
18%
2%
80%
Nguồn: website: http://www.usitc.gov
Có thể thấy rõ Hoa Kỳ có cơ cấu kinh tế của một quốc gia phát triển với tỷtrọng ngành dịch vụ rất lớn so với các lĩnh vực sản xuất vật chất khác Tỷ trọng của
Trang 19ngành dịch vụ chiếm tới 80% trong tổng cơ cấu kinh tế cả nước Lĩnh vực dịch vụ thuhút 83% lực lượng lao động trong cả nước, còn lại 17% lao động tập trung vào lĩnhvực sản xuất vật chất Trong lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tưnhân chiếm 67,8% GDP của Hoa Kỳ trong năm 2006, trong đó đứng đầu là bất độngsản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư Một số loại dịch vụ khácbao gồm bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học,dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở,nhà hàng, quầy rượu …
Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, các ngành chiếm ưu thế gồm có: ngành chếtạo (máy tính, ôtô, máy bay, máy thiết bị) - chiếm 12%; xây dựng - chiếm 4,6%; khaithác dầu mỏ, khí đốt và các hoạt động khai mỏ khác - chiếm 1,4% Hoa Kỳ là quốc giahàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Hoa Kỳ sản xuất ralượng hàng hóa có giá trị tương đương với 1,49 nghìn tỷ đô-la trong năm 2005, nhiềugấp 1,5 lần so với nước đứng thứ hai thế giới là Nhật Bản
Mặc dù hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng cáctrang trại vẫn duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị của mình Giá trị sản lượngnông nghiệp của Hoa Kỳ cũng chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ Mặc dù Hoa Kỳluôn trong tình trạng thâm hụt thương mại nhưng lại thặng dư trong thương mại nôngsản Dự báo vào năm 2007, các trang trại Hoa Kỳ xuất khẩu 78 tỷ đô-la, trong đó, phầnlớn nhất được xuất sang các nước Châu Á 5
Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại hiện nay chính là việc Hoa Kỳ đang làcon nợ của cả thế giới Hoa Kỳ là nước nợ nhiều nhất thế giới với tổng số nợ gần 9nghìn tỷ đô la năm 2006, chiếm 64% GDP Bài toán nan giải mà chính quyền Bushhiện nay đang phải đau đầu chính là tìm ra lối thoát cho những khó khăn chồng chấtmà Hoa Kỳ đang phải đương đầu, bao gồm: thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mạivà nạn thất nghiệp Năm 2004, thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ lên tới gần 500 tỷUSD Tiết kiệm ở Hoa Kỳ rất thấp, người dân chỉ tiết kiệm 1,3% thu nhập hàng năm.Hoa Kỳ là nước vay nợ nhiều nhất thế giới với nợ quốc gia chiếm trên 5% GNP
Cán cân xuất nhập khẩu
5 Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov
Trang 20Hoa Kỳ được coi là nước cung cấp vốn, kỹ thuật, công nghệ và là thị trườngquan trọng nhất để phát triển kinh tế của cả thế giới Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai tròchi phối trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại đầu tư, thông tin, tin học, bưuđiện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục…Trong lĩnh vực tài chínhtiền tệ, hiện nay, Hoa Kỳ chiếm gần 50% lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thựchiện bằng đồng đô la Mỹ Mỗi năm Hoa Kỳ xuất khẩu trên 300 tỷ USD dịch vụ
Từ năm 2002 tới 2006, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đã tăng từ 693 tỷ USDlên 1.037 tỷ, tương đương 49,6% Các mặt hàng đóng góp chủ yếu cho xuất khẩu củaHoa Kỳ là hàng nông sản (9,2%), nguyên liệu công nghiệp (26,8%), tư liệu sản xuất(49%), hàng tiêu dùng (15%) Các quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ năm 2006bao gồm Canada (22%), Mê-hi-cô (13%), Nhật Bản và Trung Quốc Trong khi đó,cũng trong giai đoạn này, nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng tăng rõ rệt, từ 1.163 tỷ USDnăm 2002 lên tới 1.855 tỷ năm 2006, tương đương 59% Giai đoạn này, Hoa Kỳ nhậpkhẩu chủ yếu là nguyên liệu công nghiệp (32,9%), hàng tiêu dùng (31,8%), dầu thô(8,2%) Đối tác chủ yếu là Canada (chiếm 17% tổng kim ngạch nhập khẩu của HoaKỳ), tiếp theo đó là Trung Quốc (15,5%) và Mê-hi-cô (10,6%) (số liệu năm 2006) 6
Bảng 6: Cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2002-2006
( đơn vị: triệu USD)
Số lượng %biến động Số lượng % biến động Số lượng % biến động
Nguồn: GTradeStats Express™ - National Trade Data, Web: www.usitc.gov
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn
2002-2006 đều tăng (bảng 6), song do kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn đã dẫn đến tổngthâm hụt thương mại và dịch vụ của Hoa Kỳ tăng hơn 40 tỷ USD từ năm 2005 đếnnăm 2006 Hiện nay, Hoa Kỳ thâm hụt mậu dịch nhiều nhất là với Trung Quốc Kể từkhi gia nhập WTO vào năm 2000, thương mại của Trung Quốc đã phát triển rất nhanh
