1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ của LUẬT sư đồi với sự PHÁT TRIỂN KINH tế của đất nước TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

23 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 165 KB

Nội dung

Trước hết, luật sư là người có đủ tiêu chuẩn luật sư và được Bộ Tư Pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, luật sư là người “phụ tá công lý” và còn là công cụ giúp pháp luật quản lý xã hội

Trang 2

A LỜI NÓI ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Năm 2006 Việt Nam đã ban hành Luật luật sư (có hiệu lực từ 1/1/200)7 Đây là cơ sởpháp lý tiếp tục củng cố và phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức,trình độ chuyên môn đóng góp vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã Hội ChủNghĩa, hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam Trên cơ

sở đó đội ngũ luật sư của Việt Nam đã hình thành và ngày càng phát triển đông về số lượng,tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm hành nghề cũng ngày được nâng cao

Trước hết, luật sư là người có đủ tiêu chuẩn luật sư và được Bộ Tư Pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, luật sư là người “phụ tá công lý” và còn là công cụ giúp pháp luật quản lý

xã hội, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển của đất nước, góp phần làm thay đổi nền kinh tế nước nhà, nói một cách cụ thể là luật sư đã và đang củng cố, xây dự công bằng trong

xã hội từ đó đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nước ta trong thời điểm hiện nay

Luật sư không phải để nói với quý khách hàng rằng được làm hay không được làm gì,luật sư sẽ nói nên làm thế nào để đạt được điều quý khách hàng mong muốn.Việc thuê luật sư

tư vấn ở các nước phát triển là chuyện thường ngày và không thể thiếu đối với một cá nhân lẫndoanh nghiệp Kinh tế càng phát triển, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia ngày càng được

mở rộng, bên cạnh đó các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng phức tạp Từ đó có thểthấy vai trò luật sư rất quan trọng trong việc phòng tránh các rủi ro pháp lý và các rủi ro có liênquan đến hoạt động kinh doanh Nếu không được dự liệu trước và chuẩn bị các biện pháp ngănchặn thì khi các rủi ro pháp lý diễn ra thì hậu quả và thiệt hại đối với các doanh nghiệp là vấn

đề rất khó dự báo trước Do vậy trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường mang tính hộinhập thì vai trò của luật sư là vô cùng quan trọng và các doanh nghiệp không nên coi nhẹ việchợp tác với luật sư để giúp doanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững

Hiện nay, pháp luật và luật sư có vai trò vô cùng quan trọng, nó là một trong những công

cụ nhất định không thể thiếu của nhà nước để tổ chức và quản lý xã hội, duy trì và bảo vệ trật

tự xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát triển xã hội Pháp luật và luật sư luôn tácđộng và ảnh hưởng rất lớn tới trật tự và sự phát triển của các quan hệ xã hội, xác lập, củng cố

và bảo vệ các quan hệ kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù ra đời, phát triển và thay đổi cùng với sự phát triển và thay đổi

Trang 3

của kinh tế nhưng pháp luật và luật sư có vai trò to lớn trong việc tổ chức và quản lý kinh tế,

nó là yếu tố điều tiết quá trình sản xuất, trao đổi và phân phối sản phẩm

Bên cạnh đó, đội ngũ Luật sư và hình thức hành nghề ở nước ta vẫn còn tồn tại một sốhạn chế, khó khăn nhất định Cần có những kiến nghị, đề xuất, giải pháp để phát triển đội ngũLuật sư và các tổ chức hành nghề Luật sư Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - Việt Nam làquốc gia đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải bắt tay vào xây dựng đội ngủLuật sư “giỏi về chuyên môn - nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế,thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư trong thị trường quốc tế; có đủkhả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế

Nhận thấy, việc nghiên cứu “vai trò của luật sư đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện

nay” là rất cần thiết vì pháp luật và Luật sư có thể tác động tích cực tới việc phát triển kinh tế

nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực nếu như những quy định của nó không phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ của nền kinh tế Chính vì vậy nên em đã chọn đề tài (vai trò của luật sư đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay ) cho bài tiểu luận của mình Kính mong quý thầy cô có ý kiến đóng góp để bài luận được hoàn chỉnh hơn!

