Phân tích HQSXKD nhằm đánh giá để đưa ra các quyết định về: quản trị, đầu tư, kế hoạch SXKD… cho phù hợp. Một DN muốn biết được vị trí của mình trên thị trường nhất thiết phải nắm rõ được thực trạng tài chính, HQKD trong những năm qua đã đạt được để xác định phương hướng SXKD trong tương lai của công ty. Do đó phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung quan trọng cần được tiến hành thường xuyên và khoa học để từ đó cung cấp những thông tin chính xác nhằm giúp cho các nhà quản trị thực hiện tốt vai trò quản lý doanh nghiệp.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bảnthân Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã giảng dạy vàgiúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần đầu tư và xuấtnhập khẩu Cà phê Tây Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gianthực tập vừa qua
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập cũng như trong quá trình viết chuyên đề này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trang 26 DNVN Doanh nghiệp Việt Nam
Trang 3Bảng 3.2: Tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty qua 3
năm 2006 – 2008 30
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 39
Bảng 4.2 : Cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm 2006 – 2008 40
Bảng 4.3: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2006 -2008 43
Bảng 4.4: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong 3 năm 2006 – 2008 45
Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng lao động trong công ty qua 3 năm 47
Bảng 4.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 51
Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong 3 năm 55
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty trong 3 năm 2006 – 2008 58
Bảng 4.10: Khả năng sinh lời của công ty trong 3 năm 2006 – 2008 61
Bảng 4.11: Phân tích SWOT 63
2 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây nguyên 24
Sơ đồ 4.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu từ năm 2006 - 2008 36
Sơ đồ 4.2 Doanh thu từ năm 2006 - 2008 50
Sơ đồ 4.3 Lợi nhuận từ năm 2006 - 2008 53
Sơ đồ 4.4: Thể hiện sự tương quan giữa doanh thu và chi phi 59
MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
Trang 41.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Địa điểm nghiên cứu 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Nội dung nghiên cứu 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Những khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐSXKD 12
2.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao HQHĐSXKD 14
2.2 Cơ sở thực tiễn 15
2.2.1 Thực trạng HQHĐSXKD cà phê ở nước ta hiện nay 15
2.2.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến QTSX và HQKT cây cà phê 18
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên 21
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22
3.1.3 Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty 23
3.1.4 Tình hình lao động của công ty 28
3.1.5 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 30
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 31
3.2.3 Một số các chỉ tiêu kinh tế phân tích HQHĐSXKD 32
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm 2006 - 2008 36
4.2 Thực trạng tình hình HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008 37
Trang 54.2.1 Thực trạng sử dụng nguồn lực của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 37
4.2.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn của công ty trong 3 năm vừa qua 48
4.2.3 Kết quả HĐSXKD của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 50
4.2.4 Hiệu quả HĐSXKD của công ty trong 3 năm 2006 – 2008 53
4.3 Những tồn tại cơ bản ảnh hưởng đến HQSXKD của công ty trong 3 năm 62
4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây nguyên trong những năm tiếp theo 63
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 Kiến nghị 67
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO 69
Trang 6PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, nền kinh tế thế giới đang có
sự phát triển vượt bậc Tốc độ phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nềnkinh tế tăng trưởng với tốc độ chóng mặt đã làm thay đổi cả bộ mặt thế giới, cùngvới đó là quá trình hội nhập - giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nước trênthế giới Đó là quá trình toàn cầu hóa, là sự cạnh tranh khốc liệt
Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sảnViệt Nam đã thông qua đường lối đổi mới và mở rộng nền kinh tế Đất nước ta từmột nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trải qua hơn 20 nămthực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên mộttầm cao mới, tầm cao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trênnền tảng vững chắc về kinh tế và cơ sở vật chất Các DNVN đứng trước những cơhội và thách thức của quá trình gia nhập WTO khi mà sự bảo hộ của Nhà nướcngày càng giảm dần Do vậy các DN cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo
để tìm ra con đường kinh doanh đúng hướng cho mình, vì DN đóng một vai trò vôcùng quan trọng góp phần hình thành nền kinh tế thị trường và là trụ cột của nềnkinh tế quốc dân Cho nên vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
DN là vấn đề thời sự cấp thiết hiện nay
Trong những năm qua, hệ thống DN nước ta đã có những chuyển biến quantrọng để dần thích nghi với cơ chế thị trường Hoạt động SXKD ngày càng hiệuquả, một số DN đã trở thành những tập đoàn kinh tế lớn và có khả năng cạnhtranh trên thị trường thế giới và khu vực Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều DNVNhiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn - tài chính, nguồn nhân lực, thịtrường đầu ra, khoa học kĩ thuật công nghệ, tổ chức quản lý KD thiếu kinhnghiệm…Bên cạnh đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫnđến các DN làm ăn thua lỗ, HĐKD cầm chừng, không hiệu quả và dẫn đến tìnhtrạng phá sản của nhiều DN như: DN sản xuất chế biến, xuất khẩu, đầu tư bấtđộng sản, du lịch thương mại…
Trang 7Phân tích HQSXKD nhằm đánh giá để đưa ra các quyết định về: quản trị,đầu tư, kế hoạch SXKD… cho phù hợp Một DN muốn biết được vị trí của mìnhtrên thị trường nhất thiết phải nắm rõ được thực trạng tài chính, HQKD trongnhững năm qua đã đạt được để xác định phương hướng SXKD trong tương lai củacông ty Do đó phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dungquan trọng cần được tiến hành thường xuyên và khoa học để từ đó cung cấpnhững thông tin chính xác nhằm giúp cho các nhà quản trị thực hiện tốt vai tròquản lý doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế Đăk Lăk đã vàđang có những thay đổi rõ rệt Cây cà phê là một thế mạnh của tỉnh nhà, nhữngnăm gần đây thị trường cà phê thế giới đang có những chuyển biến mới, giá cảtăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sản xuất KD cà phê của địa phương.Tuy nhiên các DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc sản xuấtkinh doanh cà phê như: vốn, khoa học, chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý…
Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên tiền thân làChi nhánh Tổng công ty cà phê Việt Nam tại Đăk Lăk, được thành lập ngày15/9/1995 Hoạt động sản xuất kinh doanh từ trước tới nay của công ty khôngngừng phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sảnxuất, đời sống công nhân viên ngày càng được nâng cao… Mặc dù vậy, tỷ suất lợinhuận chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn, chưa tương xứng với cácnguồn lực của công ty
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và tình hình hiện tại của công ty, tôi quyết
định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công
ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên” để nghiên cứu
chuyên đề tốt nghiệp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP ĐT&XNK cà phê Tây Nguyên
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh trongnhững năm qua của công ty
Trang 8 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngSXKD của công ty CP ĐT&XNK cà phê Tây Nguyên trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Là các mối quan hệ có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty trong 3 năm 2006 – 2008
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Địa điểm nghiên cứu
Tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên – XãHòa Thắng – Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu được nghiên cứu, phân tích trong 3 năm 2006, 2007, 2008
Thời gian nghiên cứu số liệu từ 02/03 đến 30/05 năm 2009
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh
Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh tại công ty CP ĐT&XNK cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 –2008
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củacông ty trong thời gian tới
Trang 9PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm sản xuất
Sản xuất là việc sử dụng những nguồn nhân lực để biến đổi những nguồnvật chất và tài chính thành của cải và dịch vụ Những của cải và dịch vụ này phảiphù hợp với nhu cầu của thị trường Sự kết hợp các nhân tố sản xuất phải thựchiện trong những điều kiện có hiệu quả nhất [4]
Sản xuất hàng hóa là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán,không phải để tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó Theo nghĩarộng hoạt động sản xuất bao gồm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình sảnxuất và cả khâu tiêu thụ sản phẩm…[4]
2.1.1.2 Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là công việc thực hiện một hay một số công đoạn từ sản xuấtđến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời[2]
2.1.1.3 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả kinh tế
Quan điểm hai:
Trang 10Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và lượng chiphí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.
