1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài bán hàng đa cấp và điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp theo pháp luật cạnh tranh và thực tiễn tại việt nam

24 985 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 132,18 KB

Nội dung

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP 3 1. Khái niệm bán hàng đa cấp 3 2. Đặc điểm của bán hàng đa cấp 4 3. Điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp theo pháp luật cạnh tranh 5 II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM 5 1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp 5 1.1 Về tốc độ phát triển của bán hàng đa cấp 6 1.2. Về độ bao phủ của bán hàng đa cấp 7 1.3. Về cơ cấu doanh nghiệp trong nước và nước ngoài của bán hàng đa cấp 8 2. Thực tiễn hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam 9 2.1 Về sản phẩm của hoạt động bán hàng đa cấp 9 2.2 Về doanh thu của hoạt động bán hàng đa cấp 11 2.3 Về mô hình hoạt động của hoạt động bán hàng đa cấp 12 2.4 Về nhân viên bán hàng của hoạt động bán hàng đa cấp 13 2.5 Chiến lược bán hàng của hoạt động bán hàng đa cấp 14 2.6 Chính sách thuế với hoạt động bán hàng đa cấp 15 III. KẾT LUẬN 16 1. Những kết quả đạt được của hoạt động bán hàng đa cấp 16 2. Những hạn chế của hoạt động bán hàng đa cấp 17 2.1 Nguyên nhân của hạn chế của hoạt động bán hàng đa cấp 18 3. Giải pháp để hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH – THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

Giảng viên: TS Trần Thăng Long

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

……………………

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP 3

1 Khái niệm bán hàng đa cấp 3

2 Đặc điểm của bán hàng đa cấp 4

3 Điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp theo pháp luật cạnh tranh 5

II THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM 5

1 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp 5

1.1 Về tốc độ phát triển của bán hàng đa cấp 6

1.2 Về độ bao phủ của bán hàng đa cấp 7

1.3 Về cơ cấu doanh nghiệp trong nước và nước ngoài của bán hàng đa cấp 8

2 Thực tiễn hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam 9

2.1 Về sản phẩm của hoạt động bán hàng đa cấp 9

2.2 Về doanh thu của hoạt động bán hàng đa cấp 11

2.3 Về mô hình hoạt động của hoạt động bán hàng đa cấp 12

2.4 Về nhân viên bán hàng của hoạt động bán hàng đa cấp 13

2.5 Chiến lược bán hàng của hoạt động bán hàng đa cấp 14

2.6 Chính sách thuế với hoạt động bán hàng đa cấp 15

III KẾT LUẬN 16

1 Những kết quả đạt được của hoạt động bán hàng đa cấp 16

2 Những hạn chế của hoạt động bán hàng đa cấp 17

2.1 Nguyên nhân của hạn chế của hoạt động bán hàng đa cấp 18

3 Giải pháp để hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

ĐA CẤP THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU

Nếu như vài năm trước đây, “kinh doanh đa cấp” còn khá xa lạ đối với người Việt Nam

thì đến nay thuật ngữ này đã được khá nhiều người quan tâm Đây là một phương thức kinhdoanh mới ra đời từ những năm 40 của thập kỷ trước, đã có mặt trên 120 quốc gia, hứa hẹn

là một phương thức kinh doanh phát triển nhất thế kỷ 21 Năm 2005, Nhà nước đã thừanhận tính hợp pháp của phương thức kinh doanh đa cấp thông qua các văn bản quy phạmpháp luật

Tuy nhiên với những đặc điểm mới mẻ, kể từ khi du nhập vào Việt Nam số lượng ngườitham gia hoạt động kinh doanh đa cấp vẫn không ngừng tăng lên từng giờ, từng ngày Tuynhiên phương thức kinh doanh đa cấp đã vấp phải không ít ý kiến phản đối của dư luậncũng như thái độ thờ ơ của người tiêu dùng; vậy tại sao nó lại mang những định kiến vớimột số bộ phận, thực chất hoạt động kinh doanh này là gì, có đáng bị loại bỏ hay hoannghênh?

