1. Lời mở đầu 3 2. Những quy định của pháp luật 4 2.1. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 4 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng 5 Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng 5 Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng 6 Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng 7 3. Thực tiễn tại Việt Nam 7 Trường hợp tăng cước 3G của ba nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinafone 7 Trường hợp EVN và vấn đề thuê cột điện 8 Trường hợp K+ 9 Vụ việc thu phí sinh hoạt bất hợp lý tại chung cư 93 phố Lò Đúc 10 Hiện tượng các cây xăng găm hàng trước khi có điều chỉnh giá 12 4. Đánh giá cá nhân 14
Trang 1
SVTH: 1 NGUYỄN ĐẮC KIM CHÂU
2 HUỲNH THỊ THÚY HẰNG
3 THÁI NGUYÊN QUỐC PHONG
4 TRẦN CÔNG THÀNH
Trang 2SINH VIÊN THỰC HIỆN
1 NGUYỄN ĐẮC KIM CHÂU
2 HUỲNH THỊ THÚY HẰNG
3 THÁI NGUYÊN QUỐC PHONG
4 TRẦN CÔNG THÀNH
Trang 3M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
1 Lời mở đầu 3
2 Những quy định của pháp luật 4
2.1 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 4
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng 5
Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng 5
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng 6
Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng 7
3 Thực tiễn tại Việt Nam 7
Trường hợp tăng cước 3G của ba nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinafone 7 Trường hợp EVN và vấn đề thuê cột điện 8
Trường hợp K+ 9
Vụ việc thu phí sinh hoạt bất hợp lý tại chung cư 93 phố Lò Đúc 10
Hiện tượng các cây xăng găm hàng trước khi có điều chỉnh giá 12
4 Đánh giá cá nhân 14
Trang 41 Lời mở đầu
Cạnh tranh vốn là một hiện tượng “xưa như trái đất’’ trong lịch sử cuộc sống xã hội loài người Đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh
tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh chính là động lực phát triển của các thành phần, các chủ thể kinh tế cùng tham gia kinh doanh Động lực cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp cải tiến thiết
bị, công nghệ, phương thức quản lý để ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và của doanh nghiệp của mình
Tuy nhiên, khi mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường thì quá trình tích tụ tư bản dẫn tới sự hình thành các tập đoàn kinh tế có khả năng chi phối hoạt động kinh doanh, sản xuất, cung ứng và giá cả trên thị trường Độc quyền
có thể hình thành từ việc doanh nghiệp có ưu thế về vốn, quy mô sản xuất, thậm trí quyền lực chính trị, xã hội để độc quyền sản xuất, hay nhập khẩu một loại sản phẩm nhất định Độc quyền có thể có được từ việc doanh nghiệp có ưu thế về kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và kinh doanh Độc quyền sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Nếu doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền để hạn chế sản lượng, tăng giá bán thì sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng Độc quyền làm cản trở cạnh tranh lành mạnh, giảm động lực phát triển của nền kinh tế và hạn chế tự do kinh doanh
Thông thường, sự cạnh tranh giữa những người bán tạo điều kiện cho người tiêu dùng được hưởng lợi Thì trái lại, tình trạng độc quyền lại đẩy người tiêu dùng vào thế bị lợi dụng, bị móc túi, có khi còn bị bạc đãi, bỏ rơi Trong cảnh một mình một chợ, Doanh nghiệp độc quyền có điều kiện áp đặt về giá, về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, về thái độ phục vụ Đối với nền kinh tế, tình trạng độc quyền tất yếu dẫn đến sự trì trệ do sức ì của những thế lực cảm thấy thỏa mãn sau khi chiến thắng và giữ vị trí độc tôn Vì thế, để đảm bảo cho thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh, đúng hướng, các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới đều có chính sách luật pháp điều tiết hoạt động cạnh tranh trên thị trường để ngăn ngừa sự hình thành độc quyền, duy trì cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo công bằng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ cho các doanh nghiệp yếu hơn, kém hơn khi bị chèn ép Do đó, việc nghiên cứu nhằm đóng góp ý kiến cho các cơ quan