H = Q – C
Nếu phương diện KD dựa vào công thức trên chính là kết quả LN trong sảnxuất Nhưng trên thực tế trong nhiều trường hợp phép trừ không thực hiện đượchay phép trừ trên không có ý nghĩa Tuy vậy, nếu ta thực hiện được phép so sánhkết quả của hai phép trừ đối với cùng một đại lượng chi phí bỏ ra, ta được phầnchênh lệch thì đó chính là hiệu quả kinh tế Hệ số H (đại lượng tuyệt đối hay sốchênh lệch) chỉ phản ánh được qui mô của hiệu quả chứ không phản ánh đượctrình độ sử dụng nguồn lực
Quan điểm ba:
Hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa chi phí và kếtquả sản xuất Nó được biểu hiện ở quan hệ giữa phần tăng thêm của kết quả vàphần tăng thêm của chi phí
Hiệu quả kinh tế = Gia tăng giá trị sản xuất/ Gia tăng chi phí bỏ ra
Ở quan điểm này HQKT chỉ quan tâm tới phần tăng thêm mà không đánhgiá chung cho cả quá trình Tuy vậy, khi đánh giá HQ của tiến bộ khoa học kĩthuật và trong việc đánh giá lựa chọn phương án SX thì quan điểm này tỏ ra thíchhợp
Nhìn chung, quan điểm của các nhà khoa học về HQKT tuy có khía cạnhphân biệt như ý nghĩa kinh tế và phương pháp tính toán nhưng đều thống nhất vớinhau ở HQKT là lợi ích tối ưu mang lại cho một quá trình SXKD Vì vậy trênthực tế khi đánh giá HQKT người ta thường sử dụng các chỉ tiêu và phương phápkhác nhau
Tóm lại HQKT là một phạm trù kinh tế mà trong đó DN phải đạt đượcsống lượng, chất lượng sản phẩm nhiều nhất trên một đơn vị chi phí đầu vào haynguồn lực được sử dụng vào trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay côngnghệ được áp dụng vào sản xuất, đồng thời giá trị biên của sản phẩm phải bằnggiá trị chi phí biên của các nguồn lực Hay nói cách khác DN cần tính đến giá trịsản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí tăng thêm của các yếu tố đầu vào
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của DN ta cần phải xem xét một cách toàndiện cả về mặt không gian và thời gian Hiệu quả mà DN đạt được trong từng giai
Trang 11đoạn, từng chu kỳ KD không được giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, từng chu
kỳ KD tiếp theo Mặt khác, HQKT chỉ được coi là đạt được một cách toàn diệnnếu toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các DN, các đơn vị sản xuất…mang lạihiệu quả không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung
Để đạt được hiệu quả trong KD phải có chiến lược KD thích hợp, không vìlợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài trong tương lai Trong thực tếSXKD ở nước ta, khi mà LN được đặt trên hết thì điều này rất hay xảy ra khi màcon người khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, lãng phí gâythiệt hại đến các nguồn lực của đất nước và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Xét ở khía cạnh định lượng, HQKT thể hiện ở mối tương quan giữa thu vàchi theo xu hướng tăng thu giảm chi Điều này dẫn đến tiết kiệm tối đa các chi phísản xuất đồng thời cũng tạo ra nhiều sản phẩm có lợi ích cho xã hội
Trên gốc độ kinh tế quốc dân thì hiệu quả mà DN đạt được phải gắn chặtvới HQXH Điều này thể hiện tính đồng bộ phát triển toàn diện nền kinh tế thịtrường Biểu hiện tập trung của HQKT là LN của doanh nghiệp, đây là dích nhắmcủa hầu hết các đơn vị KD Lợi nhuận chi phối toàn bộ QTSXKD, không có lợinhuận thì không có hoạt động sản suất kinh doanh
Hiệu quả kinh tế có thể đạt được trên cơ sở nâng cao NSLĐ và chất lượngcông tác của quá trình KD ngày càng cao, đòi hỏi các DN không những nắm chắccác tiềm năng lao động, vật tư, vốn, thị trường, chất lượng sản phẩm…mà phảinắm được chu kỳ kinh doanh của DN từ đó có những biện pháp và quyết địnhđúng đắn trong QTHĐSXKD của mình
Hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế của DN là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còncủa DN, tuy nhiên khi xét đến HQKD thì ta không thể không nói đến HQXH củadoanh nghiệp Thực tế có nhiều DN hoạt động không vì mục tiêu LN và vì lợi íchcông cộng, phục vụ lợi ích xã hội và sự phát triển, ổn định cộng đồng đặc biệt làcác DN nhà nước
HQXH mà các DN đạt được là giải quyết vấn đề công ăn việc làm, tạo thunhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, góp phầnCNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, ổn định trật tự an ninh xã hội…Để làm được
Trang 12điều đó cần phải quan tâm đến mục đích chung đó là cộng đồng bên cạnh lợi íchriêng đó là LN của doanh nghiệp.
