PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty
Từ tháng 01 năm 2005 Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo giấy đăng ký kinh doanh số 40.03.000.057 ngày 31 tháng 12 năm 2004 do Sở kế hoạch và đầu tư Đăk Lăk cấp.
Đây là kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý DN theo kiểu trực tuyến chức năng tổng hợp, các bộ phận khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa ở mức độ cao, có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp, từng khâu khác nhau để đảm bảo cho kế hoạch SXKD và công tác quản lý chung của DN mạng lại hiệu quả cao.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây nguyên
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHềNG KẾ TOÁN – TÀI VỤ PHềNG KINH DOANH PHềNG TỔ CHỨC
CHI NHÁNH
ĐĂK NÔNG
CHI NHÁNH
BÌNH DƯƠNG
CHI NHÁNH TP. HCM
CHI NHÁNH
GIA LAI
CHI NHÁNH
LÂM ĐỒNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
TRẠM KINH DOANH
XƯỞNG CB CÀ PHÊ
BỘT
Theo kiểu tổ chức bộ máy quản lý này thì Ban giám đốc giữ vai trò chính trong việc quản lý, xây dựng và quyết định chiến lược KD của công ty. Giữa các phòng ban có sự hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để đi đến mục tiêu cuối cùng là đưa công ty ngày càng phát triển. Quyền hạn và trách nhiệm của phòng ban được xác định rừ ràng, dễ duy trỡ cụng việc chỉ đạo, kiểm tra được nhanh chúng, trỏnh việc chồng chéo khi thực hiện các quyết định
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, quyết định số cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán, quyết định cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, có quyền tính nhiệm, miễm nhiệm thành viên hội đồng quản trị cà xử lý các vi phạm.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do đại hội cổ đông bầu cử.
• Quyết định chiến lược và các giải pháp phát triển công ty.
• Bầu và miễm nhiệm chủ tịch thông qua bỏ phiếu theo giá trị cổ phiếu sở hữu.
• Quyết định giải pháp phát triển thị trường công nghệ.
• Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm.
• Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.
Ban Kiểm soát:
• Kiểm soát các HĐKD của CT, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán.
• Báo cáo trước đại hội cổ động về sự kiện tài chính bất thường xảy ra trong công ty, ưu khuyết điểm của Hội đồng quản trị.
• Thông báo định kỳ kết quả kiểm soát cho Hội đồng quản trị.
Ban giám đốc công ty:
Chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chung toàn diện công tác của công ty và cán bộ công nhân viên thuộc công ty, giúp cấp trên giải quyết công việc, triển khai và đôn đốc các phòng ban và các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ.
• Tổng giám đốc: Là người quyết định công tác
KD, chiến lược kinh doanh và công tác đối ngoại; trực tiếp đàm phán và ký kết hợp đồng XK cà phê; làm việc với các đoàn khách đến đàm phán; ký kết hợp đồng XK cà phê; làm việc với các đoàn khách đến đàm phán; ký kết hợp đồng ngoại thương, quyết định giá mua, giá bán trong các hợp đồng kinh doanh.
Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành và bố trí cán bộ để đảm bảo HQKD đồng thời chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo qui định của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về KQHĐKD của công ty.
• Phó tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm quản lý việc thu chi hàng ngày của công ty; quyết định về tài chính của công ty; thay mặt cho Tổng giám đốc điều hành công việc là các hoạt động thường xuyên của công ty.
Các phòng chức năng:
• Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu kế hoạch về tài chính, tình hình quản lý và sử dụng vốn bao gồm:
Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chuẩn mực kế toán hiện hành.
Xây dựng kế hoạch vốn và sử dụng vốn, quản lý tài chính.
Lập giới hạn định mức kinh phí cho mỗi loại hình kinh doanh, nắm bắt những tồn tại và đưa ra những phương hướng KD có hiệu quả.
Lập báo cáo quyết toán định kỳ theo đúng chế độ, chịu trách nhiệm với các cơ quan ban ngành về tình hình tài chính và KQHĐKD của công ty.
• Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Làm công việc tham mưu và xây dựng kế hoạch tài chính về lưu chuyển hàng hóa (mua bán, dự trữ, bảo quản), quản lý các nghiệp vụ KD xuất nhập khẩu bao gồm:
Tiếp cận thị trường, tìm kiếm nguồn hàng và khảo sát nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, soạn thảo các hợp đồng kinh tế đề xuất các nội dung đảm bảo lợi ớch cỏc bờn. Thống kờ theo dừi quỏ trỡnh thực hiện kế hoạch, cú biện phỏp điều tiết phát triển nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
• Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu quản lý, bố trí và sử dụng, đào tạo cán bộ nhân viên trong công ty.
Quản lý tiền lương và thực hiện các chính sách đối với người lao động như BHXH, BHYT…
Quản lý công tác hành chính, tổ chức công tác văn thư lưu trữ.
• Trạm kinh doanh:
Quản lý toàn diện các kho hàng thuộc trạm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật đối với sự an toàn của kho hàng.
Trực tiếp tổ chức việc thu mua, chế biến cà phê, nông sản theo sự chỉ đạo của công ty và phòng kinh doanh.
• Các chi nhánh trực thuộc của công ty:
Từng chi nhánh đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể sau:
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Có
nhiệm vụ thu thập và cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức việc XNK hàng hóa.
Chi nhánh Bình Dương: Có nhiệm
vụ chế biến, sản xuất cà phê.
Chi nhánh Gia Lai: Làm nhiệm vụ thu mua cà phê.
Chi nhánh Đăk Nông: Cũng làm
nhiệm vụ thu mua cà phê.
Chi nhánh Lâm Đồng: Làm nhiệm
vụ thu mua cà phê.
Xưởng chế biến cà phê bột: Có nhiệm vụ chế biến cà phê từ nhân thô thành cà phê bột ở dạng hòa tan, kẹo cà phê…