1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔ CHỨC và HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT sư ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và HƯỚNG PHÁT TRIỂN

45 2,7K 61

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 84,52 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG I:4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ4 I. LÍ LUẬN CHUNG LUẬT SƯ4 1. Khái quát về sự ra đời, phát triển của nghề luật sư4 1.1.Sự ra đời và phát triển của nghề luật sư trên thế giới4 1.2.Sự ra đời và phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam6 2. Khái niệm của luậtsư và nghề luật sư9 2.1. Luật sư9 2.2. Nghề luật sư9 3. Đặc điểm của nghề luậtsư11 3.1. Nghề luật sư trước hết là một nghề luật11 3.2. Nghề luật sư mang tính chất dịch vụ và được nhận thù lao của khách hàng11 3.3. Nghề luật sư gắn liền với chức năng xã hội và nhân văn12 3.4. Nghề luật sư hoạt động dựa trên pháp luật và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư12 3.5. Nghề luật sư không thể kiêm nhiệm14 3.6. Nghề luật sư là hoạt động mang tính quốc tế15 4. Vai trò đối với xã hội của luậtsư15 5. Quy trình trở thành luật sư16 5.1. Đào tạo nghề luật sư (Điều 12 của Luật Luật sư)16 5.2. Tập sự hành nghề luật sư (Điều 14), kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (Điều 15)17 5.3. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (Điều 17 của Luật Luật sư), thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư (Điều 18 của Luật Luật sư)20 5.4. Gia nhập Đoàn luật sư (Điều 20 của Luật Luật sư)22 CHƯƠNG II23 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM23 I. Những kết quả đạt được trong tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam23 1. Về đội ngũ luật sư23 1.1. Về số lượng luật sư23 1.2. Về chất lượng luật sư24 1.3. Về mức độ chuyên môn hoá trong hành nghề luật sư24 2. Về hoạt động hành nghề của luật sư25 3.Về tổ chức luật sư và quản lý luật sư28 4.Về việc bảo vệ quyền hành nghề luật sư và bảo vệ luật sư29 II. Những hạn chế trong tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam30 1. Về tổ chức và hoạt động của luật sư30 1.1. Về số lượng, chất lượng luật sư30 1.2. Về tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư32 2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập33 2.1. Nguyên nhân khách quan33 2.2. Nguyên nhân chủ quan35 CHƯƠNG III37 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.37 ..............................................................

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, nền kinh tế thế giới đang có sự phát triểnvượt bậc Tốc độ phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nền kinh tế tăng trưởng vớitốc độ chóng mặt đã làm thay đổi cả bộ mặt thế giới, cùng với đó là quá trình hội nhập -giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nước trên thế giới Đó là quá trình toàn cầu hóa,

là sự cạnh tranh khốc liệt

Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam đãthông qua đường lối đổi mới và mở rộng nền kinh tế Đất nước ta từ một nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới phát triểnkinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầm cao của công cuộc đi lên xâydựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc về kinh tế và cơ sở vật chất

Ngày 11 tháng 1 năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thếgiới WTO.Sau 8 năm đàm phán Việt Nam đã có những bước chuẩn bị thật tốt để có thểbước lên sân chơi bình đẳng với các quốc gia khác trên tòa thế giới.Để chuẩn bị gia nhậpWTO, nhà nước Việt Nam đã có nhiều thay đổi.Một trong những sự thay đổi tất yếu là sựthay đổi hệ thống pháp luật nhằm thu hẹp khoảng cách giữa pháp luật Việt Nam và phápluật quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng cho các bên tham gia vào hoạt động thương mại tạiViệt Nam Để đáp ứng yêu cầu, năm 2005 quốc hội Việt nam đã thông qua nhiều đạo luậtmới Trong quá trình thay đổi đó,Năm 2006 Việt Nam đã ban hành Luật luật sư (có hiệulực từ 1/1/2007) Đây là cơ sở pháp lý tiếp tục củng cố và phát triển đội ngũ luật sưchuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đóng góp vào công cuộc xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu về phát triểnkinh tế-xã hội của Việt Nam Trên cơ sở những văn bản pháp lý nêu trên đội ngũ luật sưcủa Việt Nam đã hình thành và ngày càng phát triển đông về số lượng, tính chuyênnghiệp và kinh nghiệm hành nghề cũng ngày được nâng cao Thực tế khách quan của mộtquốc gia đang phát triển đã cho thấy quốc gia đó luôn hướng đến nền dân chủ vững mạnh

và đảm bảo công bằng xã hội

Không có giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của đất nước ta từ xưa đến nay, vị thế và

vai trò của nghề luật sư lại được coi trọng như trong giai đoạn hiện nay Có thể nói, đây

Trang 2

là thời điểm mà xã hội Việt Nam đã dần nhìn nhận gần hơn đối với vai trò của nghề luật

sư theo đúng chỗ đứng mà nghề này xứng đáng có được Luật sư đóng một vai trò vô

cùng quan trọng góp phần hình thành nền kinh tế thị trường và là trụ cột của nền kinh tếquốc dân, luật sư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xãhội.Chính vì vậy, người dân ngày càng tìm đến luật sư như một nhu cầu cần thiết, sốlượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ngày một phát triển

Đất nước ta đã và đang có những thay đổi triệt để tạo điều kiện nhiều hơn để luật sưthể hiện tầm quan trọng của mình.Liên tiếp trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước

đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt giành cho nghề luật sư, cụ thể Nghị quyết NQ/TW về cải cách tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ vai tròcủa luật sư trong nền tư pháp nước nhà Luật luật sư 2006 thay thế Pháp lệnh luật sư năm

08-2001 (trước đó nữa là Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987) đã thể hiện thành tựu tích cực

của hoạt động lập pháp đối với nghề luật sư Đặc biệt, khi mà nhu cầu của xã hội, của nhà

nước đối với nghề luật sưở nước ta được thể hiện ngày một bức thiết, thì những vị lãnhđạo Nhà nước đã có những sự quan tâm lớn, thể hiện cách nhìn nhận mới cũng như cáchthức sự cụ thể hóa đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đối với nghề luật

sư.

Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày 10/10hàng năm là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịchkiêm Tổng Thư ký Liên đoàn luật sư Việt Nam cho biết, đây là một vinh dự hết sức tolớn cho đội ngũ luật sư Việt Nam, không chỉ khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhànước, cộng đồng xã hội về nghề luật sư, mà còn là mốc son quan trọng đánh dấu sựtrưởng thành của Luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam

Ngày 13/10/2015 Liên đoàn luật sư Việt Nam kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống luật sưViệt Nam (10/10/1945-10/10/2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba Chủtịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu và nhấn mạnh thời gian tới cần đào tạo, bồidưỡng cho được đội ngũ luật sư có khả năng tư vấn và tranh tụng

Xuất phát từ tầm quan trọng đối việc nhìn nhận nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, em xin

chọn đề tài" TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN" làm bài tiểu luận.