Hiệu quả kĩ thuật
Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vào hay nguồnlực sử dụng vào trong SX với điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ được ápdụng vào trong sản xuất nông nghiệp.Nó thể hiện phương pháp tay nghề, trình độchuyên môn, khoa học, công nghệ được áp dụng vào trong QTSXKD và thôngqua đó tạo ra kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào trên một đơn vị diện tích
2.1.1.4 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
HQHĐSXKD được coi là thước đo phản ánh năng lực, trình độ, khả năngphát triển của doanh nghiệp Nâng cao HQKD được coi là cách thức duy nhất vàquan trọng nhất để DN tồn tại và phát triển.Với tầm quan trọng như vậy,HQSXKD được định nghĩa như sau “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh làmột phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN để đạtđược kết quả cao trong HQSXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất” HQSXKD là thước
đo chất lượng của HQSXKD, phản ánh trình độ tổ chức, quản lí là vấn đề sốngcòn đối với tất cả các doanh nghiệp
Tóm lại, HQSXKD là một đại lượng so sánh kết quả giữa kết quả đầu ravới chi phí đầu vào, giữa khả năng với nhu cầu Vì vậy, HQSXKD là một phạmtrù kinh tế phản ánh kết quả tổng hợp nhất của QTSXKD trên cơ sở xác định mốiquan hệ giữa LN với CP sản xuất Hiệu quả SXKD là thước đo chất lượng về trình
độ tổ chức quản lý, nó phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các nguồn nhân lực, tàilực, vật lực và các cơ hội KD của DN để tạo ra kết quả lớn nhất với chi phí nhỏnhất mà vẫn đảm bảo được HQSXKD trước mắt cũng như lâu dài
Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất HQKD của DN được xác định bằng côngthức: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / kết quả đầu vào
2.1.1.5 Tiêu thụ
Khái niệm
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn của DN Sảnphẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi DN đã nhận được tiền bán hàng Trongnền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hếtkhông phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hóa [5]
Trang 13Tiêu thụ sản phẩm và phân phối tổng sản phẩm là một khâu của quá trìnhtái sản xuất Giá trị sản phẩm được thực hiện thông qua việc tiêu thụ, phân phốithể hiện các mối quan hệ lợi ích và bảo đảm thực hiện quá trình tái sản xuất Thựchiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm là kết thúc quá trình sản xuất, tức là giải quyếtkhâu “đầu ra” của sản xuất Quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra thông qua việcphân phối, nghĩa là bù đắp các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất và đầu tư
để tái sản xuất mở rộng [3]
Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất của
DN theo sơ đồ sau: Đối với loại hình DN này thì đầu vào là các sản phẩm thô,chưa qua sơ chế, khi DN mua về sơ chế, phân loại, đánh bóng rồi mới đưa ra thịtrường
Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Nhóm yếu tố thị trường: Mục tiêu trên hết của DN là LN Vậy để đạtđược HQKT cao thì điều tất yếu là sản phẩm phải được tiêu thụ nhanh chóng vàkịp thời Trong cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi các DN phải lựa chọn, nghiêncứu tìm hiểu thị trường nhằm trả lời được các câu hỏi: thị trường đang cần sảnphẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đó? Ai là người tiêu thụ sảnphẩm này? Hiện trạng vấn đề cung cấp sản phẩm đó ra sao? Chính vì vậy việctiêu thụ sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc lưu thông hàng hóa từ người sảnxuất đến người tiêu dùng mà tiêu thụ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường,thị trường quyết định thời gian tiêu thụ, số lượng sản phẩm, doanh thu
Đặc biệt trong thị trường cạnh tranh hiện nay, càng đòi hỏi các DN tìmhiểu rõ thị trường xác định chiến lược SXKD phù hợp Và hơn thế nữa, các DNphải nắm bắt được quy luật vận động của thị trường mà mình phục vụ, từ đó đưa
ra được những phương sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý nhất mở rộng thị trường vàphát triển thị phần vững mạnh Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của thị trường:
Nhu cầu thị trường về nông sản phẩm
Giá trị sản phẩm được thực hiện
Trang 14 Cung sản phẩm, phải tìm hiểu, nắm bắt các đối thủ cạnh tranh.Sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và
về đối tượng tiêu dùng Khi số lượng cung tăng lên làm cho cầu giảm xuống vàngược lại Để tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm, các DN phải hiểu rõ được các đốithủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượngkhách hàng
Giá cả: Là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự điều hòacung- cầu trong nền kinh tế thị trường Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đangkhan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại Khi xem xét yếu tố giá cả cần đặc biệtlưu ý: hệ số co giãn giá của cầu, hệ số co giãn chéo của mức cầu, hệ số co giãn thunhập của mức cầu, tỷ giá, chỉ số giá cả Ngoài ra khi xem xét cầu sản phẩm cũngcần phải tính đến những thị hiếu tập quán và thói quen tiêu dùng của dân cư
Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Nhóm yếu tố về chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý:
Chính sách nhiều thành phần kinh tế
Chính sách tiêu dùng
Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ
Nhóm yếu tố về trình độ tổ chức tiêu thụ
Kênh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuốicùng:
Tiêu thụ trực tiếp:
Doanh nghiệp sản xuất
Người tiêu dùng
Môi giới
Trang 15 Tiêu thụ gián tiếp:
Căn cứ vào phương thức xuất khẩu:
Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu gián tiếp:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khái niệm: Thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụgiữa một bên là những người bán và một bên là những người mua, là sự kết hợpgiữa cung và cầu trong đó là những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnhtranh Hoạt động cơ bản của thị trường được biểu hiện qua 2 nhân tố có mối quan
hệ hữu cơ, mật thiết với nhau đó là nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và cung ứng vềhàng hóa,dịch vụ [7]
Vai trò: thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của DN.Nắm bắt được thị trường , nghiên cứu được đầy đủ và dự báo chính xác thị trường
Doanh nghiệp sản xuất
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Đại lý
Doanh
nghiệp Công ty XNKtrong nước Công ty nhậpkhẩu Thị trườngtiêu thụ
Trang 16tiêu thụ sẽ giúp cho DN có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong HĐSXKD củamình Hiểu được phạm vi và quy mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thứcmua, bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường cho thấy rõ thị trường còn là nơikiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, giá trị của hàng hóa, dịch vụ Do vậy mọi yếu
tố trong QTHĐSXKD hàng hóa, dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường Để sảnxuất ra sản phẩm thì điều tất yếu mà DN phải quan tâm đó là nhu cầu thị trường,thị trường là cơ sở để QTHĐSXKD diễn ra Quá trình sản xuất kinh doanh có hiệuquả hay không đó là do việc nghiên cứu thị trường, hay nói cách khác là nếu nhưthị trường chưa được thực hiện chặt chẽ, thiếu sự quan sát và tìm tòi dẫn đến hiệuquả tiêu thụ không cao, kết quả hoạt động sản xuất KD kém hiệu quả
Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm trong các DN nông nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp mang tính chất vùng và khu vực
Tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp có tác dụng mạnh đếncung của thị trường và giá cả nông sản
Sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ để bán hoàn toàn mà còn
để tiêu dùng nội bộ với tư cách là tư liệu sản xuất
2.1.1.6.Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất là kết quả của HĐSXKD, hoạt động tài chính và các hoạtđộng khác của đơn vị sản xuất Để hiểu rõ kết quả trong HĐSXKD ta tìm hiểu cáckhái niệm sau:
Giá thành
Giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa (giá vốn hàng bán) là khoản CP bỏ ra
để chế tạo thành một đơn vị sản phẩm, bao gồm: CP về nguyên vật liệu trực tiếp(NVL), CP về nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung (SXC) đã phân bổ cho sảnphẩm, CP ngoài sản xuất: CP bán hàng, CP quản lý chung của DN phân bổ chosản phẩm [4]
Doanh thu
Doanh thu của DN là biểu hiện thu nhập toàn bộ của đơn vị SXKD trongmột thời kì nhất định Đó chính là đối tượng phân phối chủ yếu của đơn vị nhằm
bù đắp mọi chi phí, nộp ngân sách nhà nước, chia lãi và trích lập các quỹ của đơn
vị Xét một cách tổng quát, DT là tổng số tiền thu được từ các hoạt động kinh
Trang 17doanh của DN trong một thời kì nhất định, nó bao gồm toàn bộ số tiền bán hàng,trả gia công hoặc cung ứng dịch vụ [4].
