Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Canada

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 35 - 53)

Trong lịch sử hơn ba thập kỷ quan hệ ngoại giao, không thể nói rằng mối quan hệ giữa Việt Nam - Canada về thương mại phát triển mạnh mẽ như với các đối tác khác trong khu vực Châu Á hay Đông Nam Á. Hơn thế nữa, khoảng cách về vị thế của hai quốc gia trên thế giới vẫn còn rất lớn. Canada nằm trong nhóm các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới và là một thành viên quan trọng trong nhóm G8, trong khi Việt Nam hiện tại đang là quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khi mà các nền kinh tế, không phân biệt khoảng cách phát triển giàu nghèo phải phụ thuộc vào nhau thì cơ hội cho sự phát triển bền vững của hai nền kinh tế Việt Nam – Canada là không nhỏ. Trên nền tảng Hiệp định thương mại song phương, quan hệ giữa hai nước đã có sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, được biểu hiện cụ thể qua các thông số dưới đây:

1.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Canada

Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Canada giai đoạn 1996-2006

Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tăng trưởng (%) 1996 71,8 _ 1997 108 50,4 1998 123,3 14,16 1999 131 6,2 2000 142,1 8,4 2001 153,1 7,7 2002 109 -28,8 2003 239,9 120

2004 345,7 44,1

2005* 356 3

2006* 440,5 23,7

Nguồn: Trade data online, statistics Canada, web: http://www.strategis.gc.ca & Báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006 (*).

Số liệu từ bảng trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada năm 2006 đã tăng gấp 6l lần con số của năm 1996 với con số tổng kim ngạch xuất khẩu trong mười năm đã đạt trên 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu bình quân giữa hai nước là hơn 40%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng như vậy nhưng tốc độ tăng của kim ngạch thương mại giữa hai nước trong giai đoạn qua cũng không ổn định và chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng chung của ngoại thương Việt Nam trong cùng thời kỳ. Một điều không thể phủ nhận là trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường Canada, nhất là từ năm 2000 đến nay, mức xuất siêu sang Canada luôn đạt trên 100 triệu USD. Điều này đã làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam để bù đắp lại những khoản nhập siêu từ các thị trường khác. Hơn thế nữa, sự tăng trưởng này ngày càng nâng cao vị trí, vai trò của quan hệ thương mại giữa hai nước trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam.

Hiện tại, một số công ty chính của Canada làm ăn với Việt Nam gồm có Tiberon Minerals, Manulife, Telesat of Ottawa, GE Canada và GE Systems, International Enginering, Danon Foods Co.Ltd., Group Coaticook Veterinary Clinic/ADAX...

Kim ngạch nhập khẩu

Bảng 11: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Canada giai đoạn 1996-2006

Năm Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) Tăng trưởng (%) 1996 36,57 _ 1997 37,66 2,98 1998 36,74 -2,45 1999 32,1 -12,67

2000 38,06 18,62001 37,8 -0,6 2001 37,8 -0,6 2002 44,98 18,9 2003 61,25 36,1 2004 84,2 37,46 2005* 167,6 99 2006* 178,6 6,6

Nguồn: Statistics Canada, web: http://www.strategis.ic.ga.ca & Báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006 (*).

Nếu như hoạt động xuất khẩu giữa hai quốc gia là khá khả quan thì ngược lại, trong giai đoạn qua, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và Canada lại tăng không đáng kể. Dựa vào bảng số liệu 11, chúng ta có thể thấy rõ, từ năm 1996 tới 2002, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và Canada chỉ giới hạn ở con số khiêm tốn trên dưới 30 triệu USD. Tuy vậy, trong 5 năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc hơn với tốc độ khá cao, trên 30%/năm. Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Canada trong thời kỳ 1996-2006 đạt trên 1 tỷ USD. Nếu như năm 1996, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Canada chỉ là 36,57 triệu USD thì đến năm 2006 con số ấy đã là 179 triệu USD tăng 5 lần, trong khi kim ngạch xuất khẩu lại tăng gấp 6 lần cùng gốc năm so sánh. Hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn này có những năm tăng, ngược lại, cũng có những năm giảm đáng kể, mà điển hình là năm 1999 với giá trị nhập khẩu giảm đến 12,67%, nguyên nhân chủ yếu là do năm 1999 Việt Nam không nhập mặt hàng ngũ cốc từ Canada trong khi kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khá lớn- gần 2,7 triệu USD năm 1998. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngoại thương Việt Nam. Tuy vậy, trong 3 năm gần đây, có thể thấy dấu hiệu đáng mừng khi kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Canada đã có dấu hiệu tăng mạnh, với giá trị nhập khẩu đã vượt ngưỡng 100 triệu USD, đặc biệt, năm 2006, giá trị nhập khẩu đã lên gần 179 triệu USD.