6 Nguồn: dữ liệu điện tử trực tuyến, thông tin thị trường Hoa Kỳ, website: http://www.mofa.gov.vn.
Trang 21Thâm hụt mậu dịch hàng hóa với Trung Quốc vào năm 2003 đã đạt mức kỷ lục gần
125 tỷ USD Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn thâm hụt thương mại với rất nhiều các đối tácquan trọng khác, trong đó có Canada (75,2 tỷ USD), Nhật Bản (69,6 tỷ USD), Mê-hi-
cô (54 tỷ USD) và Đức (39,7 tỷ USD) Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ và lạmphát tại Hoa Kỳ vẫn ở mức cao Điều này đang gióng lên những hồi chuông cảnh báođòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ cần có những biện pháp cấp bách và thiết thực hơn nữa đểđưa đất nước thoát khỏi tình trạng đáng lo ngại này
Có thể thấy rõ, trong những năm gần đây, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của HoaKỳ liên tục tăng với chiều hướng hết sức khả quan, liên tục trên 10% trong ba năm
2004, 2005, 2006; tuy nhiên song song với tỉ lệ tăng xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩucủa Hoa Kỳ cũng tăng với tốc độ đáng kể, cụ thể là kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳđã tăng gần 200 tỷ USD từ năm 2005 đến 2006 Kim ngạch xuất nhập khẩu của HoaKỳ chiếm khoảng 25% GDP Hoa Kỳ là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới Chínhkim ngạch nhập khẩu khổng lồ như vậy đã khiến Hoa Kỳ, mặc dù là cường quốc về cảxuất và nhập khẩu, song luôn ở tình trạng nhập siêu, dẫn đến cán cân thương mại luônluôn thâm hụt với tốc độ ngày càng nghiêm trọng Hoa Kỳ bị thâm hụt thương mại ởmức cao liên tiếp trong gần 2 thập kỷ, đặc biệt tăng liên tục ở mức kỷ lục xấp xỉ 818 tỷ
đô la năm 2006, vượt mức báo động (5,5% GDP) Có rất nhiều nguyên nhân lí giải chotình trạng thâm hụt triền miên này của Hoa Kỳ Nguyên do đầu tiên chính là việc nềnkinh tế Hoa Kỳ trong mấy năm gần đây liên tục gặp phải các cuộc khủng hoảng Cuộckhủng hoảng đầu tiên khởi nguồn từ vụ khủng bố 11/9/2001, kéo theo đó là một loạtcác hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng Việc chính phủ Bush ngày càng tăngcường các hoạt động vũ trang, can thiệp quân sự vào các khu vực trên thế giới đã tiêutốn một lượng tiền không nhỏ cho các kế hoạch an ninh quốc phòng, dẫn tới ngân sáchgiành cho phát triển và nâng cao đời sống kinh tế ngày càng thắt chặt Ngoài ra, cáccuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt nguồn từ nạn dịch viêm đường hô hấp cấpSARS, hay dịch cúm gia cầm cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Hoa Kỳnói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung Nguyên do thứ hai không thể khôngkể tới sự lớn mạnh không ngừng của các thị trường- các nền kinh tế đối thủ của HoaKỳ như EU, thị trường Trung Quốc, hay thị trường Nhật Bản
Trang 22 Tình hình đầu tư
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đồng thờicũng là quốc gia nhận được nguồn vốn đầu tư khổng lồ từ bên ngoài Tính tới thờiđiểm hiện nay thì Nhật Bản là quốc gia nhận được nguồn vốn đầu tư lớn nhất từ HoaKỳ đạt tới gần 80 tỷ USD, tiếp đó là Singapore, Hồng Kông và Australia Tổng vốnđầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ra nước ngoài, theo báo cáo năm 2005 của Bộ Thươngmại Hoa Kỳ đã đạt 115.532 tỷ USD, song song với đó là nguồn viện trợ kinh tế đạt 6,9tỷ USD.7
2.2 Chính sách thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ
Đối với các thỏa thuận quốc tế, Hoa Kỳ là nước ủng hộ và đi đầu trong việc xúctiến các thỏa thuận thương mại và đầu tư song phương cũng như đa phương Đầu tiênlà việc xúc tiến xây dựng tổ chức thương mại thế giới do chính quyền Clinton khởixướng, tiếp theo là diễn đàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), là thành viêncủa tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế OECD và thành viên của khu vực mậu dịch tự
do Bắc Mỹ (NAFTA) Gần đây, Hoa Kỳ lại xúc tiến một xu hướng mới- đó là kí kếtcác Hiệp ước đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaty- BIT) và các hiệp địnhthương mại tự do (Free Trade Agreement- FTA) Các thỏa thuận này không chỉ gópphần tạo mối quan hệ thương mại- đầu tư chặt chẽ hơn nữa với các nước kí kết mà cònlà nhân tố then chốt trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các vòngđàm phán đa phương và mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia sau sự kiện 11/9
Một trong những chính sách ngoại thương có tính chiến lược của Hoa Kỳ chínhlà chiến lược về Châu Á- Thái Bình Dương Vai trò của Hoa Kỳ với Châu Á- TháiBình Dương ngày càng quan trọng không chỉ vì quy mô và trình độ phát triển cao củaquốc gia này mà còn vì quan hệ mật thiết của nước này với hầu hết các nền kinh tếtrong khu vực trong đó có những nước truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc với cácnước đang phát triển khác như Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam
Chính sách của Hoa Kỳ với Châu Á- Thái Bình Dương được thể hiện rõ trongbáo cáo của Ủy ban chính sách đầu tư và thương mại Thái Bình Dương - Hoa Kỳ(Report of Commission on US- Pacific trade and Investment policy) với mục đích tưvấn cho chính phủ Hoa Kỳ về việc hoạch định các chính sách thích hợp đối với khu