Như vậy tổng doanh thu trong doanh nghiệp là:
n
i-1
Trong đó:
D: Tổng doanh thu của doanh nghiệp
Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh
Chi phí
Khái niệm: Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong QTKD với mongmuốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanhnhất định CP phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằmđến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: DT và LN, tuy nhiên chiphí được phân loại dựa trên nhiều gốc nhìn khác nhau và việc phân loại chi phínhư vậy không nằm ngoài mục đích phục vụ nhu cầu quản trị DN [4]
Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư
do kết quả của công nhân mang lại [4]
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện KQHĐSXKD Nóphản ánh đầy đủ các mặt về số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp,phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật
tư, tài sản cố định…LN là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khíchngười lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao HQSXKD của
DN, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐSXKD bao gồm các nhân tốchủ quan và khách quan Như vậy, HQHĐSXKD không những chịu ảnh hưởngcủa các yếu tố bên trong mà còn luôn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài Để quátrình KD đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp cần
Trang 18tiến hành phân tích HQSXKD của mình, đồng thời dự toán các điều kiện kinhdoanh trong thời gian tới và vạch ra chiến lược KD phù hợp.
Ngoài phân tích các điều kiện bên trong như tài chính, lao động, vật tư…
DN còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thịtrường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường vĩ mô…trên cơ sở phân tích
DN dự toán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa Muốn đạt đượcHQKD thì DN cần phải tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQSXKD
và thông qua đó đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả màcòn phải nắm bắt các bất trắc của môi trường bên ngoài Các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là:
Nhân tố con người
Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất và là nhân tố hàng đầu trongQTSXKD, nó ảnh hưởng trực tiếp tới HQHĐSXKD trong DN Con người lànguồn lực sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hôi, duy trì và phát triển xã hội
Nhân tố con người bao gồm: con người quản lý và lực lượng lao động đóchính là nguồn nhân lực của DN Một DN phát triển mạnh khi nó có nguồn nhânlực mạnh, nó có thể thích nghi với những thay đổi của công việc Sản phẩm của
DN tạo ra nhờ sự tác động của người lao động cùng với công nghệ tiên tiến sẽgiúp cho doanh nghiệp ngày một đi lên
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN sẽ lớn hơn khi doanh nghiệp có điềukiện thuận lợi về kinh tế xã hội như: gần khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, nơi
có trình độ dân trí cao, đời sống an ninh chính trị xã hội ổn định, gần nguồnnguyên liệu, đường giao thông, gần cảng…với các điều kiện trên thì doanh nghiệp
có khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, giảm được nhiều chi phí hơn, tùy theo mụctiêu cũng như sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp
Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn đến HĐSXKD của các DN đặcbiệt là các doanh nghiệp nông nghiệp Đây là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất
KD trong lĩnh vực nông nghiệp, nguyên liệu chính là đất đai, hoạt động chủ yếu ởngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên như: lượng mưa, độ
Trang 19ẩm, ánh sáng…thời tiết khí hậu bất thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năngsuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất kĩ thuật, kiến trúc như điện,đường giao thông, trường học, trạm y tế…nó đóng vai trò là nền tảng cơ bản chohoạt động kinh tế, xã hội được diễn ra bình thường
Toàn bộ kết cấu hạ tầng được phân theo các lĩnh vực sau:
Kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế: các công trình công nghiệp, nănglượng, giao thông, thông tin liên lạc, bến bãi, kho tàng, cơ sở kinh doanh
Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội: các cơ sở giáo dục, y tế,nghỉ ngơi, các công trình văn hóa phục vụ các hoạt động văn hóa
Kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng: các công trình phục vụcho quân sự, hệ thống thông tin, nghiên cứu khoa học phục vụ an ninh quốcphòng
Kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển xã hội của đấtnước, kết cấu hạ tầng đảm bảo những điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ
sở sản xuất, dịch vụ hoạt động có hiệu quả
2.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện sống còn đểdoanh nghiệp tồn tại và phát triển
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề không thểthiếu trong bất kì một DN nào Phân tích đúng sẽ giúp DN phát triển KD một cáchhiệu quả, giúp nhà quản trị sẽ có các kế hoạch phát triển KD một cách hiệu quả,
và có các kế hoạch phát triển lâu dài hơn cho DN, và biết được vị trí cũng nhưnhững tiềm lực của mình trong tương lai để có các chiến lược SXKD tốt nhất đạtđược HQSXKD bền vững hơn Nâng cao HQSXKD thường xuyên là cách duynhất để DN và sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại được trên thị trường
Mục đích của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là:
Giảm giá thành sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 20 Xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường.
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Nâng cao đời sống cho công nhân viên chức
Góp phần tạo sự phát triển chung cho xã hội…
Như vậy nghiên cứu HQSXKD có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọidoanh nghiệp cũng như đối với bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào
cả năm 2008, giá cà phê XK của Việt Nam đạt 2.044 USD/T, tăng 31% so vớinăm 2007, trong đó giá cà phê có lúc lên mức đỉnh điểm là 2.240 USD/T trongtháng 7 và tháng 8/2008
Dự kiến niên vụ năm 2009 – 2010 XK cà phê Việt Nam ước đạt 980 nghìntấn với giá trung bình khoảng 1800 USD/ tấn, tương đương với kim ngạch khoảng1,764 tỷ USD giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về giá trị so với năm 2008
Trong cơ cấu cà phê XK của Việt Nam thì đa số là cà phê Vối, loại cà phênày có giá trị XK thấp nhưng số lượng lại cao nhất, còn cà phê chè Arabica, càphê chồn có giá trị XK cao thì diện tích trồng và sản lượng thu hoạch XK lại thấp,HQKT không cao Mặc dù Việt Nam là nước XK cà phê Vối lớn nhất thế giới và
