Luật La Mã cũng xác định sự lựa chọn tự nguyệncủa những người cộng tác với nhau bản chất của hợp danh, và nguyên tắc được gọi tên delectus personas - sự lựa chọn của cá nhân, cho đến nay
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
- -ĐỀ TÀI:
CÔNG TY HỢP DANH
Môn học: Luật Kinh tế
Giảng viên phụ trách: ThS.Vương Tuyết Linh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH 1
1 Lịch sử hình thành công ty hợp danh 2
2 Khái niệm, phân loại công ty hợp danh 3
3 Một số đặc điểm của công ty hợp danh 3
4 Các điều luật về công ty hợp danh 5
5 Ưu điểm và nhược điềm công ty hợp danh 11
CHƯƠNG II THỰC TIỄN VỀ CÔNG TY HỢP DANH Ở VIỆT NAM 13
1 Nhận thức của xã hội đối với loại hình công ty hợp danh 13
3 Thực trạng đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh 13
3 Hạn chế về công ty hợp danh 14
CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN THIỆN 19
1 Một số giải pháp 19
2 Một số kiến nghị 22
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
iệc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thịtrường hàng hóa nhiều thành phần đã tạo nên bước ngoặt lớn trong sự đi lên của nềnkinh tế đất nước Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho tình hình mới của nềnkinh tế đất nước, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những thay đổi kịp thời và hợp lý, phùhợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như thế giới
V
Luật doanh nghiệp mới đầu ban hành chỉ đề cập tới hai loại hình công ty chủ yếu làcông ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Sau một thời gian thực hiện Luật doanhnghiệp thực tế cho thấy hai loại hình doanh nghiệp này phù hợp với thực tiễn đầu tư và kinhdoanh ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa bao quát được hết loại hình công ty quan trong nhất theoyêu cầu phát triển kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú Chính vì thế ngày 12-6-1999Luật doanh nghiệp mới đã bổ sung thêm một số loại hình doanh nghiệp trong đó có sự xuấthiện của loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh
Sự góp mặt của loại hình doanh nghiệp này đã mở rộng sự lựa chọn hơn nữa cho cácnhà kinh doanh, thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tếtrong quá trình hội nhập Mặt khác, việc góp sức, góp vốn, góp kinh nghiệm từ nhiều nhà đầu
tư sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn mạnh
Trang 6CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH
1 Lịch sử hình thành công ty hợp danh
1.1 Trên thế giới
Hợp danh theo nghĩa rộng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Những chỉ dẫn đầu tiêntới hình thức này là trong Bộ luật Hammurabi của Babylon, khoảng năm 2300 trước Côngnguyên Người Do Thái, vào khoảng những năm 2000 trước Công nguyên đã hình thành
thuật ngữ shutolin (một dạng hợp danh phi thương mại) Sau này, những hợp danh mang tính
chất thương mại của người Do Thái hình thành từ những đoàn hội buôn.1
Ở châu Âu, luật về hợp danh hình thành từ tập quán của các thương nhân Người Pháp
dùng các thuật ngữ như societas, societe en common dite để chỉ các hình thức hợp danh Societas là hình thức hợp danh chỉ bao gồm các thành viên hợp danh, còn societe en common dite bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.2
Hợp danh được quy định trong Luật La mã (ví dụ như Bộ luật Justinian) với nhữngđiều khoản rất tương đồng với luật hiện đại Người La mã cũng hình thành nên những quyđịnh về đại diện, nền tảng của rất nhiều quy định của luật về hợp danh ngày nay Ví dụ, Luật
La mã có quy định qui facit per alium facit per se - người thực hiện hành vi thông qua hành
vi của người khác cho bản thân người đó Luật La Mã cũng xác định sự lựa chọn tự nguyệncủa những người cộng tác với nhau bản chất của hợp danh, và nguyên tắc được gọi tên
delectus personas - sự lựa chọn của cá nhân, cho đến nay vẫn là thành tố mang tính trung tâm
