1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Công tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật

65 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 400,5 KB

Nội dung

I. Những vấn đề chung 1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Hà Nội Tên đầy đủ: Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Hà Nội Tên tiếng anh: College of Economics Hanoi Engineering Địa chỉ: Số 9 Trần Vĩ Bắc Từ Liêm Quận Từ Liêm Hà Nội Số điện thoại: 043 5577500 – 043 5577501 Fax: 043 5576629 Website : www.hcet.edu.vn Email: hcet.edugmail.com 1.1. Giới thiệu chung về Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội là Trường chuyên đào tạo cử nhân kinh tế và cử nhân công nghệ với các ngành nghề có yêu cầu lớn của thị trường lao động hiện nay. Trường đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo kiến thức công nghệ mới; Khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh. Ngoài ra, Trường coi hoạt động nâng cao dân trí và phát triển cộng đồng là một trong những nhiệm vụ của Trường. Đội ngũ giảng viên của Trường chủ yếu là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã nhiều năm giảng dạy tại các Trường Đại học lớn, có uy tín trong nước như: Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại học Kinh tế Quốc dân, Học Viện kỹ thuật Quân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học Viện Ngân Hàng, Học Viên Tài Chính… Phần lớn giảng viên được đào tạo tại các nước như LiênXô (cũ), Đức, Hunggari, Balan, Cộng hòa Czech, Trung Quốc, Anh… Trụ sở của Trường Hiện nay tại 9 Trần Vĩ – Từ Liêm – Hà Nộ (Giảng đường E, Học Viện Tư Pháp Đường Trần Vĩ – Từ Liêm Hà Nội). Tại đây, có Bộ phận lãnh đạo, quản lý của Trường với các phòng chức năng làm việc và một số phòng học cho sinh viên. Trường đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới khang trang trên diện tích 20.000m2 đất tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm thuộc Khu vực các Trường Đại học Cao đẳng Bắc Cổ NhuếChèm. 2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Đào tạo cử nhân trình độ Cao đẳng, có đức, có tài, nắm được kiến thức khoa học ở trình độ cao, có kỹ năng thực hành tốt, có khả năng tập hợp, tổ chức, giải quyết các vấn đề kinh tế khoa học xã hội một cách có hiệu quả. Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và công nhân tay nghề cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trường còn có chức năng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo nhằm phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Cơ cấu tổ chức của trường hiện nay được xây dựng theo kết cấu theo cơ cấu ma trận. Cơ cấu linh hoạt này, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội được đánh giá là một trong những trường năng động nhất trong khối cao đẳng tại miền Bắc. Với cơ cấu này, các bộ phận phòng ban có thể hoạt động độc lập nhưng lại dưới sự kiểm soát của bộ phận kiểm soát cấp trên từ đó tạo nên sự thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường nhất là môi trường luôn cần cập nhật như giáo dục. Làm việc trong Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội là đội ngũ các thầy cô giáo có thâm niên trong nghề và các thầy cô giáo trẻ nhiệt tình trong công việc. Với sự kết hợp này, đôi ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của Trường rất năng động đáp ứng tốt mọi nhu cầu dạy và học của sinh viên trong trường. Hiện nay, cơ cấu của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội như sau:

Trang 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT HÀ NỘI

I Những vấn đề chung

1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội

Tên đầy đủ: Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội

Tên tiếng anh: College of Economics - Hanoi Engineering

Địa chỉ: Số 9 Trần Vĩ - Bắc Từ Liêm - Quận Từ Liêm - Hà Nội

Số điện thoại: 043 5577500 – 043 5577501 - Fax: 043 5576629

Website : www.hcet.edu.vn Email: hcet.edu@gmail.com

1.1 Giới thiệu chung về Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật

Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Hà Nội là Trường chuyên đào tạo

cử nhân kinh tế và cử nhân công nghệ với các ngành nghề có yêu cầu lớn của thịtrường lao động hiện nay Trường đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo kiến thức-công nghệ mới; Khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữvào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh Ngoài ra, Trường coi hoạt độngnâng cao dân trí và phát triển cộng đồng là một trong những nhiệm vụ củaTrường

Đội ngũ giảng viên của Trường chủ yếu là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đãnhiều năm giảng dạy tại các Trường Đại học lớn, có uy tín trong nước như: Đạihọc Bách Khoa Hà Nội; Đại học Kinh tế Quốc dân, Học Viện kỹ thuật Quân sự,Đại học Quốc gia Hà Nội, Học Viện Ngân Hàng, Học Viên Tài Chính… Phầnlớn giảng viên được đào tạo tại các nước như LiênXô (cũ), Đức, Hunggari,Balan, Cộng hòa Czech, Trung Quốc, Anh…

Trụ sở của Trường Hiện nay tại 9 Trần Vĩ – Từ Liêm – Hà Nộ (Giảngđường E, Học Viện Tư Pháp Đường Trần Vĩ – Từ Liêm - Hà Nội) Tại đây, có

Bộ phận lãnh đạo, quản lý của Trường với các phòng chức năng làm việc và một

số phòng học cho sinh viên Trường đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới khangtrang trên diện tích 20.000m2 đất tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm thuộc Khuvực các Trường Đại học- Cao đẳng Bắc Cổ Nhuế-Chèm

Trang 2

2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Đào tạo cử nhân trình độ Cao đẳng, có đức, có tài, nắm được kiến thứckhoa học ở trình độ cao, có kỹ năng thực hành tốt, có khả năng tập hợp, tổ chức,giải quyết các vấn đề kinh tế- khoa học- xã hội một cách có hiệu quả

- Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và công nhân tay nghề cao, phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

- Trường còn có chức năng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoahọc với đào tạo nhằm phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh

Cơ cấu tổ chức của trường hiện nay được xây dựng theo kết cấu theo cơcấu ma trận Cơ cấu linh hoạt này, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nộiđược đánh giá là một trong những trường năng động nhất trong khối cao đẳngtại miền Bắc Với cơ cấu này, các bộ phận phòng ban có thể hoạt động độc lậpnhưng lại dưới sự kiểm soát của bộ phận kiểm soát cấp trên từ đó tạo nên sựthích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường nhất là môi trường luôn cầncập nhật như giáo dục Làm việc trong Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật HàNội là đội ngũ các thầy cô giáo có thâm niên trong nghề và các thầy cô giáo trẻnhiệt tình trong công việc Với sự kết hợp này, đôi ngũ giáo viên, cán bộ côngnhân viên của Trường rất năng động đáp ứng tốt mọi nhu cầu dạy và học củasinh viên trong trường Hiện nay, cơ cấu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹthuật Hà Nội như sau:

3 KS Phạm Gia Thắng - Ủy viên

- Ban Giám hiệu Nhà trường:

Trang 3

1 TS Phạm Gia Thiệu – Hiệu trưởng

2 PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự - Phó Hiệu trưởng thường trực

CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG CỦA TRƯỜNG

1 Văn Phòng tổng hợp.

2 Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học.

3 Khoa Đào tạo thường xuyên.

4 Trung tâm Hợp tác phát triển đào tạo nghề (đào tạo Cao đẳng nghề).

5 Trung tâm tư vấn du học Hà Nội.

6 Trung tâm Tiếng Anh, Tin học Hà Nội.

TỔ CHỨC KHOA, BỘ MÔN HIỆN NAY

- Khoa Cơ bản, gồm các Bộ môn:

- Chi bộ Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội.

- Đoàn TNCSHCM Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội.

- Công đoàn Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội.

Trang 4

Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội

2.1 Cơ cấu các bộ môn của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội

Để đảm bảo chất lượng dạy và học Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Hà Nội đã xây dựng đội ngũ giảng viên với chất lượng cao đáp ứng với tất cảnhu cầu học hiện nay Điều này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh không nhỏ củaHCET với các Trường Cao đẳng khác Cơ cấu các bộ môn được thể hiện nhưsau:

BAN GIÁM HIỆU

KT Hà Nội Chi bộ Trường CĐ

Trang 5

Bộ môn chính trị

Trưởng Bộ môn từ khi thành lập đến 31/1/2012: TS.Đinh Văn Phượng.Đến ngày 1/2/2012: Th.S Khoa học xã hội và nhân văn, GVC Đinh ĐăngĐịnh thay TS Đinh Văn Phượng làm Quyền trưởng Bộ môn và làm Trưởng Bộmôn từ ngày 1/5/2012

Biên chế hiện có : tổng số 4 giảng viên (3 cơ hữu, 1 HĐDH)

Bộ môn Toán – Lý

Tên gọi: Bộ môn cơ bản từ 12/2010 đến 27-9-2012; Bộ môn Toán – Lý

từ 28-9-2012 đến nay, Quyết định số 302/QĐ CĐKTKTHN ngày 28-9-2012

Từ ngày thành lập đến 11-2010: PGS, TS, NGUT Phạm Ngọc Phúc ,giảng viên hợp đồng là trưởng Bộ môn

Từ 2-12-2010 đến nay: TS.GVC Nguyễn Đức Nụ, giảng viên hợp đồng là trưởng

Bộ môn

Biên chế: Từ ngày thành lập đến 30/9/2012: Bộ môn không có giáo viên cơhữu, tất cả đều là giáo viên thỉnh giảng Từ 1 – 10 – 2012 đến nay: Bộ môn có 01giáo viên cơ hữu và 01 giáo viên hợp đồng có thời hạn

Bộ môn Tiếng Anh

- Trưởng Bộ môn : ThS GVC Nguyễn Thị Liên

- Biên chế: Tổng số : 07 ( trong đó có 4 cơ hữu và 3 hợp đồng dài hạn )

Bộ môn Kinh tế chung

Trưởng Bộ môn: TS Kinh tế Trương Văn Phúc (từ 2009 đến tháng10/2012);

Trưởng Bộ môn: TS Kinh tếVũ Thị Phương Thụy (từ tháng 10/2012 đếnnay)

Biên chế hiện có: 07người.Trong đó: 6 giảng viên cơ hữu và 1 hợp đồngdài hạn)

Bộ môn Công nghệ Thông tin

Trưởng bộ môn: Thạc sỹ Mạc Văn Quang

Trang 6

Biên chế hiện có ( bao gồm cơ hữu và hợp đồng dài hạn ) : 07 người, cụthể là:

+ GVC Trần Kim Đính

+ GVC Trần Văn Mận+ Ths Nguyễn Ngọc An+ Ths Lương Văn Nguyên+ CN Trương Công Định+ CN Ma Văn Hơn

Bộ môn Kế toán

Từ khi thành lập đến tháng 9/2012: ThS Nguyễn Thị Chanh, sau đó làThS Mai Ngọc Miên;

Từ tháng 10/2012 đến nay: NGUT ThS Nguyễn Thị Dung

- Phó trưởng bộ môn: CN Trần Thị Miến

- Nhân sự: Hiện nay bộ môn có tổng số 07 giảng viên cơ hữu, trong đó có

01 giảng viên đang trong thời gian thử việc:

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng là một trong số các bộ môn được hìnhthành sớm nhất của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội với 2 chuyênngành: Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng

Năm học 2008-2009 bộ môn chưa có giảng viên cơ hữu, chỉ có 1 giảngviên bán cơ hữu Số giảng viên cơ hữu của bộ môn từ năm 2009, 2010, 2011 có

2 giảng viên (TS Dương Thị Tuệ, ThS Ngô Huy Cương) Đến tháng 5/2012 bộmôn được bổ sung thêm một số giảng viên, hiện nay (tháng 12/2012) bộ môn có

4 giảng viên cơ hữu và 3 giảng viên hợp đồng dài hạn

Bộ môn quản trị kinh doanh và du lịch

Quyết định thành lập số 31/QĐ-CĐKTKT ngày 02 tháng 6 năm 2008

Bộ môn được sát nhập từ Bộ môn Quản trị kinh doanh và Bộ môn Du lịchTrưởng bộ môn:

+ Trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh:

Trang 7

PGS TS Nguyễn Nguyên Cự từ khi thành lập trường đến tháng 11/2011.GVC Nguyễn Văn Quý từ tháng 12/2011 đến 04/2012.

