Phát triển đội ngũ chuyên môn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 87 - 89)

II Nông – Lâm Ngư nghiệp

2.5.Phát triển đội ngũ chuyên môn trong doanh nghiệp

2.Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp

2.5.Phát triển đội ngũ chuyên môn trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp phải chú trọng vào công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ và công nhân kỹ thuật vì nguồn nhân lực chính là xương sống, là động lực của bất cứ một hoạt động kinh tế hay đầu tư nào. Không thể chỉ bằng lòng với trình độ của đội ngũ nhân công đang có, các doanh nghiệp cần luôn năng động trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn của nguồn nhân lực. Phải biến đây thành chiến lược quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Có thể thực hiện điều này bằng nhiều cách. Doanh nghiệp có thể xây dựng một chương trình tìm kiếm các tài năng trẻ để đào tạo và làm nòng cốt cho

doanh nghiệp trong tương lai, hình thức này thường được biết tới như chiến dịch “săn đầu người”. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là đơn giản bởi hoạt động này đòi hỏi kinh phí lớn, hơn nữa yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có chính sách đãi ngộ hợp lý và lôi cuốn thì mới thu hút được các tài năng. Thực tế hình thức này mới chỉ thực sự mạnh tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là một hình thức nên được các doanh nghiệp lưu tâm, nhất là những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh việc tìm kiếm các tài năng thì việc quan trọng hơn cả là phải không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực sẵn có. Đây mới là động lực và giá trị cốt lõi góp phần tạo nên thành bại của doanh nghiệp hiện tại. Mỗi doanh nghiệp phải dành một khoản kinh phí cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử cán bộ của mình tham gia. Các doanh nghiệp phải quan tâm đào tạo cả cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ thương mại và công nhân kỹ thuật. Không những đã đào tạo mà hoạt động đào tạo lại cũng nên được triển khai định kỳ vì những thay đổi chóng mặt về hoạt động thương mại cũng như đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhập và làm mới mình để thích ứng với thị trường. Hơn thế nữa, cần phải nâng cao và đặc biệt chú trọng vào công tác đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực của mình. Hoạt động thương mại và đầu tư với thị trường Bắc Mỹ không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực có trình dộ chuyên môn, am hiểu thị trường, mà còn phải thật thành thạo về ngoại ngữ- đây vốn là yêu cầu giao tiếp tối thiểu song lại là điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 87 - 89)