1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn tại việt nam

16 1,7K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 123 KB

Nội dung

I. Tổng quan về bí mật kinh doanh: 3 1. Bí mật thương mại là gì? 3 2. Các loại thông tin thường được nhắc đến trong bí mật kinh doanh 4 3. Ưu điểm và khuyết điểm của bảo vệ bí mật thương mại: 7 II. Quy định của pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh: 9 1. Phạm vi và điều kiện bảo hộ: 9 2. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh: 9 3. Quyền sở hữu bí mật kinh doanh 9 4. Hợp đồng chuyển giao bí mật kinh doanh: 10 5. Về hành vi vi phạm bí mật kinh doanh: 11 III. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bí mật kinh doanh: 14 1. Vụ kiện vi phạm bí mật kinh doanhbằng sáng chế: 14 2. Đề xuất giải pháp: 16

Trang 1

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NG Đ I H C KINH T THÀNH PH H CHÍ MINH ẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ố HỒ CHÍ MINH Ồ CHÍ MINH

MÔN LU T C NH TRANH ẬT CẠNH TRANH ẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH VÀ THỰC TIỄN

TẠI VIỆT NAM

Trang 2

I Tổng quan về bí mật kinh doanh:

1 Bí mật thương mại là gì?

Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể tạo cơ hội cho người

sở hữu nó có một lợi thế so với những đối thủ cạnh tranh không biết hoặc không sử dụng những thông tin đó

Bí mật thương mại bao gồm công thức, thành phần một sản phẩm, thiết kế một kiểu máy móc, công nghệ và kỹ năng đặc biệt, các đề án tài chính, quy trình đấu thầu các dự án có giá trị lớn

Bí mật thương mại cần phải được bảo vệ vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang lại lợi nhuận cho công ty Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của công ty

Chính vì vậy, những người lao động trực tiếp liên quan đến bí mật thương mại (những nhân viên kỹ thuật cao cấp, những người làm việc trong bộ phận R&D) có nghĩa vụ bảo mật không được tiết lộ hay sử dụng thông tin tích luỹ được trong quá trình hoạt động Tuy nhiên, việc ngăn chặn nhân viên sử dụng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc có thể lại là hành vi vi phạm quyền tự do và quyền sở hữu trí tuệ Các công ty yêu cầu người làm công ký văn bản thoả thuận không làm thuê cho các đối thủ cạnh tranh sau khi rời bỏ công ty và đưa ra những quy định hạn chế đối với việc sử dụng các phát minh và kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình công tác (trong một khoảng thời gian nhất định, trong một khu vực địa lý nhất định, trong một số loại công việc nhất định ) Việc này dẫn đến những trở ngại cho việc khai thác năng lực tốt nhất của người lao động vì thực tế người lao động cũng có quyền thay đổi công việc hay khởi

Trang 3

sự công việc kinh doanh của riêng bản thân, họ có sử dụng một số kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong quá trình lao động cho người chủ cũ

Các chủ công ty thường lập luận rằng người làm công đã tìm ra bí mật thương mại bằng nguồn thời gian, vật tư và thiết bị công ty đã cung cấp vì thế công ty có quyền sở hữu và quyền sử dụng phát minh đó mà không phải trả tiền thêm cho người làm công Tuy nhiên, trên thực tế, bí mật thương mại không thể tách khỏi trí tuệ của người lao động, người lao động là người đồng sở hữu, nắm giữ những tài sản trí tuệ này, là người ít có khả năng hoặc không có chủ định sử dụng tài sản này vào việc làm lợi cho mình

Khi người lao động bị đối xử một cách không bình đẳng sẽ có thể dẫn đến họ tiết lộ bí mật thương mại cho các công ty đối thủ để nhận phần tiền thêm hoặc họ sẽ sử dụng bí mật thương mại vào việc tách ra lập công ty riêng Khi đó hoạt động kinh doanh của công

ty sẽ gặp khó khăn

Chìa khoá để giải quyết vấn đề bảo vệ bí mật thương mại nằm ở việc cải thiện mối quan

hệ với người lao động mà yếu tố then chốt là tạo ra một bầu không khí đạo đức trung thực Ở đó, người chủ đối xử đàng hoàng với nhân viên xác định đúng mức độ đóng góp, xác định đúng chủ quyền đối với các ý tưởng sẽ mang lại sự bảo vệ các bí mật thương mại có kết quả hơn là dựa vào pháp luật ở đó người lao động thực sự cảm thấy rằng những tài sản của doanh nghiệp cũng là của họ chứ không phải là của riêng ông chủ, như vậy họ sẽ tự giác có ý thức bảo mật thông tin của doanh nghiệp

2 Các loại thông tin thường được nhắc đến trong bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh (hay còn được biết đến là bí mật thương mại)

là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả

Theo định nghĩa trên của Luật Sở hữu trí tuệ, những thông tin được coi là bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện:

giữ thông tin đó lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng nó;

Trang 4

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được

Ví dụ: công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh của công ty Coca Cola Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này;

và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia; những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ Chính vì quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đang ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công

ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng Còn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế (chỉ đươc bảo

hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại), mọi thành phần và công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản xuất Coca Cola

Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau như kỹ thuật và khoa học (công thức sản xuất, cấu tạo kỹ thuật, mã máy tính, dữ liệu thử nghiệm…); thương mại (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương pháp bán hàng…); tài chính (cơ cấu giá nội bộ, danh mục giá…); thông tin phủ định (tình trạng bế tắc trong nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật đã bị rút bỏ…)…

Cũng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như bí mật về nhân thân, như tình trạng hôn nhân, tài sản của cá nhân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phòng,

an ninh, các thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

Ngày nay, vấn đề bảo hộ kinh doanh đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm do nhiều yếu tố Trong đó, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên các đối thủ chắc chắn không hề muốn chia sẽ thông tin cho nhau Hơn nữa, khi mà người lao động có quyền tự do lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, sẽ có khả năng rất cao là họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới mà thông thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ Cuối cùng, bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuận nên

Trang 5

không thể nào bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế; và cũng không thể giải trình công khai để đăng ký bảo hộ do tinh bảo mật của thông tin

Với bí mật kinh doanh, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đọat theo quy định của pháp luật Những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh quyền đối với bí mật kinh doanh bao gồm: tiếp cận, thu nhập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp; tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh; vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh; tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi ngừời này làm thủ tục quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm

Phương thức bảo vệ:

Khi phát hiện có chủ thể “đánh cắp” hoặc bộc lộ trái phép bí mật kinh doanh của mình; chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm; hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có biện pháp xử lý như phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện, khoản lợi nhuận có được do thực hiện hành vi pham… hay các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

và sở hữu trí tuệ

Tuy nhiên, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có áp dụng các biện pháp luật định

để xử lý các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh; thì thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra chưa chắc có thể khắc phục đầy đủ Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh phải có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh thích hợp để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm:

một thông tin là bí mật thương mại Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị

Trang 6

của thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người khác thu thập và tiếp cận thông tin…

bạch, rõ ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng…

bộ nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra vi phạm…

biết thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu thông tin cần bảo mật…

hiểu biết của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin

khóa riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường xuyên

tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến…

tiến hành theo dõi di chuyển của khách trong công ty…

cần phải biết…

những đối tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng bảo mật…

nghiệp cần xác định và đánh giá đúng đối tượng cần bảo vệ để có thể đưa ra quyết định phù hợp Đối với đối tượng có khả năng bị tìm ra khi áp dụng công nghệ ngược thì doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ công khai với danh nghĩa là sáng chế / giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, hoặc kiểu dáng công nghiệp Với các đối tượng còn lại, xét thấy việc giữ chúng ở trong vòng bí

Trang 7

mật sẽ tạo ưu thế cạnh tranh hơn cho mình, doanh nghiệp nên bảo vệ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ

3 Ưu điểm và khuyết điểm của bảo vệ bí mật thương mại:

Về cơ bản, có hai loại bí mật thương mại Một mặt, bí mật thương mại có thể liên quan đến sáng chế hoặc quy trình sản xuất mà không đáp ứng được các điều kiện bảo sáng chế, do đó, có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật thương mại Đó là những bí mật liên quan đến danh sách khách hàng hoặc quy trình sản xuất mà không có tính mới đề được cấp bằng độc quyền sáng chế (mặc dù chúng có thể đáp ứng đủ các điều kiện bảo

hộ của giải pháp hữu ích) Mặt khác, bí mật thương mại có thể liên quan đến sáng chế đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ và có thể được bảo hộ bằng độc quyền sáng chế Đối với trường hợp này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải lựa chọn: nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế hay giữ làm bí mật thương mại

Ưu điểm của bí mật thương mại là:

chế thường có hiệu lực 20 năm) Do đó, thời hạn bảo hộ có thế là vô hạn, miễn là

bí mật đó không bị bộc lộ với công chúng;

liên quan đến việc giữ thông tin bí mật, bao gồm việc áp dụng các biện pháp bảo

vệ bằng công nghệ);

cho cơ quan chính phủ

doanh dưới hình thức bí mật thương mại, đặc biệt khi thông tin thỏa mãn các điều kiện bảo hộ của sáng chế Ví dụ:

+ Nếu bí mật thương mại nằm trong một sản phẩm cải tiến, người khác có thể kiểm tra, nghiên cứu và phân tích chúng (ví dụ, phân tích ngược sản phẩm) để tìm ra bí mật thương mại và hoàn toàn có quyền sử dụng sau đó Thực tế, bảo

hộ sáng chế dưới dạng bí mật thương mại không tạo ra độc quyền ngăn cấm

Trang 8

bên thứ ba sử dụng thương mại sáng chế Chỉ có bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích mới có thể tạo ra loại độc quyền như vậy;

+ Một khi bí mật thương mại được công bố công khai thì bất kỳ ai đều có thể tiếp cận và sử dụng chúng một cách tùy ý;

+ Bí mật thương mại khó thực thi hơn so với bằng độc quyền sáng chế Mặc

dù bảo hộ dành cho bí mật thương mại là khác nhau giữa các quốc gia nhưng nhìn chung là yếu, đặc biệt nếu so với mức độ bảo hộ dành cho sáng chế; + Những người sử dụng các công cụ hợp pháp tạo ra thông tin liên quan có thể đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế dành cho bí mật thương mại

II Quy định của pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh:

1 Phạm vi và điều kiện bảo hộ:

1.1 Phạm vi bảo hộ:

Phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh gồm tập hợp các thông tin tạo thành bí mật kinh doanh, được sắp xếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể khai thác được

1.2 Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Căn cứ điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được

2 Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh:

Khác với nhãn hiệu, sáng chế hay chỉ dẫn địa lý,… quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được hiển nhiên xác lập mà không cần phải đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền, có nghĩa là bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần bất cứ hình thức mang tính thủ tục nào Bởi vậy, một bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ vô thời hạn

Trang 9

Và vì không đăng ký nên doanh nghiệp không cần phải công khai thông tin về bí mật kinh doanh, giúp doanh nghiệp phần nào yên tâm hơn trong việc bảo

vệ bí mật của mình

3 Quyền sở hữu bí mật kinh doanh

Căn cứ Điều 751, 752 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày14/06/2005: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh; và cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ

sở có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và sự bảo mật thông tin đó

3.1 Quyền chủ sở hữu bí mật kinh doanh

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức,cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc,trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

3.2 Hạn chế quyền chủ sở hữu bí mật kinh doanh

Căn cứ khoản 3 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2009, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

128 của Luật này

thương mại;

Trang 10

- Bộc lộ,sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích,đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích,đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng

4 Hợp đồng chuyển giao bí mật kinh doanh:

Trong nền kinh tế thị trường phát triền như hiện nay, các doanh nghiệp luôn bị áp lực cải tiến sản phẩm của mình nếu không sẽ gặp rủi ro đánh mất thị trường của mình vào tay đối thủ cạnh tranh Do đó các doanh nghiệp luôn tìm cách để nỗ lực phát triển những sản phẩm mới và tốt hơn Thay vì dồn toàn bô năng lực của mình vào phát triển công nghệ của mình thì họ chọn giải pháp sử dụng công nghệ của người khác một cách hợp pháp như chuyển giao bí mật kinh doanh thông qua một hình thức là hợp đồng

Tại khoản 2 điều 9 Nghị định 54/2000/ND-CP đã quy định việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, trong đó bên giao phải ghi rõ bí mật kinh doanh được chuyển giao Trong trường hợp các bên thoả thuận chỉ chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh thì bên nhận có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết theo yêu cầu của bên giao

5 Về hành vi vi phạm bí mật kinh doanh:

Luật cạnh tranh quy định các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh như sau:

pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

sở hữu bí mật kinh doanh;

bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan

Ngày đăng: 11/08/2016, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w