Nội dung chính của tiểu luận gồm ba chương:

CHƯƠNG I:

Trang 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ

Trang 4

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ

I LÍ LUẬN CHUNG LUẬT SƯ

1 Khái quát về sự ra đời, phát triển của nghề luật sư

1.1.Sự ra đời và phát triển của nghề luật sư trên thế giới

Khoảng thế kỷ V trước Công Nguyên, ở một số quốc gia cổ đại Châu Âu (tiêu biểu là

Hy Lạp và La Mã) đã xuất hiện những người có các hoạt động giúp đỡ nguyên cáo hoặc

bị cáo trong các vụ kiện hoặc bênh vực những người bị áp bức, bất công Đây chính làhình thái ban đầu của luật sư và nghề luậtsư

Sau một thời gian dài cho đến vài thế kỷ đầu sau Công Nguyên,ở các quốc gia phongkiến châu Âu đã hình thành một lớp người am hiểu về pháp luật, có khả năng tranhluận,chuyên làm công việc “biện hộ” và trợ giúp pháp lý cho người dân Hoạt động của

họ bước đầu đã mang tính chất nghề nghiệp, được xã hội và Nhà nước ghinhận

Khi các quốc gia châu Âu bước vào thời kỳ Trung cổ (thế kỷ thứ VI đến thế kỷ XV), với

sự cai trị hà khắc, chuyên chế và phản động của giai cấp phong kiến, cùng với sự thốngtrị về tư tưởng của nhà thờ Thiên chúa giáo, sự tự do dân chủ của người dân bị thủ tiêuhoặc hạn chế, do vậy mà nghề luật sư cũng bị hạn chế, không phát triển Trong cáckhoảng thời gian nói trên, ở châu Á và các khu vực khác còn lại trên thế giới, do tínhchất hà khắc trong chính sách cai trị và đặc điểm của văn hóa, tôn giáo nên vấn đề “biệnhộ”, “bào chữa” chưa được thừa nhận tại các Tòa án, chính vì thế nghề luật sư chậm rađời và không có sự phát triển bằng ở châuÂu

Sau thành công của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các Nhà nước tư sản ởchâu Âu và Bắc Mỹ (thế kỷ 17), cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và giao

sưvànghềluậtsưđãpháttriểnnhanhchóngvàrấtmạnhmẽ.Ngàynay,trên thế giới – đặc biệt là ởcác nước phát triển, luật sư và nghề luật sư có một vai trò vô cùng quan trọng, không thểthiếu được trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, được Nhà nước và xã hội đặcbiệt coitrọng

Ở châu Âu vào thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, nghề luật sư đã xuất hiện trong đời sống xãhội Sử sách kể lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên, trong nhà nước HyLạp cổ, tổ chức toà án đã được hình thành và việc xét xử có sự tham gia của người dân.Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Toà hoặc nhờ

Trang 5

người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ bảo vệ hoặc bào chữa Vào thời đó,việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị chínhquyền bắt giam, trừng phạt một cách độc đoán và vô cớ Còn ở La Mã cổ đại, phiên toàthường có sự tham gia của các nhà chuyên môn, người am hiểu pháp luật để nhắc nhỡnhững quy tắc tôn giáo để tránh việc viện dẫn sai hoặc vi phạm thủ tục tố tụng; xã hộidần dần hình thành một nhóm người chuyên sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giảipháp luật của họ được xem xét như hoạt động nghề nghiệp Từ đó, hoạt động của họ( luật sư) được chấp nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao, nghềluật sư được xem như một nghề vinh quang trong xã hội.

Khi châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với các triều đại phong kiến phân quyền cát

cứ, Toà án và chế độ luật sư ở các nước được xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhaunhằm mục đích phục vụ tôn giáo và chế độ phong kiến Luật sư thời ký này không thểhiện rõ và đầy đủ các tính chất nghề nghiệp của họ, vai trò của luật sư bị hạn chế và bópnghẹt bởi chế độ xã hội chuyên quyền hà khắc

Bước sang chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với những điều kiện khắtkhe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng cho một bộ phận người xuất thân từ giai cấp tư sản Dầndần, các cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đẳng diễn ra thường xuyên đã buộc chính quyềncác nước tư sản phải mở rộng quyền dân chủ cho người dân, nhu cầu của người dân đốivới việc được đảm bảo quyền và lợi ích của mình trên cơ sở các quy định pháp luật luônthường trực Nghề luật sư thể hiện vai trò to lớn của mình, dần hình thành một nghề tựdo

Hiện nay, ở các nước phát triển, nghề luật sư lại càng được trân trọng, và thực sự nghềluật sư, bằng tính chất và đòi hỏi đặc thù của nghề nghiệp luôn là một trong những nghềđược yêu thích nhất Ở Mỹ, rất nhiều vị tổng thống xuất thân là luật sư, nhiều chính trịgia của nước này đã từng là luật sư trước khi bước vào chính trường Nói đến thu nhập,nghề luật sư luôn là nghề có thu nhập dẫn đầu ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu.Theo thống kê trong năm 2009 của Tạp chí Fortune, trong số 10 tập đoàn trả lương chonhân viên cao nhất toàn cầu thì các công ty luật đã chiếm đến con số 6, bao gồm: Baker

Donelson, Bingham McCutchen, Alston & Bird, Perkins Coie, Arnold & Porter và

Orrick, Herrington & Sutcliffe Trong đó, Baker Donelson đứng số một toàn cầu về việctrả lương cao nhất cho nhân viên của mình

Trang 6

Như vậy, không ngẫu nhiên mà nghề luật sư thực sự luôn được tôn trọng ở nhiều quốcgia trên thế giới Bởi có được điều đó, qua thực tiễn nghề nghiệp với những đặc thù riêng,với những phẩm chất, yếu tố cần thiết đảm bảo hành nghề phải đạt ở mức độ cao, không

dễ gì ai cũng có thể theo đuổi nghề này một cách thực sự

1.2.Sự ra đời và phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam

Trong suốt thời kỳ cổ đại và thời kỳ Bắc thuộc, luật sư và nghề luật sư chưa xuấthiện.Trong thời đại phong kiến độc lập, đặc biệt là ở triều đại nhà Hậu Lê, nhà nước đãthừa nhận người dân có quyền kiện tụng, quyền nhờ người khác giúp hoặc bênh vực chomình nên đã xuất hiện những người gọi là “thầy cãi”, “thầy kiện” Đây là hình thái banđầu của người luật sư ở Việt Nam Tuy nhiên, cho đến trước khi bị thực dân Pháp xâmlược và cai trị, ởViệt Nam vẫn chưa xuất hiện “luật sư” theo nghĩa hiệnđại

Cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, việc áp dụng pháp luật và chế độ xét xử của nướcPháp ở Đông Dương đã làm xuất hiện hoạt động luật sư Tuy nhiên, hoạt động luật sưthời điểm bấy giờ cũng rất hạn chế và là sự độc quyền của ngườiPháp

Năm 1930, Tổng thống Pháp ký Sắc lệnh thành lập các Luật sư đoàn bên cạnh các Tòa

án ở Đông Dương, chính thức xác lập các tổ chức luật sư ở Việt Nam Việc đào tạo cácluật sư ở Việt Nam cũng bắt đầu được thực hiện từ giai đoạnnày

Từ đó cho đến khi cách mạng tháng Tám thành công thì bộ máy tư pháp nước ta cũngđược tổ chức lại Hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu chính quyền mới đã ký Sắc lệnh số46/SL ngày 10-10-1945 về tổ chức đoàn thể luật sư Sắc lệnh số 46/SL duy trì tổ chứcluật sư cũ trong đó có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật cũ về luật sư nhưngkhông trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà Hiến pháp nước ViệtNam dân chủ cộng hoà năm 1946 khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền

cơ bản của công dân, cụ thể Điều 67 của Hiến Pháp quy định "Người bị cáo được quyền

tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”

Do hoàn cảnh lịch sử với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ kế tiếp nhau, toàn dân

ta đã phải tập trung sức người, sức của cho nhiệm vụ cứu nước Với điều kiện đó, tổ chứcluật sư không thể duy trì Nhiều luật gia, luật sư đã ra mặt trận, lên chiến khu hoặc thamgia vào hoạt động tư pháp tại các vùng do chính quyền ta kiểm soát, nghề luật sư giaiđoạn này gặp muôn vàn khó khăn Tuy thế, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đếnviệc bảo đảm quyền bào chữa trước Toà án của bị cáo, một trong những quyền cơ bản

Trang 7

của công dân đã được ghi trong Hiến pháp Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy địnhnguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình.Tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền bào chữa và bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm

1959 (Điều 101) đã quy định "Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm"; tiếp đóHiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc khẳng địnhbảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư để giúp

cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Để thực hiện quy định của Hiến pháp, trong giai đoạn triển khai xây dựng văn bản phápluật về tổ chức luật sư, đội ngũ bào chữa viên tiếp tục được củng cố và phát triển, cụ thểngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 691/QLTPK về công tác bào chữa,trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện làm bào chữa viên, quy định ở mỗi tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương thành lập một Đoàn bào chữa viên Riêng ở hai thànhphố Hà Nội và Hồ Chí Minh thì thành lập Đoàn luật sư, bào chữa viên, tập hợp các luật

sư đã được công nhận trước đây và các bào chữa viên, đến cuối năm 1987, trên cả nước

đã có 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400 bào chữa viên

Sau ngày thống nhất đất nước, với yêu cầu khách quan, mang tính sống còn là phải đổimới, xoá bỏ cơ chế quan liêu-bao cấp và mở rộng dân chủ trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV năm 1986 đã mở đầu một thời

kỳ lịch sử mới xây dựng đất nước, thời kỳ đổi mới Đường lối đổi mới do Đại hội vạch ra

đã tác động sâu rộng đến mọi mặt hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp.Các đạo luật về tố tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng, trong

đó có việc tăng cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức trước Toà án và các cơ quan tố tụng khác Đó cũng chính là tiền đề quantrọng để vực dậy mạnh mẽ hơn nghề luật sư ở nước ta Trong bối cảnh đó, Pháp lệnh tổchức luật sư được ban hành ngày 18/12/1987 Có thể nói, đây là văn bản pháp luật có ýnghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghềluật sư ở nước ta trong thời kỳ đổi mới Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công nhận

là luật sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư và tổ chức cácĐoàn luật sư ở các tỉnh, thanh phố trực thuộc Trung ương Chỉ sau gần 10 năm thi hànhPháp lênh, ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Đoàn luậtsư; đội ngũ luật sư trong cả nước đã đạt tới con số hàng ngàn luật sư Hoạt động luật sư

Trang 8

cũng có bước phát triển đáng kể Ngoài việc tăng cường một bước về số lượng và chấtlượng tham gia tố tụng của luật sư trong các vụ án hình sự, dân sự, các luật sư đã từngbước mở rộng hoạt động hành nghề sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch

vụ pháp lý khác

Khi bước sang nửa cuối thập niên 90, đất nước ta bước vào giai đoạn quan trọng của quátrình đổi mới, trong đó nhu cầu đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ chế thị trường, yêu cầuxây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế ngày càng trở lên sâusắc, ở mức độ cao hơn

Để đáp ứng nhu cầu mới, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã được ban hành Nội dung củaPháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư ở nước tatheo hướng chính quy hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cườngvai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quátrình hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam Chỉ sau 5 năm thi hành Pháp lệnh,đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt, trong 5 năm đócác luật sư đã thành lập trên 1.000 tổ chức hành nghề là các văn phòng luật sư, các công

ty luật hợp danh Các Đoàn luật sư được xây dựng lại và củng cố để làm đúng chức năngcủa tổ chức xã hội-nghề nghiệp tự quản của các luật sư Hoạt động hành nghề của luật sưcũng được tăng lên đáng kể về phạm vi và chất lượng Có thể nói, Pháp lệnh luật sư năm

2001 là văn bản mở đầu cho quá trình chuyên nghiệp hoá và hội nhập quốc tế của nghềluật sư ở Việt Nam, đã tạo một bộ mặt mới với triển vọng phát triển mạnh mẽ nghề luật

sư ở nước ta

Không dừng lại ở đó, cùng với bước phát triển và những yêu cầu mới của xu thế toàncầu hoá, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta đã có những bước phát triểnnhanh và mạnh mẽ với những sự kiện quan trọng mang tính chất đột phá Việt Nam gianhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã tạo ra vị thế và những cơ hội mới phát triểnđất nước, đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phải chuyển đổi hệ thống phápluật và các thiết chế cùng cơ chế vận hành theo lộ trình phù hợp với các cam kết khi gianhập WTO Trong các năm 2005, 2006, 2007, Nhà nước ta đã ban thành một số lượnglớn các đạo luật mới hoặc thay thế các đạo luật không còn phù hợp, trong đó có Luật Luật

sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/01/2007

Trang 9

Sự kiện Luật Luật sư được ban hành và đi vào đời sống đã góp phần nâng cao vị thế củaluật sư, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựng một đội ngũ luật sư, nghề luật sưmang tính chuyên nghiệp, ngang tầm với luật sư và nghề luật sư ở các nước tiên tiến trênthế giới Có thể nói, Luật Luật sư là mốc son đánh dấu một bước phát triển vượt bậc củapháp luật về luật sư ở Việt Nam, và qua đó mở ra nhiều triển vọng mới mẽ cho nghề luậtsư.

