Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam – Canada

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 53 - 62)

Đầu tư nước ngoài là một hình thức quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada. Do điều kiện kinh tế cũng như trình độ phát triển, hiện tại Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để đầu tư sang Canada. Do vậy, người viết chỉ xin được đề cập đến quan hệ đầu tư một chiều từ Canada vào thị trường nước ta, mà chủ yếu là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do các hình thức đầu tư gián tiếp hiện nay vẫn chưa xuất hiện nhiều.

Tính tại thời điểm tháng 10/ 2006, tổng vốn đầu tư của Canada tại Việt Nam lên tới 339.638.658 USD, giúp Canada vươn lên đứng hàng thứ 20 trong số 74 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các đối tác làm ăn chính của Canada với Việt Nam là Tiberon Minerals, Manulife, Telesut of Ottawa, GE Canada. Trong giai đoạn này, ODA của Canada dành cho Việt Nam đạt 18 triệu USD (năm 2003), 24 triệu USD (2004), 26 triệu USD (2005) và 33 triệu USD (2006). Tháng 11/04 Canada đã thông qua dự án phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục pháp luật cho cải cách kinh tế và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. 15

Quy mô và khối lượng các dự án đầu tư của Canada vào ViệtNam

Sau khi luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam ban hành, Canada là người đi sau vào thị trường Việt Nam sau các đối tác đứng đầu bao gồm Singapore, Đài Loan, Hồng Kông…Sự khởi đầu của Canada tương đối khiêm tốn với một dự án quy mô rất nhỏ: Dự án liên doanh tân trang thiết bị ngành may giữa công ty A.Jour Mode của Canada với công ty cung ứng xuất khẩu Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh có trị giá 300.000 USD. Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 1994, mỗi năm chỉ có trung bình 2 dự án đầu tư đăng ký. Năm 1994, với những chuyển biến của tình hình quốc tế trong đó đáng chú ý là việc Hoa Kỳ xóa bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam (12/1994) đã tạo ra làn sóng FDI vào Việt Nam. Tuy không tạo ra bước đột phá quá lớn, song các nhà đầu tư Canada cũng chung hòa theo xu hướng này. Từ 1995, sau khi Hiệp định thương mại Canada – Việt Nam được ký kết, FDI của Canada vào nước ta có xu hướng tăng nhưng tổng FDI hàng năm cũng chỉ đạt 5 đến 10 triệu USD. Từ 1995 đến nay, tuy chỉ hơn 10 năm nhưng chúng ta đã phải chứng kiến 4 lần FDI đột ngột giảm: năm 1997, năm 2000, 2001 (chỉ còn 2.118.000 USD) và 2003 do ảnh hưởng của dịch SARS (chỉ còn 6.457.900 USD).

Bảng 22 : FDI của Canada và Việt Nam từ 1988 đến T10/2006 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

FDI của Canada vào Việt Nam Số lượng Tỷ trọng (%)

Số dự án 55 0,81 6.761

Tổng vốn đầu tư (USD)

339.638.658 0,59 57.308.230.993

Vốn pháp định (USD) 149.909.028 0,59 25.435.563.738 Đẩu tư thực hiện

(USD)

20.851.321 0,07 28.519.179.715

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch Đầu tư, 12/2006

Có thể nhận thấy rõ, Việt Nam cũng như các quốc gia ASEAN khác vẫn chưa phải là địa bàn hấp dẫn đầu tư của Canada. Kể từ khi Việt Nam nhận được FDI của Canada đến nay thì chỉ mới có tổng số 55 dự án là còn hiệu lực. Hơn nữa, khi nghiên cứu quy mô của các dự án đầu tư, thì hầu hết các dự án vào Việt Nam của Canada còn có quy mô nhỏ, gần 40% số dự án có quy mô dưới 500.000 USD. Xem xét con số tương đối, tổng nguồn vốn đầu tư của Canada vào Việt Nam tính tới tháng 10 /2006 luôn nhỏ hơn 1%, đây quả thực là con số quá khiêm tốn, song nó cũng phản ánh phần nào thực tế chính sách đầu tư của Canada, khi các nhà đầu tư của Canada chủ yếu tìm nguồn lợi nhuận từ các thị trường lớn hấp dẫn mà chủ yếu là nước láng giềng Hoa Kỳ, chứ chưa phải là thị trường mới phát triển như Việt Nam- nơi hệ thống chính sách đầu tư và công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế.