+ Trưởng bộ môn Du lịch :

TS.Trịnh Quang Hảo từ khi thành lập trường đến tháng 04/2012

+ Trưởng bộ môn Quản trị Kinh doanh và Du lịch từ 05/2012 đến nay: GVC Nguyễn Văn Quý

Biên chế Bộ môn hiện có (tính đến 1/12/2012) : 12 người

Trong đó: 8 giảng viên cơ hữu và 4 hợp đồng dài hạn

Các ngành đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội

Với mục tiêu dài hạn là phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật HàNội theo hướng đa dạng, đáp ứng được mọi yêu cầu các ngành nghề trong thịtrường lao động nước ta Trong những năm vừa qua, Trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Hà Nội đã tích cực xây dựng mở rộng các ngành đào tạo của mình đểthực hiện mục tiêu trên

Trang 8

Bảng: Tổng hợp các hệ, các ngành và các chuyên ngành đào tạo của

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội

Ngân hàngTài chính doanh nghiệpThuế

Hải quanQuản trị kinh doanh

Quản trị doanh nghiệpQuản trị kinh doanh tổng hợpQuản trị khách sạn du lịch và

lữ hành

Truyền thông và mạng máy tính

Quản lý khai thác máy tính

và mạng máy tínhQuản trị mạng và an ninh

3 Cao đẳng nghề Kế toánQuản trị mạng máy tính

Các chuyên ngành đào tạo

- Ngành quản trị kinh doanh

Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp

Kiến thức, kỹ năng:

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ bản về Quản trị kinh doanh; Có kiếnthức và kỹ năng hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động quảntrị tại các đơn vị và doanh nghiệp; Có Kỹ năng phân tích thị trường và nhận biếtvấn đề trong thực tế sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định, các giải phápgiải quyết vấn đề hiệu quả; Có kỹ năng làm việc độc lập và làm viêc nhóm; kỹ

Trang 9

năng giao tiếp, thuyết trình; Kỹ năng khởi nghiệp; Có trình độ tiếng Anh B, trình

độ tin học B

Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng công tác tại các đơn vị của doanh nghiệp như: Phòng kếhoạch, Tài chính, Nhân sự, Marketing, các đơn vị sản xuất, dịch vụ thuộc mọiloại hình doanh nghiệp; Các bộ phận quản lý sản xuất và quản lý kinh tế tại các

cơ quan quản lý Nhà nước; Các Viện nghiên cứu, các trường

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngànhđào tạo; Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành:Quản trị kinhdoanh với các chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp; Quản trị kinh doanh tổnghợp; Quản trị nhân lực; Quản trị chất lượng; Quản trị kinh doanh thương mại;

Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp

Kiến thức và kỹ năng:

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức về kinh tế- xã hội Quản trị kinh doanhtổng hợp để thực thi các chức năng quản trị liên quan đến các hoạt động sảnxuất, dịch vụ, kinh doanh của mọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp; Có kỹnăng phân tích, nhận biết vấn đề trong thực tế đưa ra các quyết định, các giảipháp giải quyết vấn đề; Có kỹ năng làm việc độc lập và làm viêc nhóm; kỹ nănggiao tiếp, thuyết trình; Kỹ năng khởi nghiệp; Có trình độ tiếng Anh B, trình độtin học B

Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng thích ứng rộng, đáp ứng nhu càu công việc quản trị tại cácđơn vị như: Phòng kế hoạch, Tài chính, Nhân sự, Marketing, hoặc tại các đơn

vị sản xuất, dich vụ , kinh doanh…thuộc mọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp;Các bộ phận quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước; Các Viện nghiên cứu,các trường

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Trang 10

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngànhđào tạo; Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Quản trị kinhdoanh, với các chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp; Quản trị kinh doanh tổnghợp; Quản trị nhân lực; Quản trị chất lượng; Quản trị kinh doanh thương mại;Marketing…

Chuyên ngành quản trị khách sạn du lịch và lữ hành

Kiến thức và kỹ năng:

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức về kinh tế-xã hội, Quản trị kinh doanh

để thực thi các chức năng quản trị khách sạn, nhà hàng, du lịch và lữ hành củamọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp dịch vụ khách sạn và du lịch; Có kỹ nănghoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra; Kỹ năng phân tích thị trường và nhậnbiết vấn đề trong thực tế sản xuất kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch, đưa

ra các quyết định, các giải pháp giải quyết hiệu quả; Có kỹ năng làm việc độclập và làm viêc nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; Kỹ năng khởi nghiệp; Cótrình độ tiếng Anh B, trình độ tin học B

Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức và doanh nghiệp hoạtđộng dịch vụ khách sạn và du lịch tại các bộ phận như: Phòng kế hoạch, Tàichính, Nhân sự, Lễ tân; Tổ chức sự kiện, Quản lý các tuor du lịch Marketing;Các bộ phận quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước; Các Viện nghiên cứu,các trường

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngànhđào tạo;

Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Quản trị kinhdoanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhàhàng và dịch vụ ăn uống; Marketing

