Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây nguyên qua 3 năm 2006 – 2008

Một phần của tài liệu “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê tây nguyên” (Trang 62 - 71)

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

II. Tổng Nợ phải trả 1.057.570.444.50 2

4.2.4. Hiệu quả HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008

4.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây nguyên qua 3 năm 2006 – 2008

Vốn sản xuất KD bao gồm hai bộ phận hợp thành đó là VCĐ và VLĐ, vốn là tiềm năng phục vụ HĐSXKD của công ty cho nên việc tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho công ty nâng cao HQHĐSXKD của mình.

Trong 3 năm vừa qua vốn của công ty chủ yếu là VCSH chiếm phần lớn cho nên việc sử dụng hiệu quả vốn là rất quan trọng. Ta thấy VCĐ của công ty qua 3 năm vẫn giữ nguyên là 45.265.800.000 đồng nhưng do DT thuần tăng lên nên năm 2006 sức sản xuất của VCĐ đạt 75,31 tức là cứ 100 đồng VCĐ bỏ ra mang lại cho công ty 7.531 đồng doanh thu.

Nhưng VLĐ bình quân trong 3 năm có sự chênh lệch không ổn định. Năm 2006 VLĐ bình quân là 1.076.364.61.974 đồng, năm 2007 là 1.561.274.480.401 đồng tăng 45,05 % so với năm 2006. Năm 2008 vốn lưu động bình quân là 1.851.482.612.040 đồng tăng 18,59 % so với năm 2007.

Năm 2007 sức sản xuất của VCĐ là 103,23 đến năm 2008 sức sản xuất của VCĐ là 122,22. Sức sản xuất của VCĐ ngày càng tăng, năm 2008 sức sản xuất của VCĐ lớn nhất tức là cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra thu được 12.222 đồng DT. Đây là một dấu hiệu phản ánh hiệu quả của công ty trong việc sử dụng vốn cố định. Còn đối với sức sản xuất của VLĐ nhìn chung là giảm năm 2008 chỉ còn có 2,987. Điều này phản ánh 1 đồng VLĐ bỏ ra thi thu được 2,987 đồng doanh thu.

Mặt khác mức doanh lợi của VCĐ và VLĐ ngày càng tăng. Năm 2006 là 0,38 điều này phản ánh cứ 100 đồng VCĐ bỏ ra thì mang lại cho công ty 38 đồng LN.

Năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 90,28 % đạt 0,717 tức là cứ 100 đồng VCĐ bỏ ra mang lại cho công ty 71,7 đồng LN. Còn đối với VLĐ thì năm 2007 tăng lên 31,18% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 giảm 6,4% so với năm 2007. Mức doanh lợi VCĐ ngày càng tăng chứng tỏ số vòng quay của vốn cố định ngày càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao và có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó thì hệ số đảm nhiệm cũng là một yếu tố phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Trong 3 năm vừa qua hệ số đảm nhiệm của công ty ngày càng giảm năm 2007 là 0,01 giảm 31 % so với năm 2006. Hệ số đảm nhiệm VCĐ càng giảm xuống thấp đây là một tín hiệu tốt cho công ty. Vì một đồng DT được tạo ra từ số vốn càng ít càng tốt. Năm 2006 cứ một đồng DT được đảm nhiệm bằng 0,013 đồng VCĐ, nhưng đến năm 2007 thì cứ một DT được đảm nhiệm 0,01 đồng VCĐ.

Đến năm 2008 thì một đồng DT chỉ đảm nhiệm có 0,008 đồng vốn cố định.

Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong 3 năm 2006 – 2008

Đvt: Đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh

2007/2006 2008/2007

+/- % +/- %

1. DT thuần 3.408.278.023.101 4.671.883.164.404 5.531.172.822.169 1.263.605.141.303 37,07 859.289.657.765 18,39

2. LN trước thuế 17.048.165.873 32.439.048.755 36.006.532.150 15.390.882.882 90,28 3.567.483.395 11,00

3. VCĐ bình quân 45.256.800.000 45.256.800.000 45.256.800.000 0 0 0 0

4. VLĐ bình quân 1.076.364.618.974 1.561.274.480.401 1.851.482.612.040 484.909.861.427 45,05 290.208.131.639 18,59

5. Sức sản xuất của VCĐ (1/3) 75,31 103,23 122,22 27,92 37,07 18,99 18,39

6. Sức sản xuất của VLĐ (1/4) 3,166 2,992 2,987 (0,174) (5,50) (0,005) (0,16)

7. Mức doanh lợi của VCĐ (2/3) 0,38 0,717 0,796 0,340 90,28 0,079 11

8. Múc doanh lợi của VLĐ (2/4) 0,016 0,021 0,019 0,005 31,18 (0,001) (6,40)

9. Hệ số đảm nhiệm VCĐ (3/1) 0,013 0,010 0,008 (0,004) (31) (0,002) (20)

10. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (4/1) 0,316 0,334 0,335 0,018 5,82 0,001 0,16