Cơ cấu FDI theo ngành của Canada vào Việt Nam

Có thể nói FDI của Canada vào Việt Nam có nhiều nét khác biệt so với FDI của các quốc gia G8 khác. Do quy mô đầu tư nhỏ và các dự án khá thấp, FDI của Canada không tập trung cụ thể vào những ngành nghề cần nhiều vốn lớn.

Bảng 23: FDI của Canada vào Việt Nam phân theo ngành từ 1988 đến 2004 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Stt Ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)

1 Công nghiệp nhẹ 6 11.100.000

2 Tài chính- ngân hàng 1 8.500.000

3 Công nghiệp nặng 8 8.172.727

4 Giao thông vận tải- Bưu điện 2 5.800.000

5 Xây dựng 4 4.500.000

6 Thủy sản 3 3.730.000

7 Công nghiệp thực phẩm 1 3.516.000

8 Khách sạn du lịch 3 2.607.900

9 Nông lâm nghiệp 2 1.673.419

10 Dịch vụ 3 1.190.000

11 Văn hóa, giáo dục, y tế 1 160.000

Tổng số 34 50.950.046

Nguồn: cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư T1/2004

Theo bảng số liệu trên, từ năm 1988- 2004, đứng đầu danh sách các ngành được nhà đầu tư Canada quan tâm là công nghiệp nhẹ với tổng vốn đầu tư là 11,1 triệu USD, chiếm 21,7% tổng vốn FDI của Canada tại Việt Nam. Quy mô trung bình 1 dự án trong lĩnh vực này là 1,85 triệu USD, cao hơn mức trung bình của dự án Canada nói chung. Dự án công nghiệp nhẹ có vốn đầu tư cao nhất của Canada là dự án liên doanh công ty Vican Plastic sản xuất màng nhựa gói đồ ăn giữa Macro Engineering & Technology với công ty Tiền Phong giấy phép số 1984/GP cấp ngày 4/9/1997.

Đứng thứ hai là ngành tài chính ngân hàng, trong đó nổi bật là dự án kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hỗ trợ, tái bảo hiểm và đầu tư do công ty Manulife cấp có số vốn đầu tư 8,5 triệu USD. Dự án này nổi bật thành công và đã đưa Manulife lên trở thành một trong ba công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn kể đến các ngành khác bao gồm công nghiệp nặng, có 8 dự án đầu tư song chỉ chiếm 8.172.727 USD, tiêu biểu là dự án sản xuất thiết bị giao thông của công ty Unix Financial Việt Nam, tổng vốn đầu tư là 5 triệu USD đặt tại Quy Nhơn theo giấy phép số 237/GP-BD. Các dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải- bưu điện chiếm tổng vốn đầu tư 5,8 triệu USD. Các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng, công nghiệp thực phẩm, văn hóa- y tế- giáo dục. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của các lĩnh vực này còn rất nhỏ trong tổng cơ cấu đầu tư theo ngành của Canada vào Việt Nam.

Cơ cấu FDI của Canada vào Việt Nam theo địa phương và theo hình thức đầu tư

Ngoài các yếu tố trên, khi nhắc đến FDI của Canada tại Việt Nam cũng phải quan tâm tới FDI theo lãnh thổ cũng như hình thức đầu tư. Cơ cấu FDI phân theo lãnh thổ, vốn đầu tư của Canada tập trung chủ yếu vào khu vực phía Nam, bắt đầu từ Khánh Hòa trở vào, trong đó tập trung nhiều ở các vùng kinh tế trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… do có điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư như cơ sở hạ tầng. Cụ thể: Tp Hồ Chí Minh (38%), các tỉnh lân cận Tp Hồ Chí Minh (17%), còn lại rải rác trên địa bàn 11 tỉnh còn lại. Hiện tại, các tỉnh miền Bắc vẫn tỏ ra khá kém cạnh trong việc thu hút FDI so với các tỉnh phía Nam. Ngoài Hà Nôi, hiện chỉ có 3 tỉnh thu hút được FDI của Canada là Bắc Ninh (vốn đầu tư 3 triệu USD), Quảng Ninh (tổng vốn đầu tư là 2, 55 triệu USD), Hải Dương (tổng FDI là 1,7 triệu USD) (bảng 24).