1.2 Phạm vi nghiên cứu

“Vai trò của Luật sư đối với sự phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay”xoay quanh những vấn đề lý luận, nội dung của những quy định pháp luật Thông qua LuậtLuật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 và các văn bản có liên quan đến Luật sư và hànhnghề Luật sư tại Việt Nam làm nổi bật vai trò của Luật sư trong xã hội ngày nay

Trang 4

B NỘI DUNG

2 Khái quát chung về nghề luật sư

2.1 Sự hình thành và phát triển của nghề luật sư

2.1.1 Trên thế giới

Nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại Vào thế kỷ Vtrước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án hình thành và việc xét xử có sựtham gia của mọi người dân Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mìnhtrước Toà hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà Việc bàochữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị nhà cầm quyền bắtgiam vô cớ và trừng phạt một cách độc đoán dần phát triển

Ở La Mã cổ đại, cũng với sự xuất hiện của pháp luật đã xuất hiện những mầm mống của nghềluật sư Pháp luật La mã cổ đại mang tính huyền bí, thần thánh và việc áp dụng pháp luật gắnliền với lễ nghi tôn giáo Trong phiên toà, có sự tham gia của các nhà chuyên môn, người amhiểu pháp luật để nhắc lại những quy tắc, quy định tôn giáo để tránh việc viện dẫn sai hoặc viphạm thủ tục tố tụng.Trong xã hội dần dần hình thành một nhóm người chuyên sâu, am hiểu

về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem xét như hoạt động nghề nghiệp Hoạtđộng của các luật sư được chấp nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao.Nghề luật sư được xem như một nghề vinh quang trong xã hội

Sau khi Đế quốc La Mã tan rã, châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với các triều đại phongkiến phân quyền cát cứ Tổ chức Toà án và chế độ luật sư ở các nước được xây dựng dướinhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ tôn giáo và chế độ phong kiến

Dưới chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với những điều kiện khắt khe nhằmbảo vệ quyền lợi riêng cho một số ít người xuất thân từ giai cấp bóc lột Từ xuất phát điểm củanhững người tự nguyện thực hiện việc bào chữa vì sự thật và công lý, nghề luật sư dưới chế độ

tư bản dần dần trở thành nghề tự do

2.1.2 Ở Việt nam

Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với nhữngthắng lợi vẻ vang của cách mạng, của dân tộc và những bước phát triển của đất nước, đội ngũluật sư Việt Nam đã vượt qua khó khăn thử thách để ngày càng khẳng định vai trò, vị trí củanghề luật sư trong xã hội

Sự ra đời của Liên đoàn luật sư Việt Nam (12/5/2009) đã đánh dấu một bước phát triểnmới, vững mạnh của đội ngũ luật sư Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của giới luật sư cả nước,

Trang 5

tạo bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới về tổ chức, hoạt động luật sư, khẳng định vị trí,vai trò của luật sư trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế của đất nướcỞ Việt Nam,hoạt động luật sư đã có từ trước Cách mạng tháng 8/1945 Sau khi Cách mạng tháng Támthành công, bộ máy tư pháp được tổ chức lại Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 về

tổ chức đoàn thể luật sư Sắc lệnh này đã quy định việc duy trì tổ chức luật sư trong đó đã có

sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về luật sư nhưng không trái vớinguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dânchủ cộng hoà năm 1946 (Điều 67) đã khẳng định quyền tự bào chữa hoặc mượn luật sư bàochữa là quyền quan trọng của bị cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân Mặc dùtrong điều kiện mới lập nước, Việt Nam vừa trải qua cuộc kháng chiến vô cùng khó khăn, giankhổ, nhưng sự coi trọng việc bảo đảm quyền bào chữa trước Toà án của bị cáo đã được ghitrong Hiến pháp và được cụ thể và mở rộng hơn chủ thể tham gia bào chữa được ghi nhận tạiSắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dânkhông phải là luật sư bênh vực cho mình Để cụ thể hóa Sắc lệnh này Bộ Tư pháp đã ban hànhNghị định số 01/NĐ-VY ngày 12/01/1950 quy định về bào chữa viên để phù hợp với điều kiệnViệt Nam khi đó, thể hiện mục tiêu của nhà nước dân chủ cộng hòa là xây dựng một nền tưpháp công bằng, dân chủ của chế độ mới Thực hiện quy định của pháp luật về bào chữa viên,trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam, đội ngũ bào chữa viên đã được hình thành và ngày càng phát triển Bên cạnh cácluật sư đã tham gia kháng chiến, còn có nhiều luật sư, luật gia đã làm việc trong bộ máy chế độ