7 Nguồn: dữ liệu trực tuyến, thông tin về thị trường Hoa Kỳ, website: http://www.mofa.gov.vn.
Trang 23vực chiến lược này: “ Sự phát triển của một nền kinh tế Hoa Kỳ với phần lớn sẽ phụthuộc vào sự phát triển ở các thị trường nước ngoài Không có nơi nào trên thế giới lợiích của Hoa Kỳ lại lớn hơn ở các nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương với tốc độphát triển hết sức mạnh mẽ Trong những năm gần đây, Châu Á- Thái Bình Dương đãtrở thành thị trường nước ngoài phát triển nhanh nhất đối với hàng hóa và dịch vụ củaHoa Kỳ, là nhà xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ và là địa chỉ mới quen thuộc nhất đốivới các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ…Phần lớn thành công trongtương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ tận dụng sự tăngtrưởng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương như thế nào, mặc dù cơ hội là rất lớnnhưng cũng có không ít khó khăn” 8
Với Hoa Kỳ, Châu Á- Thái Bình Dương có tiềm năng rất lớn và đóng vai tròquan trọng trong phát triển kinh tế tương lai, là đối trọng của Hoa Kỳ trong sự ganhđua với Nhật Bản trong việc gây ảnh hưởng ở khu vực này, đặc biệt là ở Đông Nam Á-một khu vực kinh tế năng động và hứa hẹn triển vọng đầy tươi sáng trong tương laikhông xa Một nguyên do nữa khiến Hoa Kỳ đưa ra và kiên trì với quan điểm “tự dohóa thương mại quốc tế” chính là ở chỗ các hiệp định thương mại và đầu tư sẽ giúpHoa Kỳ tăng thêm các nguồn lời từ các hoạt động thương mại hàng tỷ USD mỗi năm.9
Do đó, chính sách về kinh tế, chính trị, đầu tư với Châu Á- Thái Bình Dương vớiphương châm thúc đẩy tự do hóa thương mại, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơnđược Hoa Kỳ chú trọng Thực tế đã chứng minh cho phương châm ấy của Hoa Kỳthông qua việc Hoa Kỳ đẩy mạnh kí kết các hiệp định trong các khối NAFTA, EU,APEC cũng như trong việc tăng cường quan hệ với các quốc gia lớn trên phạm vi toànthế giới
3 Khái quát về tình hình kinh tế và thị trường Mê-hi-cô
3.1 Nền kinh tế Mê-hi-cô và cuộc khủng hoảng tài chính Tequila
8 Nguồn: Report of Commission on US- Pacific trade and investment policy, Introduction trang 14
9 Nguồn: Bùi Thành Nam- Tự do hóa thương mại, các cách tiếp cận của Mỹ sau chiến tranh lạnh- Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay- số 3/2006- trang 39
Trang 24Trước năm 1986- năm Mê-hi-cô gia nhập hiệp định chung về thuế quan vàthương mại GATT,` Mê-hi-cô thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, tức là đóng cửanền kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập và bảo hộ mậudịch trong nước Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mà đặc biệtlà giao thông vận tải và viễn thông đã thúc đẩy tiến trình hội nhập của các quốc giavào nền kinh tế thế giới, và cá nhân Mê-hi-cô cũng nhận thấy tầm quan trọng của việctoàn cầu hóa nên kinh tế của mình Đây là cơ sở để chính phủ Mê-hi-cô quyết định mởcửa thị trường.
Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu chính là việc Mê-hi-cô tham gia Hiệp địnhchung về thuế quan và thương mại GATT năm 1986, tiếp đó ghi nhận bằng việc Mê-hi-cô trở thành thành viên thứ 3 của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA vàongày 1/1/1994 Tuy nhiên, thật không may là ngay sau khi gia nhập NAFTA, Mê-hi-côlại lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng (cuộc khủng hoảng này không liênquan đến việc gia nhập NAFTA) – đó là cuộc khủng hoảng tài chính Tequila (1994-1995) Vào thời điểm này, nguồn dự trữ ngoại tệ của Mê-hi-cô gần như cạn kiệt, nợnước ngoài tính bằng USD đã có thời điểm lên tới 8% GDP-con số cao kỷ lục- khiếndòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cứ lần lượt tránh xa thị trường Mê-hi-cô do cácnhà đầu tư lo sợ đồng Peso mất giá Thực tế khi đó đồng Peso đã rớt giá 50% so vớiđồng đô la Mỹ Tình hình tiếp diễn đã khiến nền kinh tế lâm vào suy thoái Khiếnchính phủ phải tiến tới thả nổi đồng nội tệ của mình Nguồn vốn đầu tư ít đi đã khiếnnền sản xuất của Mê-hi-cô bị thu hẹp, GDP năm 1995 của Mê-hi-cô giảm 6,2% so vớimức tăng bình quân của năm trước khủng hoảng là 2,7% Tuy nhiên sau đó, nhờ thựchiện nhất quán chính sách tiền tệ, tín dụng, kiềm chế được lạm phát, quản lý nợ nhànước và giữ lãi suất ổn định ở mức thấp, đồng thời với việc biết khai thác thế mạnhcủa mình là dầu mỏ, mía đường và du lịch, nền kinh tế Mê-hi-cô đã dần hồi sinh Mê-hi-cô không những huy động được những nguồn tiết kiệm nội bộ nền kinh tế để đầu tưvào sản xuất mà còn thu hút được nguồn FDI khả quan Mức tăng trưởng cao nhất mànền kinh tế Mê-hi-cô đạt được sau khủng hoảng là 6,6% (năm 2000) và có giảm dầnvào các năm sau đó Tính đến 4/2/1995, để giúp Mê-hi-cô vượt qua cuộc khủng hoảngtài chính, Hoa Kỳ và cộng đồng tài chính quốc tế đã cấp một khoản tín dụng tổng cộng
là 51,759 tỷ USD.[15]
Trang 253.2 Những thành tựu kinh tế của Mê-hi-cô trong thời gian qua
Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Mê-hi-cô giai đoạn 2001-2006
GDP/người (nghìn USD) 6,2 6,4 9,1 6,4 10,0
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,5 2,7 3,3 3,9 3,6
Tỷ lệ lạm phát (%) 6,4 5,0 4,6 4,7 4,0
Nguồn: Economic Indicator/Review of the economic situation of Mexico, Juanuary 2006.