Bảng 24: FDI của Canada phân theo địa phương đầu tư, từ 1988-2003 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

1 Tp Hồ Chí Minh 14 19,8

2 Bình Định 1 5 3 Khánh Hòa 2 4,9 4 Đồng Tháp 2 4,016 5 Bắc Ninh 1 3 6 Bình Dương 2 2,6 7 Quảng Ninh 2 2,55 8 Bình Thuận 1 2,4

9 Hải Dương 2 1,7

10 Các tỉnh khác 7 4,98

Tổng số 34 50,95

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư 12/2003

Về hình thức đầu tư, trong số hơn 50 dự án đầu tư còn hiệu lực hiện nay, hình thức phổ biến nhất trong giai đoạn 1988 đến 1997 là liên doanh, do các nhà đầu tư Canada còn thiếu tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Từ 1998 trở lại đây là giai đoạn bùng nổ của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài- hình thức cho phép các nhà đầu tư Canada quyền độc lập và tự quyết đối với các hoạt động kinh doanh của mình. Nhằm khuyến khích thu hút FDI, Việt Nam đã sửa hạn mức thời gian từ 20 năm lên 50 năm đối với loại hình đầu tư này. Sự gia tăng của hình thức này là phù hợp với xu hướng chung trong FDI vào Việt Nam giai đoạn gần đây.

2. Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ

Khi xem xét quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, không thể không đề cập tới BTA và các tác động lớn lao của nó. BTA đã dẫn lối cho dòng chảy FDI vào VN Giai đoạn 2002-2003, số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 24%, trong khi vốn thực hiện chỉ tăng 13%. Từ năm 2003 - 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài bùng nổ, trong đó vốn đăng ký tăng gần 375% với giá trị khoảng 12 tỉ USD, vốn thực hiện tăng 55%. Sau khi thực hiện BTA, thị trường Hoa Kỳ được mở cửa là một lối thoát cho lợi thế cạnh tranh bị dồn nén của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như: dệt may, giày dép, đồ gia dụng và các sản phẩm đồ gỗ. Có thể thấy rõ qua tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào 3 ngành này tăng hơn 7 lần trong giai đoạn 2000-2005 (trên 300%). Có nhiều yếu tố góp phần làm cho VN trở thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn để thu hút FDI, đó là các cam kết sâu rộng và có tính ràng buộc của Việt Nam theo BTA và các hiệp định khác của WTO. Năm 2006, Việt Nam đã thu hút tổng vốn FDI tới 12 tỷ USD, tăng 375%, dự kiến trong năm 2007, FDI có thể sẽ tăng lên tới gần 20 tỷ USD. 16

Ngoài đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, trong thời gian qua, đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng tăng mạnh, trong đó Hoa Kỳ là một trong những nguồn vốn quan trọng. Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng đã tham gia đầu tư nhiều hơn thông qua thị trường chứng khoán. Số lượng và quy mô các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đang tăng mạnh, ước tính đã thu hút ít nhất 1 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam, kể từ khi bắt đầu thực hiện BTA đến giữa năm 2006. Tuy nhiên, khi xem xét mối quan hệ đầu tư giữa hai quốc gia, FDI vẫn là lĩnh vực chủ đạo và đóng góp cho sự phát triển quan hệ đầu tư của hai quốc gia hơn cả.