Nguồn: Phòng Tài vụ - Kế toán

Để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ thì công ty cần tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá SXKD giúp khai thác hết công suất của TSCĐ, thiết bị máy móc và từ đó giảm được chi phí cố định cho sản phẩm hàng hoá. Mặt khác cần phải thường xuyên theo dừi quản lý chặt chẽ, tổ chức hạch toỏn đầy đủ chớnh xỏc tài sản cố định để trỏnh hư hỏng mất mát tài sản cố định. Quản lý chặt chẽ các chi phí trong quá trình xây dựng cơ bản. Cần sử dụng triệt để thời gian, công suất của mọi tài sản cố định.

Còn hệ số đảm nhiệm của VLĐ trong công ty liên tục tăng trong 3 năm là 0,316 rồi tăng lên 0,334 đến năm 2008 thì tăng lên 0,335. Chứng tỏ để tạo ra 1 đồng DT cần nhiều số VLĐ hơn. Đây là một biểu hiện không tốt lắm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy công ty cần phải có biện pháp thích hợp như:

Tổ chức công tác hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời quản lý chặt chẽ TSLĐ trong từng khâu và ở mọi lúc mọi nơi; Tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá đặc biệt là các loại hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận cao để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả vốn lưu động; huy động mọi nguồn vốn vào kinh doanh để tăng tốc độ chu chuyển đồng vốn tăng sức sản xuất của vốn lưu động và tăng mức doanh lợi của vốn lưu động và sử dụng tiết kiệm vốn lưu động.

4.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổng phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 2008

Chi phí là một bộ phận không thể tách rời trong HĐSXKD. Chính vì vậy không phải đi tìm cách loại bỏ CP mà làm sao đó cho CP trở nên hợp lý, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây chúng ta đã hình dung được công ty CPĐT&XNK cà phê Tây nguyên trong QTHĐSXKD đã sử dụng CP là:

Năm 2006 DT thuần của công ty đạt 3.408.728.023.101 đồng, LN sau thế đạt 17.048.165.873 đồng, CPSXKD đạt 142.938.749.959 đồng, nên tỷ suất DT thuần/ chi phí là 2384,43 % tức là bỏ ra một đồng CP thu về 23,8443 đồng DT thuần. Như vậy DT thuần không những bù đắp CP trong năm 2006 mà còn có lãi. Lợi nhuận trong năm 2006 đạt 17.048.165.873 đồng nên tỷ suất LN/ CP là 11,93 % tức là công ty bỏ

ra 1 đồng CP thu được 0,1193 đồng LN. Chứng tỏ tỷ suất DT / chi phí cao nhưng LN thu được từ một đồng chi phí mà công ty bỏ ra là thấp chỉ có 0,1193 đồng lợi nhuận.

Sang đến năm 2007 DT thuần đạt 4.671.883.164.404 đồng, chi phí SXKD mất đến 214.897.940.561 đồng, nên tỷ suất DT/CP đạt 2174 % tức là cứ một đồng CP bỏ ra thu được 21,74 đồng DT. Giảm hơn năm 2006 2,104 đồng tương ứng với 8,83 %.

Điều này có ý nghĩa DT thuần hoàn toàn bù đắp được CP và có lãi. Lợi nhuận năm 2007 đạt 29.188.150.021 đồng cao hơn năm 2006 12.139.984.148 đồng tăng lên 71,21 %. Nên tỷ suất LN/CP là 13,58 % tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra công ty đã thu được 0,1358 đồng LN tăng 1,66 đồng so với năm 2006. Năm 2007 mặc dù tỷ suất DT/ chi phí cao nhưng LN thu được từ một đồng chi phí lại ít chỉ có 0,1358 đồng.

Như vậy sau 2 năm 2006 – 2007 thì một đồng CP năm 2007 bỏ ra thì thu được thấp hơn một đồng chi phí bỏ ra năm 2006 là 2,104 đồng doanh thu thuần nhưng lợi nhuận thì thu được cao hơn đến 1,66 đồng.

Chứng tỏ năm 2007 DN đã sử dụng hợp lý chi phí SXKD để thu được lợi nhuận cao hơn năm 2006. Cho đến năm 2008 thì lúc này DT thuần của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây Nguyên là 5.531.172.822.169 đồng, một điều đáng mừng là chi phí sản xuất đã giảm xuống 39,4 % so với năm 2007 tương ứng với số tiền là 130.137.033.239 đồng nên tỷ suất DT /CP năm 2008 đạt 4250,27 % tức là năm 2008 công ty cứ bỏ ra một đồng chi phí thu được 42,5027 đồng doanh thu thuần.