Ngày 24/8/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạtđộng bán hàng đa cấp Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, hoạt động tiêu thụ hànghoá bằng mạng lưới đa cấp được nhìn nhận như một trong các phương thức mà các doanhnghiệp sử dụng để tìm kiếm, mở rộng vị trí của họ trên thị trường nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh Với đặc thù tiếp cận từ mặt trái, pháp luật cạnh tranh của nhiều nước đã coi hành

vi bán hàng đa cấp là một dạng thuộc đối tượng điều chỉnh của nó khi hành vi mang bảnchất bất chính (không lành mạnh) Vấn đề cần phải làm rõ là phân tích bản chất không lànhmạnh của hành vi dưới góc độ của lý luận cạnh tranh, từ đó xác định cơ chế điều chỉnh phùhợp Ngoài ra, do tuổi đời còn quá non trẻ của Luật Cạnh tranh Việt Nam, nên trong quátrình thực thi cần phải có những phân tích thực tế để tìm kiếm những khúc mắc mà thị

Trang 4

trường đặt ra, hy vọng có được những dự báo phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụngpháp luật.

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

1 Khái niệm bán hàng đa cấp

Bán hàng đa cấp hay được biết tới với các cái tên như kinh doanh theo mạng, kinh doanh

đa cấp… có nguồn gốc từ thuật ngữ Multi – Level – Marketing (MLM) dùng để chỉ mộthoạt động kinh doanh và tiếp thị sản phẩm được phát triển từ giữa thế kỷ XX, là một nhánhđang rất phát triển của ngành bán hàng trực tiếp (Direct Selling) Cùng với sự phát triển củahoạt động của bán hàng đa cấp đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để có thể đưa ra địnhnghĩa chính xác về hoạt động này

Trên góc độ kinh doanh: Bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh kết hợp giữa bánhàng trực tiếp (Direct Selling) và nhượng quyền thương mại (Franchasing) Đại diện bánhàng đa cấp (hay còn gọi là nhà phân phối, hợp tác viên, đại lý…) nhận hoa hồng từ hiệuquả bán hàng của chính mình Ngoài ra, khi kêu gọi được những thành viên mới tham gia hệthống của họ còn nhận được hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của các thành viên mới TrongFranchising, hoa hồng được trả cho cá nhân người kinh doanh Franchise và người nhượngquyền Franchise Còn trong hệ thống bán hàng đa cấp, tiền hoa hồng được trả cho nhiềungười thuộc các cấp khác nhau trong hệ thống

Theo góc độ marketing: Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trong đó vấn đềtiếp thị và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng là các mạng lướiphân phối bao gồm những nhà phân phối – người tham gia bán hàng đa cấp có nhiệm vụphân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng và xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp.Những người này hoạt động độc lập và mỗi nhà phân phối có thu nhập được tính theonhững tỷ lệ nhất định trên doanh số bán hàng của chính nhà phân phối và của mạng lưới donhà phân phối này xây dựng

Trang 5

Theo pháp luật Việt Nam quy định: Pháp luật Việt Nam đã không định nghĩa trực tiếpbán hàng đa cấp là gì mà thay vào đó là đưa ra các điều kiện để xác định ranh giới “chânchính” hay “bất chính”, tức là xác định tính hợp pháp hay bất hợp pháp của bán hàng này.Nếu hoạt động bán hàng đa cấp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 11, Điều 3 Luậtcạnh tranh 2004 nêu trên thì các thương nhân được phép sử dụng để áp dụng vào chiến lượckinh doanh của mình và Nhà Nước sẽ bảo hộ hoạt động đó Dựa trên các điều kiện đã đượcpháp luật quy định có thể định nghĩa bán hàng đa cấp như sau: Bán hàng đa cấp là mộtphương thức bán hàng trực tiếp, theo đó doanh nghiệp bán hàng hóa thông qua mạng lướinhững người tham gia ở nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó người tham gia sẽ nhậnđược tiền hoa hồng, tiền thưởng cả lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và củangười tham gia khác do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp chấp nhận.