Giai đoạn 2001 đến nay, GDP của Mê-hi-cô tăng trưởng chậm do nền kinh tếMê-hi-cô phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Hoa Kỳ cả về FDI lẫn kim ngạch thươngmại hai chiều Giai đoạn này, Hoa Kỳ gặp phải rất nhiều khó khăn do các biến độnggây nên, dẫn tới nền kinh tế tăng trưởng hết sức chậm chạp Mặc dù vậy, nhờ kiềm chếđược lạm phát và ổn định giá thả nổi giữa đồng Peso và đồng đô la Mỹ nên GDP trênđầu người của Mê-hi-cô vẫn tăng khá ổn định và bền vững, từ 5.900 USD/người(2000) lên 9.136 USD (2003) và 10.000 USD (2005) Mê-hi-cô đã gia nhập hàng ngũcác quốc gia có thu nhập tính bằng USD/người vượt mức bình quân 8.238 USD/ngườicủa thế giới, trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới trong số 136 quốc gia được xếphạng dựa vào chỉ tiêu trên Dựa vào bảng số liệu dưới đây, có thể nhận thấy tronng 5năm đầu của thế kỷ mới, tốc độ tăng trưởng của GDP của Mê-hi-cô chưa cao nếu sosánh với tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ và Canada Bên cạnh đó, Mê-hi-cô còn bị hạnchế do có tỷ lệ lạm phát khá cao, mặc dù có xu hướng giảm trong thời gian qua nhưngvẫn là 4% vào cuối năm 2005 Tuy vậy, nếu xét về chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp thì có thểthấy rằng con số tương ứng của Mê-hi-cô khả quan hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ hayCanada Trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Mê-hi-cô trong năm năm qua tương đối thấp,
Trang 26dao động giữa 2,5% và 3.5%, thì con số tại Canada luôn gần bằng hoặc trên 7%, và tạiHoa Kỳ con số ấy gần 5%
GDP phân theo ngành:
Biểu đồ 3: Tỷ trọ ng đóng góp vào GDP theo ngành
của Mexico năm 2005
Thành tựu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Mê-hi-cô
Với những nỗ lực cao của chính phủ, Mê-hi-cô đã dần thoát ra khỏi khủnghoảng Tuy nhiên, để đạt được thành công ấy, ngoài yếu tố chủ quan từ nhà nước,không thể không đề cập tới tác động vô cùng to lớn từ yếu tố khách quan- đó là những
10 Nguồn: thông tin từ website: http://www.comtrade.un.com.
Trang 27lợi thế vô cùng to lớn mà Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ mang lại Do NAFTA cóchính sách phân biệt đối xử với hàng hóa của các khu vực khác, Mê-hi-cô đã biết tậndụng cơ hội và Hiệp định này để khai thác triệt để ưu thế của mình, tiếp cận các thịtrường lớn- nhất là Hoa Kỳ Cụ thể là năm 1996, Mê-hi-cô đã đuổi kịp Trung Quốc,trở thành nước đứng đầu thế giới với tư cách là đối tác cung cấp hàng dệt may cho HoaKỳ Quan trọng hơn là quan hệ thương mại về dệt may của Hoa Kỳ với vùngCarribean đã chuyển thành quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mê-hi-cô NAFTA cho phép hàngdệt may nói riêng và các hàng hóa khác nói chung của Mê-hi-cô vào Hoa Kỳ vàCanada được miễn thuế và hạn ngạch nhập khẩu, và ngược lại Do đó, tổng kim ngạchxuất khẩu của Mê-hi-cô giai đoạn 1995-1998 đã tăng từ 79,54 tỷ USD lên 117,5 tỷUSD, trong đó bình quân hàng năm kim ngạch xuất sang Hoa Kỳ tăng 18,9% và sangCanada tăng 12% Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Canada trong giai đoạn nàycũng tăng với mức bình quân 14,5%/năm Tính tới tháng 9/1998, Mê-hi-cô đã nganghàng với Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu, trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 choHoa Kỳ, và vươn lên từ vị trí nước xuất khẩu thứ 26 trên thế giới năm 1990 lên vị tríthứ 12 năm 2005 và là nước đứng đầu khu vực Mỹ Latinh về kim ngạch xuất khẩu 11
Bảng 8 : Kim ngạch xuất- nhập khẩu của Mê-hi-cô giai đoạn 2000-2006
(Đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: dữ liêu trực tuyến của United Nations, Web: http://www.comtrade.un.org
Đạt được như vậy, theo các nhà phân tích, một phần lớn là do giá dầu mỏ tăngcao trong giai đoạn vừa qua Công ty dầu mỏ Mê-hi-cô (Femex) cho biết công ty này
11 Bảng xếp hạng 15 quốc gia xuất, nhập khẩu hàng đầu thế giới năm 2005, CIA- The World Fact Book- Rank Order
Trang 28khai thác được sản lượng mỗi ngày là 3,33 triệu thùng, xuất 54% cho Hoa Kỳ Giá dầumỏ đã tăng khiến doanh thu từ dầu mỏ chiếm tới 1/3 số thu ngân sách của Mê-hi-cônăm 2004 Trong 2 năm tiếp theo (2005,2006), kim ngạch xuất nhập khẩu của Mê-hi-
cô vẫn tiếp tục tăng theo tốc độ khá ấn tượng, mặc dù xét về tổng thể, Mê-hi-cô vẫntiếp tục gặp phải tình trạng nhập siêu, với cán cân thương mại thâm hụt trong hai nămliên tiếp là -10 tỷ USD (2005) và -5,9 tỷ USD (2006)
Bạn hàng chính của Mê-hi-cô bao gồm Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Nhật, Đức,Pháp và các nước Mỹ Latinh Hàng xuất khẩu chính là máy móc và thiết bị điện tử,dầu thô, sản phẩm hóa chất, thực phẩm chế biến và đồ uống
Tình hình đầu tư nước ngoài tại Mê-hi-cô
Một động lực quan trọng không thể không đề cập là việc Mê-hi-cô đã lấy lạiđược niềm tin từ các nhà đầu tư sau cuộc khủng hoảng tài chính FDI vào Mê-hi-cônăm 1998 đã đạt 13 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm 80,7%; EU 13,8%.12
Trong giai đoạn 2003-2004, FDI vào Mê-hi-cô tăng từ 12,75 tỷ USD lên 17,91tỷ USD, góp phần đưa Mê-hi-cô lên hàng thứ 7 thế giới và đứng thứ 3 khu vực MỹLatinh về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảng 9: Tổng vốn FDI vào Mê-hi-cô giai đoạn 2000-2004 (Đơn vị: tỷ USD)
12 Nguồn: thông tin từ website: http://www.comtrade.un.com
Trang 29ngại của Mê-hi-cô chính là sau năm 2008, ba mặt hàng nông sản của Mê-hi-cô (ngô,đậu nành, sản phẩm sữa) không còn được bảo hộ Mê-hi-cô phải mở cửa cho sản phẩmcùng loại từ Hoa Kỳ, Canada vào tự do cạnh tranh Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớnđối với đời sống của người nông dân Mê-hi-cô Điều lo ngại tiếp theo của chính phủMê-hi-cô chính là tỷ lệ đói nghèo và chênh lệch giàu nghèo tại Mê-hi-cô ngày cànglớn Năm 2003, chênh lêch thu nhập giữa tầng lớp giàu-nghèo tại Mê-hi-cô đã gấp43,2 lần so với mức chênh lệch tại Hoa Kỳ và gấp 10 lần tỷ lệ chênh lệch tại Canada.Hơn thế nữa, do chính sách bế quan tỏa cảng của Mê-hi-cô kéo dài quá lâu, dẫn tớiviệc các doanh nghiệp Mê-hi-cô vẫn còn thiếu năng động trong đổi mới quản lý và tiếpthu những thành tựu của công nghệ thế giới Những thách thức trên, trong bối cảnhnền kinh tế toàn cầu ngày càng xích lại gần nhau đặt ra cho chính phủ Mê-hi-cô rấtnhiều điều cần phải làm để đưa nền kinh tế Mê-hi-cô tiếp tục vững bước trong thiênniên kỷ mới.