của luật về hợp danh.3
Ở Mỹ, luật pháp về công ty hợp danh chỉ mới được áp dụng sau khi Mỹ giành đượcđộc lập năm 1776.Và đến đầu thế kỉ XIX, công ty hợp danh đã trở thành loại hình kinh doanhquan trọng nhất ở Mỹ Ngày nay thì các đạo luật về công ty hợp danh đã tương đối hoànchỉnh và chi tiết hơn rất nhiều so với thời nó mới bắt đầu hình thành
Người phương Đông cũng không xa lạ với phường, hội, cuộc và đủ loại liên kết bạnbuôn Tuy nhiên mô hình hội người (societas) theo dân luật – thương luật hay mô hình hợpdanh (partnership) theo pháp luật Anh – Mỹ mới chỉ được du nhập trong một, hai thế kỷ trởlại đây.4
1.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hoạt động thương mại có từ lâu, chúng được điều chỉnh bằng thông lệ
và tập quán thương mại Loại hình công ty hợp danh lại ra đời khá muộn so với các nước trênthế giới Ngay từ đầu nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế
độ phong kiến, rồi sau đó là thuộc địa của các cường quốc phương Tây mà ảnh hưởng lớn vàkéo dài hơn cả là sự đô hộ của thực dân Pháp Là thuộc địa của Pháp, nên có thời kỳ luật
1 Denis Clifford and Ralph Warner, 2006, Form A Partnership, 7th edition, Nolo Press, 2006 tr.8
2 Denis Clifford and Ralph Warner, 2006, Form A Partnership, sđd tr.21
3 Denis Clifford and Ralph Warner, 2006, Form A Partnership, sđd tr.23
NXB ĐHQG Hà nội, 2006 tr.52
1
Trang 7thương mại của Pháp được áp dụng trong từng vùng lãnh thổ khác nhau Mãi đến năm 1931,Luật về công ty được quy định lần đầu tại Việt Nam trong "Dân luật thi hành tại các tòa Nam
án Bắc Kỳ", thì mới xuất hiện các mô hình công ty dưới tên gọi "hội buôn", "hội người", "hộivốn", "hội đồng lợi"…nhằm phân biệt chúng với các hội khác không kinh doanh mà bản chấtchính là các doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn Trong đó công ty hợpdanh xuất hiện dưới hình thức là “Hội buôn” được chia làm hai loại Hội hợp danh và Hội hợptư
Đến năm 1954, miền Bắc đã lấy kinh tế quốc dân làm chủ đạo, thực hiện nền kinh tếtập trung, các thành phần kinh tế ngoài quốc danh vẫn không được thừa nhận Và những quyđịnh của pháp luật về các loại hình công ty nói chung, công ty hợp danh nói riêng là không hềtồn tại vào thời điểm này Trước năm 1975, thì ở miền Nam loại hình công ty hợp danh đượcghi nhận trong Bộ Luật Thương Mại, cơ bản cũng giống như những quy định của pháp luậtPháp
Đến thời kỳ đổi mới năm 1990 luật pháp Việt Nam mới cho ra đời Luật công ty 1990,Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật doanh nghiệp 1999 Nhưng mãi đến Luật doanh nghiệp
2005 với 11 điều mới hi vọng cung cấp đủ cho giới thương nhân thêm một mô hình để lựachọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của họ
2 Khái niệm, phân loại công ty hợp danh
Mỗi quốc gia trên thế giới có có cách quy định khác nhau về công ty hợp danh, nhưngtựu chung lại về bản chất ta đều thấy những biểu hiện sau: Đây là loại hình công ty đối nhân,
và yếu tố nhân thân của các thành viên công ty luôn được đặt ra đầu tiên Công ty có thể có tưcách pháp nhân hoặc không có tùy theo quy định của mỗi nước Thành viên trong công ty cóthể chỉ có thành viên hợp danh hoặc có cả thành viên góp vốn Nhưng điểm chung trong quyđịnh của pháp luật các nước là không có sự tách bạch về tài sản của công ty với tài sản củacác thành viên hợp danh và các thành viên này phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với cácnghĩa vụ của công ty
Tóm lại, có thể xây dựng một khái niệm khái quát về công ty hợp danh như sau: Công
ty hợp danh là một dạng liên kết mang bản chất đối nhân, thường không có tư cách pháp nhân Các thành viên trong công ty có thể chỉ có thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn hoặc bao gồm cả thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình vào công ty.
