2.Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 69 - 72)

II Nông – Lâm Ngư nghiệp

2.Những hạn chế và nguyên nhân

Khi xem xét những hạn chế trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thuộc thị trường Bắc Mỹ, có thể nhận thấy ngay từ đầu đó là kim ngạch thương mại hai chiều vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam cũng như của nước bạn. Hơn thế nữa, bức tranh về quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại của Việt Nam với ba nước trên lại chưa cân đối. Điều này được phản ánh rõ khi đối trọng của quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ không tương xứng với quan hệ Việt Nam – Canada hay Việt Nam – Mê-hi-cô. Mặc dù cả ba quốc gia này cũng chỉ thực sự có quan hệ thương mại với Việt Nam trước, hoặc gần một thập kỷ trở lại nay, thế nhưng trong khi tỷ trọng tổng kim ngạch buôn bán với Hoa Kỳ tăng khá nhanh, thì ngược lại, với Mê-hi-cô lại khá chậm. Xét về quan hệ với từng quốc gia, một điều không thể phủ nhận là mặc dù kim ngạch xuất hay nhập khẩu có tăng trong thời gian qua, song về tổng thể,

con số ấy còn quá khiêm tốn so với tiềm năng thực tại mà hai quốc gia có thể khai thác. Chỉ xét riêng thị trường Hoa Kỳ cũng đã thấy sự chưa cân xứng này. Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hàng năm lên tới khoảng 1.250 tỷ USD, nhưng tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2005 mới chỉ đạt 0,39% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước này.

Hơn thế nữa, một trong những hạn chế lớn ảnh hưởng tới quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Bắc Mỹ chính là Việt Nam còn thiếu am hiểu về cơ chế thị trường cũng như hệ thống luật pháp của các quốc gia trong khu vực này. Biểu hiện cụ thể nhất chính là sự kiện Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa, tiếp đó là vụ kiện của Liên minh các nhà nuôi tôm miền Nam Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá tôm, hay việc Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may từ Việt Nam... Rõ ràng, các vụ kiện trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với Hoa Kỳ nói riêng và với các quốc gia khác nói chung. Riêng về phía Việt Nam, hạn chế lớn nhất là mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc cải tiến sản phẩm, song thực tế chất lượng sản phẩm của ta còn chưa đồng đều, thua kém các đối thủ trong khu vực về chất lượng quảng cáo, kỹ thuật đóng gói còn đơn điệu, hơn nữa, còn bị sự thiếu hiểu biết về thị trường nước bạn làm ảnh hưởng tới hiệu quả của các hoạt động thương mại của mình.

Khi đánh giá về quan hệ đầu tư của Việt Nam với các nước Bắc Mỹ, gần như đây chỉ là sự xem xét từ khía cạnh một chiều, tức là dòng vốn đầu tư của nước bạn vào Việt Nam, và cũng gần như chỉ là đầu tư từ quốc gia lớn nhất- Hoa Kỳ mà thôi. Thực tế, quan hệ về đầu tư với Canada trong những năm gần đây không phát triển quá mạnh mẽ. Theo thống kê của rất nhiều bộ và các ban ngành liên quan thì Việt Nam và Mê-hi-cô chưa có mối quan hệ về đầu tư nào cả. Sự phát triển rất không cân đối này là một hạn chế tiêu biểu. Bên cạnh đó, khi so sánh với các quốc gia mà Việt Nam đã có quan hệ đầu tư (như Đài Loan, Hồng Kông…) thì tổng vốn đầu tư và tổng số dự án đầu tư với các nước Bắc Mỹ nhìn chung còn thấp, quy mô các dự án còn khá nhỏ, kết quả kinh doanh của các dự án còn chưa cao. Một phần có thể do các dự án đang ở giai đoạn triển khai nên chưa thể giải ngân, phần khác là do cơ chế về đầu tư của Việt Nam vẫn còn hạn chế không lôi kéo được nhà đầu tư nước ngoài.

Có rất nhiều nguyên nhân tồn tại và lý giải tại sao quan hệ thương mại cũng như đầu tư giữa Việt Nam với ba quốc gia Bắc Mỹ chưa phát triển như mong muốn. Nguyên nhân cơ bản đầu tiên phải kể đến là do những hạn chế về hệ thống chính sách còn chồng chéo, chưa chặt chẽ. Luật thương mại 2005 mặc dù đã có những sửa đổi nhưng vẫn còn khá đơn giản khi xét ở vai trò nguồn luật điều chỉnh các quan hệ và hoạt động ngoại thương. Về hoạt động đầu tư nước ngoài, mặc dù là một thị trường đang phát triển với rất nhiều tiềm năng và cơ hội, song môi trường tại Việt Nam vẫn chưa thực sự lôi cuốn các nhà đầu tư.