Từ đó có thể thấy luật sư và nghề luật sư với hình thái ban đầu là biện hộ, ra đời donhu cầu tự thân của con người Tuy nhiên, quá trình phát triển của nó phụ thuộc vào cácyếu tố như: chính trị, kinh tế,văn hóa, tôn giáo, truyền thống… Trong các yếu tố đó thìbản chất của nhà nước cầm quyền (yếu tố chính trị) và trình độ phát triển kinh tế (yếu tốkinh tế ) là các yếu tố chủ yếu nhất và là quan trọngnhất

2 Khái niệm của luậtsư và nghề luật sư

pháp lý khác Điều 2 Luật Luật sư năm 2006 quy định: “Luật sư là người có đủ tiêu

chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều

10 Luật Luật sư năm 2006 như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân

thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư” Lưu ý rằng, người có đủ tiêu chuẩn quy

định tại Điều 10 của Luật luật sư muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hànhnghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

2.2 Nghề luật sư

Nghề luật sư ở Việt Nam trước hết là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiếnthức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động trong phạm vi hành nghề theo

Trang 10

quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sựcông lý, góp phần bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác

vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì việc hành nghề luật sưcòn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp Điều này tạo nên nét đặc thù riêngcủa nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là

kỹ năng tranh tụng của các luật sư

Xét về tính chất, có thể hiểu nghề luật sư có ba tính chất cơ bản như sau:

Thứ nhất, tính chất trợ giúp: Nói đến trợ giúp nghĩa là nói đến sự giúp đỡ, bênh vựckhông vụ lợi của luật sư cho những người ở vào vị thế thấp kém Những người được trợgiúp thường là người bị ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật trong xã hội hay nhữngngười nghèo, người già cô đơn, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của giađình Do đó, tính chất này thể hiện hoạt động của nghề luật sư không chỉ là bổn phận màcòn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư

Thứ hai, tính chất hướng dẫn: Thông thường, luật sư thực hiện việc hướng dẫn cho kháchhàng hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật, để từ đó họ biết cách tháo gỡ vướngmắc sao cho phù hợp với pháp lý và đạo lý, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng của họ

Thứ ba, tính chất phản biện: Là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quanđiểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý Luật sư lấypháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằmxác định rõ phải trái, đúng sai… từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải,loại bỏ sai trái, bảo vệ công lý

Từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, chúng ta thấy rằng không dễ dàng để có thể thựchiện nghề này một cách bình thường Ở các nước phát triển nghề luật sư rất được coi

trọng trong xã hội Người được phép hành nghề luật sư phải trải qua nhiều chương trình

đào tạo và phải là người hội đủ nhiều phẩm chất quan trọng như thông minh, trong sáng,

trung thực, dũng cảm Luật sư phải biết lấy pháp luật, đạo đức xã hội, lẽ sống công bằng

và chân lý khách quan làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp thì mới được tin tưởng vàtrân trọng

Trang 11

3 Đặc điểm của nghề luậtsư

Luật sư là người hành nghề luật, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng Tuy nhiên,không chỉ bảo vệ lợi ích cho khách hàng mà thông qua hoạt động nghề nghiệp, luật sưgóp phần quan trọng bảo vệ công lý và bảo vệ các giá trị tốt đẹp của con người, của xãhội như: tự do, dân chủ, công bằng …

3.1 Nghề luật sư trước hết là một nghề luật

Nói nghề luật sư là một nghề luật trước hết nhằm để phân biệt với các nghề khác trong

xã hội Như vậy, nói tới nghề luật là nói tới công việc chuyên môn của những người hoạtđộng liên quan đến pháp luật, như nghề thẩm phán, công tố, công an, công chứng… Tuynhiên, nghề luật sư có những khác biệt với những nghề liên quan đến pháp luật nói trênkhông chỉ ở chức năng, theo sự phân công của xã hội, mà còn ở chỗ nó được thể hiện quacác phương thức hành nghề một cách tự do theo khuôn khổ của pháp luật Nghề luật sưbao hàm ý nghĩa chỉ những người hội đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới đượcphép hành nghề luật sư Điều này cũng phân biệt một số trường hợp được coi là ngườibào chữa hoặc là người đại diện theo ủy quyền như quy định trong pháp luật tố tụng (nhưbào chữa viên nhân dân, người thân thích của bị can, bị cáo…) nhưng không phải làngười hoạt động trong nghề luật sư nhằm giúp cho quá trình hành nghề được hợp pháp

3.2 Nghề luật sư mang tính chất dịch vụ và được nhận thù lao của khách hàng

Tính chất dịch vụ của nghề luật sư không phải đã được thừa nhận rộng rãi Nhiềungười quan niệm không nên đề cập đến tính chất dịch vụ như một trong những đặc điểmcủa nghề luật sư bởi sự cao quý của nghề nghiệp này Hơn nữa, hiểu dịch vụ như là “đổitrao, mua bán” thứ hàng hóa là “kiến thức - kỹ năng pháp luật” sẽ hạ thấp vai trò của luật

sư trong việc thúc đẩy sự phát triển dân chủ trong hoạt động tư pháp và xã hội nói chung.Tính chất dịch vụ của nghề luật sư là một loại dịch vụ đặc biệt, khác với quan niệm vềdịch vụ thông thường

Tuy nhiên, khi coi nghề luật sư mang tính chất dịch vụ, có nghĩa là nói đến khía cạnhdịch vụ pháp lý Vì là dịch vụ nên khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp

lý cho luật sư, đồng thời quy định rõ căn cứ và phương pháp tính thù lao

Luật Luật sư 2006 đã thể hiện rõ hướng nhà nước chỉ quy định mức trần thù lao cho luật

sư khi tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, còn đối với các vụ việc khác thì mức thùlao do khách hàng và tổ chức hành nghề luật sư thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháplý

Trang 12

3.3 Nghề luật sư gắn liền với chức năng xã hội và nhân văn

Có thể nói, nghề luật sư, cũng như các nghề luật khác, từ bao đời nay được coi là mộtnghề nghiệp gắn bó với số phận của con người