2.1. Thực trạng quan hệ đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam

Quy mô và số lượng các dự án đầu tư

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (10/12/2001) chính thức có hiệu lực đã đưa quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư của Việt Nam – Hoa Kỳ lên một tầm cao mới. Sau hơn 5 năm thực thi Hiệp định, cho tới tháng 8 năm 2006, tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (không kể qua nước thứ 3) mới chỉ đạt 2,015 tỷ USD. Khoản đầu tư này quá nhỏ, chỉ chiếm 0,72% tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Mặt khác môi trường kinh doanh ở Việt Nam là điều khiến các nhà đầu tư còn ngần ngại, bởi các nhà đầu tư Hoa Kỳ thường rất quan tâm liệu chính sách đầu tư của Việt Nam có minh bạch và nhất quán hay không. Thực tế tình hình đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam trước và sau khi có tác động của Hiệp định Thương mại song phương được phản ánh cụ thể qua bảng số liêu dưới đây:

Bảng 25: FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 1988- 10/2006 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Năm Số lượng dự án

Tổng vốn đăng ký (USD)

Vốn pháp định (USD)

Vốn thực hiện (USD) 1988-2001 114 1.316.091.876 497.012.177 723.253.404 2002 36 209.592.397 86.882.720 12.930.042 2003 26 89.915.000 41.686.168 14.381.753 2004 28 73.263.765 41.724.722 5.241.531 2005 60 262.436.165 116.969.506 21.685.200 10/2006 43 636.425.828 387.181.490 0 Tổng 307 2.186.648.447 1.956.978.389 777.491.930

Nguồn: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, 2006- Website: http://www.mip.gov.vn

Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy quá trình đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam chia thành hai giai đoạn lớn:

Giai đoạn 1988-2001- trước khi BTA được kí kết:

Trong giai đoạn lớn này, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam được tách thành các phân đoạn nhỏ hơn

Từ năm 1989 đến 1993: giai đoạn trước khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam. Trong phân đoạn này, nhìn chung là thời điểm mà đầu tư của các công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam là vô cùng hạn chế với tổng cộng chỉ có 5 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 15,8 triệu USD và vốn thực hiện đạt 19,1 triệu USD 17.

Từ 1994 đến năm 1999- 5 năm sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Riêng trong năm 1994 con số dự án đã đạt 12 dự án với vốn đăng ký là 120,31 triệu USD. Tuy nhiên từ 1995- 1998 dòng vốn FDI có suy giảm đôi chút do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á gây nên.

Trong 2 năm 2000 và 2001- hai năm chờ phê chuẩn BTA, các nhà đầu tư Hoa Kỳ có dấu hiệu hoạt động cầm chừng để chờ đợi những tín hiệu chính thức từ việc Hiệp định song phương được ký kết. Ngay sau khi Hiệp định được ký kết vào 13/7/2000, thái độ của các nhà đầu tư đã thay đổi tích cực mà biểu hiện cụ thể nhất là số dự án đầu tư vào Việt Nam trong 2001 đã tăng gấp đôi so với năm 2000 (đạt 24 dự án) với tổng vốn đăng ký vượt mức 1 tỷ USD.

Giai đoạn từ 2002 tới nay- giai đoạn hậu BTA đã ghi nhận dòng vốn FDI của

Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt một mức cao mới. Tuy vậy, xu hướng giảm FDI có xuất hiện trở lại vào hai năm 2003 và 2004. Năm 2005 và 2006, giai đoạn Việt Nam gấp rút và tích cực cho các cuộc đàm phán cuối cùng để gia nhập WTO, các dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ lại phục hồi trở lại với số lượng dự án tăng gấp đôi (60 dự án năm 2005). Tính riêng đến tháng 10 năm 2006, số dự án đầu tư vào Việt Nam của Hoa Kỳ đã là 43 dự án, đưa Hoa Kỳ lên vị trí thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn này.

Nhìn chung, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng ghi nhận trong gần 20 năm qua. Tính tới cuối năm 2006,

17 Tổng hợp của người viết qua số liệu từ website: http://www.mip.gov.vn- mục tình hình đấu tư trực tiếp nước ngoài. ngoài.

Hoa Kỳ đã vươn lên vị trí thứ 9 trong 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Tuy vậy, so với mức trung bình về quy mô của các dự án đầu tư vào Việt Nam nói chung là 8 triệu USD thì quy mô trung bình của dự án từ Hoa Kỳ chỉ đạt 6,79

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w