2 Đặc điểm của bán hàng đa cấp

Là hình thức bán hàng trực tiếp, hàng hóa chuyển trực tiếp từ cá nhân đến cá nhân;người tham gia bán hàng đa cấp không phải nhân viên của doanh nghiệp bán hàng đa cấp …Giữa doanh nghiệp và người bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đacấp theo quy định của pháp luật Ở đó, lợi ích của người tham gia bán hàng đa cấp gồm: tiềnhoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác

Thứ nhất, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa Dấu hiệu nàyđược xem xét ở hai nội dung: nó là phương thức bán lẻ hàng hóa, nói cách khác, thông quamạng lưới tiếp thị doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp sẽ thiết lập được mối quan hệ muabán sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng mà không tốn phí các khoản đầu tưthành lập, duy trì mạng lưới phân phối dưới dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc các đại

lý phân phối theo pháp luật thương mại

Thứ hai, doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp thị hàng hoá thông qua những người thamgia được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau

Trang 6

Thứ ba, người tham gia được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từkết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do họ tổ chức ra.Cách thức phân chia lợi ích như trên không chỉ kích thích người tham gia tích cực tiêu thụhàng hóamà còn kích thích họ tích cực tạo lập hệ thống phân phối cấp dưới.

3 Điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp theo pháp luật cạnh tranh

Mục đích của doanh nghiệp khi lựa chọn phương thức bán hàng đa cấp là tạo lập vị thếcạnh tranh của mình trên thương trường Vì vậy, nó được lý thuyết cạnh tranh xem như

“một thủ pháp cạnh tranh trong kinh doanh” Một khi hành vi thiết lập hoặc vận hành hệthống bán hàng đa cấp ẩn chứa trong mình nó những toan tính “thiết lập một mạng lướiphân phối ảo” xâm phạm đến lợi ích của những người tham gia, của người tiêu dùng và củacác doanh nghiệp khác, thì chính sách cạnh tranh coi là không lành mạnh, cần phải cấmđoán và trừng phạt Khi đó, pháp luật cạnh tranh xuất hiện để bảo vệ trật tự và sự lành mạnhtrong thị trường cạnh tranh Trên thế giới có nhiều quốc gia quy định một số hành vi kinhdoanh đa cấp bị coi là bất chính và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật cạnh tranh như:Luật thương mại lành mạnh của Đài Loan, Luật cạnh tranh của Canada… Pháp luật củaViệt Nam cũng theo xu hướng này

II THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM

1 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp

So với ngành công nghiệp bán hàng đa cấp thế giới, ngành bán hàng đa cấp Việt Namcòn rất non trẻ với tuổi đời trên 10 năm Từ năm 1998 đã xuất hiện một vài công ty đa cấp

ở nước ta, đầu tiên là Incomex, tiếp theo là Thế Giới Mới, rồi đến Sinh Lợi, Lô Hội, Vision.Những công ty này phân phối các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng,hoạt động với quy mô ban đầu nhỏ lẻ thường va chạm với pháp luật và khiến báo chí tốnkhông ít giấy mực Không phải công ty nào cũng làm ăn nghiêm túc nên nảy sinh nhiều sựhiểu nhầm về mô hình kinh doanh này

Trang 7

Đến cuối năm 2004 Việt Nam đã có khoảng 20 công ty bán hàng đa cấp phân phối chủyếu những dòng sản phẩm tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp được sản xuất bởi cáctập đoàn ở nước ngoài Ngành bán hàng đa cấp Việt Nam ngày càng mở rộng trên phạm vitoàn quốc khi các công ty phát triển mạng lưới phân phối và lập ra nhiều chi nhánh.

