Trên cơ sở phân tích Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 và các văn bản liên quan nhằm làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động hành nghề của luật sư hiện nay, từ đó định hướng được hướng phát triển nhằm nâng cao hiểu biết, tầm nhìn về nghề luật sư Việt Nam hiện nay. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động hành nghề của luật sư Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu các nội dung chính sau: Tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012, Những thực trạng tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư Việt Nam hiện nay. Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của luật sư và các tổ chức hành nghề của luật sư Việt Nam.
Trang 1Tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và hướng phát triển
Bài làm
Nghề luật sư ở Việt Nam khác hẳn luật sư nước ngoài Bởi vì Ở các nước dưới chế độ tư
bản, nghề luật sư phát triển rất mạnh nhưng trong khuôn khổ pháp luật tư sản Còn xã hội
chủ nghĩa nghề luật sư tồn tại và phát triển như một trong những điều kiện quan trọng góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động tư pháp Còn trong hoạt động Luật sư trong cơ chế thị trường được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp, được điều chỉnh bằng các đạo luật hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh Các nước theo luật tập quán coi nghề luật sư là một nghề kinh doanh, nhưng thuộc loại hình kinh doanh đặc biệt Các nước theo luật thành văn coi hoạt động luật sư là một trong những nghề tự do Được điều chỉnh chặt chẽ bằng những quy định của pháp luật Đó là một trong những khác biệt
về hoạt động hành nghề luật sư ở một góc độ nhỏ rồi đấy
Tổ chức và hoạt động luật sư tại Việt Nam sau 1 quá trình dài hình thành từ Sắc lệnh ngày 25/5/1930 thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn có người Việt Nam tham gia Và khi Cách mạng tháng Tám thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư Và mãi tới Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật
sư, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sư ở Việt Nam
Tuy nhiên, trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã
có những chuyển biến to lớn về mọi mặt trong đời sống xã hội Trong tình hình đó nhiều quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư không còn phù hợp với thực tiễn, làm cho hoạt động luật sư không đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của xã hội Trong đó phải kể đến các quy định về điều kiện và thủ tục công nhận luật sư, hình thức hành nghề
và vấn đề quản lý đối với hoạt động luật sư Cùng với việc cải cách tư pháp, việc cải cách
tổ chức và hoạt động luật sư là cần thiết, trong đó có việc sửa đổi Pháp lệnh Tổ chức luật
sư năm 1987 Việc sửa đổi Pháp lệnh được đặt ra trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nếu như Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 có vai trò rất quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành đội ngũ luật sư ở nước ta thì Pháp lệnh Luật
sư đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/7/2001 là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật
sư của nước ta xích gần với thông lệ quốc tế Pháp lệnh Luật sư không chỉ nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội, mà còn đưa luật sư của nước ta lên ngang tầm với luật sư của các nước trên thế giới và trong khu vực