MỤC LỤC
Các mục tiêu đa phương trong chính sách ngoại thương thể hiện qua việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, khu vực hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (North American Free Trade Agreement), khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ FTAA (Free Trade Area of Americas), diễn đàn hợp tác quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC (Asia-Pacific Economic Coorperation)…Khi tham gia vào tất cả các tổ. Một phần trong chính sách đối ngoại của Canada là xúc tiến hòa bình và an ninh quốc tế thông qua các cơ quan hợp tác đa biên và tôn trọng nhân quyền, an ninh nhân loại.
Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Hoa Kỳ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 1,49 nghìn tỷ đô-la trong năm 2005, nhiều gấp 1,5 lần so với nước đứng thứ hai thế giới là Nhật Bản. Các ngành kinh tế chủ chốt ở Mê-hi-cô, trừ ngành dầu lửa được quốc hữu hoá từ 1938, đều do các công ty xuyên quốc gia do tư bản Hoa Kỳ khống chế nắm giữ.
Hiện tại, một số công ty chính của Canada làm ăn với Việt Nam gồm có Tiberon Minerals, Manulife, Telesat of Ottawa, GE Canada và GE Systems, International Enginering, Danon Foods Co.Ltd., Group Coaticook Veterinary Clinic/ADAX. Chỉ hai năm sau khi BTA có hiệu lực, từ một thị trường tương đối nhỏ của hàng xuất khẩu Việt Nam, Hoa Kỳ đã vượt qua các nước khác trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng xuất khẩu thần kỳ này đã chấm dứt vào năm 2003 với việc thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ cùng giới hạn của hiệp định này đối với sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may.
Các mặt hàng này trở thành bộ phận tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm hàng chế biến xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006 và chiếm khoảng gần 1/2 tổng giá trị hàng chế biến xuất khẩu trong năm 2006. Mặc dù thuế bán phá giá làm gia tăng chi phí cho các nhà sản xuất và kinh doanh của Việt Nam, nhưng dường như nó không có tác động đáng kể đối với tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra và cá basa.
Sau khi thực hiện BTA, thị trường Hoa Kỳ được mở cửa là một lối thoát cho lợi thế cạnh tranh bị dồn nén của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như: dệt may, giày dép, đồ gia dụng và các sản phẩm đồ gỗ. Có nhiều yếu tố góp phần làm cho VN trở thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn để thu hút FDI, đó là các cam kết sâu rộng và có tính ràng buộc của Việt Nam theo BTA và các hiệp định khác của WTO. Ngoài đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, trong thời gian qua, đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng tăng mạnh, trong đó Hoa Kỳ là một trong những nguồn vốn quan trọng.
Số lượng và quy mô các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đang tăng mạnh, ước tính đã thu hút ít nhất 1 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam, kể từ khi bắt đầu thực hiện BTA đến giữa năm 2006. Ngoài ra còn có các tên tuổi khác như Microsoft trong lĩnh vực tin học, Boeing trong công nghiệp hàng không, P&G trong công nghiệp hóa chất, Pepsi và Coca Cola trong lĩnh vực nước giải khát.
Vì thế, khi đánh giá những mặt tích cực trong quan hệ thương mại của Việt Nam với ba nước Bắc Mỹ, ngoài yếu tố thị trường mở rộng, song song với đó là sự quảng giao với thế giới, không thể không đề cập tới sự trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với thị trường Mê-hi-cô - một thị trường tương đối mới mẻ của Việt Nam, chính vì thế mà tuổi đời của quan hệ thương mại hai nước còn khá khiêm tốn, song nó đã ghi nhận bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong việc mở rộng mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Sẽ là không quá khi đánh giá rằng các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kí kết, trong đó nổi bật là BTA (2004) đã mở đường cho sự bùng nổ thương mại song phương của Việt Nam và Hoa Kỳ nói riêng cũng như giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới.
Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đã có chuyển biến tích cực, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục gia tăng, nhất là đã có những dự án sử dụng công nghệ cao- điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đặt lòng tin vào thị trường Việt Nam. Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, hoạt động đầu tư càng có cơ hội phát triển hơn nữa khi thị trường được mở cửa và các quy định về đầu tư cũng trở nên thông thoáng hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực viễn thông và dịch vụ.
Biểu hiện cụ thể nhất chính là sự kiện Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa, tiếp đó là vụ kiện của Liên minh các nhà nuôi tôm miền Nam Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá tôm, hay việc Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may từ Viợ̀t Nam. Riêng về phía Việt Nam, hạn chế lớn nhất là mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc cải tiến sản phẩm, song thực tế chất lượng sản phẩm của ta còn chưa đồng đều, thua kém các đối thủ trong khu vực về chất lượng quảng cáo, kỹ thuật đóng gói còn đơn điệu, hơn nữa, còn bị sự thiếu hiểu biết về thị trường nước bạn làm ảnh hưởng tới hiệu quả của các hoạt động thương mại của mình. Doanh nghiệp Việt Nam còn rất thiếu hiểu biết về thị trường nước ngoài, về cơ chế luật pháp, những rào cản về kỹ thuật…Yếu cả về kinh nghiệm, tuổi đời cũng như vốn sống - điều này luôn đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào thế bất lợi khi tham gia vào thị trường toàn cầu nói chung và quan hệ với từng nước Bắc Mỹ nói riêng.
Định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam với thế giới nói chung trong thời gian tới dựa trên nền tảng là các quan điểm chủ đạo trong hoạt động Ngoại thương của nhà nước ta, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm đầu thế kỷ 21 là “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, …, tạo nền tảng để đến năm 2010 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…”. Hơn nữa, Chính phủ cũng đã có những động thái tích cực để khuyến khích đầu tư, cụ thể là Nghị quết số 53/2004/QĐ- TTg về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao, theo đó nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất (10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo).
Việc nhà nước xây dựng một môi trường thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước được tiếp xúc với cơ chế cởi mở với nhiều cơ hội, mà còn làm tăng tính năng động của chính bản thân các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này có nghĩa hệ thống luật pháp nước ta phải đảm bảo chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế theo hướng tự do hóa thương mại, dỡ bỏ các lực cản tới hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động đầu tư. Vì vậy, để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nước nhà làm ăn ở nước ngoài nói chung và tại các quốc gia Bắc Mỹ nói riêng, cần có sự thỏa thuận, cam kết của chính phủ nước sở tại thông qua các điều WTO ước song phương cũng như đa phương.
Hơn thế nữa, một điều được đặt ra là, việc hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật kinh doanh, ký kết các Hiệp định thương mại và đầu tư, tham gia WTO là điều kiện cần cho việc tạo lập môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng điều kiện đủ của nó là chúng ta sẽ thực hiện chúng nghiêm chỉnh ở mức độ nào. - Về thủ tục đóng thuế hay giải thể doanh nghiệp: Theo một báo cáo mới của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh thì Việt Nam có những cải cách tác động tích cực đến các chỉ số kinh doanh như cấp phép và tuyển dụng, sa thải lao đông.
Nghiên cứu kỹ thị trường và hệ thống luật tại các quốc gia Bắc Mỹ. Internet đem lại cho doanh nghiệp thế giới trong tầm tay, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được kho tàng thông tin quý giá một cách nhanh chóng mà không một phương tiện truyền thống nào có thể bắt kịp được. Phải biến đây thành chiến lược quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
Những thành tựu kinh tế của Mê-hi-cô trong thời gian qua.