Phần nhiều các ý kiến đều quan niệm luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp cho bị can, bị cáo đồng thời với nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, tôn trọng sự thật

và pháp luật Hai nhiệm vụ trên không mâu thuẫn với nhau, trái lại gắn bó hữu cơ và mậtthiết với nhau Tuy nhiên, có tác giả lại quan niệm sứ mạng cao cả và thiêng liêng củaluật sư là bênh vực và bảo vệ kẻ yếu “Kẻ yếu” ở đây được hiểu là “người dân trong quan

hệ với cơ quan công quyền, người kém hiểu biết hơn và nghèo hơn trong quan hệ vớingười hiểu biết hơn và giàu hơn…Kẻ yếu, để làm tăng sức mạnh của mình thì có mộtcách tốt là sử dụng luật sư”10 Quan niệm như trên không phải là một quan niệm đúng cả

về phương diện lịch sử và bản chất nghề nghiệp luật sư Không thể quan niệm quyền lợingười dân như là “kẻ yếu” chỉ vì họ kém hiểu biết hoặc nghèo hơn người khác Phải nhìnnhận rằng, dân chủ và nhân đạo là bản chất của chế độ XHCN Nhà nước ta coi trọngquyền của con người Những quyền này được Hiến pháp quy định (Điều 70): “Công dân

có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” Quyềnnày được nêu thành nguyên tắc cơ bản và được xếp lên hàng đầu Sự gắn bó của nghềnghiệp luật sư với số phận của con người, bất luận trong trường hợp nào, cũng được coi

là sự kết nối tự nhiên, mang tính bản chất Đối tượng của nghề nghiệp luật sư, vì thếkhông đơn thuần mang tính dịch vụ và chỉ nghĩ đến việc kiếm lời từ dịch vụ đó, mà trướchết chính là nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân cần được sự trợ giúp vềmặt pháp lý

3.4 Nghề luật sư hoạt động dựa trên pháp luật và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Cũng như bất cứ hoạt động nghề nghiệp nào khác, nền tảng hoạt động của nghề luật sưphải dựa trên pháp luật và các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Pháp luật về luật

sư được coi là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định vị trí, vai trò của luật sư trong

xã hội, quy định các quyền và nghĩa vụ của luật sư trong hành nghề, phạm vi quản lý Nhànước đối với hoạt động luật sư và tính tự quản trong tổ chức nghề nghiệp luật sư; xử lý viphạm trong hoạt động nghề nghiệp… Tuy nhiên, khi nói tới quy tắc đạo đức và ứng xửnghề nghiệp luật sư như chuẩn mực nền tảng đạo đức và kỷ luật của hoạt động luật sư thìcũng không có nghĩa là quy chế này “chi phối luật sư cả trong công việc và đời sống

Trang 13

riêng của họ” như có tác giả đã đề cập Ở đây, chúng ta chỉ có thể nói đến sự chi phốitrong hoạt động nghề nghiệp và những tác động của hành vi ứng xử của luật sư trongcuộc sống riêng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của luật sư.

Tuy đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật và quy tắc đạo đức và ứng xử nghềnghiệp luật sư có khác nhau, nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết và chi phối lẫnnhau Pháp luật về luật sư có tác dụng như “hành lang”, “khuôn mẫu chung” cho luật sưhoạt động với các quyền và nghĩa vụ cụ thể trước pháp luật, còn quy tắc đạo đức và ứng

xử nghề nghiệp luật sư lại chủ yếu điều chỉnh hành vi ứng xử của luật sư trong hoạt độngnghề nghiệp và trong xã hội, nhưng cũng đòi hỏi phải được sự tôn trọng từ phía các luật

sư Trong nhiều trường hợp, đối với nghề nghiệp luật sư, các quy tắc ứng xử thuộc vềphạm trù đạo đức lại chi phối và có tác động lớn lao đến uy tín, danh dự của luật sư vàảnh hưởng chi phối rất nhiều đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng Sự cộnghưởng qua lại giữa pháp luật và quy tắc trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động của luật

sư là một trong những minh chứng cho mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức nóichung.Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn bàn thêm chính là ở chỗ, khi xem xét mối quan hệgiữa pháp luật và đạo đức nói chung, người ta không thể không đề cập đến một vấn đề lýluận rất quan trọng là với sự trùng khớp về nội hàm của hai khái niệm này trong mục đíchđiều chỉnh hành vi của xã hội, cần phải nhìn thấy “tính pháp lý” của các quy phạm đạođức và “tính đạo đức” của các quy phạm pháp luật Nhìn lại lịch sử hình thành và pháttriển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa củacông dân, về luật sư nói riêng, đã có một giai đoạn khá dài trong lịch sử, nhiều quan hệ xãhội được điều chỉnh chủ yếu bằng các hương ước, luật tục và trong nhiều trường hợp, tính

“vượt trội” của thứ lệ làng này cao hơn phép nước Các quy phạm xã hội như hương ước,luật tục đã không chỉ tồn tại dưới dạng truyền khẩu, bất thành văn, mà đã được nâng lênmột bước với việc được in ấn dưới nhiều hình thức khác nhau Nói cách khác, các quyphạm xã hội này được “luật hóa” thông qua việc thể hiện bằng các văn bản mang tính chếước, có tác dụng cưỡng chế nhất định, thứ cưỡng chế không xuất phát từ quyền lực Nhànước Ở chiều ngược lại, nhiều quy phạm pháp luật lại mang tính định hướng, giáo dụchơn là răn đe, trừng phạt

Vấn đề này có ý nghĩa lý luận to lớn ở chỗ, không chỉ đôi khi các giá trị đạo đức có ýnghĩa ràng buộc trách nhiệm công dân lớn hơn pháp luật, mà thật sự nền tảng phát triểncủa pháp luật trong đời sống sẽ có một chất xúc tác tốt hơn nếu tính tự giác và ý thức

Trang 14

pháp luật được hình thành từ đạo lý, từ bề dày lịch sử truyền thống văn hóa của dân tộc.Bất luận trong trường hợp nào, vấn đề cốt lõi là làm sao cho người dân nhận ra được nhucầu về dịch vụ pháp lý một cách trung thực và lựa chọn được hình thức dịch vụ thích hợpnhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3.5 Nghề luật sư không thể kiêm nhiệm

Thông lệ hành nghề luật sư trên thế giới là bất khả kiêm nhiệm Tuy nhiên, do đặcđiểm lịch sử của đất nước và quá trình hình thành nghề luật sư ở Việt Nam, nên trongmột thời gian khá dài sau giải phóng, pháp luật về luật sư vẫn cho phép duy trì chế độluật sư kiêm chức Những luật sư kiêm chức này thực chất vẫn bảo đảm các tiêu chuẩnhành nghề luật sư, nhưng họ đang là công chức hoặc những người làm việc liên quan đếnpháp luật khác, chiếm tỷ lệ gần 40% số lượng luật sư trong cả nước Khiếm khuyết củatình trạng kiêm nhiệm này trong thời gian qua là luật sư kiêm chức không thật sự sốngvới nghề và bằng nghề, thời gian dành cho hoạt động luật sư bị chi phối bởi thời gian làmviệc mang tính bắt buộc của công chức, thậm chí gây phiền hà cho các cơ quan tiến hành

tố tụng khi vắng mặt tại phiên tòa xét xử bị cáo mà mình đã nhận trách nhiệm bào chữa.Tính không chuyên nghiệp trong hoạt động luật sư về phương diện này còn làm chongười cần hỗ trợ về pháp lý, bị can, bị cáo cảm thấy không tin tưởng vào sự tận tâm củaluật sư, các cơ quan tiến hành tố tụng vì thế mà có đánh giá không tốt về hoạt động nghềnghiệp luật sư, giảm thiểu vai trò luật sư trong đời sống xã hội