1 Những nét chính trong quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Canada
Việt Nam nằm ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, khu vực có tầm quan trọngđặc biệt với Canada không chỉ về mặt địa lý mà còn bởi các mối quan hệ kinh tế ngàycàng sâu rộng Canada tham gia Ủy ban giám sát việc thực hiện Hiệp định Paris năm
1973 tại Việt Nam và chính thức đặt nền móng ngoại giao với Việt Nam ngày21/8/1973 khi cuộc tranh ở Việt Nam còn chưa kết thúc Đây là một điều đáng ghinhận bởi Canada là một trong những nước đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoạigiao với Việt Nam Trong ba thập kỷ qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao21/08/1991, quan hệ chính trị hai nước không ngừng được củng cố bằng các chuyếnthăm lẫn nhau của chính phủ hai nước, quan trọng nhất phải kể đến chuyên thăm Việt
Trang 30Nam của Thủ tướng Canada Jean Chretien (11/1994), ngoại trưởng John Manley(7/2001), Bộ trưởng Tài Chính Paul Martin (4/1996), Thủ tướng Stephen Harper(11/2006) Về phía Việt Nam, trước hết phải kể đến chuyến thăm của Phó Thủ tướngPhan Văn Khải (6/1994), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn MạnhCầm (11/1998), Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (8/2002) và Bộ trưởng Ngoạigiao Nguyễn Dy Niên (9/2003) Cũng trong giai đoạn qua, Canada và Việt Nam đã kývới nhau một loạt các điều ước kinh tế thương mại, tiêu biểu gồm có: (1) Hiệp địnhhợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Québec(16/1/1992); (2) Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ cộnghòa Canada về thương mại và mậu dịch (13/11/1995); (3) Hiệp định giữa Chính phủCHXHCN Việt Nam và Chính phủ cộng hòa Canada về tránh đánh thuế hai lần vàngăn ngừa trốn thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (14/11/1997); (4) Bản ghinhớ Việt Nam – Canada về dự án hỗ trợ chính sách giai đoạn II (25/7/2001); (5) Hiệpđịnh hàng không (6/2003)…
Ngoài ra, hai quốc gia cũng ngày càng hợp tác trên nhiều tổ chức diễn đàn khu vựcvà quốc tế Điều đáng ghi nhận là Canada là một trong những nước thành viên WTOđầu tiên ủng hộ và giúp đỡ thiết thực nhất việc Việt Nam gia nhập tổ chức quốc tế lớnnhất này
Đỉnh cao của sự phát triển quan hệ Việt Nam – Canada được đánh dấu bằng sựkiện quan trọng ngày 13/11/1995- đó là “Hiệp định về thương mại và mậu dịch giữaChính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Canada” Hiệp định bao gồmnhững nội dung chủ yếu sau:
1) Thứ nhất, Việt Nam và Canada cam kết dành cho nhau quy chế đãi ngộ tối huệquốc
2) Thứ hai, hai bên phải tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại giữa hainước, như giúp đỡ các doanh nghiệp của mình trong việc hợp tác và liên doanhđể sản xuất và xuất khẩu sang nước thứ ba vì lợi ích chung; hay mỗi bên sẽ kịpthời công bố tất cả các luật lệ và quy chế có liên quan đến các hoạt động mậudịch và đầu tư…
Trang 313) Thứ ba, các bên có quyền tự do thỏa thuận các điều kiện thanh toán, luật ápdụng cho các hợp đồng và việc giải quyết tranh chấp để đảm bảo tính tựnguyện, bình đẳng của các bên khi tham gia thương mại.