Chuyên ngành kế toán

Trang 11

Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp

Kiến thức và kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức về kinh tế-xã hội, kiến thức chuyên sâu

về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, kiểm toán, luật chuyên ngành Có kiếnthức cơ bản về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu và tổ chức công tác kế toán trongdoanh nghiệp; Có kỹ năng thực hành thành thạo các nghiệp vụ kế toán; Có kỹnăng hợp tác làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làmviệc nhóm Có trình độ tiếng Anh B; Trình độ học B, sử dụng thành thạo cácphần mềm tin học ứng dung trong nghiệp vụ kế toán và một số phầm mềm quản

lý khác

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Phòng Kế toán, Tài chính-Kế toán, Kế hoạch tiền lương… trong cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Các cơ quan, đơn vị hành chính sựnghiệp ; Các cơ quan kiểm toán Nhà nước; Các viện nghiên cứu và các trường

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học theo đúngchuyên ngành đào tạo;

Có thể học lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Kế toán, Tài Ngân hàng, Kinh tế và Quản trị kinh doanh

chính-Chuyên ngành kế toán tổng hợp

Kiến thức và kỹ năng:

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức co bản về kinh tế-xã hội, tài chính-tiền

tệ, có kiến thức chuyên sâu về tài chính-kế toán, kế toán, pháp luật tổ chứccông tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán tại các loại hình tổ chức và doanhnghiệp theo chế độ kế toán của Nhà nước; Có kỹ năng thực hành thành thạo cácnghiệp vụ kế toán: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng làm việc độc lập

và làm viêc nhóm; Có trình độ tiếng Anh B; trình độ tin học B, biết sử dụng cácphần mềm tin học ứng dung trong nghiệp vụ kế toán và một số phầm mềm quản

lý khác

Trang 12

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Phòng Kế toán, Tài chính-Kế toán, Kế hoạch tiền lương… trong cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;,Các cơ quan, đơn vị hành chính sựnghiệp; Các cơ quan kiểm toán Nhà nước; Các viện nghiên cứu, các trường

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngànhđào tạo;

Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Kế toán, Tàichính-Ngân hàng Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Có kỹ năng nghiệp vụ thực hành nghề nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động tàichính của doanh nghiệp; Có khả năng vận dụng các kiến thức về tài chính doanhnghiệp vào thực tế và trong một số công việc liên quan đến quản trị doanhnghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp.; Có kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng phân tích; Có trình độ tiếng Anh B;Trình độ tin học B, thành thạo các phần mềm trong quản lý tài chính và một sốphần mềm ứng dụng khác

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Phòng Tài chính-Kế toán, Kế hoạch trong các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế; Các cơ quan Tài chính và thuế của Nhà nước; Các cơ quankiểm toán Nhà nước; Các viện nghiên cứu, các trường

Khả năng học tập nâng cao trình độ:

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngànhđào tạo;

Trang 13

Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Tài chính-Ngânhàng Kinh tế, kế toán và Quản trị kinh doanh.

Chuyên ngành ngân hàng

Kiến thức và kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ bản về Tài chính-Tiền tệ, Kế toán –Kiểm toán; Ngân hàng thương mại; Quản trị hoạt động Ngân hàng, phân tích tàichính doanh nghiệp, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; Nắm vững kỹ năng thựchành cụ thể trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng và các tổ chức tín dụng như:các kỹ năng về tài chính-tín dụng, kế toán Ngân hàng., thị trường chứng khoán,thanh toán Quốc tế: Có kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ nănglàm việc độc lập, kỹ năng phân tích; Có trình độ tiếng Anh B; Trình độ tin học

B, thành thạo các phần mềm trong quản lý Tài chính- Ngân hàng và một số phầnmềm ứng dụng khác

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Các Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại; Các tổ chức tín dụng;Các công ty chứng khoán thuộc mọi thành phần kinh tế.;Có thể đảm nhận tưvấn Ngân hàng, tư vấn chứng khoán và các dịch vụ Ngân hàng khác; Các việnnghiên cứu, các trường

Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngànhđào tạo;

Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành Tài chính-Ngânhàng Kinh tế Kế toán và Quản trị kinh doanh

Trang 14

doanh nghiệp Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việcđộc lập Có trình độ tiếng Anh B; trình độ tin học B, Sử dụng thành thạo cácphần mềm trong quản lý tài chính, thuế và một số phần mềm ứng dụng khác

Khả năng học tập nâng cao trình độ:

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngànhđào tạo;

Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Tài chính-Ngânhàng; Kinh tế, kế toán và Quản trị kinh doanh

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng nhận những công việc chuyên môn về kế toán thuế, tư vấnthuế, thanh tra thuế, quản lý thu thuế trong các cơ quan thuế và các cơ quanquản lý nhà nước khác; Các công việc có liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Kếtoán trong doanh nghiệp; Có khả năng làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước

về thuế và hải quan; các cơ sở cung cấp các dịch vụ về thuế; Các viện nghiêncứu và các trường

Chuyên ngành hải quan

Kiến thức và kỹ năng:

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, về tài tiền tệ, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩuhàng hóa, am hiểu quy trình thủ tục hải quan; kiểm tra sau thông quan, kiểm soáthải quan, có kiến thức hỗ trợ về pháp luật trong lĩnh vực hải quan và các cam kếtquốc tế về hải quan: Có kỹ năng nghiệp vụ thực hành nghề nghiệp trong lĩnhvực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa; Thành thạo kỹ năng làmviệc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập Có trình độ tiếng AnhB; Trình độ tin học B, sử dụng thành thạo các phần mềm trong quản lý tài chính,thuế, hải quan và một số phần mềm ứng dụng khác

chính-Khả năng học tập nâng cao trình độ:

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;

Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Tài chính-Ngânhàng; Kinh tế, kế toán và Quản trị kinh doanh

Trang 15

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng đảm nhận những công việc liên quan đến nghiệp vụ xuấtnhập khẩu tại doanh nghiệp, nghiệp vụ hải quan, thuế: Có khả năng làm việc ởcác cơ quan nhà nước Hải quan, các công ty xuất nhập khẩu hang hóa và dịchvụ; Các viện nghiên cứu và các trường

