I. Cơ sở lý luận 1 1. Khái niệm 1 1.1. Cạnh tranh 1 1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1 1.3. Quyền sở hữu trí tuệ 1 1.4. Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 1 2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 2 2.1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn 2 2.2. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng; 3 2.3. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. 4 3. Vai trò của luật cạnh tranh trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 6 II. Thực tiễn về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 7 1. Một vài vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT 8 2. Nguyên nhân và giải pháp của thực tiễn trên 13 2.1 Nguyên nhân: 13 2.2 Giải pháp 14 III. Kết luận 16
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
Tiểu luận Luật cạnh tranh
Đề tài
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ
THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
TP.HCM, ngày 27 tháng 09 năm 2015
Trang 21 Khái niệm 1
1.1 Cạnh tranh 1
1.2 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1
1.3 Quyền sở hữu trí tuệ 1
1.4 Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 1
2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 2
2.1 Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn 2
2.2 Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng; 3
2.3 Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng 4
3 Vai trò của luật cạnh tranh trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 6
II Thực tiễn về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 7 1 Một vài vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT 8
2 Nguyên nhân và giải pháp của thực tiễn trên 13
2.1 Nguyên nhân: 13
2.2 Giải pháp 14
III Kết luận 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại và buôn bán trên thế giới ngày càng có nhiều tiến bộ cả về chiều rộng và chiều sâu.Điều này đồng nghĩa với việc sẽ càng ngày càng có nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế Mỗi một chủ thể sản xuất, kinh doanh
sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mà mình sản xuất.Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển kinh tế bền vững thì việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong thời gian qua nhưng hệ thống này vẫn tỏ ra còn nhiều bất cập.Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ nằm tản mạn ở các văn bản khác nhau, do đó gây khó khăn cho công tác thực thi và bảo hộ Chính
vì vậy, để ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ, cần phải xây dựng pháp luật phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tương thích với các quy định quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý có hiệu quả các hành vi này
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này , em đã chọn đề tài: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thực tiễn tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động ngăn chặn và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này
Trang 4I Cơ sở lý luận
1 Khái niệm
1.1 Cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình
Đặc trưng của cạnh tranh:
‐ Phải tồn tại những thị trường
‐ Với sự tham gia của hai hoặc nhiều người cung cấp hoặc có nhu cầu
‐ Những người này có ít nhất một số mục đích đối kháng, sự đạt được mục đích của người này chỉ có thể so sánh với sự chưa thành công hoặc thất bại của người kia và ngược lại
1.2 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.” (Theo Điều 3, khoản 4 LCT 2004)
1.3 Quyền sở hữu trí tuệ
“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” (Theo Điều 4, khoản 1 LSHTT 2005)
1.4 Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
là hành vi có những đặc điểm sau đây: do doanh nghiệp tiến hành trong quá trình kinh doanh; trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh; liên quan đến sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng
Trang 52 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Theo quy định của LCT năm 2004 và LSHTT năm 2005, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
‐ Hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn;
‐ Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó;
‐ Hành vi đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền bất hợp pháp
2.1 Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá (khoản 2 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005)
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; và Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
LCT quy định về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn tại Điều 39 và Điều 40 và LSHTT quy định về hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn tại Điều 130
Sử dụng chỉ dẫn vi phạm sẽ gây nhầm lẫn về chủ thể cung ứng hàng hoá, dịch
vụ sẽ làm người mua hiểu lầm rằng hàng hoá, dịch vụ vi phạm cũng có giá trị, chất lượng cũng như hàng hoá, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại hợp pháp hoặc giữa bên vi phạm và bên doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn thương mại hợp pháp đó có liên hệ với nhau Như vậy, bên vi phạm đã chiếm đoạt một cách bất hợp pháp một dạng tài sản trí tuệ của doanh nghiệp khác Đồng thời lợi dụng