cũ cũng hăng hái gia nhập đội ngũ bào chữa viên của chế độ mới.Trong công cuộc xây dựng

và bảo vệ CNXH ở miền Bắc, Hiến pháp năm 1959 ra đời tiếp tục khẳng định quan điểm củaĐảng, Nhà nước Việt Nam về quyền bào chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân Sau khi thống nhất đất nước Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1980 ngoài việc khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập

tổ chức luật sư để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thờibảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.Thực hiện quy định của Hiến pháp, ngày 31/10/1983 Bộ Tưpháp ban hành Thông tư số 691/QLTPK về công tác bào chữa, trong đó quy định cụ thể tiêuchuẩn, điều kiện làm bào chữa viên, quy định ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngthành lập một Đoàn bào chữa viên để tập hợp các luật sư đã được công nhận trước đây và cácbào chữa viên, đến cuối năm 1987 trên cả nước đã có 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400

Trang 6

thành viên Riêng Đoàn luật sư TP.Hà Nội thành lập năm 1984 và có 16 luật sư thành viên.Năm 1986, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã tác động sâu rộng đến mọi mặt đờisống xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp Các đạo luật về tố tụng được ban hành theo hướng

mở rộng dân chủ trong tố tụng, tăng cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của cá nhân, tổ chức trước Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác Trong bối cảnh

đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư đầu tiên được ban hành ngày 18/12/1987 Đây là văn bản phápluật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triểnnghề luật sư ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Pháp lệnh tổ chức luật sư quy định tiêu chuẩn

để được công nhận là luật sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư.Pháp lệnh cũng qui định về việc tổ chức các đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương Chỉ sau gần 10 năm, ở hầu hết ở các tỉnh, thành phố đã thành lập được đoàn luật

sư, với đội ngũ luật sư lên tới hàng nghìn người Hoạt động nghề nghiệp luật sư cũng đã cóbước phát triển đáng kể Ngoài việc tham gia tố tụng, các luật sư đã từng bước mở rộng hoạtđộng nghề nghiệp sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.Trongcông cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, biện pháp cải cáchmạnh mẽ về tổ chức, hoạt động của các hệ thống chính trị, trong đó có việc đổi mới tổ chứchoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước phápquyền và thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã được banhành Nội dung của Pháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật

sư theo hướng chính quy hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vaitrò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hộinhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam Với nội dung tiến bộ, phù hợp với yêu cầu kháchquan, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống Chỉ sau 5 năm thi hànhPháp lệnh, đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt, đã thành lậptrên 1.000 tổ chức hành nghề là các văn phòng luật sư, các công ty luật hợp danh Trong thamgia tố tụng, nhiều luật sư đã dần khẳng định trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp khitham gia tranh tụng tại các phiên tòa Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư cũng đã có bướcphát triển đáng kể, đặc biệt là tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh,thương mại ngày càng nhiều và ngày càng nâng cao về chất lượng dịch vụ Có thể nói Pháplệnh luật sư năm 2001 đã tạo một bộ mặt mới với triển vọng phát triển mạnh mẽ nghề luật sưđáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế - quốc tế ở Việt Nam Việt Nam gia nhập tổ chức thươngmại quốc tế (WTO) đã tạo ra vị thế và những cơ hội mới phát triển đất nước, đồng thời cũngđặt ra những thách thức mới to lớn cho Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó có nhiệm vụ

Trang 7

quan trọng là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế cùng với cơ chếvận hành theo lộ trình phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO Trong cácnăm 2005, 2006, 2007, Việt Nam đã ban hành một số lượng lớn các đạo luật mới hoặc thay thếcác đạo luật không còn phù hợp, trong đó có Luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày29/6/2006 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007 thay thế Pháp lệnh luật sư năm 2001.LuậtLuật sư được ban hành đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanhquá trình xây dựng đội ngũ luật sư, nghề luật sư mang tính chuyên nghiệp, ngang tầm với nghềluật sư ở các nước tiên tiến trên thế giới Đặc biệt Luật Luật sư đã quy định hoàn chỉnh hệthống các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương tới các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương Có thể nói, Luật Luật sư là mốc son đánh dấu một bước phát triển và hoànthiện của Hệ thống pháp luật ở Việt Nam, và qua đó mở ra nhiều triển vọng, vị thế mới chonghề luật sư ở Việt Nam.