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Có thể làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch, điểm thamquan du lịch, hoặc các cơ sở du lịch khác thuộc mọi thành phần kinh tế với chứcdanh hướng dẫn du lịch; Các bộ phận quản lý dịch vụ du lịch tại các cơ quanquản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương; Các đơn vị phù hợp trong cácViện nghiên cứu, các trườg

Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngànhđào tạo;

Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành:Kinh tế du lịch ,Quản trị kinh doanh du lịch và các ngành kinh tế ,Quản trị kinh doanh khác

Trang 16

Mạng máy tính và truyền thông

Chuyên ngành quản lý khai thác máy tính và mạng máy tính

Kiến thức và kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lýhoạt động, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị mạng của máy tính và mạng máytính; Có kiến thức chuyên sâu về tổ chức và quản lý máy tính và mạng máytính đảm bảo chất lượng, áp dụng các phương pháp và quy trình đảm bảo antoàn cho hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu khai thác ứng dụng công nghệthông tin trong mọi hoạt động của đời sống xã hội; Có kỹ năng lắp ráp và khắcphục các bộ phận của máy tính; Có khả năng xây dựng một mạng máy tính, vậnhành bảo trì hệ thống mạng; Có khả năng khai thác ứng dụng cho các hoạt động

xã hội dựa trên ứng dụng mạng máy tính (quản trị Web, tổ chức diễn đàn, quản

lý diễn đàn); Có kỹ năng làm việc độc lập, làm viêc nhóm; Có trình độ tiếngAnh B phục vụ công tác chuyên môn

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc ở các cơ sở lắp rápmáy tính, điều hành tin học hoặc đảm nhiệm các chức danh quản lý mạng máytính, công tác tại các cơ sở sản xuất phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin,các cơ sở kinh doanh; Có thể làm nhân viên quản trị mạng (Admin); Cài đặtmạng LAN với sử dụng nhều hệ điều hành, thực hiện các nhiệm vụ diên rộngmạng WAN, PSTN,ISDN Fram, Relay 57…

Khả năng học tập nâng cao trình độ:

Sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng chính quy được học liên thông lên Đạihọc theo quy đinh của Bộ Giáo dục và đào tạo tại các trường Đại học có chuyênngành phù hợp; Có thể nâng cao chuyên môn theo chuẩn Quốc tế tại các cơ sởđào tạo tại Việt Nam: NIIT: ACNA (Học viện mạng NIIT- Ấn Độ); Ciso:CCNA,CCNP (Học viện mạng Cisco System- Mỹ); Microsoft:MCP,MCSA,MCSE ( Chuẩn quốc tế- Mỹ); Linux: LPC1,LPC2,LPC3 (Quản trịmạng trên Linux chuẩn quốc tế); Network System: NSJ (Chuẩn kỹ sư mạng củaNhật Bản)

Trang 17

Chuyên ngành quản trị mạng và kỹ thuật an ninh thông tin

Kiến thức và kỹ năng

Được trang bị kiến thức chuyên sâu về mạng máy tính: thiết bị mạng, cácphần mềm giao dịch mạng; Hiểu các nguyên tắc về truyền thông tin trong mạng;Hiểu về an ninh mạng máy tính; Có kiến thức để xây dựng hệ thống mạng, cókhả năng đáp ứng được nhu ầu đảm bảo an ninh thông tin; Có kỹ năng lậpphương án quản trị mạng; Triển khai hệ thống áp dụng kỹ thuật an ninh thôngtin; Triển khai thiết kế mạng cục bộ, mạng diện rộng; Có kỹ năng làm việc độclập, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả; Có tiếng Anh trình độ B có khả năng sửdụng tiếng Anh trong chuyên môn

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thựchiện tại các cơ sở, các tổ chức có nhu cầu sử dụng mạng maý tính và an ninhthông tin; Có thể làm việc tại mọi cơ sở có sử dụng mạng máy tính: LAN,MAN, WAN, INTERNET

Khả năng học tập nâng cao trình độ:

Sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng chính quy được học liên thông lên Đạihọc theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các trường Đại học có chuyênngành phù hợp

Có thể nâng cao chuyên môn theo chuẩn Quốc tế tại các cơ sở đào tạo tạiViệt Nam: NIIT: ACNA (Học viện mạng NIIT- Ấn Độ); Ciso: CCNA,CCNP(Học viện mạng Cisco System- Mỹ); Microsoft: MCP,MCSA,MCSE ( Chuẩnquốc tế- Mỹ); Linux: LPC1,LPC2,LPC3 (Quản trị mạng trên Linux chuẩn quốctế); Network System: NSJ (Chuẩn kỹ sư mạng của Nhật Bản)

Trang 18

Bảng: Số lượng sinh viên hệ cao đẳng chính quy từ 2008 – 2013

Đơn vị tính: Sinh viên

(Nguồn: Phòng NCKH & Đào tạo)

Bảng: Số lượng sinh viên hệ cao đẳng chính quy từ 2008 – 2013

Đơn vị tính: Sinh viên

Trang 19

Từ việc đặt tên Trường đó tạo được sức hấp dẫn, thu hút nhiều người học;đến xác định mục tiêu xây dựng phát triển Trường theo hướng phục vụ xã hội,thực sự trở thành Trường đa ngành, đa cấp, liên thông; không ngừng hoàn thiện

bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ, giảng viên; bảo đảm chấtlượng, hiệu quả, đúng kỷ cương pháp luật; đặc biệt quan tâm xây dựng cơ sở vậtchất đáp ứng yêu cầu đào tạo và môi trường sư phạm; mở rộng quan hệ với cácTrường tiên tiến trong và ngoài nước, tạo bước phỏt triển nhanh, vững chắc choTrường