uy tín, lợi thế của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để tranh giành khách hàng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, trung thực
Bên cạnh đó, ngoài việc làm cho doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn thương mại hợp pháp bị thiệt hại do mất khách hàng mà còn ảnh hưởng đến giá trị sử dụng
Trang 6của chỉ dẫn thương mại mà doanh nghiệp đó đang sử dụng Do một chỉ dẫn thương mại phải trãi qua quá trình sử dụng, đầu tư quảng bá lâu dài, xây dựng thương hiệu, … mới tạo ra giá trị phân biệt, khiến người tiêu dùng nhìn vào đó
có thể nhận biết được nguồn cung ứng hàng hoá, dịch vụ mà họ tin tưởng
2.2 Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng
là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 130 LSHTT, hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi thoả mãn đầy
đủ các điều kiện sau đây: Nhãn hiệu được sử dụng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên; Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu; Người
sử dụng nhãn hiệu là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu; Việc sử dụng không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý
do chính đáng
Quy định này điều chỉnh quan hệ chủ sở hữu nhãn hiệu là doanh nghiệp nước ngoài và nhà phân phối, nhập khẩu, đại lý bán hàng của chủ sở hữu ở Việt Nam Quy định này ngăn cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đại
lý, đại diện bán hàng thông qua việc khai thác tài sản trí tuệ của chủ sở hữu là doanh nghiệp nước ngoài Do cơ chế bảo hộ giới hạn trong phạm vi quốc gia, các nhãn hiệu được đăng ký tại quốc gia khác không được bảo hộ tại Việt Nam
Vì vậy, khi nhãn hiệu bị xâm phạm, không thể sử dụng cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà phải xem xét dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh Trừ đối với các nhãn hiệu nước ngoài đã được đăng ký quốc tế trong đó có chỉ định Việt Nam theo thoả ước Madrid hoặc trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được bảo
vệ đương nhiên Đối với các trường hợp đó, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Trang 7công nhận áp dụng chế độ bảo hộ mà không đòi hỏi chủ sở hữu nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam
Điều ước quốc tế mà quy định tại điểm c khoản 1 Điều 130 đề cập đến chính là Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp Cụ thể, Điều 6septies Công ước Paris quy định về việc đăng ký nhãn hiệu dưới tên của người đại diện hoặc đại lý mà không được chủ nhãn hiệu cho phép, theo đó:
(1) Nếu đại lý hoặc người đại diện của người là chủ nhãn hiệu tại một trong số các nước thành viên của Công ước vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chính mình tại một hoặc nhiều nước thành viên của Công ước, mà không được sự cho phép của người chủ đó thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ việc đăng ký đó, hoặc, nếu luật quốc gia cho phép, chuyển việc đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện biện hộ được cho hành động của mình
(2) Người chủ nhãn hiệu, theo các quy định tại khoản (1) nêu trên, có quyền phản đối việc đại lý hoặc người đại diện sử dụng nhãn hiệu của mình nếu không cho phép việc sử dụng đó
(3) Luật quốc gia có thể quy định một thời hạn hợp lý mà theo đó chủ nhãn hiệu có thể thực hiện quyền đã được quy định tại Điều này
2.3 Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Tên miền không phải là một đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp đăng ký, sử dụng tên miền trùng với tên thương mại, nhãn hiệu được bảo hộ mà họ là chủ
sở hữu, hoặc trùng với chỉ dẫn địa lý mà họ có quyền sử dụng hợp pháp
Hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, trừ tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá hoặc thi tuyển theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 của Luật Viễn thông, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trang 8a Sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ và được sử dụng để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn và làm thiệt hại đến uy tín hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đó;
b Đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có
uy tín, danh tiếng tại Việt Nam nhưng trên một năm tên miền đó chưa đưa vào sử dụng cho hoạt động cụ thể và có căn cứ chứng minh tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ đó đăng ký tên miền
Theo quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại điểm d khoản 1 Điều
130 Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh một đối tượng tài sản trí tuệ mới xuất hiện trong đời sống kinh tế xã hội cùng với sự phát triển của mạng internet, đó là tên miền
Mặc dù Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn đã có nhiều quy định điều chỉnh về tên miền, hiện nay trong hệ thống pháp luật không có một định nghĩa pháp lý chính thức về tên miền Hiểu một cách đơn giản, tên miền