Tại Việt Nam, theo Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định công ty hợpdanh là doanh nghiệp trong đó:
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanhdưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh) Vì bản chất của công ty hợp danh (generalpartnership) đúng nghĩa là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ (sole trader hay soleproprietorship) để kinh doanh dưới một tên hãng chung Vì vậy, công ty hợp danh phải có từhai thành viên trở lên, nếu không thì sẽ vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ Ngoài các thành viênhợp danh, có thể có thành viên góp vốn
Trang 8Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty
Như vậy, nếu căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản, thìcông ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại:
Loại thứ nhất là những công ty giống với công ty hợp danh theo pháp luật các nước,tức là chỉ bao gồm những thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ vànghĩa vụ tài sản của công ty)
Loại thứ hai là những công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (chịutrách nhiệm hữu hạn) Loại công ty này pháp luật các nước gọi là công ty hợp vốn đơn giản(hay hợp danh hữu hạn), và cũng là một loại hình của công ty đối nhân.Với quy định về công
ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các loại hình công ty đối nhân ởViệt Nam hiện nay
3 Một số đặc điểm của công ty hợp danh
Luật pháp mỗi nước đều đưa ra những quy chế pháp lý riêng cho công ty hợp danh.Tuy nhiên, tựu chung lại, các quy định đều tương đối đồng nhất với nhau ở một số đặc điểm
cơ bản sau:
Thứ nhất, yếu tố nhân thân của các thành viên hợp danh luôn giữ vai trò quan trọng và
quyết định trong việc hình thành và hoạt động của công ty
Thứ hai, về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty Nếu trong công ty hợp danh có bản chất đối nhân tuyệt đối, thì trách nhiệm của tất cả các thành viên là vô hạn
và liên đới trước mọi nghĩa vụ của công ty Đây là một đặc trưng cơ bản của công ty hợpdanh nói riêng và công ty đối nhân nói chung
Ngoài chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh, loại hình công ty hợpdanh có bản chất đối nhân tương đối còn có chế độ trách nhiệm hữu hạn của các thành viêngóp vốn Vốn góp bao nhiêu thì trách nhiệm tương ứng bấy nhiêu đối với các khoản nợ củacông ty
Thứ ba, tư cách pháp lý của thành viên hợp danh không thể chuyển nhượng hay để lại thừa kế (trừ khi được các thành viên đồng ý) Điều này xuất phát từ bản chất đối nhân của
công ty Vì thế, khi một thành viên ra khỏi công ty, hoặc chết thì công ty đó có thể sẽ phảigiải thể
Thứ tư, tên gọi của công ty hợp danh phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên hợp danh, và thường liên quan đến nhân thân của thành viên.
Công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam có những đặc điểm sau:
Công ty có tư cách pháp nhân
3
Trang 9 Công ty phải có từ hai cá nhân trở lên tham gia thành lập bao gồm thành viênhợp danh, thành viên góp vốn ( có thể có).