Nguyên nhân cơ bản thứ hai xuất phát từ phía các doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam còn rất thiếu hiểu biết về thị trường nước ngoài, về cơ chế luật pháp, những rào cản về kỹ thuật…Yếu cả về kinh nghiệm, tuổi đời cũng như vốn sống - điều này luôn đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào thế bất lợi khi tham gia vào thị trường toàn cầu nói chung và quan hệ với từng nước Bắc Mỹ nói riêng.

3. Triển vọng cho quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với cácquốc gia Bắc Mỹ quốc gia Bắc Mỹ

Định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam với thế giới nói chung trong thời gian tới dựa trên nền tảng là các quan điểm chủ đạo trong hoạt động Ngoại thương của nhà nước ta, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm đầu thế kỷ 21 là “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, …, tạo nền tảng để đến năm 2010 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…”. Đối với hoạt động đầu tư, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến 2010 đã đề ra chủ trương: “Tiếp tục cải thiện đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài… Cải tiến nhanh các thủ tục hành chính để đơn giản hóa việc cấp phép đầu tư, thực hiện từng bước cơ chế đăng ký đầu tư. Chú trọng thu hút đầu tư của các công ty nắm công nghệ nguồn và có thị phần lớn trên thị trường thế giới”. Dựa vào mục tiêu cụ thể đó, quan hệ kinh tế về thương mại và đầu tư với thế giới nói chung và với các quốc gia Bắc Mỹ nói riêng đã có một tiền đề khá vững chắc để phát triển.

Khi đề cập tới lĩnh vực thương mại giữa Việt Nam và Canada, hay Hoa Kỳ cũng như Mê-hi-cô, có thể thấy buôn bán của Việt Nam với các thị trường này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng hoạt động ngoại thương của từng thị trường nói riêng. Nếu chỉ đánh giá

từ bên ngoài thì sẽ thấy thật bi quan, song cũng phải lưu ý rằng các quốc gia Bắc Mỹ chủ yếu là đối tác thương mại của nhau. Đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ là Canada và ngược lại, với con số về tỷ trọng xuất và nhập khẩu luôn ở trên mức 80%. Bên cạnh đó, Mê-hi-cô gần như chiếm vị trí đối tác quan trọng thứ hai của Hoa Kỳ cũng như Canada trong thời gian gần đây. Khi xem xét đánh giá, cần đặt Việt Nam trong mối tương quan với các thị trường giàu tiềm năng khác như Trung Quốc, và Nhật Bản (Trung Quốc chiếm 1,26% xuất khẩu và 6,8% nhập khẩu của Canada…). Qua đó có thể thấy quan hệ của Việt Nam với các thị trường lớn này không phải là quan hệ một chiều, và Việt Nam không lép vế trước các đối tác nước ngoài. Tiềm năng của mối quan hệ này là rất lớn, vấn đề ở đây chỉ nằm ở thời gian cũng như nỗ lực nội bộ của hai phía để đẩy nhanh tốc độ tận dụng tiềm năng to lớn ấy một cách tối đa có thể. Theo nhận định của một số chuyên gia, triển vọng cho quan hệ giữa Việt Nam với Bắc Mỹ nói chung là “rất sáng sủa” 19. Triển vọng này ngày càng được khẳng định thông qua những con số thống kê tích cực về quan hệ thương mại cũng như đầu tư của Việt Nam với từng quốc gia Bắc Mỹ. Có được triển vọng tươi sáng đó, một phần, theo các chuyên gia, là Việt Nam với các quốc gia Bắc Mỹ nói chung trên thực tế sản xuất những mặt hàng khá khác biệt nhau nên tiềm năng trao đổi và bổ sung cho nhau là rất lớn.

Về tình hình đầu tư, trong những năm vừa qua, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tiếp tục có bước phục hồi rõ rệt từ sau khủng hoảng tài chính khu vực. Hơn nữa, Việt Nam may mắn do không nằm trong vùng động đất hay sóng thần- những sự kiện đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á cũng như dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào khu vực này. Xét về tổng thể, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đã có chuyển biến tích cực, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục gia tăng, nhất là đã có một số dự án sử dụng công nghệ cao. Hơn nữa, Chính phủ cũng đã có những động thái tích cực để khuyến khích đầu tư, cụ thể là Nghị quết số 53/2004/QĐ- TTg về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao, theo đó nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất (10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo). Chính phủ cũng ban hành Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp nhằm đưa chính sách về đầu tư nước ngoài của nước ta theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, minh bạch và hợp lý hơn với

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 69 - 72)