Công tác xây dựng tổ chức, quản lý của Trường có tính sáng tạo, phù hợpvới loại hình mới: Hệ thống Trường ngoài công lập, tự chịu trách nhiệm về tàichính

Thời gian qua, tổ chức của Trường được xây dựng từng bước, dần hoànthiện Đến nay, bộ máy của Trường đứng đầu là Hội đồng quản trị, tiếp đến làBan Giám hiệu - Cơ quan điều hành quản lý đào tạo và các mặt hoạt động củaTrường Giúp việc Ban Giám hiệu có 5 phòng chức năng, Khoa đào tạo thườngxuyên, Khoa Cơ bản (với 04 Bộ môn trực thuộc) và 4 Bộ môn trực thuộcTrường, 2 Trung tâm đào tạo thuộc Trường và 4 cơ sở liên kết đào tạo vớiTrường Bộ máy hiện tại của Trường được phân cấp rõ ràng về trách nhiệm vàquyền hạn, bảo đảm được yêu cầu gọn, mạnh, hợp lý, đó và đang đảm đươnghoàn thành tốt nhiệm vụ của Trường

Là một Trường ngoài công lập, nhưng Lãnh đạo Trường chúng ta rất quantâm xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, tạo điềukiện cho các tổ chức này hoạt động, phát huy sức mạnh của từng tổ chức, hướngvào thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường, đó làm phong phú thêm tổ chứcnhà Trường và đó cuốn hút lực lượng đông đảo Đảng viên, Đoàn viên thanhniên, tích cực tham gia đẩy mạnh mọi mặt hoạt động của Trường, thực sự đó cóđóng góp quan trọng vào thành tích xây dựng và phát triển chung của Trường

Về công tác quản lý, nhà Trường đó đầu tư công sức, trí tuệ xây dựngđược “Bộ quy tắc” về các mặt hoạt động của Trường gồm: Các quy chế, quy

Trang 20

định về tổ chức nhân sự; Nội quy, quy chế làm việc; Quy chế, quy định về đàotạo; Các quy chế, quy định về Cán bộ, giảng viên; Các quy chế, quy định về họcsinh - sinh viên; Quy chế, quy định về tài chính, chi tiêu nội bộ với tổng số

137 văn bản các loại

Bộ quy tắc núi trên là công trình trí tuệ của tập thể, vận dụng luật pháp vàcác quy chế, quy định của các cơ quan quản lý cấp trên vào thực tiễn củaTrường, có giá trị tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của Trường, đó gúpphần vào thành công của công tác quản lý, bảo đảm mọi nguồn lực của Trườngđược sử dụng hiệu quả, tiết kiệm

Công tác xây dựng đội ngũ, Cỏn bộ, giảng viên

Từ nhận thức “Con người là yếu tố quyết định mọi thành công”, Lãnh

đạo nhà Trường rất quan tâm xây dựng đội ngũ Cán bộ, nhân viên, giảng viên cả

số lượng và chất lượng; tập trung xây dựng đội ngũ chủ chốt của Trưởng NhàTrường đó xây dựng quy chế tuyển chọn chặt chẽ, xác định từ tiêu chuẩn, quytrình tuyển chọn và có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, phân công giao tráchnhiệm kèm cặp giúp đỡ từng người, nên đó tập hợp được đội ngũ Cán bộ, nhânviên, giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao, tâm huyết, trách nhiệm,đáp ứng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Đến nay, số lượng Cỏn bộ, giảngviên của Trường có 85 người (tăng gần 10 lần thời kỳ đầu thành lập) Chấtlượng Cán bộ, giảng viên được tăng lên rõ rệt Trường hiện có 3 PGS, CVCC,

10 TS, 15 GVC, 15 THS, 54 CN Tỉ lệ trình độ đào tạo trên Đại học chiếm tới43%, tỉ lệ học sinh – sinh viên Cao đẳng chính quy/giảng viên là 20,8 sinh viên/

1 giảng viên Tỉ lệ học sinh – sinh viên toàn trường/giảng viên là 29,7 học sinh –sinh viên/1 giảng viên So với quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo là 30 họcsinh - sinh viên/1 giảng viên Tỉ lệ này rất nhiều Trường, kể cả một số Trườngcông cũng khó đạt được Trường chúng ta phấn đấu đạt tỉ lệ như trên là sự nỗlực vượt bậc, gúp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường

Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Ngay từ khi thành lập Trường, Lãnh đạo nhà Trường đó chỉ đạo tìm kiếm

Trang 21

những cơ sở ổn định đào tạo lâu dài trong nội thành, đủ chỗ dậy và học tậptrung, có môi trường giáo dục tốt như: Học viện Chính trị hành chính Khu vực1,

cơ sở Trường Đại học Thăng Long cũ (333 Khương Trung), Trường Cao đẳngnghề công nghệ cao Hà Nội Hiện nay Nhà trường được ; tuy chi phí bỏ ra khálớn, trong khi học phí Trường ta thu rất thấp Chủ trương đúng đắn trên, gúpphần nâng cao chất lượng dậy và học, thu hút học sinh vào Trường Đồng thờivới việc chọn thuê cơ sở đào tạo, việc tìm đất xây dựng Trường lâu dài đượcLãnh đạo nhà Trường rất quan tâm Đây là việc khó khăn nhất của các Trường,

kể cả công lập và ngoài công lập Ngay cả các Trường Đại học công lập ở HàNội, con cưng của Nhà nước, đó có lịch sử 50 – 60 năm mà vẫn không thể giảiquyết nổi vấn đề đất đai Chính phủ đó ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP vềchính sách xó hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, trong đó có

quy định phải giao đất sạch cho các cơ sở giáo dục, không kể công hay tư, lại còn cho vay tín dụng ưu đãi, nhưng chưa Trường nào được giải quyết Với tinh

thần chủ động, tích cực, kiên trì khắc phục khó khăn, Trường chúng ta đến nay

đó cơ bản hoàn tất các thủ tục pháp lý 15ha đất xây dựng Trường (Đông Ngạc2ha, Mê Linh 13ha), đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng đất ĐôngNgạc để sớm xây dựng cơ sở Trường Việc có được đất xây dựng Trường ở Thủ