Thành viên hợp danh phải là người có trình độ, có uy tín nghề nghiệp, chịutrách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của mình
Thành viên góp vốn là thành viên chỉ góp vốn vào công ty và chịu trách nhiệmhữu hạn trong phần vốn góp của mình
Tài sản của công ty độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằngchính tài sản đó Một tổ chức có tài sản độc lập có nghĩa là tài sản của nó đượchình thành theo quy định tương ứng của pháp luật và đương nhiên thuộc về sởhữu của tổ chức, tất cả các tài sản của tổ chức đều mang danh của tổ chức đó.Thực tế hiện nay, có công ty hợp danh đã nhân danh mình đăng ký sở hữu tàisản mà pháp luật quy định phải đăng ký như quyền sử dụng đất, công trình xâydựng, phương tiện vận tải…Các tài sản đó đương nhiên thuộc quyền sở hữu củacông ty và hoàn toàn tách biệt với tài sản cá nhân của từng thành viên
Công ty hợp danh và các thành viên hợp danh của công ty phải chịu tráchnhiệm vô hạn Đây là một vấn đề liên quan đến trách nhiệm của công ty hợpdanh và các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh Có ý kiến cho rằng,công ty hợp danh không thể là “một pháp nhân” với lý do là thành viên công tyhợp danh “có trách nhiệm vô hạn” Tuy nhiên, quan điểm hiện đại cho rằng cần
và có thể tách bạch rõ “tài sản độc lập” của pháp nhân công ty hợp danh vớitrách nhiệm hữu hạn hay vô hạn của thành viên và công ty hợp danh Do vậy,Luật doanh nghiệp năm 2005 đã khẳng định công ty hợp danh có tư cách phápnhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Thông thường,công ty hợp danh là tập hợp các cá nhân là những người có chuyên môn cao, có
uy tín và họ dùng chuyên môn, uy tín của mình vào hoạt động kinh doanh cũngnhư làm nền tảng quyết định sự thành công trong kinh doanh Do đó, họ phảidùng toàn bộ tài sản của mình để bảo đảm chất lượng dịch vụ mà họ cung cấpcho thị trường Tùy thuộc vào điều lệ công ty, các thành viên hợp danh phảichịu trách nhiệm vô hạn ngay từ đầu trong các hoạt động của mình hay chỉ phảithực hiện khi tài sản của công ty không đủ thanh toán các khoản nợ Như vậy,chủ nợ có quyền căn cứ vào điều lệ công ty yêu cầu thành viên công ty hợpdanh thanh toán nợ cho mình bằng tài sản của thành viên công ty hợp danhkhông đưa vào kinh doanh
Thành viên của công ty hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhânhoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác Đối với công ty hợpdanh, không có bộ máy quản lý tập trung, các thành viên hợp danh trực tiếpquản lý điều hành công ty Vì vậy, bất kỳ thành viên hợp danh nào cũng cóquyền đại diện cho công ty; ngược lại, công ty cũng có quyền đại diện cho cácthành viên hợp danh Khi một thành viên của công ty ký kết một hợp đồng với
tổ chức, cá nhân ngoài công ty thì hợp đồng đó có hiệu lực đối với công ty vàcác thành viên hợp danh khác trong công ty mà không phụ thuộc vào việc
Trang 10những thành viên này có đồng ý hay không Vì vậy, đây là một đặc điểm quantrọng của công ty hợp danh.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
4 Các điều luật về công ty hợp danh
4.1 Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần góp vốn:
Theo “Điều 131, Luật doanh nghiệp 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009”:
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốnnhư đã cam kết
Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hạicho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty
Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã camkết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với côngty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừkhỏi công ty theo quyết định của hội đồng thành viên
Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhậnphần vốn góp
4.2 Tài sản của công ty hợp danh:
Theo “Điều 132, Luật doanh nghiệp 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009”:
Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty
Tài sản tạo lập được mang tên công ty
Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiệnnhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh
đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thựchiện
Các tài sản khác theo quy định của pháp luật
4.3 Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh: (5)
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thànhviên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí củacác thành viên hợp danh còn lại
Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danhngười khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó
để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác
Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phầnvốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuậncủa các thành viên hợp danh còn lại
4.4 Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh: (6)
a) Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
5 Điều 133, Luật Doanh Nghiệp 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009
6 Điều 138, Luật Doanh nghiệp 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009
5
Trang 11 Tự nguyện rút vốn khỏi công ty.
Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết
Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất nănglực hành vi dân sự
Bị khai trừ khỏi công ty;
Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định
b) Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viênchấp thuận Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báobằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vàothời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thôngqua
c) Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:
Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công
ty đã có yêu cầu lần thứ hai
Vi phạm quy định tại Điều 133 của Luật này
Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc cóhành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty
và các thành viên khác
Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh
d) Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bịmất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng vàthoả đáng
e) Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quyđịnh tại điểm a và điểm d khoản 1 điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấmdứt tư cách thành viên
f) Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sửdụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, ngườiđại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó
4.5 Tiếp nhận thành viên mới:
Theo “Điều 139, Luật doanh nghiệp 2009”:
Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn;việc tiếp nhận thêm thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viênchấp nhận
Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết gópvào công ty trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừtrường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác
Trang 12 Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tàisản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừtrường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
4.6 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh: (7)
Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thànhviên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quyđịnh tại Điều lệ công ty;
Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinhdoanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước vớinhững điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghềkinh doanh đã đăng ký; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện công việckinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc
và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếuthiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;
Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinhdoanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công tybất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết;
Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy địnhtại Điều lệ công ty;
Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lạitheo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệkhác;
Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thìngười thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi
đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó Người thừa kế có thể trởthành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:
Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩntrọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thànhviên;
Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định củapháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm tráiquy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại;
7 Điều 134, Luật doanh nghiệp 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009
7
Trang 13 Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổchức, cá nhân khác;
Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đốivới công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhândanh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh cácngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty;
Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sảncủa công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy địnhtại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kếtquả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kếtquả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
4.7 Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn:(8)
Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi,
bổ sung điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viêngóp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệcông ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệcông ty;
Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủtịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thựccác thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kếtoán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh cácngành, nghề đã đăng ký của công ty
Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp,cầm cố và các hình thức khác theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty;trường hợp chết hoặc bị Tòa tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thếthành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty Vậy, việc rút vốnhay chuyển nhượng vốn của thành viên góp vốn ra khỏi công ty tùy thuộc rấtnhiều vào Điều lệ công ty, thông thường phải được đa số thành viên hợp danhđồng ý
Khi công ty giải thể hoặc phá sản được chia một phần giá trị tài sản còn lại củacông ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty;
Trang 14 Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi số vốn đã cam kết góp;
Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinhdoanh nhân danh công ty;
Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn:
Giống nhau:9
Đều là thành viên của công ty hợp danh, có thể là cá nhân từ 18 tuổi trở lên, cóđầy đủ năng lực hành vi dân sự
Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết
Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại điều lệcông ty
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty
Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tìnhhình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình
Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ góp vốn vào công
ty khi công ty giải thể hoặc phá sản
Đều có quyền yêu cầu công ty cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh củacông ty
môn - Thành viên hợp danh cầnphải có trình độ chuyên môn,
hiểu biết sâu rộng về nghànhnghề kinh doanh của công ty
- Thành viên góp vốn không cần phải
có trình độ chuyên môn, hiểu biết
- Chịu trách nhiệm hữu hạn
Ràng buộc quyền - Thành viên hợp danh không- Có quyền như một thành viên trong
9 Tham khảo: danh-350863.html
http://tailieu.vn/doc/so-sanh-thanh-vien-hop-danh-voi-thanh-vien-gop-von-trong-cong-ty-hop-9
Trang 15và nghĩa vụ được làm chủ doanh nghiệp
tư nhân hoặc thành viên hợpdanh của công ty khác,không được quyền nhân danh
cá nhân hoặc thành viên khácthực hiện kinh doanh cùngnghành nghề với công ty đó
- Được quyền nhân danh công
ty tiến hành các hoạt độngkinh doanh.Thành viên hợpdanh có quyền yêu cầu triệutập họp Hội đồng thành viên
để thảo luận và quyết địnhcông việc kinh doanh côngty
công ty đối vốn
- Thành viên góp vốn không đượccác quyền này
Chuyển nhượng
vốn Chuyển nhượng vốn khó khănhơn Vì chỉ dược chuyển
nhượng vốn khi được sựđồng ý của tất cả các thànhviên trong công ty
Được chuyển nhượng vốn theo quyđịnh của Pháp luật
4.8 Tổ chức quản lý của công ty hợp danh:
tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
Phương hướng phát triển công ty
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới
Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thànhviên
Quyết định dự án đầu tư
Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trịbằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công tyquy định một tỷ lệ khác cao hơn