Năm 2008 LN của công ty đạt 32.338.849.174 đồng nên tỷ suất LN/ CP đạt 24,85 % tức là công ty cứ bỏ ra một đồng CP thu về được 0,2485 đồng LN, con số này cao hơn năm 2006 và năm 2007 rất nhiều. Chi phí giảm và LN của công ty tăng lên đây là một tín hiệu đáng mừng đối với HĐKD của công ty.

Như vậy tuy một đồng CP bỏ ra năm 2008 thu được cao hơn 20,7627 đồng DT thuần so với năm 2007. Bên cạnh đó thì cứ một đồng CP mà công ty bỏ ra năm 2008 lại thu về cao hơn 0,1127 đồng LN so với năm 2007. Nên LN năm 2008 cao hơn năm 2007 đến 95,5 %, điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang đi lên. Do công ty biết sử dụng hợp lý nguồn lực, nên chi phí giảm đi rất nhiều.

Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008

Đvt: Đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh

2007/2006 2008/2007

+/- % +/- %

1. DT thuần 3.408.278.023.101 4.671.883.164.404 5.531.172.822.169 1.263.605.141.303 37,07 859.289.657.765 18,39 2. Chi phí sản xuất KD 142.938.749.959 214.897.940.561 130.137.033.239 71.959.190.602 50,34 (84.760.907.322) (39,4) - Chi phí sản xuất 261.122.285 2.640.043.997 4.418.887.594 2.378.921.712 911,04 1.778.843.597 67,4 - Chi phí ngoài sản xuất 142.677.627.674 212.257.896.564 125.718.145.645 69.580.268.890 48,77 (86.539.750.919) (40,77)

3. LN sau thuế 17.048.165.873 29.188.150.021 32.338.849.174 12.139.984.148 71,21 3.150.699.153 10,79

4. Tỷ suất DT/ Chi phí(1/2) % 2384,43 2174,00 4250,27 (210,4) (8,83) 2076,27 95,5

5. Tỷ suất LN/ Chi phí(3/2) % 11,93 13,58 24,85 1,66 13,88 11,27 82,96

Nguồn: Phòng Tài vụ - Kế toán

Sơ đồ 4.4: Thể hiện sự tương quan giữa doanh thu và chi phi

Biểu đồ trên đây thể hiện doanh thu và chi phí của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008. Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu qua 3 năm của công ty đều tăng cao hơn mức chi phí của công ty, tuy nhiên mức chênh lệch không năm nào giống năm nào. Năm 2008 được coi là năm có lợi nhuận cao nhất và chi phí thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

4.2.4.3. Phân tích đánh giá khả năng sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây Nguyên qua 3 năm 2006 - 2008

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của QTSXKD.

Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng HĐSXKD của công ty, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản cho sản xuất như lao động, vật tư, TSCĐ…

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng trong công ty đồng thời nó là cơ sở để hình thành các quỹ trong công ty, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể công nhân viên chức, người lao động trong công ty đồng thời góp phần phát triển xã hội, đưa đất nước ngày một đi lên.

Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, là tiêu chí quan trọng đánh giá HQSXKD của công ty. Cho nên việc phân tích tình hình LN có ý nghĩa rất quan

trọng. Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy: DT thuần năm 2006 là 3.408.278.023.101 đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2006 17.048.165.873 đồng, nên tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu năm 2006 là 0,005.

Điều này có nghĩa là cứ một đồng DT được tạo ra có 0,005 đồng lợi nhuận.

Năm 2007 do LN truớc thuế tăng 90,28 %, bên cạnh đó DT tăng lên 37,07 % nên tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu năm 2007 là 0,0069 tăng 38,81 % so với năm 2005. Tức là cứ một đồng DT công ty thu được mang lại cho công ty là 0,0069 đồng lợi nhuận.

Sang năm 2008 DT tăng, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng tuy nhiên tỷ suất LN/DT của công ty chỉ đạt 0,0065 giảm hơn so với năm 2007 là 6,25 % diều này có nghĩa năm 2008 cứ một đồng DT chỉ mang lại cho công ty 0,0065 đồng lợi nhuận.

Tuy trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế mà công ty đạt được năm 2007 cao hơn rất nhiều so với năm 2006, nhưng xét trên 1 đồng doanh thu của công ty mang lại thì năm 2008 cao hơn nhưng không đáng kể.