Năm 2005 hành lang pháp lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam dần dần hình thành các điềuluật và các quy định về bán hàng đa cấp mở ra con đường lớn cho ngành bán hàng đa cấpViệt Nam phát triển và tạo điều kiện cho nước ngoài đầu tư Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh 110/2005/NĐ-CP ngày 24-8-2005 quy định các nội dung cụ thể về quản lý hoạt độngBHĐC Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cũng đã có Thông tư 19/2005/TT-BTMngày 8/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP, chủyếu liên quan đến thủ tục đăng ký tổ chức BHĐC tại các Sở Thương mại, Sở TM-DL (nay

là Sở Công Thương)

Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vựccạnh tranh đã quy định thẩm quyền của Cục Quản lý cạnh tranh trong việc xử lý các hành vibán hàng đa cấp bất chính Tính đến đầu tháng 7/2005 nước ta đã có gần 30 công ty kinhdoanh đa cấp cả trong và ngoài nước

Năm 2006 nhà nươc đã thực thi nghiêm pháp luật xử lý và rút giấy phép kinh doanhcông ty Sinh Lợi do vi phạm nghiêm trọng các quy đinh của nhà nước gây hậu quả nghiêmtrọng đánh dấu việc quản lý chặt hơn và đi vào quỹ đạo hơn của hoạt động bán hàng đa cấp

1.1 Về tốc độ phát triển của bán hàng đa cấp

Trong giai đoạn 2007-2010 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp bánhàng đa cấp Việt Nam Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng nhanh qua cácnăm Số lượng doanh nghiệp được phép kinh doanh năm 2007 là 42 và tới năm 2010 con số

đó là 63 doanh nghiệp Doanh thu của hoạt động bán hàng đa cấp cũng tăng mạnh hàngnăm, năm 2007 chỉ đạt 700 tỷ vnđ nhưng năm 2010 doanh thu qua phân phối hàng hóa dịch

vụ qua phương thức bán hàng đa cấp đạt 2799 tỷ vnđ ,tăng gần 400% sau 4 năm trung bình

Trang 8

hàng năm tăng trưởng ~100% , một kết quả đáng ghi nhận vì so với các nước khác tốc độtăng trưởng chỉ đạt 20-30%/ năm Một lý do cho tốc độ phát triển đáng kinh ngạc này là thitrường nước ta còn mới và tiềm năng Đó cũng là nguyên nhân thu hút hàng loạt các tậpđoàn bán hàng đa cấp đa quốc gia xâm nhập thị trường nước ta.

Giai đoạn 2007-2010 cũng đã chứng kiến nỗ lực của các doanh nghiệp bán hàng đa cấptrong việc lấy lại hình ảnh của mình sau khi bán hàng đa cấp biến tướng lan tràn và gây ranhiều bức xúc trong dư luận và hiểu lầm về hoạt động bán hàng đa cấp Số lượng ngườitham gia bán hàng đa cấp theo thống kê năm 2010 đã tăng đạt gần 900.000 người nhưngtrên thực tế con số này có thể đã vượt qua 1 triệu người Theo đó hoạt động bán hàng đa cấp

đã bùng nổ trong giới trẻ văn phòng nhất là sinh viên , những người có nhiều thời gian rãnhrỗi và có đam mê kinh doanh thử

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận ràng hình ảnh của các doanh nghiệp bán hàng đacấp vẫn còn rất kém trong xã hội và việc kinh doanh bán hàng đa cấp biến tướng vẫn diễn ramạnh mẽ Chứng minh điều này là rõ ràng khi trong báo cáo tổng kết về hoạt động bán hàng

đa cấp của cục quản lý cạnh tranh, số lượng doanh nghiệp vi phạm và bị rút giấy phép kinhdoanh còn rất lớn và có xu hướng tăng Năm 2007 có 8 doanh nghiệp vi phạm và bị rút giấyphép kinh doanh nhưng năm 2010 con số này không giảm mà tăng lên thành 20 doanhnghiệp Không chỉ vậy, sự vi phạm kinh doanh đa cấp biến tướng không chỉ xảy ra tại cácdoanh nghiệp ‘chui’ không có giấy phép mà còn xảy ra ngay cả với các doanh nghiệp đượccấp phép, điển hình như Angel Việt Nam một công ty liên doanh với nước ngoài và đượcđánh giá là có uy tín Sự việc như của Angel Việt Nam đã khiến cho danh tiếng của cáccông ty bán hàng đa cấp suy giảm nghiêm trọng và tác động gây thiệt hại lớn cho các đốitượng hữu quan