Tất cả các quy định của Hiệp định đều dựa trên nguyên tắc: không phân biệt đốixử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Hiệp định không chỉ tạo cơ sởpháp lý cho sự phát triển lâu dài giữa hai nước mà còn là sự công nhận quy chế đối tácvà hợp tác bình đẳng theo thông lệ quốc tế Đồng thời, mối quan hệ đó sẽ tác động tíchcực tới quan hệ Việt Mỹ, phù hợp với đường lối đối ngoại của Việt Nam Hơn thế nữa,thông qua hiệp định này, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp nhận nguồn vốn ODAcũng như FDI từ Canada, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có điều kiện để học hỏinhững khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất từ một nước “công nghệ nguồn” như Canada Mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada càng được thắt chặt thông qua sự kiệnngày 17/11/2006 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũngđã tiếp Thủ tướng Canada Stephen Harper nhân dịp ông dự Hội nghị Cấp cao APEC
14 Hai bên đã trao đổi về những vấn đề liên quan đến APEC và quan hệ song phương,các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước về kinh tế, thương mại, đầu tư, laođộng, giáo dục và các vấn đề cùng quan tâm
2 Những nét chính trong quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Hoa Kỳ
Có thể nói rằng trong ba quốc gia Bắc Mỹ nói chung thì mối quan hệ hợp tác về cảthương mại và đầu tư của Việt Nam với Hoa Kỳ phát triển, đa dạng, và song song vớiđó là phức tạp hơn cả Không giống như mối quan hệ mới ở giai đoạn đầu với Canada,mới manh nha trong thời gian gần đây với Mê-hi-cô, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiềumối liên hệ trong quá khứ Việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm
1995 được coi là một dấu son trong quan hệ hai nước kể từ sau sự kiện chiến tranhViệt Nam Quan hệ ngày càng được tăng cường và phát triển trên nhiều mặt Hai bênđã trao đổi nhiều đoàn cấp cao Về phía Việt Nam thăm Hoa Kỳ có đoàn Phó Thủtướng Nguyễn Mạnh Cầm (1998, 2000), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn TấnDũng (2001), Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003), Thủ tướng Phan Văn Khải (6/2005),Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm (3/2007) và nhiều đoàncấp Bộ trưởng Phía Mỹ cũng cử nhiều đoàn cấp cao thăm Việt Nam: Ngoại trưởngW.Christopher (1995); Cố vấn an ninh quốc gia A.Lake (1996); Ngoại trưởng
Trang 32M.Albright (1997); cựu Tổng thống G.Bush (1995); Bộ trưởng Quốc phòng W.Cohen(2000); Tổng thống W.Clinton (tháng 11/2000); Ngoại trưởng C.Powell (2001); Chủtịch Hạ viện D.Hastert (tháng 4/2006); Bộ trưởng Quốc phòng D.Rumsfeld (6/2006);Đại diện Thương mại S.Schwab (5/2006); Bộ trưởng Tài chính H.Paulson (9/2006),Ngoại trưởng C.Rice, Tổng thống G.Bush (11/2006) Gần đây nhất là chuyến thămchính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết theo lời mời của Tổng thốngHoa Kỳ G.Bush (18-23/6/2007)
Tuy vậy, sau khi quan hệ hai bên được bình thường hóa, quan hệ về kinh tế vẫnchưa khởi sắc như mong muốn Để có thể tiến xa hơn trong quan hệ kinh tế, sự bìnhthường chính trị là cần thiết, song cần có nhiều nền tảng và khung chính sách cụ thểhơn nữa làm đòn bẩy cho quan hệ kinh tế phát triển Chính vì nhu cầu cấp thiết ấy, màtrong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đã lần lượt chứng kiến thêmrất nhiều những bước tiến của hai nước trong lĩnh vực thương mại và đầu tư: Hai nướcđã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệquyền tác giả (ngày 27/6/1997); Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam vàHoa Kỳ – thường được gọi là Hiệp Định Thương mại Việt – Mỹ (The US- VietnamBilateral Trade Agreement- BTA) chính thức có hiệu lực từ 10/12/2001; Hiệp địnhDệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004);Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005), Bản Ghinhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005) Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nướcđã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Mỹ vềviệc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngày 9/12/2006, Quốchội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnhviễn PNTR (Permanent Normal Trade Relations) với Việt Nam và ngày 29/12/2006Tổng thống G.Bush đã ký ban hành luật này Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thămchính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khungvề thương mại và đầu tư TIFA (Trade and Investment Framework Agreement)
Trong số các Hiệp định đã được ký kết, có thể thấy những cột mốc lớn như:
Đầu tiên là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ BTA (Bilateral Trade Agreement).BTA được coi là bước đi đầu tiên xây dựng một khung pháp lý cho quan hệ songphương về thương mại, hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế cụ thể là tiêu chuẩn của
Trang 33WTO Đây được đánh giá là một Hiệp định thương mại toàn diện BTA gồm sáuchương và phần phụ lục: (1) Thương mại hàng hóa; (2) Thương mại Dịch vụ; (3) Sởhữu trí tuệ; (4) Quan hệ đầu tư; (5) Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh; (6) Cácquy định liên quan đến tính công khai, minh bạch và quyền khiếu kiện Theo đó, camkết Đối xử Quốc gia NT (Nations Treatment) và quy chế Tối Huệ Quốc MFN (Most-favored Nation) được hai bên cam kết thực hiện Song song với nó là việc hai bên tiếntới cắt giảm các loại thuế quan, loại bỏ các hạn chế về số lượng với một loạt các mặthàng cụ thể, những thủ tục rườm rà Về đầu tư, theo Hiệp định, các bên cam kết xóa bỏcác biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIMS (Trade Related InvestmentMeasures), cam kết mở cửa thị trường, xóa bỏ chế độ hai giá…
Tiếp sau là sự kiện Hoa Kỳ dành Quy chế quan hệ Thương mại bình thườngvĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam ngày 20/12/2006 Quyết định này hoàn toàn phù hợpvới những phát triển tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Việc áp dụngPNTR sẽ tạo một nền tảng mang tính bền vững cho việc phát triển quan hệ giữa ViệtNam và Hoa Kỳ trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư Từ nay,Việt Nam và Hoa Kỳ là các đối tác thương mại bình đẳng, cùng áp dụng cho nhaunhững cam kết của mình trong khuôn khổ WTO 13
Và sự kiện gần đây nhất ghi dấu cho quan hệ hai nước chính là việc Hoa Kỳ kývào Thỏa thuận Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) với nhiều nước và tổchức trong đó có ASEAN và Việt Nam (21/6/2007) TIFA sẽ tạo ra đối thoại chínhthức để Việt Nam và Hoa Kỳ có thể thảo luận những sáng kiến mới nhằm tăng cườngmối quan hệ thương mại và đầu tư, cũng như tạo ra một diễn đàn nhằm giám sát việcViệt Nam thực hiện những cam kết với WTO và BTA Theo nhận định của một sốchuyên gia thì TIFA được đánh giá là một bước hướng tới những quy định thôngthoáng hơn, tự do hơn trong quan hệ kinh tế- thương mại- đầu tư, hướng tới những ưu
đãi lớn hơn, sâu sắc hơn.[17] Đây được coi là bước đi nhằm thực hiện đường lối trong
nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc X, đó là: “…đưa các quan hệ quốc tế đã đượcthiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững…” và “…chuẩn bị tốt các điều kiện để kýkết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương”
Nhìn chung, trong hơn 10 năm kể từ ngày hai nước nối lại quan hệ ngoại giao,có thể thấy quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư của Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã
13 Theo phát biểu của đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam, 21/12/2006
Trang 34có những bước tiến vượt bậc, đem lại triển vọng cho cả hai quốc gia Thực tế đã chứngminh cho triển vọng ấy bằng những con số hết sức đáng khích lệ mặc dù vẫn còn nhiềuthách thức trên con đường phía trước.