Bất khả kiêm nhiệm như một đặc điểm trong hoạt động của nghề luật sư không chỉ bảođảm hoạt động này mang tính chuyên nghiệp, mà còn góp phần nâng cao vị trí, vai tròcủa luật sư trong xã hội Mặt khác, về phương diện pháp lý, Pháp lệnh công chức quyđịnh cán bộ, công chức không được thành lập và tham gia thành lập, quản lý điều hànhcác loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, trường học, tổ chức nghiên cứu khoa học tư;không được tư vấn về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác,các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình… Quan điểm của những nhà làmluật cho rằng, để tiến tới chuyên nghiệp nghiệp hóa đội ngũ luật sư, cần thực hiện nguyêntắc bất khả kiêm nhiệm để luật sư có thể chuyên tâm với nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầugiúp đỡ pháp lý ngày càng phong phú và phức tạp của nhân dân

3.6 Nghề luật sư là hoạt động mang tính quốc tế

Tính chất quốc tế của hoạt động nghề nghiệp luật sư hình thành cùng với sự phát triểncủa nghề luật sư trong lịch sử Cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội của

Trang 15

loài người, các cuộc chiến tranh liên miên đã kéo theo sự xê dịch của các nền văn hóa vàpháp lý Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế và chủ động hội nhập đời sống quốc tế,luật sư các nước trên thế giới đã mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động ra khỏi biên giớiquốc gia, đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế,chính trị, xã hội giữa các nước Người ta đã quen với hình ảnh bên cạnh các doanh nghiệpquốc tế đến hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có một đội ngũ luật sư giúp tư vấn và soạnthảo hợp đồng, tham gia giải quyết tranh chấp Các hiệp ước song phương và đa phương

ký kết giữa các nước có sự tham gia soạn thảo của các luật sư giàu kinh nghiệm Trongđiều kiện đất nước chủ động tham gia tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban hànhnhiều văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật

sư nước ngoài tại Việt Nam, theo đó các luật sư nước ngoài chỉ được tư vấn về pháp luậtnước ngoài, pháp luật quốc tế trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, không được

tư vấn pháp luật Việt Nam, không tham gia tố tụng trước Tòa án Việt Nam Nhiều luật sưViệt Nam đã tham gia giải quyết các vụ kiện tranh chấp có yếu tố nước ngoài tại các Tòa

án, trọng tài quốc tế…

4 Vai trò đối với xã hội của luậtsư

Vai trò đối với xã hội hay chức năng xã hội của luật sư được quy định tại điều 3 Luậtluật sư 2006 và được sửa đổi bổ sung năm 2012 “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư gópphần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp phápcủa cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, vănminh.”

Vai trò đối với xã hội của luật sư góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh.Khi nói tới vai trò trên còn có nghĩa là trong sự phát triển dân chủ của xã hội nói chung

và hoạt động tư pháp nói riêng, cần quan tâm đến các yếu tố tác động đến quá trình hìnhthành quan niệm về luật sư và nghề luật sư, đặt vị trí luật sư trong các mối quan hệ chiphối đến hoạt động nghề nghiệp, xem xét các yếu tố này trong tổng thể mặt bằng các giátrị của sự phát triển dân chủ, quan niệm về sự công bằng, văn minh như các thành tố của

xã hội dân chủ Nghiên cứu bản chất của hoạt động luật sư trong tiến trình phát triển dânchủ của xã hội hiện còn rất nhiều quan điểm khác nhau Nhưng trước hết muốn thực hiệnchức năng góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì trước hết phảiđảm bảo các điều kiện và cơ sở kinh tế cho việc thực hiện các quyền tự do và dân chủ củacông dân, đến việc gây dựng, vun đắp nhận thức và sự tin cậy của người dân với các

Trang 16

thiết chế dân chủ, trong đó chế định luật sư được nhìn nhận như một trong những yếu tốđảm bảo cho sự phát triển dân chủ của xã hội Hoạt động luật sư mang đến cho xã hội nóichung và tố tụng tư pháp nói riêng những giá trị của dân chủ, thông qua sự bình đẳngtrong tranh tụng, đề xuất yêu cầu, đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức trước những hành vi xâm phạm, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nềnkinh tế thị trường phát triển ổn định và vững chắc Vì thế, mức độ phát triển của nghề luật

sư ở một quốc gia có thể xem là một trong những điều kiện đánh giá sự phát triển của nềndân chủ và việc xây dựng Nhà nước phápquyền

Ngoài ra luật sư còn giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục pháp lý khác liênquan đến thủ tục hành chính, giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại,dịch thuật, xác nhận giấy tờ, thủ tục thành lập doanh nghiệp, chuyển nhượng bất độngsản, xuất nhập cảnh,…cũng đã được luật sư quan tâm và có chiều hướng phát triển nhanhtrong những năm trở lại đây, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Hoạt độngđại diện ngoài tố tụng còn rất mới mẻ đối với các luật sư và hiện nay chưa được phổbiến.Tuy nhiên, trong những năm gần đây có những tổ chức hành nghềluậtsưvàluậtsưđạidiệnchokháchhàngtrongcácgiaodịchkinhdoanh,thương mại có kết quảđược khách hàng tín nhiệm Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế nhưng hoạt động luật

sư trong thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng trong nhu cầu giúp đỡ pháp lý chocông dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

bị can, bị cáo và các đương sự khác, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

5 Quy trình trở thành luật sư

Người muốn trở thành luật sư và được phép hành nghề luật sư thì phải qua một quytrình như sau: tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, qua đào tạo nghề luật sư, tập sự hànhnghề luật sư

5.1 Đào tạo nghề luật sư (Điều 12 của Luật Luật sư)

Đào tạo nghề luật sư là một khâu quan trọng, một yêu cầu bắt buộc của quy trình trởthành luật sư Xuất phát từ yêu cầu chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá của nghề luật sư,pháp luật yêu cầu người hành nghề luật sư phải được đào tạo về nghề Nội dung, chươngtrình đào tạo nghề luật sư tập trung chủ yếu vào những kỹ năng hành nghề cơ bản trongcác lĩnh vực hành nghề như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; những vấn đề cơ bản vềđạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Trang 17