Trang 5quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học và nghiên cứu luật pháp Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày một vấn đề không mới nhưng vẫn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người tiêu dùng, đó là việc các doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường nhằm bóc lột người tiêu dùng
Cơ cấu bài viết của chúng tôi gồm ba phần, với phần đầu là những quy định pháp luật hiện hành về cạnh tranh, và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng Tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu vào một số vụ việc cụ thể xảy ra tại Việt Nam gây bức xúc cho xã hội và cuối cùng là những nhận xét cá nhân cũng như những kiến nghị của chúng tôi về hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền nhằm giúp người tiêu dùng hưởng lợi nhiều hơn từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
2 Những quy định của pháp luật
2.1 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Khoản 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 khẳng định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền được coi là các hành vi hạn chế cạnh tranh vì những hành vi này làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường Các hành vi này được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương II Luật Cạnh tranh
2004 và được hướng dẫn thi hành tại Mục 4 Chương II Nghị định số 116/2005/NĐ-CP
a Khái niệm
Vị trí thống lĩnh trên thị trường là vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mà với vị trí ấy doanh nghiệp có thể chi phối sự biến động giá cả trên thị trường một cách đáng kể Có thể coi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp có quyền lực thị trường ở mức cao Căn cứ theo những quy định tại Điều 11và Điều 13 Luật ạnh tranh, có thể hiểu các khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như sau Vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp
Theo đó, một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau: hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường
Trang 6liên quan; ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh, dẫn đến những sai lệch về cạnh tranh trên thị trường Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh chỉ vi phạm luật
cạnh tranh khi có hành vi “lạm dụng” vị trí của mình, tức là doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh không đương nhiên bị coi là trái pháp luật Luật chỉ không cho phép doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp này lạm dụng vị trí lợi thế của mình trên thị trường nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
b Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây thiệt hại người tiêu dùng
tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
Với hành vi này, khách hàng là những người bị chịu thiệt hại bởi giá mà họ phải mua quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm hoặc phải bán hàng hóa với giá thấp hơn giá thành thực Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh tranh
mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn định Mức chênh lệch giữa giá được ấn định với giá cạnh tranh (giả định) là khoản lợi ích độc quyền mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền có được Vì vậy, bằng hành vi này doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu dùng của thị trường, mà thực chất là phần giá trị lẽ ra được hưởng của người tiêu dùng nếu có cạnh tranh Do đó, hành vi này được coi là hành vi điển hình mang tính chất bóc lột khách hàng
phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng
Nhóm hành vi này gồm ba hành vi cụ thể sau:
Thứ nhất, hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm gây thiệt hại cho khách hàng - là hành vi giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả tạo để lũng đoạn thị trường, làm biến động quan hệ cung cầu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trong giao dịch với khách hàng
Trang 7 Thứ hai, hạn chế thị trường gây thiệt hại cho khách hàng - là việc doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh tự giới hạn khu vực bán hoặc giới hạn nguồn mua sản phẩm
mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng
Thứ ba, hạn chế sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng - là việc doanh nghiệp thực hiện những hành vi nhằm cản trở đối thủ cạnh tranh tiến hành việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh Ví dụ như hành vi mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng hoặc hành vi
đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó
2.2 Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
a Khái niệm
Theo Điều 12 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không
có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan Như vậy, khi chỉ tồn tại duy nhất một doanh nghiệp kinh doanh trên một thị trường hàng hóa, dịch vụ nhất định thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền
Vị trí độc quyền này có thể là do không có doanh nghiệp khác muốn tham gia thị trường hoặc do doanh nghiệp này sử dụng những cách thức để mua bản quyền duy nhất trên thị trường đó
Ví dụ như: đài kĩ thuật số K+ mua bản quyền phát sóng trực tiếp giải bóng đá ngoại hạng Anh vào ngày chủ nhật hàng tuần (từ kênh truyền hình giữ bản quyền của giải ngoại hạng Anh) Bất cứ một kênh truyền hình khác tự ý phát sóng giải bóng đá này là vi phạm bản quyền Như vậy đài kĩ thuật số K+ là doanh nghiệp có vị trí độc quyền trong thị trường này
Chúng ta có thể hiểu, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có
vị trí độc quyền, lợi dụng vị trí đó để thực hiện trục lợi cho doanh nghiệp mình nhằm: gây thiệt hại cho khách hàng một cách bất hợp lý bằng phương pháp đe dọa cắt đứt nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh; tự ý thực hiện các hành vi nhằm ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường, củng cố vị trí độc quyền Pháp luật nghiêm cấm các doanh nghiệp thực hiện hành vi này ngoại trừ một số ngành được chính phủ quy định về vị trí độc quyền, không tự thực hiện các hành vi nhằm ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường thì không phải là lạm dụng vị trí độc quyền
Trang 8b Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền trước tiên chính là các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh, bởi sở hữu vị trí độc quyền là mức độ cao hơn của sự thống lĩnh thị trường Ngoài ra, Luật Cạnh tranh còn cấm các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền sau đây:
Điều 32 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng”
Các doanh nghiệp độc quyền có thể tự ý áp đặt trong hợp đồng các điều kiện bất lợi cho khách hàng, ví dụ như buộc khách hàng khi thực hiện hợp đồng cần phải thực hiện một hợp đồng phụ khác như mua một sản phẩm, dịch vụ kèm theo của hãng Bởi vì khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác trong thị trường này nên vẫn buộc phải chấp nhận
đã giao kết mà không có lý do chính đáng
Điều 33 Nghị định 116/2005/NĐ-CP: “Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện dưới một trong các hình thức sau:
Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào
Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào”
Doanh nghiệp thực hiện hành vi này xuất phát từ 2 lý do: một là có thể việc thực hiện hợp đồng này không đem lại đủ lợi ích cho doanh nghiệp như mong muốn (do tại thời điểm
đó giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá sản phẩm tăng cao hơn so với thời điểm kí kết hợp đồng); hai là có sự vô trách nhiệm của doanh nghiệp, không thực hiện nghĩa vụ đã giao kết trong thực hiện hợp đồng
3 Thực tiễn tại Việt Nam
3.1 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
Trang 9 Trường hợp tăng cước 3G của ba nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinafone
Cùng lúc cả 3 nhà mạng lớn ở Việt Nam như VinaPhone, MobiFone và Viettel đồng loạt tăng giá cước dịch vụ 3G vào ngày 16/10/2013 lên mức trọn gói 70.000 đồng/tháng Như
ta biết, Vinaphone, Mobifone và Viettel là ba nhà mạng di động đang nắm giữ 97% thị trường Theo Điều 11, Luật Cạnh tranh, đây là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (có tổng thị phần từ 65% trở lên) Mobifone và Viettel, mỗi doanh nghiệp đều có thị phần trên 30% nên được xem là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường Việc Bộ Thông tin Truyền thông cho phép các gói cước 3G của 3 nhà mạng di động có thị phần khống chế như trên tăng đột biến như thế (tăng trung bình khoảng 20% và có gói cước tăng đến 40%) đã vi phạm Luật Cạnh tranh (2005)