3 Những nét chính trong quan hệ thương mại- đầu tư Việt Nam - Mê-hi-cô
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Mê-hi-cô được thiết lập vào ngày19/5/1975 Năm 1976, Mê-hi-cô mở Đại sứ quán tại Việt Nam, nhưng sau đó đã rút luivì khó khăn kinh tế Tháng 7/2000, mối quan hệ được nối lại với việc Mê-hi-cô mở lạiđại sứ quán tại Hà Nội
Hiện tại, trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa, cả Việt Nam và Mê-hi-côluôn nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác về kinh tế để tăng cườngvị thế của mình trên trường quốc tế Cả Việt Nam và Mê-hi-cô đều là thành viên củacác tổ chức quốc tế lớn, trong đó nổi bật nhất chính là việc cả hai quốc gia đã trở thànhviên của tổ chức thương mại thế giới WTO và của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC Đối với Việt Nam, sau khi chính thức trở thành thành viêncủa WTO thì mục tiêu hợp tác và mở rộng mối quan hệ với các quốc gia thuộc các khuvực thị trường mới là vô cùng quan trọng, đặc biệt là thị trường giàu tiềm năng nhưchâu Mỹ Latin, trong đó có Mê-hi-cô Cả hai quốc gia, mặc dù nằm ở hai nửa bán cầu,song lại có những nét khá tương đồng về lịch sử, hơn nữa lại được thiên nhiên ưa áicho điều kiện khí hậu nhiệt đới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú dồi dàobất tận Trong thời gian gần đây, mối quan hệ về chính trị cũng như thương mại và đầu
tư giữa hai quốc gia đã được đẩy mạnh Phía Việt Nam đã trao cho Mê-hi-cô dự thảovề Hiệp định Thương mại song phương (2003) và đã nhiều lần đề cập khi có dịp làmviệc song phương Mặc dù hiện nay, hai nước chưa có Hiệp định Thương mại songphương chính thức, song quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ thương mại đã có nhữngbước tiến triển nhất định đáng khích lệ Kim ngạch thương mại hai chiều luôn tăng vớitốc độ trên 50%/năm, mặc dù con số tuyệt đối vẫn còn vô cùng khiêm tốn so với tiềmnăng của hai nước cũng như so với tương quan so sánh với các đối tác khác của mỗiquốc gia
Theo “Đề án phát triển xuất khẩu sang khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2010” của Vụ thị trường Châu Mỹ- Bộ Thương mại, trong giai đoạn tới, Việt Nam cầnchú trọng hơn nữa vào các mặt hàng có hàm lượng chất xám và khoa học cao, nhất là
Trang 352006-dịch vụ, bên cạnh các mặt hàng truyền thống xuất khẩu sang thị trường Mê-hi-cô Cácloại hàng dịch vụ có tiềm năng bao gồm: dịch vụ vận tải biển, cho thuê tàu, dịch vụviễn thông, dịch vụ cho thuê máy bay, cho thuê chuyên gia nông nghiệp trồng lúanước…
Về đầu tư: Hiện tại, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Mê-hi-cô khôngcó dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nào cũng như chưa có dự án hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) nào ở Việt Nam Cuối tháng 10/2005, Mê-hi-cô muốn đề nghịký Thỏa thuận thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tưcấp Bộ, giữa Bộ Kinh tế Mê-hi-cô và Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ CôngThương) Nếu đàm phán này thành công, thì đây sẽ là nền tảng cơ sở và là động lựcmạnh mẽ cho những hợp tác sâu rộng đặc biệt về kinh tế, thương mại và đầu tư giữahai nước trong thời gian tới
II THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ BA NƯỚC BẮC MỸ
1 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Canada
Trong lịch sử hơn ba thập kỷ quan hệ ngoại giao, không thể nói rằng mối quanhệ giữa Việt Nam - Canada về thương mại phát triển mạnh mẽ như với các đối táckhác trong khu vực Châu Á hay Đông Nam Á Hơn thế nữa, khoảng cách về vị thế củahai quốc gia trên thế giới vẫn còn rất lớn Canada nằm trong nhóm các quốc gia pháttriển hàng đầu trên thế giới và là một thành viên quan trọng trong nhóm G8, trong khiViệt Nam hiện tại đang là quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khi mà các nền kinh tế, khôngphân biệt khoảng cách phát triển giàu nghèo phải phụ thuộc vào nhau thì cơ hội cho sựphát triển bền vững của hai nền kinh tế Việt Nam – Canada là không nhỏ Trên nềntảng Hiệp định thương mại song phương, quan hệ giữa hai nước đã có sự phát triển cảvề chiều rộng và chiều sâu, được biểu hiện cụ thể qua các thông số dưới đây:
1.1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Canada
Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Canada giai đoạn 1996-2006
Trang 36Năm Kim ngạch xuất khẩu
Trang 37Hiện tại, một số công ty chính của Canada làm ăn với Việt Nam gồm cóTiberon Minerals, Manulife, Telesat of Ottawa, GE Canada và GE Systems,International Enginering, Danon Foods Co.Ltd., Group Coaticook VeterinaryClinic/ADAX
Kim ngạch nhập khẩu
Bảng 11: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Canada giai đoạn 1996-2006
Năm Kim ngạch nhập khẩu
30 triệu USD Tuy vậy, trong 5 năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu có dấu hiệu khởisắc hơn với tốc độ khá cao, trên 30%/năm Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị
Trang 38trường Canada trong thời kỳ 1996-2006 đạt trên 1 tỷ USD Nếu như năm 1996, kimngạch nhập khẩu từ thị trường Canada chỉ là 36,57 triệu USD thì đến năm 2006 con sốấy đã là 179 triệu USD tăng 5 lần, trong khi kim ngạch xuất khẩu lại tăng gấp 6 lầncùng gốc năm so sánh Hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn này có những năm tăng,ngược lại, cũng có những năm giảm đáng kể, mà điển hình là năm 1999 với giá trịnhập khẩu giảm đến 12,67%, nguyên nhân chủ yếu là do năm 1999 Việt Nam khôngnhập mặt hàng ngũ cốc từ Canada trong khi kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khálớn- gần 2,7 triệu USD năm 1998 Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn nhiều sovới tốc độ tăng trưởng bình quân của ngoại thương Việt Nam Tuy vậy, trong 3 nămgần đây, có thể thấy dấu hiệu đáng mừng khi kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từCanada đã có dấu hiệu tăng mạnh, với giá trị nhập khẩu đã vượt ngưỡng 100 triệuUSD, đặc biệt, năm 2006, giá trị nhập khẩu đã lên gần 179 triệu USD.