2.2 Khái niệm luật sư

Điều 2 Luật Luật sư năm 2006 quy định: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện

hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân,

cơ quan, tổ chức” Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư năm 2006 như

sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm

chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập

sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư”.

Lưu ý rằng, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật luật sư muốn được hànhnghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

Như vậy, Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn,điều kiện hành nghề của pháp luật của mỗi quốc gia Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theoyêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng); cung cấp các dịch vụ pháp lýnhư tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề phápluật, đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ trước Tòa án trong quátrình tố tụng

2.3 Vai trò của luật sư đối với việc phát triển kinh tế nói chung

2.3.1 Tư vấn thường xuyên cho các nhà đầu & doanh nghiệp

Việc ký kết hợp đồng tư vấn dài kỳ cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp có nhu cầu.Luật sư tư vấn phải là người vững vàng về chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn đặc biệt làkinh nghiệm trên thương trường và phương thức giải quyết công việc, tình huống, cơ chế làmviệc linh hoạt và chuyên nghiệp giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp kiểm soát và yên tâm về việc

Trang 8

đầu tư và kinh doanh của mình.

2.3.2 Hỗ trợ, tư vấn khởi tạo doanh nghiệp

Khi khởi nghiệp kinh doanh, nhà đầu tư và doanh nghiệp mới không tránh khỏi khókhăn, vướng mắc vì ”Vạn sự khởi đầu nan” Do vậy có luật sư hỗ trợ, tư vấn là rất cần thiết vàquan trọng giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp bảo toàn đồng vốn, loại trừ rủi ro pháp lý Hoạtđộng này cung cấp các dịch vụ như: Tư vấn lựa chọn cơ hội đầu tư, cách thức đầu tư; tư vấnlựa chọn loại hình doanh nghiệp (trường hợp tự kinh doanh), tiến hành các thủ tục thành lậpdoanh nghiệp, tư vấn về quản lý nhân sự, xây dựng các quy chế hoạt động cho doanh nghiệp,soạn thảo các biểu mẫu giấy tờ giao dịch chuẩn mực…

2.3.4 Đại diện theo pháp luật

Khi doanh nghiệp và nhà đầu tư không muốn hoặc không có điều kiện để đàm phán vớiđối tác, làm việc với cơ quan liên quan hoặc muốn có người am hiểu về luật pháp và các quyđịnh về kinh doanh để loại trừ rủi ro cho mình…., luật sư có thể đại diện cho doanh nghiệp đểthực hiện các công việc này và đưa ra các ý kiến tư vấn chính xác, kịp thời giúp nhà đầu tư,doanh nghiệp bảo toàn vốn và lợi nhuận

2.3.5 Tìm kiếm đối tác, kiểm tra thông tin, xúc tiến thương mại đầu tư

Qua quá trình tư vấn pháp luật, luật sư có được những mối quan hệ mật thiết với nhiềudoanh nghiệp và có được những kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về thị trường, do đó, luật

sư sẽ là những địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các đối tác kinh doanh

và môi trường đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế

2.3.6 Tư vấn pháp luật Tài chính – Ngân hàng

Hoạt động này giúp cho nhà đầu tư & doanh nghiệp có được tình hình tài chính lànhmạnh, sử dụng đồng vốn hiệu quả, hạch toán, kế toán đúng chế độ, giúp tránh được rủi ro bịphạt thuế, truy thu thuế – một rủi ro tiềm tàng khi thực hiện chế độ tự kê khai, tự nộp thuế.Mặt khác, luật sư còn giúp doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh, vay vốn ngân hànghoặc huy động vốn từ các nhà tài trợ khác

