Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế cây cà phê

Một phần của tài liệu “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê tây nguyên” (Trang 27 - 30)

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế cây cà phê

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế cây cà phê, ta có thể xem xét các nhân tố cơ bản sau:

 Nhân tố con người: Con người là nhân tố quan trọng quyết định mọi vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh cà phê. Người trồng cà phê phải hiểu biết về cây cà phê cũng như chu kì sống của cây, cách đầu tư chăm sóc, tưới tiêu, chọn giống, trình độ canh tác kĩ thuật cũng như kinh nghiệm trồng cà phê thì sản lượng cà phê và chất lượng cà phê mới thật sự đảm bảo hiệu quả.

 Nhóm nhân tố tự nhiên:

• Điều kiện địa hình: Bằng phẳng, tránh sự rửa trôi làm đất bạc màu.

Có dộ dốc từ 3 -9 0 là tốt.

• Điều kiện đất: Có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và tuổi thọ cây cà phê, đất thuộc loại đất đỏ bazan là phù hợp nhất với tầng đất canh tác dày 1m trở nên, độ PH từ 4,5 – 5,8.

• Thời tiết khí hậu: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,4 – 250 C là tốt nhất, lượng mưa phải đạt trên 1712 mm và cần phân bổ đều trong năm là tốt.

 Nhóm nhân tố kĩ thuật:

• Cà phê là loại cây đòi hỏi phải có kĩ thuật cao, mỗi biện pháp trong quy trình sản xuất đều có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trên nhiều mặt, chi phí phải đầu tư, ngoài ra còn có thời gian thu hoạch , kĩ thuật khai thác, chăm sóc cây cà phê.

• Quy trình kĩ thuật canh tác: Chọn giống cà phê là biện pháp hàng đầu trong việc tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng cây cà phê ngoài ra còn phải có kĩ thuật trồng, chăm sóc đúng thời điểm.

• Quy trình công nghệ chế biến: (Sơ chế) công nghệ sơ chế không phức tạp nhưng vấn đề phải sắp xếp hợp lý dây chuyền sản xuất, công tác quản lý, kiểm tra kĩ thuật phải thường xuyên.

 Nhóm nhân tố kinh tế và tổ chức sản xuất:

• Thị trường và giá cả: Quá trình sản xuất cà phê là một quá trình sản xuất hàng hóa, do đó thị trường có một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất cà phê, thị trường chủ yếu là thị trường thế giới, thị trường New York hay Lon Đon. Những năm gần đây nhờ có thị trường giá cả thế giới tăng, đã làm cho thị trường cà phê Việt Nam nóng lên rất nhiều, thu nhập của người dân trồng

cà phê ngày càng cao, người dân càng trồng mới và chăm sóc tốt hơn, năng suất và sản lượng cà phê ngày càng tăng.

• Bố trí sản xuất: Bố trí vườn cây cà phê quá xa cơ sở chế biến hay trồng trên những vùng đất xấu không thích hợp làm giảm hiệu quả kinh tế. Vì thế cần bố trí một cách hợp lý, kết hợp nhiều mặt, bố trí trên đất đỏ bazan là chủ yếu.

• Tổ chức và quản lý ngành cà phê: Quá trình sản xuất cà phê là một quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóa cao, nó mang cả đặc điểm sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Cà phê cần sản xuất tập trung nên mô hình sản xuất quốc doanh là phù hợp, song phải đổi mới các hình thức tổ chức quản lý mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc áp dụng các hình thức khoán phải đặc biệt coi trọng lợi ích cơ sở sản xuất và người lao động.

• Các chính sách về kinh tế: Là những tác động ở tầm vĩ mô của nhà nước đối với sản xuất kinh doanh. Nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển hay kìm hãm nền kinh tế nói chung và từng khu vực kinh tế nói riêng. Nhà nước cần tạo ra các chính sách kinh tế tốt hơn nữa nhằm thúc đẩy ngành cà phê phát triển xa hơn nữa, đặc biệt là chính sách thuế hay trợ cấp cho người trồng cà phê, chính sách đất đai, tín dụng, xuất nhập khẩu, góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu cà phê hàng năm ở nước ta lên cao hơn hiện nay.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê tây nguyên” (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w