có thứ hạng XK cà phê vối cao nhất nhưng giá trị thu về thì lại không được nhiều
so với các nước đứng thứ 3 hay thứ 4 về xuất khẩu cà phê chè trên thế giới
Đắk Lắk là tỉnh hiện có 254.157 ha cây công nghiệp lâu năm, trong đó càphê 178.903 ha, cao su 23.310 ha, cây điều 47.039 ha, cây hồ tiêu 4.716 ha và cacao 789 ha Tổng sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm của Đắk Lắk đạttrên 401.646 tấn, trong đó cà phê trên 325.000 tấn[9]
Trang 21Trước những tiềm năng to lớn của cây công nghiệp lâu năm và diện tích đất
đỏ bazan phù hợp để phát triển các loại cây này, tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ tiếp tụckhai hoang mở rộng điện tích đất nông nghiệp của tỉnh phấn đấu tới năm 2010 sẽđưa diện tích cây lâu năm của tỉnh lên 268.000 ha và sẽ ổn định đến năm 2020 vàokhoảng 265.000 ha Trong đó, đối với cây cà phê là cây thế mạnh, tỉnh không cóchủ trương mở rộng mà tiếp tục cải tạo những vườn cây già cỗi, giảm dần nhữngdiện tích cà phê không thích hợp để chuyển sang trồng những loại cây trồng khácmang lại kinh tế cao hơn…Dự kiến tới năm 2020 diện tích cà phê của Đắk Lắkvào khoảng 140.000 ha với sản lượng 400.000 tấn/năm
Hằng năm cây cà phê còn đóng góp trên 60% GDP của Tỉnh và đại đa sốngười dân đều sống nhờ vào cà phê Cây cà phê giữ một vai trò hết sức quan trọngtrong nền kinh tế của Đăk Lăk Chính vì vậy, vấn đề quan trọng nhất đối với ĐăkLăk là phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững Mặc dù trong vài năm trở lạiđây giá cà phê trên thị trường tăng trở lại, người trồng cà phê có thu nhập tươngđối cao, nhưng ngành cà phê Đăk Lăk vẫn đứng trước những bất cập ảnh hưởngkhông nhỏ đến giá trị gia tăng của cây cà phê Bất cập quan trọng nhất dẫn đếnviệc cà phê Việt Nam kém chất lượng trong thời gian qua là việc thu hái cà phêxanh, thậm chí nhiều nhà nông đã không ngần ngại tuốt sạch cây cà phê khi tỷ lệquả chín mới chiếm khoảng 60% Cà phê hái xanh khi chế biến sẽ làm hạt teo lại,
da nhăn nheo, kích thước hạt nhỏ, tỷ trọng nhẹ, vỏ lụa dính chặt vào nhân nên khóđánh bóng sạch, hạt bị màu tối Đặc biệt, sau khi rang những hạt cà phê xanh, nonthường có màu vàng và không thơm
Được biết, đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm
cà phê của Đăk Lăk nhưng đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả Điển hình là bộtiêu chuẩn cà phê nhân TCVN 4193/2005 do Bộ Khoa học và Công nghệ banhành năm 2005 Dù đây là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cà phê theo phươngpháp tính lỗi rất nghiêm ngặt nhưng khi được hỏi về tiêu chuẩn này, đại đa số bàcon thậm chí nhiều DN chế biến cà phê còn rất mơ hồ
Trong thời gian qua tỉnh cũng đã có nhiều chương trình quan tâm đến sảnxuất cà phê như: xây dựng quy trình, định mức cụ thể cho việc đầu tư, chăm sóc,thu hoạch và chế biến cà phê theo tiêu chuẩn bền vững và phù hợp với điều kiệncủa địa phương Quy trình này sẽ dựa trên những giải pháp như: giảm diện tích cà
Trang 22phê ở những vùng đất không phù hợp (đất quá dốc, đất thiếu nước…); ưu tiên thựchiện đầu tư thâm canh và nâng cao chất lượng vườn cây theo tiêu chuẩn bền vững
cả về 3 mặt kinh tế - xã hội – môi trường hay còn goi là 4C; tất cả các cùng cà phêphải được bổ sung hệ thống cây chắn gió và cây che bóng bằng cây ăn quả thíchhợp; khuyến khích các hộ cải thiện chất lượng cà phê theo hướng thay thế câynăng suất thấp, trẻ hoá vườn cây già cỗi; kiên quyết giải quyết tình trạng phá rừng,lấn chiếm đất rừng để mở rộng diện tích trồng cà phê mới; áp dụng các biện pháp
kỹ thuật nông nghiệp tốt (GAP), công nghệ chế biến tốt (GMP) để tạo ra nhữngsản phẩm cà phê có chất lượng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường
Riêng về tiêu chuẩn TCVN 4193/2005 tỉnh cũng sẽ xây dựng lộ trình cụthể như: tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng lợi ích khi
áp dụng sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn này; tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu
bộ tiêu chuẩn này đến các hộ nông dân đang sản xuất cà phê từng bước thay đổitập quán sản xuất
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cà phê đều cho rằng, giải pháp
cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống các giải pháp trên là phải đổi mới tổchức sản xuất ở các hộ nông dân vì 80 % sản lượng cà phê của Đăk Lăk hiện nay
là do nông dân sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún và phân tán Cách tốt nhất
là hình thành các tổ chức, các nhóm hộ, các câu lạc bộ hay các hợp tác xã Vớicách tổ chức này, việc triển khai và áp dụng các quy trình sản xuất, thu hoạch phùhợp với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại sẽ mang lại hiệu quả hơn nhiều so vớihiện nay
Trong nhiều năm gần đây, Tổ chức giám định cà phê Quốc tế - UTZKAPEH (Hà Lan) đã phối hợp với Cafecontrol Việt Nam (Chi nhánh Công tyGiám định cà phê và hàng hoá nông sản xuất nhập khẩu - Bộ Nông nghiệp và pháttriển nông thôn), Tổ chức hội thảo tập huấn về áp dụng bộ tiêu chuẩn của UTZKAPEH Đây là một quy trình quốc tế về sản xuất, mua bán cà phê được áp dụng
và cấp chứng chỉ trên toàn thế giới
Một khi áp dụng quy trình này, các nhà sản xuất cà phê sẽ đạt được hiệuquả cao trong quản lý và cho chất lượng sản phẩm tốt hơn, các nhà KD và chếbiến được bảo đảm về chất lượng nguồn hàng cung ứng Sản phẩm cà phê của DNnếu đạt tiêu chuẩn “cà phê trách nhiệm ” theo một quy trình khép kín từ khâu
Trang 23trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, đến bảo quản – quy trình này được kiểm soát chặtchẽ theo chuẩn quốc tế UTZ KAPEH - sẽ được cấp một chứng chỉ quốc tế.
Chứng chỉ này chứng nhận về mặt quản lý, chế biến cà phê của doanhnghiệp, là một trong những phương thức vươn tới tiêu chuẩn sản xuất cà phê bênvững toàn cầu Những doanh nghiệp nào được cấp chứng chỉ của UTZ KAPEHthường bán được cà phê với giá cao hơn so với doanh nghiệp không được cấpchứng chỉ Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 6 doanh nghiệp cà phê được cấp chứng chỉnày, trong đó ở Đăk Lăk có 5 doanh nghiệp Chúng ta cần phải có thêm nhiềudoanh nghiệp đạt được chứng chỉ quốc tế của UTZ KAPEH để có thể nâng cao giátrị cà phê xuất khẩu
Việt Nam là nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ hai thế giới sauBrazil, nhưng chất lượng cà phê của nước ta thấp Do vậy cần phải nâng cao hiệuquả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường …là những yêu cầu bức thiết của ngành