là một chuỗi các ký tự liên tục được trình bày theo một số hình thức, giới hạn nhất định (bao gồm cả giới hạn về ký tự) nhằm thay thế, đại diện cho địa chỉ số (IP) giúp cho người sử dụng có thể truy cập, khai thác một tài nguyên internet nhất định Nói như vậy cũng có nghĩa là không cần đến tên miền, vẫn có thể truy cập vào một website, một cơ sở dữ liệu nhất định thông qua địa chỉ số IP với hình thức là một dãy số liên tục Tuy nhiên, cách sử dụng tên miền sẽ dễ nhớ hơn đối với người sử dụng, đồng thời có thể khai thác linh hoạt và hiệu quả hơn rất nhiều.Để sử dụng thuận tiện, chủ của tài nguyên internet thường sử dụng chính tên gọi, nhãn hiệu, biểu tượng trong thực tế làm tên miền.Thông thường, có thể hình dung một cá nhân lập trang thông tin điện tử giới thiệu về bản thân mình, người đó có xu hướng sử dụng chính tên mình đặt làm domain cho website Xu hướng này sẽ càng rõ hơn trong thương mại điện tử, các
Trang 9doanh nghiệp sử dụng tên miền phù hợp với tên thương mại, nhãn hiệu có sẵn
để tăng cường quảng bá, tiếp thị cho hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh doanh của họ
Tuy nhiên, việc đăng ký và sử dụng tên miền trong môi trường mạng được thực hiện thông qua những trình tự, thủ tục nhất định tại một số tổ chức quản
lý tên miền (thực chất là quản lý các máy chủ cung cấp tài nguyên internet), độc lập với trình tự, thủ tục đăng ký tài sản trí tuệ Các tổ chức này thường cấp phát tên miền trên nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước, do đó sẽ phát sinh trường hợp tên miền trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại của doanh nghiệp bị người khác đăng ký và sử dụng
Những năm gần đây, việc đăng ký tên miền liên quan đến hoạt động kinh doanh để bán lại đã trở nên phổ biến, do đó các cơ quan quản lý tên miền đã đặt ra một số quy chế giải quyết tranh chấp tên miền, theo đó cho phép người
có quyền hợp pháp về nhãn hiệu, tên thương mại có thể khiếu nại để đòi lại quyền sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự với tài sản trí tuệ của mình
Ví dụ: Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim hiện chỉ sử dụng tên miền là
www.nguyenkim.com song trên mạng lại có đến 13 trang web nhái thương
hiệu Nguyễn Kim như nguyenkim.info, nguyenkim.net.vn
Theo phản ánh của siêu thị Nguyễn Kim, việc dùng tên miền gần giống với tên miền của siêu thị Nguyễn Kim đã làm mất uy tín của siêu thị vì suốt ngày bị người tiêu dùng khiếu nại do bán hàng rởm, quảng cáo hay và không thực hiện các dịch vụ hậu mãi với người mua hàng Theo phản ánh của DN, do các cơ quan chức năng của nhà nước trong lĩnh vực này chưa kiểm tra, xử phạt đến nơi đến chốn, trong khi DN bị xâm hại thì không đủ khả năng để đấu tranh, cho nên tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về hàng hóa, dịch vụ ngày càng phức tạp và khó khăn trong khâu đòi bản quyền
3 Vai trò của luật cạnh tranh trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Vai trò của pháp luật cạnh tranh trong các vụ việc về SHTT, các quy định về
cạnh tranh không lành mạnh sẽ và phải đóng vai trò bổ sung cho các quy định
về SHTT, nhưng dựa trên các cơ sở pháp lý độc lập, để bảo vệ hiệu quả hơn các chủ thể trong nền kinh tế trong trường hợp các chủ thể không thể viện dẫn các quy định về SHTT để bảo vệ mình hoặc ngay cả khi họ có thể áp dụng các quy định về SHTT song song với các quy định về cạnh tranh không lành
Trang 10mạnh Điều này hoàn toàn hợp hợp lý bởi ngay từ khi Luật cạnh tranh ra đời,
các nhà làm luật đã mong muốn dùng luật cạnh tranh như là một công cụ để lấp các lỗ trống mà các luật chuyên ngành khác không điều chỉnh nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh
Trong lĩnh vực SHCN, pháp luật cạnh tranh thể hiện những mặt tích cực sau đây:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN khá rõ ràng về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đạt độ tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước
Thứ hai, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN đã chủ động tạo môi trường pháp luật để hạn chế tối đa hậu quả của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khuyến khích các nhà kinh doanh đầu tư vào khoa học – công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh
Thứ ba, pháp luật về kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền SHCN đã tích cực bảo vệ môi trường cạnh tranh không lành mạnh, chống lại sự lạm dụng quyền SHCN
Vậy trường hợp một cá nhân lợi dụng danh tiếng của một nhãn hiệu (của người khác) đã được bảo hộ, sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu này để truyền tải các thông tin cá nhân chứ không nhằm mục đích kinh doanh có được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không? Nếu chỉ dựa vào quy định của Điều 130 LSHTT, câu trả lời là có thể Tuy nhiên, nếu xem xét chủ thể thực hiện hành vi và mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi này, chúng ta không thể cho đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Bởi vì: chủ thể tiến hành hành vi không phải là một chủ thể kinh doanh và chủ thể thực hiện hành
vi không nhằm mục đích cản trở cạnh tranh lành mạnh, không nhằm mục đích gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hay người tiêu dùng sản phẩm gắn nhãn hiệu
II Thực tiễn về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Hiện nay, tình trạng sao chép bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ về hàng hóa, dịch vụ rất phổ biến, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.Chưa