Cụ thể, theo Điều 13.2, Luật Cạnh tranh, các hành vi sau đây của nhóm doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm: “Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng…” Nghị định 116/2005/NĐCP, ngày 15/09/2005 quy định chi tiết về hướng dẫn chi tiết luật kinh doanh cũng quy định rõ thêm về việc áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc
ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng (điều 27.2): “Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
(a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;
(b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ cho thuê máy chủ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá”
Như vậy trong cùng một thời điểm 3 doanh nghiệp nêu trên đồng loạt tăng giá cước 3G lên đến 40%, trong khi nhu cầu dịch vụ không tăng đột biến, không vượt mức cung và tăng quá cao so với 5% theo quy định của Nghị định 116 là đã vi phạm Luật Cạnh tranh
và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng
Cách đây không lâu, Tập đoàn điện lực Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tranh chấp về việc thuê cột điện để mắc đường dây Internet Cụ thể, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã có công văn tới 8 công ty điện lực của các địa phương lớn yêu cầu tăng tiền thuê treo cáp viễn thông với mức tăng từ 4 đến 8 lần mức thuê cũ Trước sự
Trang 10việc đó, nhiều doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel, SPT đã kiến nghị lên cơ quan quản lý là Sở Thông tin Truyền thông và Bộ Thông tin Truyền thông đề nghị can thiệp Nhiều doanh nghiệp viễn thông cho rằng đây là sự áp đặt của EVN vì được độc quyền sở hữu cột điện Và chính sự độc quyền đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông
Trong câu chuyện được đưa ra ở đây, để đánh giá EVN có thực hiện hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp có vị trí độc quyền được quy định tại khoản 2 điều 13 Luật cạnh tranh:
áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hay không thì phải xem xét mức giá thuê cột điện mới có đắt hay không Với giá thuê cột điện, không thể so sánh việc giá mới gấp 4-5 lần giá cũ mà bảo là đắt Như vậy, so sánh không đúng bản chất vấn đề, vì giá cũ là giá ước tính, phi thị trường Muốn biết nó đắt hay là hợp lý thì phải so giá bán mới với giá thành, chi phí đầu tư, bảo dưỡng…Do vậy, câu chuyện vẫn còn là vấn đề cần tranh cãi và chắc chỉ còn cách thuê chuyên gia, đơn vị trung gian thẩm định mức giá thuê cột điện của
2 bên thì may ra mới có thể kết luận được vấn đề
3.2 Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng
K+ là dịch vụ truyền hình vệ tinh được cung cấp bởi công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), liên doanh đầu tiên giữa cơ quan truyền thông của Việt Nam VTV/VCTV và Tập đoàn truyền thông Pháp Canal+/Canal Overseas VSTV được thành lập vào tháng 3/2009, hiện cung cấp 3 gói dịch vụ Access (thuê bao 50 nghìn đồng/tháng) với hơn 31 kênh, Family (thuê bao 100 nghìn đồng/tháng) với hơn 57 kênh và gói Premium (thuê bao 250 nghìn đồng/tháng) cung cấp nhiều hơn 70 kênh Trong đó, chỉ gói Premium là có phát sóng tất cả các trận đấu bóng đá, ngoài ra còn phải mua bộ đầu thu với giá 1,5 triệu đồng
K+ đã thực hiện hành vi: Đầu tiên là việc MP&Silva và K+ đã ký kết hợp đồng mua bản quyền trong đó quy định độc quyền phát sóng dẫn đến K+ không được quyền chia sẻ hoặc chuyển nhượng quyền này cho bất kỳ nhà đài nào khác, đồng thời áp đặt giá cung cấp dịch vụ bất hợp lý đối với các thuê bao muốn xem giải Ngoại hạng Anh Mức chi phí người tiêu dùng phải chịu gồm phí thuê bao 250.000 đồng/tháng và tiền mua đầu thu 1.500.000 đồng Mức chi phí này cao hơn rất nhiều so với mức chi phí trước đây mà người tiêu dùng phải trả Đồng thời buộc người tiêu dùng chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải mua dịch vụ của K+ với mức phí ấn định không có mặc cả hay đàm phán Vậy, K+
đã lợi dụng vị trí độc quyền để áp đặt giá cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lên mức bất hợp lý vi phạm Khoản 2 Điều 13 và Điều 14 Luật cạnh tranh về các hành vi lạm dụng