2.3.7 Tư vấn pháp luật về hợp đồng

Khi có sự tham gia của chuyên gia tư vấn, luật sư, những hợp đồng mà doanh nghiệp &nhà đầu tư tham gia ký kết sẽ đảm bảo được tính hợp pháp cũng như phù hợp với tập quánthương mại; chặt chẽ và đầy đủ Đồng thời sẽ giảm thiểu ở mức thấp nhất những rủi ro có thểxảy ra do những quy định lỏng lẻo trong hợp đồng; những cam kết, thoả thuân, bị vô hiệu dotrái pháp luật

Trang 9

Luật sư không phải để nói với quý khách hàng rằng được làm hay không được làm gì,luật sư sẽ nói nên làm thế nào để đạt được điều quý khách hàng mong muốn Việc thuê luật sư

tư vấn ở các nước phát triển là chuyện thường ngày và không thể thiếu đối với một doanhnghiệp Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế đan xen nhau ngày càng phức tạp, khi đóvai trò luật sư càng quan trọng, nhằm để tránh các rủi ro pháp lý và các rủi ro có liên quan đếnhoạt động kinh doanh Nếu không được phòng ngừa, nếu các rủi ro pháp lý diễn ra thì hậu quả

và thiệt hại đối với các doanh nghiệp là vấn đề rất khó dự báo trước, do vậy trong xã hội hiệnđại và nền kinh tế thị trường mang tính mở thì vai trò của luật sư là tối quan trọng và cácdoanh nghiệp không nên coi nhẹ vấn việc dùng luật sư tư vấn

Hiện nay, pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng, nó là một trong những công cụ nhất địnhkhông thể thiếu của nhà nước để tổ chức và quản lý xã hội, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, tạođiều kiện và định hướng cho sự phát triển xã hội Pháp luật luôn tác động và ảnh hưởng rất lớntới trật tự và sự phát triển của các quan hệ xã hội, xác lập, củng cố và bảo vệ các quan hệ kinh

tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Trong lĩnh vực kinh tế, mặc

dù ra đời, phát triển và thay đổi cùng với sự phát triển và thay đổi của kinh tế nhưng pháp luật

có vai trò to lớn trong việc tổ chức và quản lý kinh tế, nó là yếu tố điều tiết quá trình sản xuất,trao đổi và phân phối sản phẩm Tuy nhiên, vấn đề có tính nguyên tắc là sự phản ánh của phápluật luôn phải phù hợp với những nhu cầu khách quan, phổ biến và điển hình của nền kinh tế.Quá trình tổ chức và quản lý kinh tế ở Việt Nam những năm vừa qua là một thực tiễn sinh

động khẳng định vai trò của pháp luật Nhận thấy, việc nghiên cứu “Vai trò của luật sư đối với

việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết vì pháp luật có thể tác động tích

cực tới việc phát triển kinh tế nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực nếu như những quy địnhcủa nó không phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ của nền kinh tế Chính vì vậynên em đã chọn đề tài này cho bài tiểu luận của mình Kính mong quý thầy cô và các bạn có ýkiến đóng góp để bài luận được hoàn chỉnh hơn

Trang 10

C THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT

NAM

3 Thực trạng pháp luật luật sư về tổ chức và hoạt động

3.1 Thuận lợi

3.1.1 Thuận lợi về nhu cầu thị trường

Nhu cầu dịch vụ pháp lý trong hoạt động kinh doanh, thương mại chỉ mới hình thành vào đầuthập niên 1990, chủ yếu từ các nhà đầu tư, thương nhân nước ngoài, và từ một số ít doanhnghiệp trong nước

Cùng với quá trình hội nhập, nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng về số lượng đồng thờicũng đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng Một mặt, nhu cầu tăng do có sự gia tăng về sốlượng và mức độ phức tạp trong các giao dịch của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tạiViệt Nam Mặt khác, nhu cầu cũng đến từ nhiều doanh nghiệp trong nước, do có sự phát triểncủa cộng đồng doanh nghiệp trong nước, và sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức chung vềvai trò của luật sư và sự cần thiết của dịch vụ pháp lý trong hoạt động kinh doanh

Ở cấp độ quốc gia, luật sư có thể đóng góp vào quá trình đàm phán các hiệp định, điều ướcquốc tế, tham gia vào các vụ tranh tụng quốc tế với chủ thể là các cơ quan nhà nước, các hiệphội Ở cấp độ doanh nghiệp, nhu cầu về hoạt động của luật sư rất đa dạng, từ các dịch vụ tưvấn pháp lý cho giao dịch quan trọng, phức tạp của doanh nghiệp, đến các hoạt động tranhtụng tại tòa án hoặc trọng tài quốc tế…

Chính sự gia tăng nhu cầu của thị trường là thuận lợi cơ bản cho sự phát triển của hoạt độngluật sư và thị trường dịch vụ pháp lý

3.1.2 Thuận lợi về chính sách, pháp luật

Chính sách và pháp luật về cải cách tư pháp và phát triển nghề luật sư trong thời gian qua đãtạo cơ sở chính trị và pháp lý vững chắc và điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề luật

sư: Từ Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến Luật

Luật sư năm 2006 Tác động quan trọng và dễ nhận thấy nhất đó là những chuyển biến của thịtrường dịch vụ pháp lý, thể hiện qua sự phát triển về số lượng luật sư và tổ chức hành nghề, sốlượng vụ việc có luật sư tham gia Đây là hệ quả từ những quy định rõ ràng và theo hướng mởhơn của Luật Luật sư, về việc gia nhập đoàn luật sư, tập sự, hành nghề và đào tạo nghề luật sư

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển luật sư đến năm 2020 và

Đề án Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2020, đặt

Trang 11

ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho việc phát triển nghề luật sư nói chung vàphát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập.

Với những cơ sở chính trị và pháp lý nêu trên, vai trò luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp,cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế được nâng cao.Đồng thời, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với việc phát triển hoạt động luật sư đã được khẳngđịnh

3.1.3 Thuận lợi về sự trưởng thành của đội ngũ luật sư

Cùng với sự phát triển của đất nước sau hơn 20 năm đổi mới, đội ngũ luật sư Việt Nam

đã phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao Trong 9 năm(2001-2010), số lượng luật sư đã tăng 250% so với trước khi Pháp lệnh luật sư 2001 có hiệulực Để làm được điều này thực sự không dễ dàng khi nhận thức của xã hội về nghề luật sưchưa tương xứng với tốc độ phát triển Đó thực sự là kết quả từ những nỗ lực không ngừng củabản thân giới luật sư trong quá trình hoàn thiện kỹ năng, nghiệp vụ và xây dựng vị trí trên cơ

sở uy tín, đạo đức nghề nghiệp Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 được ban hành là cơ sởpháp lý hình thành và mở ra triển vọng phát triển đội ngũ luật sư ở Việt Nam Tuy nhiên, trongthời gian này, số lượng luật sư cả nước tăng chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.Pháp lệnh luật sư 2001 và Luật Luật sư được ban hành, số lượng Luật sư tăng lên đáng kể cụthể tính đến ngày 31.5.2005 có 1.883 Luật sư và 1.535 Luật sư tập sự, đến hết tháng 6 năm

2008 tăng lên gần 4.200 Luật sư và 2.000 người tập sự hành nghề Luật sư Đến tháng 9 năm

2011, số luật sư ở Việt Nam đã tăng đến gần 8600 người được cấp chứng chỉ HNLS, trên 7500luật sư được cấp thẻ thành viên Đoàn luật sư và có trên 3500 người tập sự hành nghề luật sư.Cùng với sự phát triển và nâng lên về số lượng, chất lượng của đội ngũ luật sư Việt nam.Trước hết, về tiêu chuẩn luật sư, Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư đã đặc biệt chútrọng nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, về phẩm chất đạo đức đối với Luật sư Đồng thời, theohướng “chuyên nghiệp hoá” đội ngũ luật sư, Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư quyđịnh cán bộ, công chức không được hành nghề luật sư

Có thể nói, trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ Luật sư đã được nâng lênđáng kể, về cơ bản đủ khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý tin cậy cho khách hàng Trong sốnhững người đã qua đào tạo nghề luật sư, có nhiều người đã tập sự hành nghề trong các tổchức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam nên có hiểu biết về pháp luật quốc tế và thôngthạo ngoại ngữ Một số luật sư Việt Nam đã theo học các khoá đào tạo nghề luật sư ở nướcngoài và được công nhận là luật sư của nước sở tại (Mỹ, Úc, Pháp)

Ngày đăng: 13/06/2016, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w