Thời gian của khoá đào tạo nghề luật sư là 6 tháng Sau khi tốt nghiệp khoá đào tạonghề luật sư, học viên được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư.Người tham dự khoá đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài và có Giấy chứng nhận tốt nghiệpđào tạo nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn trởthành luật sư Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đề nghị công nhận Giấy chứng nhận đó.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền công nhận Giấy chứng nhận đào tạo nghề luật sư

do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp

Vấn đề miễn đào tạo nghề luật sư được quy định tại Điều 13 của Luật Luật sư Luật Luật

sư quy định đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư rộng hơn so với Pháp lệnh luật sưnăm 2001 Những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; giáo sư, phó giáo

sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật; đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm traviên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viêncao cấp trong lĩnh vực pháp luật; đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viênchính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính tronglĩnh vực pháp luật thì được miễn đào tạo nghề luật sư

Luật Luật sư giao cho Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư Theo quy địnhtại Điều 2 của Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư và Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày25/4/2007, thì cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam bao gồm Học viện Tư pháp thuộc

Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc thành lập

Cơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc thành lập có tư cách pháp nhân;hoạt động theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ sở ngoài công lập trong lĩnhvực giáo dục, đào tạo

Chỉ có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư do Học Viện Tư pháp thuộc Bộ

Tư pháp và Tổ chức luật sư toàn quốc hoặc do cơ sở đào tạo nghề luật sư của nước ngoàicấp được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận mới có giá trị để xem xét cấp Chứng chỉ hànhnghề luật sư

5.2 Tập sự hành nghề luật sư (Điều 14), kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (Điều 15)

Quy định về việc tập sự hành nghề luật sư là một điểm mới của Luật Luật sư so với

Pháp lệnh luật sư năm 2001 Luật Luật sư thay chế định “luật sư tập sự” theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 bằng chế định “người tập sự hành nghề luật sư”.Theo

Trang 18

đó, người đã tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư có thể lựa chọn một tổ chức hành nghềluật sư (Văn phòng luật sư Việt Nam, Công ty luật Việt Nam, Chi nhánh của Công ty luậtViệt Nam, Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Công tyluật nước ngoài tại Việt Nam, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam) đểtập sự và phải đăng ký việc tập sự tại Đoàn luật sư địa phương nơi tổ chức hành nghề luật

sư mà mình tập sự đăng ký hoạt động

Mục đích của việc tập sự hành nghề luật sư là giúp người tập sự hành nghề luật sư cóđiều kiện thực tế để rèn luyện những kỹ năng hành nghề đã được học trong thời gian đàotạo nghề luật sư Trong thời gian tập sự, dưới sự hướng dẫn của luật sư hướng dẫn tập sự,người tập sự hành nghề luật sư có thể tiếp cận trực tiếp với vụ việc để học cách tự mìnhgiải quyết vụ việc Ví dụ: trong vụ việc tư vấn pháp luật, người tập sự hành nghề luật sư

có thể cùng luật sư hướng dẫn tiếp khách hàng, chuẩn bị ý kiến tư vấn cho khách hàng,luật sư hướng dẫn có thể phân công người tập sự hành nghề luật sư thực hiện một số côngviệc giao dịch, thu thập thông tin khác Trong lĩnh vực tham gia tố tụng, người tập sựhành nghề luật sư có thể cùng luật sư hướng dẫn gặp gỡ đương sự, bị can, bị cáo, cùngnghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị bài bào chữa, ý kiến biện hộ; người tập sự hành nghề luật sưtham dự phiên toà cùng luật sư hướng dẫn để giúp luật sư hướng dẫn thực hiện việc bàochữa, bảo vệ cho khách hàng

Tuy nhiên, do đang trong thời gian học việc và chưa phải là luật sư, nên người tập sựhành nghề luật sư không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng; tất cảcông việc mà người tập sự hành nghề luật sư thực hiện đều phải được luật sư hướng dẫnphân công Người tập sự hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn

về những công việc đó, còn luật sư hướng dẫn chịu trách nhiệm trước khách hàng vàtrước pháp luật về kết quả của những công việc mà mình đã phân công cho người tập sự Khi hết thời gian tập sự, luật sư hướng dẫn có văn bản nhận xét về kết quả tập sự củangười tập sự hành nghề luật sư gửi Đoàn luật sư nơi người tập sự hành nghề luật sư đăng

ký tập sự Người đã hoàn thành thời gian tập sự thì được tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập

sự hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp phối hợp với Tổ chức luật sư toàn quốc tổ chức.Những người được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư thì không phải tham dự kỳkiểm tra

Bộ Tư pháp phối hợp với Tổ chức luật sư toàn quốc ban hành và hướng dẫn thực hiệnQuy chế tập sự hành nghề luật sư, trong đó quy định cụ thể về chế độ tập sự, quyền,

Trang 19

nghĩa vụ, trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề nhận người tập sự, luật sư hướng dẫn và

cá nhân người tập sự Đoàn luật sư địa phương có trách nhiệm giám sát việc tuân theoQuy chế tập sự hành nghề luật sư

Quy định về tập sự hành nghề luật sư theo Luật Luật sư có ưu điểm là phân định rõ

việc tập sự hành nghề (giai đoạn học việc) của người tập sựvà hoạt động hành nghề của

luật sư, khắc phục tình trạng vừa tập sự vừa hành nghề gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch

vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng Hơn nữa, quy định này bảo đảm được sự thống nhấtgiữa quy định của Luật Luật sư với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tốtụng dân sự Theo quy định của hai Bộ luật này, thì chỉ luật sư mới được tham gia tố tụng,chứ không có quy định về luật sư tập sự Mặt khác, quy định này cũng khắc phục được cáchạn chế, bất cập khi thực hiện quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 về việc tập sự củaluật sư tập sự trong thời gian qua.Pháp luật về hành nghề luật sư của phần lớn các nướckhác trong khu vực và trên thế giới cũng có quy định tương tự như quy định về việc tập

sự hành nghề luật sư của Luật Luật sư

Thời gian tập sự hành nghề luật sư là 18 tháng, trừ trường hợp được giảm thời gian tập

sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư Thời gian tập sự hành nghềluật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư Luật sư tập sự theo quy địnhcủa Pháp lệnh luật sư năm 2001 được tiếp tục tập sự hành nghề luật sư theo quy định củaLuật Luật sư; không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng

Trong trường hợp luật sư tập sự theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 đangthực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng thì phải giao lại vụ, việc đó cho luật sư hướngdẫn; trong trường hợp khách hàng không đồng ý thì tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sưhướng dẫn hành nghề và khách hàng thoả thuận giải quyết

Thời gian đã tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001được tính vào thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.Thẻ luật

sư tập sự được cấp theo Pháp lệnh luật sư năm 2001 không còn giá trị Ban Chủ nhiệmĐoàn luật sư có trách nhiệm thu hồi Thẻ luật sư tập sự.Luật sư tập sự theo quy định củaPháp lệnh luật sư năm 2001 đang tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề luật sư ởđịa phương khác với địa phương nơi có Đoàn luật sư mà mình đã gia nhập được tiếp tụctập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư đó, nhưng phải đăng ký việc tập sự theoquy định của Luật Luật sư tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư

mà mình đang tập sự đăng ký hoạt động Khi đăng ký việc tập sự, người tập sự hành nghề