Xét về chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản ROA (ROA – Return Of Asset) trong 3 năm của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên thì năm 2006 có ROA thấp nhất 0,0152 tức là cứ một đồng tài sản công ty bỏ ra để đưa vào sản xuất mang lại cho công ty có 0,0152 đồng lợi nhuận.

Năm 2007 ROA của công ty đạt 0,0202 tăng 32,85 % so với năm 2006.

Nhưng đến năm 2008 ROA chỉ có 0,019 giảm 5,99 % so với năm 2007 tức là cứ 1 đồng tài sản công ty đưa vào sản xuất kinh doanh chỉ mang lại 0,019 đồng lợi nhuận.

Như vậy trong 3 năm vừa qua ROA tăng giảm thất thường đây là một dấu hiện không khả quan mấy đối với HĐSXKD của công ty. Công ty cần phải có những giải pháp kịp thời để đưa tài sản vào SXKD được tốt hơn giúp cho số vòng quay TS cao, đảm bảo cứ một đồng TS mà công ty bỏ ra mang lại LN năm sau cao hơn năm trước.

Xét chỉ tiêu ROE (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – Return Of Equity) của công ty qua 3 năm. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được ROE qua 3 năm của công ty luôn tăng. Năm 2006 là năm chỉ tiêu ROE của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên đạt được là thấp nhất 0,2662 tức là cứ một đồng VCSH bỏ ra mang lại cho công ty 0,2662 đồng lợi nhuận.

Bảng 4.10: Khả năng sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008

Đvt: Đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh

2007/2006 2008/2007

+/- % +/- %

1. DT thuần 3.408.278.023.10

1 4.671.883.164.40

4 5.531.172.822.169 1.263.605.141.30

3 37,07 859.289.657.765 18,39 2. LN trước thuế 17.048.165.873 32.439.048.755 36.006.532.150 15.390.882.882 90,28 3.567.483.395 11,00 3. LN sau thuế 17.048.165.873 29.188.150.021 32.338.849.174 12.139.984.148 71,21 3.150.699.153 10,79

4. Tổng TS 1.121.621.418.97

4

1.606.531.280.40 1

1.896.739.412.04 0

484.909.861.427 43,23 290.208.131.63 9

18,06 5. Nguồn vốn chủ sở hữu 64.050.974.472 87.819.395.853 96.964.256.679 23.768.421.381 37,11 9.144.860.826 10,41

6. Tỷ suất LN/ DT(2/1) 0,0050 0,0069 0,0065 0,0019 38,81 (0,0004) (6,25)

7. ROA (TS sinh lời của TS)(2/4) 0,0152 0,0202 0,0190 0,0050 32,85 (0,0012) (5,99)

8. ROE (TS sinh lời VCSH)(2/5) 0,2662 0,3694 0,3713 0,1032 38,78 0,0020 0,53

9. Đòn bẩy tài chính(4/5) 17,5114 18,2936 19,5612 0,7822 4,47 1,2676 6,93

Nguồn: Phòng Tài vụ - Kế Toán

Kết quả ROE đạt được năm 2007 đạt được là 0,3694 tăng 38,78 % so với năm 2006. Tiếp sang năm 2008 chỉ tiêu ROE toàn công ty đạt được là 0,3713 tăng 0,53 % so với năm 2007, tức là năm 2008 cứ 1 đồng VCSH bỏ ra mang lại cho công ty 0,3713 đồng lợi nhuận.

Chỉ số ROE của công ty tăng liên tục trong 3 năm qua có thể khẳng định công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có hiệu quả, làm cho cứ một đồng VCSH bỏ ra mang lại số lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.

Xét đến chỉ tiêu đòn bẩy tài chính của công ty CP ĐT&XNK Cà Phê Tây nguyên trong 3 năm qua ta thấy năm 2006 đòn bẩy tài chính đạt ở mức thấp nhất là 17,5114 điều này cho thấy cứ một đồng VCSH bỏ ra được đảm bảo bằng 17,5114 đồng tài sản của công ty.

Chỉ số này tiếp tục tăng đến năm 2008 đạt 19,5612 tăng 6,93 % so với năm 2007. Điều này chứng tỏ cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty được đảm bảo 19,5612 đồng tài sản hay nói cách khác cứ một đồng vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra làm tăng thêm 19,5612 đồng tài sản cho công ty.

Như vậy đòn bẩy tài chính của công ty qua 3 năm tăng lên điều này cho thấy cơ cấu tài chính ổn định giữa các khoản nợ phải trả, vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của công ty. Nếu đòn bẩy tài chính bằng 1 là tốt nhất vì cứ một đồng vốn chủ sở hữu bằng 1 đồng tài sản, công ty không có nợ phải trả.

4.3. Những tồn tại cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê tây nguyên” (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w