1.2. Cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam – Canada

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada

Đặc điểm nổi bật của quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua là việc Việt Nam thường xuyên xuất siêu sang thị trường Canada. Tuy vậy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta lại khá đơn giản với các sản phẩm chủ yếu là giầy dép, dệt may, hải sản, đồ nội thất, xe đạp và phụ tùng xe đạp, đồ da, cao su, nhựa.. Trong đó, dệt may luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục hàng xuất sang Canada trong những năm gần đây. Cơ cấu mặt hàng dường như chỉ có sự xáo trộn vị trí, còn vẫn tập trung chủ yếu ở những mặt hàng nhất định mà thôi.

Bảng 12: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam – Canada (2005-2006)

Năm 2005 2006

Mặt hàng Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch ( triệu USD) Tỷ trọng (%)

Giày dép các loại 73,38 20,6 86,6 19,65

Hàng dệt may 80,93 22,7 97,3 22,1

Hải sản 67,46 18,9 80,08 18,2

Hàng rau quả 2,31 0,65 3,21 0,73

Sản phẩm gỗ 17,6 4,9 _ _

Máy tính và linh kiện 12,62 3,5 24,86 5,64

Sản phẩm nhựa 3,79 1,06 0,47 0,11

Sản phẩm khác 97,91 27,6 147,98 33,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng xuất sang Canada

356 100 440,5 100

Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006.

Nhờ có hiệp định thương mại giữa hai nước, Canada đã trở thành một thị trường mở với Việt Nam. Có thể thấy rõ được hai xu hướng ngược nhau đáng mừng trong cơ

cấu hàng xuất khẩu hiện nay. Thứ nhất, các mặt hàng nông, hải sản thô, sơ chế (hải sản đông lạnh, hoa quả, cà phê…) có tỷ trọng ngày càng giảm sút, không còn giữ vị trí độc tôn như thời kỳ đầu. Hai là, các sản phẩm công nghiệp như may mặc, giày dép, xe cộ, máy móc thiết bị đã có dấu hiệu tăng trưởng khả quan, mặc dù kim ngạch vẫn còn khá khiêm tốn. Chúng ta cần chú ý nâng cao kim ngạch của nhóm sản phẩm công nghiệp hơn nữa vào thị trường Canada trong thời gian tới.

Dựa vào bảng phân tích trên, có thể thấy một số mặt hàng có thế mạnh và đang có xu hướng gia tăng về kim ngạch xuất khẩu:

Giày dép: Đây là mặt hàng quan trọng hàng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây. Sau thời gian kim ngạch mặt hàng này giảm (năm 2000, 2001) do vụ kiện một số doanh nghiệp bán phá giá vào thị trường Canada. Mặc dù phán quyết nghiêng về phía các doanh nghiệp Việt Nam song nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu của mặt hàng này. Trong hai năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng đáng kể, một phần là do chính phủ Canada đã giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giày dép từ Việt Nam từ 72% xuống còn 25,7%. Tuy vậy, hiện nay, chủ yếu mặt hàng giày dép xuất sang Canada là sản phẩm gia công nên hiệu quả kinh doanh vẫn còn rất nhỏ.

Tiếp đến là dệt may, ngành có truyền thống ở nước ta. Do các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất sang Canada còn là sản phẩm truyền thống, yêu cầu kĩ thuật chế tác chưa cao nên vẫn chưa được nước bạn đánh giá cao. Sau khi hạn ngạch đối với sản phẩm dệt may được dỡ bỏ, đây sẽ là điều kiện hạ thấp chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Một số các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Canada khác bao gồm hải sản, xe đạp và phụ tùng xe đạp…Đối với hải sản, vấn đề được quan tâm hiện nay chính là đa dạng hóa về chủng loại, nghiên cứu kỹ hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật tại Canada và nâng cao năng lực nuôi trồng trong nước để đảm bảo theo các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh thực phẩm trên thị trường thế giới. Còn với mặt hàng xe đạp, đây quả là một dấu hiệu đáng mừng khi trong năm năm trở lại đây, kim ngạch mặt hàng này liên tục tăng với tỷ lệ ấn tượng là 135%/năm. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt

Nam không ngừng học hỏi hơn nữa để phát triển mặt hàng này nói riêng và các mặt hàng công nghiệp khác nói chung.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Canada

Bảng 13: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Canada (2004-2005)

Năm 2004 2005

Mặt hàng Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Phân bón 27,12 32,2 22 12,6

Máy móc thiết bị 17,3 20,54 21,2 12,2

Linh kiện điện tử 5,6 6,66 2,04 1,2

Lúa mỳ 4 4,75 64 37

Dầu mỡ động thực vật 3,4 4,03 6,1 3,5

Sắt thép các loại 2,53 3 4,4 2,5

Giấy và các sản phẩm giấy 2,3 2,7 7,3 4,2

Dược phẩm 2.05 2,24 5,3 3,0

Các sản phẩm khác 19,9 23,6 41,26 23,8

Tổng nhập từ Canada 84,2 100 173,6 100

Nguồn: tổng hợp từ trang web: http://www.strategis.ic.gc.ca & số liệu từ Bộ công thương, web: http://www.mot.gov.vn