Trang 20

luật sư phải chuyển hồ sơ gốc từ Đoàn luật sư nơi đã gia nhập đến Đoàn luật sư nơi đăng

ký tập sự

Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được quy định tại Điều 15 của LuậtLuật sư Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Tổ chức luật sư toàn quốc tổ chức kiểm tra kếtquả tập sự hành nghề luật sư Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Hội đồngkiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư tiến hành Thành phần Hội đồng bao gồm đạidiện lãnh đạo Bộ Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Tổ chức luật sư toàn quốc vàmột số luật sư là thành viên Danh sách thành viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư phápquyết định Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồngkiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy chứngnhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

Điều 16 của Luật Luật sư quy định về việc miễn, giảm thời gian tập sự Những người

đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến

sỹ luật, đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát,chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực phápluật được miễn tập sự hành nghề luật sư

Đối với những người đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chínhngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnhvực pháp luật thì được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư

Đối với những người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên,giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Toà án, kiểm tra viên ngànhKiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư

5.3 Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (Điều 17 của Luật Luật sư), thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư (Điều 18 của Luật Luật sư)

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tưpháp) công nhận một người đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn (có bằng cử nhân luật,

đã qua đào tạo nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư), yêu cầu về đạo đức và có khả nănghành nghề luật sư

Đối với người phải tập sự hành nghề luật sư hoặc chỉ được giảm thời gian tập sự hànhnghề luật sư thì sau khi đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải có hồ

sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự Ban Chủ nhiệmĐoàn luật sư có trách nhiệm đề nghị bằng văn bản kèm theo hồ sơ gửi Bộ Tư pháp Trong

Trang 21

trường hợp Đoàn luật sư nhận đủ hồ sơ nhưng không đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉhành nghề luật sư, thì người đó có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 87 của LuậtLuật sư.

Người được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn tập sự hành nghề luật sư phải có hồ sơcấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi trực tiếp đến Bộ Tư pháp mà không phải thông quaĐoàn luật sư Việc thẩm tra hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện trên

cơ sở xem xét các tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư Về vấn đềnày, có một số điểm cần lưu ý, cụ thể như sau:

Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam và thường trú tại Việt Nam Nhưvậy, một người có quốc tịch Việt Nam nhưng đang cư trú ở nước ngoài (người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài) thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (điểm b khoản 4Điều 17 của Luật Luật sư) Trong trường hợp người đã được cấp Chứng chỉ hành nghềluật sư mà không còn thường trú tại Việt Nam thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư(điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư)

Người có bằng cử nhân luật là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sởgiáo dục đại học của Việt Nam cấp, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật

do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc tham gia (Điều 1 của Nghị định số 28/2007/NĐ-CP)

Phẩm chất đạo đức là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với luật sư Luật sư

là người hành nghề pháp luật, giúp đỡ về mặt pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân Dovậy, luật sư trước hết phải là người có ý thức tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng

xử nghề nghiệp Để duy trì uy tín và danh dự nghề nghiệp, luật sư còn phải là người trungthực trong cuộc sống, có bản lĩnh nghề nghiệp Tuy nhiên, tiêu chí để xem xét về tiêuchuẩn đạo đức đối với luật sư thường không cụ thể Luật Luật sư chỉ yêu cầu Phiếu lýlịch tư pháp trong hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thể hiện ý thức tuân thủ phápluật của một cá nhân

Khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư quy định những người không được cấp Chứng chỉ hànhnghề luật sư Về những trường hợp này, Luật Luật sư về cơ bản kế thừa các quy định củaPháp lệnh luật sư năm 2001 Một trong những điểm mới của Luật Luật sư so với Pháplệnh luật sư năm 2001 là không cho phép người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng,tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý được hành nghề luật

Trang 22

sư ngay cả khi họ đã được xoá án tích Quy định này xuất phát từ quan điểm đề cao danh

dự, uy tín của nghề luật sư cũng như đòi hỏi cao hơn về phẩm chất đạo đức đối với luật

5.4 Gia nhập Đoàn luật sư (Điều 20 của Luật Luật sư)

Kế thừa Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư quy định người được cấp Chứng chỉhành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư Người được gia nhậpĐoàn luật sư thì được cấp Thẻ luật sư, có các quyền, nghĩa vụ của luật sư

Luật Luật sư quy định người được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có thể gia nhậpbất cứ Đoàn luật sư địa phương nào nơi mình dự kiến sẽ hành nghề thường xuyên tại đó

mà không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu hay nơi thường xuyên sinh sống củangười đó Quy định này phù hợp với tính chất của nghề luật sư là nghề tự do, các luật

sư có thể tự do lựa chọn nơi hành nghề trong phạm vi toàn quốc Về thực tế, phương ánnày khắc phục được vướng mắc trong việc gia nhập Đoàn luật sư theo nơi cư trú quyđịnh tại Pháp lệnh luật sư năm 2001 Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả của công tác quản

lý về luật sư và hành nghề luật sư, Luật quy định luật sư chỉ được thành lập, tham giathành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật

sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà mình là thành viên.Người có Chứng chỉ hànhnghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư Trongthời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban Chủnhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư Theo quy định củaLuật Luật sư thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư chỉ được từ chối việc gia nhập Đoàn luật sưnếu người nộp hồ sơ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 củaLuật Luật sư Trong trường hợp từ chối việc gia nhập thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sưphải thông báo lý do bằng văn bản Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tạiĐiều 87 củaLuật Luật sư

Người gia nhập Đoàn luật sư được Tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư theo đềnghị của Đoàn luật sư Thời hạn cấp Thẻ luật sư không quá 30 ngày, kể từ ngày gia nhậpĐoàn luật sư Trong thời gian Tổ chức luật sư toàn quốc chưa được thành lập, việc cấpThẻ luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thực hiện theo mẫu thống nhất của Bộ Tưpháp Đối với luật sư chuyển từ Đoàn luật sư này sang Đoàn luật sư khác thì phải làm thủtục rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư mà mình đang là thành viên để chuyểnsinh hoạt đến Đoàn luật sư mới và được đổi Thẻ luật sư

Ngày đăng: 13/06/2016, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 4. http://www.toaan.gov.vn Link
1.Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 Khác
2.Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam Sách tham khảo Khác
1. Đặc sản tuyên truyền pháp luật số 04 của Hội đồng phối hợp cộng tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính Phủ năm 2010 Khác
2. Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành luật luật sư năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w