cà phê Việt Nam hiện nay Tính đến hiện nay đã có nhiều đơn vị sản xuất cà phêhoà tan trong đó có 3 đơn vị sản xuất với tổng công suất 2200 tấn/năm Đó là,Vinacafe: trên 1000 tấn/ năm, Nescafe : 1000 tấn/ năm, Trung Nguyên : 200 tấn/năm…Trong các loại cà phê hoà tan đang cạnh tranh trên thị trường thì cà phê hoàtan nguyên chất chỉ chiếm 14 %, còn lại 86 % là cà phê hoà tan 3 trong 1, ngườidân còn gọi là cà phê sữa (vì có bổ sung thêm đường và bột sữa) Như vậy, cạnhtranh trong nhóm sản phẩm cà phê hoà tan tập trung chủ yếu ở cà phê hoà tan 3trong 1 Nếu tất cả công suất của nhà máy cà phê ở Việt Nam sử dụng để sản xuất
cà phê hoà tan 3 trong 1 thì tổng sản lượng sẽ là trên 17.000 tấn / năm
Thị trường cà phê Việt Nam đang “nóng” lên do ảnh hưởng của thị trường
cà phê thế giới, giá cả lên xuống thất thường Điều này gây bất lợi cho người nôngdân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cà phê ở Việt Nam hiện nay
2.2.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế cây cà phê
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tếcây cà phê, ta có thể xem xét các nhân tố cơ bản sau:
Trang 24 Nhân tố con người: Con người là nhân tố quan trọng quyết định mọi vấn đềtrong quá trình sản xuất kinh doanh cà phê Người trồng cà phê phải hiểu biết vềcây cà phê cũng như chu kì sống của cây, cách đầu tư chăm sóc, tưới tiêu, chọngiống, trình độ canh tác kĩ thuật cũng như kinh nghiệm trồng cà phê thì sản lượng
cà phê và chất lượng cà phê mới thật sự đảm bảo hiệu quả
Thời tiết khí hậu: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,4 – 250 C làtốt nhất, lượng mưa phải đạt trên 1712 mm và cần phân bổ đều trong năm là tốt
Nhóm nhân tố kĩ thuật:
Cà phê là loại cây đòi hỏi phải có kĩ thuật cao, mỗi biện pháp trongquy trình sản xuất đều có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trên nhiều mặt, chi phíphải đầu tư, ngoài ra còn có thời gian thu hoạch , kĩ thuật khai thác, chăm sóc cây
cà phê
Quy trình kĩ thuật canh tác: Chọn giống cà phê là biện pháp hàngđầu trong việc tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng cây cà phê ngoài racòn phải có kĩ thuật trồng, chăm sóc đúng thời điểm
Quy trình công nghệ chế biến: (Sơ chế) công nghệ sơ chế khôngphức tạp nhưng vấn đề phải sắp xếp hợp lý dây chuyền sản xuất, công tác quản lý,kiểm tra kĩ thuật phải thường xuyên
Nhóm nhân tố kinh tế và tổ chức sản xuất:
Thị trường và giá cả: Quá trình sản xuất cà phê là một quá trình sảnxuất hàng hóa, do đó thị trường có một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trìnhsản xuất cà phê, thị trường chủ yếu là thị trường thế giới, thị trường New Yorkhay Lon Đon Những năm gần đây nhờ có thị trường giá cả thế giới tăng, đã làmcho thị trường cà phê Việt Nam nóng lên rất nhiều, thu nhập của người dân trồng
cà phê ngày càng cao, người dân càng trồng mới và chăm sóc tốt hơn, năng suất
và sản lượng cà phê ngày càng tăng
Trang 25 Bố trí sản xuất: Bố trí vườn cây cà phê quá xa cơ sở chế biến haytrồng trên những vùng đất xấu không thích hợp làm giảm hiệu quả kinh tế Vì thếcần bố trí một cách hợp lý, kết hợp nhiều mặt, bố trí trên đất đỏ bazan là chủ yếu.
Tổ chức và quản lý ngành cà phê: Quá trình sản xuất cà phê là mộtquá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóa cao, nó mang cả đặc điểm sản xuấtnông nghiệp và lâm nghiệp Cà phê cần sản xuất tập trung nên mô hình sản xuấtquốc doanh là phù hợp, song phải đổi mới các hình thức tổ chức quản lý mớimang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Việc áp dụng các hình thức khoán phải đặc biệtcoi trọng lợi ích cơ sở sản xuất và người lao động
Các chính sách về kinh tế: Là những tác động ở tầm vĩ mô của nhànước đối với sản xuất kinh doanh Nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúcđẩy sự phát triển hay kìm hãm nền kinh tế nói chung và từng khu vực kinh tế nóiriêng Nhà nước cần tạo ra các chính sách kinh tế tốt hơn nữa nhằm thúc đẩyngành cà phê phát triển xa hơn nữa, đặc biệt là chính sách thuế hay trợ cấp chongười trồng cà phê, chính sách đất đai, tín dụng, xuất nhập khẩu, góp phần tăng tỷtrọng xuất khẩu cà phê hàng năm ở nước ta lên cao hơn hiện nay
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên
3.1.1.1 Quá trình hình thành
Trang 26Công ty CP ĐT & XNK cà phê Tây Nguyên (nguyên là chi nhánh Tổngcông ty cà phê Việt Nam từ năm 1995 – 1998) là DN thành viên trực thuộc Tổngcông ty cà phê Việt Nam Công ty thành lập theo quyết định số 15TCT-TCCB/QĐ ngày 15 tháng 09 năm 1995 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty càphê Việt Nam trên cơ sở cơ quan đại diện liên hiệp các xí nghiệp cà phê tại ĐăkLăk, với tổng số cán bộ công nhân viên ban đầu là 32 người (bao gồm cán bộcông nhân viên từ cơ quan đại diện và một số cán bộ công nhân viên từ Công ty càphê Việt Đức chuyển sang), có một chi bộ đảng với 16 đảng viên và một côngđoàn bộ phận có 25 đoàn viên, chưa có tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh.
3.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty
Do quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng, từ tháng 07năm 1999 Tổng công ty cà phê Việt Nam quyết định đổi tên chi nhánh thành Công
ty đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, tên giao dịch VINA CAFE Buon
Ma Thuot theo quyết định số 305 TCT – TCCB – QĐ ngày 29 tháng 06 năm
1999 Công ty chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh do Sở Kếhoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk cấp ngày 01 tháng 12 năm 1995
Để tăng tính tự chủ trong các HĐKD, ngày 15 tháng 12 năm 2000 Hộiđồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt Nam đã ra quyết định số 536 TCT –TCCB – QĐ ngày 15 tháng 12 năm 2000 sát nhập xí nghiệp vật tư vận tải 331 vàoCông ty CPĐT&XNK cà phê Tây Nguyên và trở thành đơn vị kinh tế độc lập có
tư cách pháp nhân đầy đủ và HĐKDtheo giấy phép số 113 027 do Sở kế hoạch vàđầu tư cấp ngày 15 tháng 12 năm 2000
Nhằm đáp ứng nhu cầu KD ngày càng mở rộng, nâng cao hiệu quả trongkinh doanh, trong năm 2001 Công ty đã thành lập 2 chi nhánh tại tỉnh Bình Dương
và Tp Hồ Chí Minh Hai cơ sở chế biến hàng nông sản XK (trạm kinh doanh)được thành lập năm 1996, năm 2000 do yêu cầu của các đơn vị thành viên, Tổngcông ty chuyển giao trạm kinh doanh số 2 cho đơn vị khác, đến tháng 04 năm
2003 Tổng công ty ra quyết định bổ sung thêm ngành nghề cho Công ty Nhưnghiện nay công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh như sau:
Mua bán và dịch vụ xuất khẩu cà phê nông sản, vật tư, máy móc,thiết bị, hàng hóa phục vụ tiêu dùng
Trang 27 Đầu tư trồng mới cà phê, chế biến cà phê, liên doanh liên kết sảnxuất kinh doanh.