1.2 Cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam – Canada
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada
Đặc điểm nổi bật của quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua làviệc Việt Nam thường xuyên xuất siêu sang thị trường Canada Tuy vậy cơ cấu mặthàng xuất khẩu của ta lại khá đơn giản với các sản phẩm chủ yếu là giầy dép, dệt may,hải sản, đồ nội thất, xe đạp và phụ tùng xe đạp, đồ da, cao su, nhựa Trong đó, dệtmay luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục hàng xuất sang Canadatrong những năm gần đây Cơ cấu mặt hàng dường như chỉ có sự xáo trộn vị trí, cònvẫn tập trung chủ yếu ở những mặt hàng nhất định mà thôi
Bảng 12: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam – Canada (2005-2006)
Mặt hàng Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch ( triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Trang 39Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006.
Nhờ có hiệp định thương mại giữa hai nước, Canada đã trở thành một thịtrường mở với Việt Nam Có thể thấy rõ được hai xu hướng ngược nhau đáng mừngtrong cơ cấu hàng xuất khẩu hiện nay Thứ nhất, các mặt hàng nông, hải sản thô, sơchế (hải sản đông lạnh, hoa quả, cà phê…) có tỷ trọng ngày càng giảm sút, không còngiữ vị trí độc tôn như thời kỳ đầu Hai là, các sản phẩm công nghiệp như may mặc,giày dép, xe cộ, máy móc thiết bị đã có dấu hiệu tăng trưởng khả quan, mặc dù kimngạch vẫn còn khá khiêm tốn Chúng ta cần chú ý nâng cao kim ngạch của nhóm sảnphẩm công nghiệp hơn nữa vào thị trường Canada trong thời gian tới
Dựa vào bảng phân tích trên, có thể thấy một số mặt hàng có thế mạnh và đangcó xu hướng gia tăng về kim ngạch xuất khẩu:
Giày dép: Đây là mặt hàng quan trọng hàng đầu trong xuất khẩu của Việt Namnhững năm gần đây Sau thời gian kim ngạch mặt hàng này giảm (năm 2000, 2001) dovụ kiện một số doanh nghiệp bán phá giá vào thị trường Canada Mặc dù phán quyếtnghiêng về phía các doanh nghiệp Việt Nam song nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đếntình hình xuất khẩu của mặt hàng này Trong hai năm gần đây, kim ngạch xuất khẩumặt hàng này đã tăng đáng kể, một phần là do chính phủ Canada đã giảm thuế nhậpkhẩu đối với mặt hàng giày dép từ Việt Nam từ 72% xuống còn 25,7% Tuy vậy, hiệnnay, chủ yếu mặt hàng giày dép xuất sang Canada là sản phẩm gia công nên hiệu quảkinh doanh vẫn còn rất nhỏ
Trang 40Tiếp đến là dệt may, ngành có truyền thống ở nước ta Do các sản phẩm dệtmay của Việt Nam xuất sang Canada còn là sản phẩm truyền thống, yêu cầu kĩ thuậtchế tác chưa cao nên vẫn chưa được nước bạn đánh giá cao Sau khi hạn ngạch đối vớisản phẩm dệt may được dỡ bỏ, đây sẽ là điều kiện hạ thấp chi phí và nâng cao năng lựccạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Một số các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Canada khác baogồm hải sản, xe đạp và phụ tùng xe đạp…Đối với hải sản, vấn đề được quan tâm hiệnnay chính là đa dạng hóa về chủng loại, nghiên cứu kỹ hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật tạiCanada và nâng cao năng lực nuôi trồng trong nước để đảm bảo theo các tiêu chuẩnkhắt khe về vệ sinh thực phẩm trên thị trường thế giới Còn với mặt hàng xe đạp, đâyquả là một dấu hiệu đáng mừng khi trong năm năm trở lại đây, kim ngạch mặt hàngnày liên tục tăng với tỷ lệ ấn tượng là 135%/năm Điều này đã thúc đẩy các doanhnghiệp Việt Nam không ngừng học hỏi hơn nữa để phát triển mặt hàng này nói riêngvà các mặt hàng công nghiệp khác nói chung
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Canada
Bảng 13: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Canada (2004-2005)
Giấy và các sản phẩm