đô Hà Nội là 1 thành công, có giá trị lớn, khi nhiều Trường Đại học lớn ở HàNội đang phải di chuyển ra xa thành phố theo quy hoạch mới của Thủ đô đóđược Thủ tướng Chính phủ phờ duyệt

Xây dựng được sự đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ Trường

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cú nhiều phức tạp, khó khăn, nhưngtập thể Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu đều thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao,nêu gương về tinh thần trách nhiệm, tận tụy, hy sinh, cống hiến cho Trường, nên

đó tập hợp đoàn kết cán bộ, giảng viên toàn Trường, không quản gian khó,không tính toán cá nhân, luôn tìm tòi sáng kiến hoàn thành tốt nhiệm vụ, gúpphần vào thắng lợi chung của Trường

Trang 22

Kết quả thu được

Những thành công trên đưa đến kết quả rất đáng tự hào

Bốn mùa Tuyển sinh đều đạt và vượt chỉ tiêu Bộ giao

Nhà Trường coi công tác tuyển sinh là nhiệm vụ trọng tâm số 1, đótích cực, chủ động, bằng nhiều biện pháp sáng tạo, huy động mọi nguồn lực,nhiều đối tác phối hợp tham gia tuyển sinh cho Trường Kết quả tuyển sinh 4năm đó qua đều đạt được kết quả đáng khích lệ

- Năm học đầu (2008 - 2009) Trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu 18%

- Năm thứ 2 (2009 - 2010) tuyển sinh vượt chỉ tiêu 41%

- Năm thứ 3 (2010 - 2011) tuyển sinh vượt chỉ tiêu 8%

- Năm thứ 4 (2011 - 2012) tuyển sinh khó hơn, nhiều Trường tuyển sinhđạt chỉ tiêu rất thấp; Trường ta đó phấn đấu tuyển sinh hệ Cao đẳng chính quyđạt 98%, Cao đẳng nghề đạt thấp hơn, nhưng bù lại tuyển sinh Trung cấpchuyên nghiệp vượt gần 2 lần.Tính chung các hệ đào tạo của Trường tuyển sinhvượt chỉ tiêu 9% Rõ ràng kết quả tuyển sinh những năm qua của Trường ta rất

có ý nghĩa, thể hiện năng lực và tư duy sáng tạo của Trường, đó đưa quy mô củaTrường sau 4 mùa tuyển sinh lên gần 5.000 HSSV Đây là kết quả tổng hòa củanhững thành công đó nêu trên, mà yếu tố quyết định là chất lượng đào tạo, với

uy tín, thương hiệu của Trường

Triển khai kết quả mô hình đào tạo đa cấp, đa ngành, liên kết, liên thông, đáp ứng yêu cầu xã hội

Trường thành lập, được Bộ giáo dục & Đào tạo giao đào tạo 5 ngành với

12 chuyên ngành khác nhau thuộc hệ Cao đẳng chính quy, 3 ngành hệ TCCNchính quy, 3 ngành liên thông từ TCCN lên Cao đẳng chính quy Từ năm 2009,Trường được Tổng cục dạy nghề (Bộ lao động thương binh xã hội) cho phépđào tạo 2 ngành hệ Cao đẳng nghề chính quy Bộ quốc phòng cho phép Trườngđược tham gia đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ Từ năm 2010, Trường bắt đầutham gia quản lý đào tạo trình độ Đại học hệ chính quy theo hình thức liên kếtđào tạo với Đại học Trà Vinh; tham gia quản lý đào tạo hệ Đại học vừa học vừa

Trang 23

làm với Đại học Kinh tế quốc dân; hệ liên thông từ TCCN lên Đại học và từ Caođẳng lên Đại học với Đại học Thương mại và Học viện tài chính Lãnh đạo nhàTrường đó và đang chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hình thức đàotạo, mở rộng đào tạo ngắn hạn nhằm thu hút thêm nhiều đối tượng học sinh từTHCS, THPT đều có thể tìm được chỗ học thích hợp tại Trường; đồng thờichuẩn bị lập Đề án sớm đưa Trường trở thành Trường Đại học phát triển chấtlượng.

Xây dựng đổi mới chương trình, bài giản, giáo trình giảng dạy chất lượng thiết thực

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Lãnh đạo Trường quan tâm chỉ đạoxây dựng hệ thống chương trình đào tạo, với các chương trình môn học đồng bộ,theo 1 quy trình chuẩn, tuân thủ khung chương trình của Bộ quy định; đồng thời

có đặc trưng riêng của Trường là gắn lý thuyết với thực tế, tăng khả năng thựchành, cập nhật trí thức thời đại, đảm bảo tính liên thông và hội nhập Với sự nỗlực của các Lãnh đạo và các nhà giáo, đến nay Trường đó ba lần hoàn thiệnchương trình đào tạo xây dựng được bộ đề cương chi tiết các học phần, đồngthời viết được nhiều bài giảng, một số giáo trình, hệ thống bài tập, hệ thống câu

hỏi ôn tập mang nét đặc trưng của Trường, đưa vào áp dụng đào tạo các chuyên

ngành Đây là sản phẩm mang đặc trưng của Trường, có giá trị thực tiễn, gúpphần tạo uy tín và thương hiệu của Trường