Kinh doanh vận tải, kho bãi, vận chuyển container
Kinh doanh phân bón các loại phục vụ sản xuất
Năm 2003, Công ty thành lập Chi nhánh Gia Lai và đồng thời tiến hành cổphần hóa theo quyết định số 33305/QĐ-BNN-TCCB ngày 28 tháng 09 năm 2004của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tháng 01 năm 2005 Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theogiấy phép kinh doanh số 40.03000.057 ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Sở Kếhoạch và Đầu tư với số vốn điều lệ ban đầu là 24 tỷ VNĐ (trong đó vốn nhà nướcchiếm 51%) có chức năng và nhiệm vụ như sau:
Sản xuất chế biến cà phê (cà phê quả, cà phê nhân, cà phê bột, càphê hòa tan) nông sản các loại
Mua bán, xuất nhập khẩu trực tiếp cà phê, nông sản, hàng hóa tiêudùng, máy móc thiết bị, vật tư (trừ thuốc bảo vệ thực vật), nguyên liệu, hóa chất(trừ hóa chất có tính độc hại mạnh)
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
Kinh doanh bất động sản, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vận tải hànghóa bằng ô tô liên tỉnh và nội địa, cho thuê kho bãi
Mua bán xăng dầu và chất bôi trơn động cơ
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1.2.1 Chức năng
Tháng 01 năm 2005 Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theogiấy phép KD số 40.03000.057 ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Sở Kế hoạch vàĐầu tư với số vốn điều lệ ban đầu là 24 tỷ VNĐ (trong đó vốn nhà nước chiếm51%) có chức năng và nhiệm vụ như sau:
Sản xuất chế biến cà phê (cà phê quả, cà phê nhân, cà phê bột, càphê hòa tan) nông sản các loại
Mua bán, xuất nhập khẩu trực tiếp cà phê, nông sản, hàng hóa tiêudùng, máy móc thiết bị, vật tư (trừ thuốc bảo vệ thực vật), nguyên liệu, hóa chất(trừ hóa chất có tính độc hại mạnh)
Trang 28 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
Kinh doanh bất động sản, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vận tải hànghóa bằng ô tô liên tỉnh và nội địa, cho thuê kho bãi
Mua bán xăng dầu và chất bôi trơn động cơ
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Tổ chức thu mua, chế biến gia công xuất khẩu cà phê
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký
Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin và tìnhhình tài chính của công ty
Chấp hành các qui định về chế tuyển dụng, quản lý lao động
Tuân thủ các qui định của pháp luật về quốc phòng an ninh
3.1.3 Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty
Từ tháng 01 năm 2005 Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phầntheo giấy đăng ký kinh doanh số 40.03.000.057 ngày 31 tháng 12 năm 2004 do Sở
kế hoạch và đầu tư Đăk Lăk cấp
Đây là kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý DN theo kiểu trực tuyến chứcnăng tổng hợp, các bộ phận khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đượcchuyên môn hóa ở mức độ cao, có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được
bố trí theo từng cấp, từng khâu khác nhau để đảm bảo cho kế hoạch SXKD vàcông tác quản lý chung của DN mạng lại hiệu quả cao
Trang 29Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây nguyên
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
CHI NHÁNH
TP HCM
CHI NHÁNH GIA LAI
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
TRẠM KINH DOANH
XƯỞNG
CB
CÀ PHÊ BỘT
Trang 30Theo kiểu tổ chức bộ máy quản lý này thì Ban giám đốc giữ vai trò chínhtrong việc quản lý, xây dựng và quyết định chiến lược KD của công ty Giữa cácphòng ban có sự hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để đi đến mục tiêu cuối cùng là đưa công
ty ngày càng phát triển Quyền hạn và trách nhiệm của phòng ban được xác định
rõ ràng, dễ duy trì công việc chỉ đạo, kiểm tra được nhanh chóng, tránh việc chồngchéo khi thực hiện các quyết định
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty,quyết định số cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán, quyết định cổ tức hàngnăm của từng loại cổ phần, có quyền tính nhiệm, miễm nhiệm thành viên hội đồngquản trị cà xử lý các vi phạm
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do đại hội cổ đông bầu cử
Quyết định chiến lược và các giải pháp phát triển công ty
Bầu và miễm nhiệm chủ tịch thông qua bỏ phiếu theo giá trị cổphiếu sở hữu
Quyết định giải pháp phát triển thị trường công nghệ
Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm
Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm
Kiểm soát các HĐKD của CT, kiểm tra sổ sách, chứng từ kếtoán
Báo cáo trước đại hội cổ động về sự kiện tài chính bất thườngxảy ra trong công ty, ưu khuyết điểm của Hội đồng quản trị
Thông báo định kỳ kết quả kiểm soát cho Hội đồng quản trị
Trang 31 Ban giám đốc công ty:
Chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chung toàn diện công tác của công ty vàcán bộ công nhân viên thuộc công ty, giúp cấp trên giải quyết công việc, triển khai
và đôn đốc các phòng ban và các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ
KD, chiến lược kinh doanh và công tác đối ngoại; trực tiếp đàm phán và ký kếthợp đồng XK cà phê; làm việc với các đoàn khách đến đàm phán; ký kết hợp đồng
XK cà phê; làm việc với các đoàn khách đến đàm phán; ký kết hợp đồng ngoạithương, quyết định giá mua, giá bán trong các hợp đồng kinh doanh
Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành và bố trí cán bộ để đảmbảo HQKD đồng thời chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo quiđịnh của công ty Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về KQHĐKD của công ty
Phó tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm quản lý việc thu chi
hàng ngày của công ty; quyết định về tài chính của công ty; thay mặt cho Tổnggiám đốc điều hành công việc là các hoạt động thường xuyên của công ty
Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu kế hoạch về tài
chính, tình hình quản lý và sử dụng vốn bao gồm:
Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh
kế toán thống kê và chuẩn mực kế toán hiện hành
lý tài chính
Lập giới hạn định mức kinh phí cho mỗi loạihình kinh doanh, nắm bắt những tồn tại và đưa ra những phương hướng KD cóhiệu quả
Lập báo cáo quyết toán định kỳ theo đúng chế
độ, chịu trách nhiệm với các cơ quan ban ngành về tình hình tài chính vàKQHĐKD của công ty
Trang 32 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Làm công việc tham mưu và xây dựng kế hoạch tài chính về lưu chuyển hàng hóa(mua bán, dự trữ, bảo quản), quản lý các nghiệp vụ KD xuất nhập khẩu bao gồm:
Tiếp cận thị trường, tìm kiếm nguồn hàng và khảo sát nhucầu, thị hiếu của thị trường
Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các đơn vịtrong và ngoài tỉnh, soạn thảo các hợp đồng kinh tế đề xuất các nội dung đảm bảolợi ích các bên Thống kê theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, có biện pháp điềutiết phát triển nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu quản lý, bố trí và sử dụng,
đào tạo cán bộ nhân viên trong công ty
Quản lý tiền lương và thực hiện các chính sách đối với ngườilao động như BHXH, BHYT…
Quản lý công tác hành chính, tổ chức công tác văn thư lưutrữ
Quản lý toàn diện các kho hàng thuộc trạm vàhoàn toàn chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật đối với sự an toàn của khohàng
Trực tiếp tổ chức việc thu mua, chế biến cà phê,nông sản theo sự chỉ đạo của công ty và phòng kinh doanh
Từng chi nhánh đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể sau:
nhiệm vụ thu thập và cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài nước Tổchức việc XNK hàng hóa
vụ chế biến, sản xuất cà phê
Trang 33 Chi nhánh Gia Lai: Làm nhiệm vụthu mua cà phê.