Một thực trạng đáng buồn là cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Canada còn quá sơ sài và ít biến đổi, do chính sách nhập khẩu của Việt Nam là tập trung nhập thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho xây dựng công nghiệp, cho sản xuất và phát triển kinh tế là trọng yếu. Có thể chia thành 2 nhóm mặt hàng cơ bản: Nhóm một là nhóm chiếm trên 70% tỷ trọng, bao gồm hàng nguyên liệu, phân bón, hóa chất cơ bản, dược phẩm… Nhóm hai là nhóm chiếm tỷ trọng còn lại bao gồm hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị,

động cơ… Có thể thấy nổi lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Canada chủ yếu trong vài năm gần đây như sau:

Thứ nhất là phân bón: Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu nên nhu cầu về phân bón là không thể thiếu. Đây là mặt hàng có kim ngạch lớn từ Canada và có tốc độ tăng tương đối nhanh. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 50.000-90.000 tấn trị giá trên dưới 10 triệu USD. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu phân bón của Canada so với từ các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Nga còn thấp, phần lớn là do những bất lợi về vị trí gây ra chi phí vận chuyển tương đối lớn, làm giảm đi tính cạnh tranh của mặt hàng này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt hàng thứ hai phải kể đến là máy móc thiết bị và phụ tùng. Đây là nhóm sản phẩm có tính chiến lược để tiến hành hiện đại hóa hệ thống sản xuất tại nước ta. Trong hơn một thập kỷ qua, kim ngạch mặt hàng này luôn đứng trong top 5 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Canada. Vì Canada là nước có công nghệ nguồn đạt trình độ cao của thế giới, Việt Nam cần tận dụng và phát huy hơn nữa nguồn hàng này để phục vụ cho lợi ích kinh tế của mình

Bên cạnh các nhóm hàng trên, nhìn chung, cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu hàng năm của Việt Nam là không giống nhau. Vấn đề trước mắt là chúng ta cần có chiến lược nhập khẩu hợp lý, tránh tình trạng nhập lẻ tẻ, mà cần có một hệ thống khoa học và hữu dụng để tăng năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt khả năng mà các mặt hàn nhập khẩu này mang lại cho đất nước.

2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Kể từ khi BTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực đến nay, Hoa Kỳ đã cắt giảm thuế suất nhập khẩu trung bình đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam từ 40% xuống còn 4%. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường to lớn của Hoa Kỳ đã được mở rộng cho hàng hóa của Việt Nam. Song song với đó, quan hệ buôn bán giữa hai nước đã tăng nhanh với kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2005 đạt 7,8 tỉ USD, tăng gấp hơn 5 lần năm 2001 (1,5 tỉ USD); năm 2006 đạt 9,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam nhập 1,1 tỷ và xuất 8,6 tỷ.

2.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ

Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2001-6/2007)

Năm Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng (%)

2001 1.052 _ 2002 2.452,8 133 2003 3.938,6 60,6 2004 4.992 27 2005 5.930,6 18,8 2006* 8.546 44,4 1-6/2007* 4.695,4 _

Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006 & website: http://www.USITC.gov- database(*).

Chỉ hai năm sau khi BTA có hiệu lực, từ một thị trường tương đối nhỏ của hàng xuất khẩu Việt Nam, Hoa Kỳ đã vượt qua các nước khác trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, năm 2002-2003, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt mức kỷ lục, 133% năm 2002; 60,6% năm 2003. Tuy nhiên, sự tăng trưởng xuất khẩu thần kỳ này đã chấm dứt vào năm 2003 với việc thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ cùng giới hạn của hiệp định này đối với sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may. Sau năm 2003, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng tương đương với xuất khẩu nói chung, khoảng 20-30%/năm.

Sự gia tăng mạnh mẽ ban đầu đối với hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và sự gia tăng khiêm tốn hơn trong thời gian sau đó (2003) có thể coi phần lớn là do kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Thời kỳ 2002 và 6 tháng đầu 2003, xuất khẩu dệt may tăng rất cao, đến gần 1.800% năm 2002. Từ giữa năm 2003, tốc độ tăng trưởng chậm lại khi Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, còn khoảng 7%-8%/năm. Sau 5 năm, kim ngạch hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng hơn 8 lần, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ hơn 1 tỷ USD năm 2001 đã tăng lên 8,5 tỷ USD năm 2006.

Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tính tới thời điểm tháng 6/2007, theo báo cáo của Bộ thương mại Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ đã nhập khẩu từ Việt Nam lên tới 4,7 tỷ USD- đây là con số khá lớn cho nửa năm đầu. Hiện tại, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 66 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ. Điều này hứa hẹn một kim ngạch xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung trong cả năm 2007- năm đầu tiên sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Kim ngạch nhập khẩu

Bảng 15: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ giai đoạn 2001-6/2007

Năm Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng (%)

2001 460,8 - 2002 580 25,8 2003 1.324 128 2004 1.131,4 -14,5 2005 864,4 -23,6 2006* 1.100,2 27,3 1-6/2007* 744,7 _

Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006 & Website: http://www.comtrade.un.org (*)

Một điều có thể nhận thấy rõ, đó là tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong 6 năm trở lại đây không ổn định. Trong hai năm sau khi BTA được ký kết, cũng như kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 35 - 53)