1.2 Về độ bao phủ của bán hàng đa cấp

Có thể nói rằng bán hàng đa cấp đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành phố lớn của nước tavới sức lan tỏa rất mạnh Tuy nhiên nếu xem xét kỹ hơn qua độ bao phủ của các doanhnghiệp bán hàng đa cấp bằng việc khu vực đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp đăng ký kinh

Trang 9

doanh tại một tỉnh thành không phải là chỉ kinh doanh trên địa bàn của tỉnh thành đó, họ cóthể sử dụng giấy đăng ký đó để kinh doanh ở các tỉnh thành khác, nhưng nơi đăng ký giấyphép kinh doanh cho thấy trọng tâm phát triển của họ tại từng khu vực khác nhau.

Sự phát triển của bán hàng đa cấp ở nước ta là không đồng đều Phân theo khu vực tathấy có sự chênh lệch, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp phát triển rất mạnh ở khu vực phíaNam và phát triển nhanh tại khu vực phía Bắc Hàng loạt các doanh nghiệp đăng ký mới vàxin giấy phép kinh doanh Miền Bắc riêng Hà Nội đã câp19 giấy phép kinh doanh (4 trong

số đó bị rút hoặc xin chấm dứt ) Mền Nam phát triển bán hàng đa cấp sớm hơn và có sựphát triển mạnh, Th.p Hồ chí Minh đã cấp tới 20 giấy phép, Bình Dương 1 va Đồng Nai

2 Trong khi đó miền Trung gần như trống doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới mà chỉ cóchi nhánh của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tồn tại và phát triển Hoặc là do các cánhân tham gia bán hàng đa cấp mang hoạt động này về khu vực này để mở rộng hệ thốngchứ gần như không có doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trực tiếp tại khu vực miền Trung.Không chỉ có sư chênh lệch về khu vực Bắc Trung Nam mà còn có sự thiếu đồng đềungay trong các khu vực Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ có mặt chính thức tại cácthành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh Các thành phố lớn này có sự phát triển nhanhhơn và có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và bản thân các công ty, trongkhi đó khu vực nhỏ hơn chỉ có chi nhánh do các cá nhân tham gia bán hàng đa cấp tự lập,không giấy phép và thiếu sự quản lý từ các đối tượng hữu quan

1.3 Về cơ cấu doanh nghiệp trong nước và nước ngoài của bán hàng đa cấp

Giai đoạn 2007-2010 cho thấy sự bắt nhịp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp ‘thuầnViệt’ Số lượng các doanh nghiệp Việt đăng ký tham gia bán hàng đa cấp gia tăng nhanhđiển hình là sự gia nhập của tập đoàn FPT với công ty FNC với doanh thu hơn 58 tỉ đồngcùng mạng lưới 17.000 nhà phân phối, chỉ sau 1 năm thành lập (4.2010) qua đó giảm thiểu

sự độc chiếm thị trường của các tập đoàn bán hàng đa cấp đa quốc gia như Amway,Oriflame…Tuy nhiên sự xuất hiện này của các doanh nghiệp vẫn chưa cân bằng được vớicác công ty nước ngoài Sự đổ bộ hàng loạt của các thương hiệu nước ngoài kinh doanh

Trang 10

nhiều loại sản phẩm vẫn chiếm thị phần rất lớn tại thị trường Việt Nam Tính riêng nhãnhiệu Sophie Paris ( một nhãn hiệu thời trang kinh doanh đa cấp của Indonesia ), đạt doanhthu khoảng 2 triệu USD và hơn 13.000 nhà phân phối, chỉ sau chưa đầy 5 tháng kinh doanh(từ cuối năm 2010) Ngoài ra riêng Amway Việt Nam đạt mức doanh thu cả năm 2010 hơn

30 triệu USD, chiếm hơn 22% thị phần Hai ví dụ trên cho thấy sự chênh lệch giữa cácdoanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài ( ngay cả các doanh nghiệp từ khuvực Đông Nam Á ) Các doanh nghiệp nước ngoài họ có nhiều kinh nghiệm kinh doanhquản lý hình thức này trên nhiều quốc gia và lợi thế về công nghệ sản phẩm nên có sự vượttrội hơn so với các doanh nghiệp Việt

2 Thực tiễn hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

2.1 Về sản phẩm của hoạt động bán hàng đa cấp

Như đã đề cập bán hàng đa cấp cũng là một hình thức tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, tuynhiên không phải sản phẩm nào cũng phân phối hiệu quả qua phương thức này Có 3 nhómsản phẩm phù hợp nhất cho việc phân phối qua hình thức này là: Hàng tiêu dùng, Mỹ phẩm,Thực phẩm ăn uống và Thực phẩm dinh dưỡng chức năng Thực tiễn Việt Nam cũng chứngminh cho điểu kiện này với 5 nhóm hàng là : vật dụng gia đình, thực phẩm chức năng, chămsóc cá nhân ( mỹ phẩm, trang sức, quần áo ), các loại dịch vụ ( du lịch…) và các sản phẩmgiải trí, học tập ( sách, videos…)

Trong hội nghị tổng kết hoạt động quản lý bán hàng đa cấp của cục quản lý cạnh tranhcuối năm 2010 cho thấy bán hàng đa cấp tại Việt Nam phân phối hơn 1000 dòng sản phẩmtrong đó chiếm 80% lại là các dòng thực phâm chức năng và thuốc Các loại thực phẩmchức năng có mặt gần như trong tất cả danh mục sản phẩm đăng ký kinh doanh của cáccông ty đa cấp Riêng trong danh mục thực phẩm chức năng lại có hàng loạt các sản phẩmkhác nhau với nhiều loại nhãn hiệu như Herbalife, Noni Vina, Vina-link Group, EternalSunshine Company and Kim Do Corporation… Tổng quan thì các thực phẩm chức năng làcác sản phẩm mới xuất hiện ở nước ta có nhiều chức năng đa dạng đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng như thực phẩm hỗ trợ giảm cân, bổ sung vitamin các loại, các loại nước

Trang 11

uống… Tuy nhiên chính sự mới mẻ của các dòng sản phẩm này lại mang lại sự khó khăntrong kiểm định chất lượng và khó khăn trong hoạt động quản lý

Xếp thứ hai sau các sản phẩm thực phẩm chức năng là các sản phẩm thuộc dòng chămsóc cá nhân như các loại mỹ phẩm chiếm khoảng 10% các dòng sản phẩm, thời trang quầnáo Nổi bật nhất là các dòng mỹ phẩm của Amway, Avon, and Oriflame Các mỹ phẩm nàyđược người tiêu dùng đánh giá cao về mặt chất lượng so với các dòng sản phẩm thôngthường khác do tính năng vượt trội tuy giá thành vẫn khá cao Ngoài mỹ phẩm, các sảnphẩm thời trang như áo quần và trang sức cũng bắt đầu được phân phối theo hình thức bánhàng đa cấp điển hình là thời trang của Sophie Paris Các sản phẩm thời trang đều là các sảnphẩm cao cấp nhắm có giá thành trung bình tới cao Hầu hết là các mẫu độc quyền của nhàsản xuất thiết kế và sản xuất Đây là khoảng trống thị trường do các sản phẩm thấp cấp bán

lẻ và các sản phẩm cao cấp giá thành rất cao đê lại

Thứ ba là các máy gia đình như cleaning, nấu ăn…tiện ích hỗ trợ nâng cao chất lượngcuộc sống của con người các sản phẩm này có giá thành cao Nổi tiếng trong phân phối cácloại sản phẩm này là IANSHI Light Company Limited and Viet-Am international JSC Đây

là nhóm sản phẩm thường bị các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính lợi dụng để lừađảo do giá thành cao khó nhận biết và dễ dàng áp đặt người mua

Ngoài các nhóm sản phẩm trên sản phẩm phân phối qua hình thức bán hàng đa cấp tạinước ta ngày càng trở nên đa dạng , không chỉ là sản phẩm mà còn có cả dịch vụ như dịch

vụ du lịch, đào tạo … như HỌC ĐƯỜNG cung cấp việc đào tạo kỹ năng mềm cho ngườitham gia.FNC ( thuộc FPT ) cung cấp dịch vụ mạng và lắp đặt ADSL

Một điểm yếu của các sản phẩm phân phối đa cấp ở Việt Nam là hầu hết chúng có nguồngốc từ nước ngoài được nhập khẩu về nước ta, có rất ít các sản phẩm thuần Việt Gần nhưtoàn bộ các loại mỹ phẩm, máy móc, thực phẩm chức năng đều do các tập đoàn đa quốc giaphân phối tại nước ta Nhưng bên cạnh đó cũng có sự xuất hiện dần của các sản phẩm Việt

Trang 12

và các nhà máy sản xuất trực tiếp tại Việt Nam Như Amway đã đầu tư 14,8 triệu USD đểxây dựng nhà máy sản xuất thứ 3 của họ trên thế giới tại Việt Nam

2.2 Về doanh thu của hoạt động bán hàng đa cấp

Từ bảng 1 trang 19, doanh thu của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tăng nhanh quacác năm Đặc biệt năm 2009 doanh thu đạt hơn 2500 tỷ vnđ tăng 150 % so với năm 2008( > 1500 tỷ ) Tốc độ phát triển này là thành tựu đáng ghi nhận vơi hoạt động bán hàng đacấp ở nước ta Tuy thị trường Việt Nam còn non trẻ nhưng so sánh với các thị trường trẻkhác tương tự thì tốc độ của họ chỉ đạt từ 20-30% năm Con số 150% /năm cho thấy sự hấpdẫn của thị trường nước ta với ngành hàng kinh doanh đa cấp

Tuy nhiên, so với Malaysia một nước trong khu vực với 28 triệu dân nhưng mức doanhthu từ bán hàng đa cấp đạt tới con số hơn 2 tỷ USD ,nước ta quy mô dân số 89 triệu nhưngmức doanh thu xấp xỉ 2800 tỷ tương đương 140 triệu USD thì hiệu quả của hoạt động bánhàng đa cấp của nước ta còn thấp và tiềm năng thị trường là rất lớn để có thể mở rộng.Trong mức doanh thu gần 2800 tỷ vnđ năm 2010 thì chiếm phần lớn trong số đó là củacác doanh nghiệp nước ngoài Điều này cũng không khó hiểu khi mà phần lớn thị trường vàcác sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài

Một vấn đề gây bức xúc với hoạt động bán hàng đa cấp là việc quản lý và xác địnhdoanh thu của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp Cơ quan quản lý nhà nước không dễ gìnắm được 100% doanh thu của DN Là người trong cuộc, tổ chức điều hành mạng lưới bánhàng, DN đương nhiên có các biện pháp để quản lý được doanh thu của họ, chí ít ra thì cũngquản lý tốt hơn cơ quan nhà nước nhưng thực sự việc kết nối giữa doanh nghiệp và cơ quanquản lý là chưa tốt Thực tế là có rất nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp sử dụng thủ thuật

để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ khi bị điều tra thì họ mới xin nộp bổ sung vì lý do

kê khai thiếu Ví dụ điển hình là công ty Hưng Thời Đại khi bị kiểm tra thì xin nộp bổ sung2,2 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp do kê khai thiếu

Ngày đăng: 12/08/2016, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w