nhiệm vụ thu mua cà phê
vụ thu mua cà phê
nhiệm vụ chế biến cà phê từ nhân thô thành cà phê bột ở dạng hòa tan, kẹo càphê…
3.1.4 Tình hình lao động của công ty
Yếu tố con người quyết định sự thành công của tổ chức, xác định được vấn
đề này trong những năm qua công ty chú trọng đến công tác đào tạo với mục đíchnâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểncông ty trong hiện tại và tương lai
Bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực một cách cụ thể theo phương châmxây dựng lao động đủ năng lực và trình độ chuyên môn, thích nghi với sự thay đổicủa môi trường, tiếp thu được những công nghệ mới ngày càng phát triển, nhằmđáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và thị trường
Bảng 3.1: Tình hình lao động trong công ty qua 3 năm 2006 – 2008
Đvt: Người
Số lượng
Trang 34Tổng số lượng lao động trong công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là
22 người, trực tiếp là 13, gián tiếp là 16 Trong đó lao động có trình độ đại học vàcao đẳng tăng 13 người, trung cấp tăng 3 người, công nhân kĩ thuật tăng 3 người
và lao động phổ thông cũng tăng 3 người
Tuy nhiên đến năm 2008 tổng số lao động của công ty tăng ít hơn so với
2007 chỉ có 15 người Trong đó ta lại thấy là số lao động có trình độ đại học vàcao đẳng giảm đi 11 người tương ứng giảm đi 16,18%, nhưng số lao động kĩ thuật
có trình độ cao đã tăng lên 28 người chiếm 58,33% Điều này chứng tỏ công ty mởrộng sản xuất sang lĩnh vực khác Tổng công ty mới mở thêm chi nhánh ở LâmĐồng và Xưởng chế biến cà phê bột, nên cần thêm lao động trực tiếp sản xuất tăng
23 người năm 2008 so với năm 2007 tức tăng 24,73%
3.1.5 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Để tiến hành sản xuất có hiệu quả ngoài các yếu tố như vốn, lao động …cơ
sở vật chất phục vụ cho sản xuất là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến việcnâng cao năng suất SXKD của đơn vị Bởi vì trong đó bao gồm máy móc thiết bịsản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để sản xuất và đem lại hiệu quả cao
Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng cơ sở vật chất là đưa ra biện pháp
sử dụng một cách triệt để, đem lại hiệu quả cao trong SXKD của công ty Để thấy
rõ được tình hình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty thì ta thấy Tổng diệntích kho chứa là: 50.000 m2 với sức chứa thường xuyên trên 100.000 tấn Hệ thốngchế biến hàng chất lượng cao: Được đầu tư đồng bộ, hiện đại, công suất chế biếnđạt 50 tấn/giờ, công suất đánh bóng ướt đạt 5 tấn/giờ cụ thể diện tích đất tại cácchi nhánh là:
Tại Đăk Lăk: 21.800 m2
Trang 35 Tại Bình Dương: 23.500 m2
Tại Gia Lai: 3.700 m2
Tại Đăk Nông: 1000 m2
Bên cạnh đó thì công ty đi lên với xuất điểm là sản xuất thủ công, cơ sở vật
chất không có gì, thiết bị chế biến thô sơ, hoạt động kinh tế chủ yếu thông qua vốn
vay ngân hàng, DN đặc biệt coi trọng đầu tư trang bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ
Đây được coi là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của đơn vị Qua thực
tế sản xuất, kinh doanh, Đảng ủy và BGĐ xác định phải đổi mới công nghệ nhất là
công nghệ chế biến mới đảm bảo quy luật trong giao dịch thương mại
Với mục tiêu chất lượng là trên hết, công ty đặt ra trong yêu cầu đổi mới
công nghệ phải là công nghệ tiên tiến
Về thiết bị vật tư phải xác định đâu là khâu quyết định đến chất lượng và
năng suất để lựa chọn thiết bị mới 100% hay là thiết bị đã qua sử dụng với mục
tiêu: thiết bị đầu tư phải tiên tiến nhưng lại phù hợp với khả năng tiền vốn của
công ty vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại vừa không lạc hậu trong tương lại
Cho nên trong 3 năm vừa qua trang thiết bị được đổi mới rất nhiều, cụ thể
là năm 2008 so với năm 2007 tăng 22.250.382.247 đồng, tức là tăng 284,5%
Trong đó do nhu cầu vận chuyển từ chi nhánh về tổng công ty và nhà máy chế
biến nên phương tiện vận tải cần nhiều Giá trị của các phương tiện này tăng vọt từ
998.746.250 đồng năm 2007 tăng lên 25.364.837.750 đồng năm 2008 tức là tăng
Trang 363.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Phương pháp xem xét các mối quan hệ theo quan điểm duy vật biện chứng
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.2.2.1 Phương pháp điều tra:
Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính,bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản và các báo cáo đã được công bố từcác phòng ban của công ty
Xử lý số liệu: Toàn bộ số liệu điều tra được sử lý trên máy tính theochương trình Word & Excel
3.2.2.2 Phương pháp thống kê kinh tế:
Nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tài liệu, tổnghợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng từ đó đưa ra các kết quả so sánhđánh giá cụ thể và rút ra từ các kết luận cần thiết
3.2.2.3 Phương pháp so sánh:
Là phương pháp đối chiếu kết quả cũng như hiện tượng kinh tế trên nhiềugốc độ khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được vàmức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra hoặc so sánh với kết quả kỳ trước đã đạtđược (So sánh liên hoàn)
So sánh tuyệt đối: Là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ởnhững khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế
đã đạt được với mức độ cần đạt được để thấy được sự khác nhau giữa kỳ kinhdoanh này với kỳ kinh doanh khác hay kỳ kinh doanh tiếp sau đó
Trang 37 So sánh tương đối: Là phương pháp so sánh mà kết quả so sánh đạtđược chỉ là con số tương đối và dựa vào đó để đánh giá so sánh.
3.2.2.4 Phương pháp ma trận SWOT
Nội dung: Ma trận SWOT được xây dựng bằng cách liệt kê nhữngđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Sau đó sẽ so sánh những cặp danhsách có liên quan để tìm ra những chiến lược khác nhau SWOT gọi tắt của điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, là sự tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến phântích chiến lược
Mục đích: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWTO để phân tíchcác điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vàbản thân công ty để từ đó đưa ra một số chiến lược và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo
Những điểm mạnh - S Những điểm yếu - W
Các cơ hội - O
Các chiến lược – SO
Sử dụng điểm mạnh đểtận dụng cơ hội
Các chiến lược WOVượt qua điểm yếu bằngcách tận dụng cơ hội
Các thách thức - T
Các chiến lược – STDùng điểm mạnh để đốimặt thách thức
Các chiến lược – WTTối thiểu hóa chi phí vàđối mặt thách thức
3.2.3 Một số các chỉ tiêu kinh tế phân tích HQHĐSXKD
Phân tích hiệu quả HĐSXKD của DN là đánh giá khả năng đạt được kếtquả, khả năng sinh lãi mà cụ thể là khả năng tăng trưởng tài sản DN Nội dung cácchỉ tiêu phân tích HQHĐSXKD của doanh nghiệp bao gồm:
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp:
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm TSCĐ và TSLĐ để phản ánh hiệu suất
sử dụng tài sản ta dùng các chỉ tiêu:
Hiệu suất sử dụng tài sản: