Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 86 - 87)

II Nông – Lâm Ngư nghiệp

2.3.Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư.

2.Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp

2.3.Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư.

Bên cạnh việc tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, việc nâng cao năng lực tiếp thị và xúc tiến thương mại cũng cần được các doanh nghiệp hết sức lưu tâm.

Đối với hoạt động thương mại, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ, Canada hay Mê-hi-cô (như Hội chợ quốc tế hàng năm tại La Puebla- Mê-hi-cô, Hội chợ quốc tế hàng may mặc Magic Show hay Hội chợ quốc tế Giày dép WSA Show tại Las Vegas vào tháng 2 và 8 hàng năm). Các doanh nghiệp nên trực tiếp và thường xuyên liên hệ với các đại sứ quán Hoa Kỳ, Canada cũng như Mê-hi-cô, hoặc có thể thông qua Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại, hay Cục xúc tiến đầu tư - Bộ Kế hoạch và đầu tư để kịp thời nắm bắt những thông tin kinh tế và thị trường nước bạn. Đây cũng là những cơ quan trung gian cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin chính xác về tình hình thị trường, nhu cầu thị hiếu của từng thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh cũng như đầu tư với nước bạn. Đối với bản thân các doanh nghiêp, cũng cần chủ động tạo ưu thế cho mình thông qua việc nhanh chóng, kịp thời liên hệ và thành lập các văn phòng đại diện tại nước bạn; chủ động tìm kiếm đối tác có đủ năng lực tài chính, tin cậy làm đại lý cho mình.

Đối với hoạt động đầu tư, doanh nghiệp cần tự quảng bá thông qua việc chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước bạn. Đầu tiên, để làm như thế, doanh nghiệp nên nghiên cứu trước về môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư tại từng quốc gia Bắc Mỹ nói riêng. Kế đó là việc chủ động liên hệ tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Doanh nghiệp cần tranh thủ được sự chú ý từ chính quyền nước sở tại qua việc tự quảng bá bản thân,

chứng minh khả năng tài chính cũng như khả năng chuyên môn về lĩnh vực muốn đầu tư. Bên cạnh đó, không quên việc nhấn mạnh quan điểm và mối lưu tâm tới những vấn đề công ích, vấn đề bảo vệ môi trường hay vì lợi ích cộng đồng tại địa phương muốn đầu tư, cũng như khẳng định việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nước bạn. Như thế, doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ và xây dựng được lòng tin đối với chính quyền nước và địa phương sở tại, tạo ưu thế so với các nhà đầu tư khác.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ (Trang 86 - 87)