Phát huy được tinh thần tự chủ, ý thức tự giác học tập của học sinh - sinh viên

Đi đôi với việc hoàn thiện các văn bản về quản lý học sinh – sinh viên,nhà Trường luôn tìm tòi đổi mới công tác học sinh – sinh viên Thành lập vàtừng bước kiện toàn Phòng Chinh trị & Công tác học sinh sinh viên; thử nghiệm

mô hình giáo viên chủ nhiệm chuyên trách, duy trì nề nếp, kỷ cương, giờ giấchọc tập Sau một thời gian, đó chuyển đổi kịp thời giao đội ngũ giảng viên thuộccác bộ môn kiêm nhiệm làm giáo viờn chủ nhiệm, cố vấn học tập cho học sinh –sinh viên Xây dựng mô hình quản lý lấy tập thể các lớp học sinh – sinh viênlàm chủ thể tự quản lý, nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng tự học, tự

Trang 24

giác của học sinh - sinh viên Trường còn tổ chức các Trung tâm tư vấn, các Câulạc bộ của học sinh – sinh viên; mở các lớp tập huấn bồi dưỡng các kỹ năng chođội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn và học sinh – sinh viên Chi bộ Đảng, Đoàn thanhniên, cùng Phòng Chính trị & Công tác học sinh sinh viên tổ chức phong tràothanh niên rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu vươn lên Đảng, đó giới thiệu 316 Đoànviên ưu tú được học tập các lớp tìm hiểu về Đảng và bước đầu kết nạp được 12Đảng viên mới, có 24 hồ sơ kết nạp Đảng viên đang trình cấp trên xét duyệt,trong số Đảng viên mới kết nạp và chuẩn bị kết nạp Đảng có 8 học sinh - sinhviên.

Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh - sinh viên đạt thành tích cao

Đối tượng đầu vào của Trường ta thấp, nhưng yêu cầu đầu ra của thịtrường lao động xó hội đòi hỏi cao, học sinh - sinh viên ra Trường phải làmđược việc theo trình độ được đào tạo Trường ta đó bằng nhiều biện pháp thiếtthực đào tạo học sinh - sinh viên theo chuẩn đầu ra nhà Trường đó công bố rộngrãi trên trang web của Trường

Tổng hợp chung toàn trường về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên các hệ, các khóa, hàng năm của Trường 5 năm qua đều đạt thành tíchtốt Điểm tổng kết cuối năm, số học sinh đạt điểm từ trung bình khá trở lên tớitrên 80%; kết quả năm sau cao hơn năm trước, năm học đầu kết quả thấp hơn,đến năm cuối khóa các hệ Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề chính quy,TCCN đều đạt kết quả cao, điểm trung bình khá trở lên đạt trên 90%

-Đến nay đó có 2 khóa Cao đẳng chính quy, 1 khóa Cao đẳng nghề chínhquy và 3 khóa TCCN ra Trường với tổng số 2841sinh viên Trong đó Cao đẳngchính quy ra Trường 1716 sinh viên, tỉ lệ tốt nghiệp khá giỏi chiếm 52% Caođẳng nghề khóa 1 ra Trường là 222 sinh viên, tỉ lệ tốt nghiệp khá giỏi trên 40%

Hệ TCCN đó ra Trường 3 khóa, 903 sinh viên, tỉ lệ khá giỏi 51,5% Số HSSV raTrường phần lớn đó thi học liên thông lên Đại học và tìm được việc làm phựhợp

Qua 5 năm, số HSSV có thành tích suất xắc trong học tập và rèn luyện và

Trang 25

số HSSV nghèo, có tinh thần vượt khó học giỏi, ren luyện tốt được nhà Trườngkhen thưởng 789 HSSV và cấp học bổng cho 617 HSSV với tổng số tiền là682.950.000 VNĐ.

Trong 5 năm đầu thành lập từ 2008 – 2013 trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹthuật Hà Nội đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn góp phần tạo môitrường học tập thân thiện cho sinh viên và cung cấp cho nước ta những lao động

có chuyên môn cao và đạo đức tốt Giai đoạn từ 2013 – 2015 do thay đổi về cơchế, chính sách của Bộ giáo dục và Đào tạo với hệ thống các trường Cao đẳngnên việc tuyển sinh của Trương đang gặp những khó khăn nhất định NhưngBan giám hiệu nhà trường đã và đang cố gắng hết sức để đưa ra các phương ántuyển sinh phù hợp để đảm bảo việc phát triển bền vững của nhà trường

Trang 26

CHƯƠNG II CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO KIẾN TẬP

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Con người luôn là trung tâm của sự phát triển Ngày nay khi khoa học kỹthuật phát triển thì vị trí trung tâm của con người không hề thay đổi bởi chính conngười tạo ra khoa học kỹ thuật – tạo ra sự phát triển Nói cách khác vai trò của conngười là không thể thay thế Cũng giống như vậy, mỗi cơ quan, tổ chức được thànhlập ra để tồn tại và phát triển thì yếu tố quan trọng, quyết định chính là con người –nhân sự của cơ quan, tổ chức đó Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là gốc củamọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, cán bộtốt việc gì cũng xong” Cán bộ, viên chức ngày nay cũng giống quan lại xưa, đều lànhững người thực hiện các công việc của đất nước Trước khối lượng công việc tănglên hay những người đủ tuổi về hưu, hoặc có những người được đề bạt lên một vị trícao hơn…đòi hỏi tổ chức phải tiến hành hoạt động tuyển dụng Mà những vấn đềnêu trên diễn ra tuần tự như quy luật “tre già măng mọc”, khuyết thiếu thì phải cóngười thay thế Có thể thấy rằng, tuyển dụng là việc làm cần thiết, thường xuyêndiễn ra trong các cơ quan nói chung, cơ quan nhà nước nói riêng Tuyển dụng đểchọn lựa được những người có đủ tài và đức vào các vị trí trong cơ quan, đảm bảohoạt động thông suốt không bị gián đoạn

- Với một đề tài tương đối khó và hấp dẫn có ý nghĩa thực tế và rất lý thúvới bản thân trong điều kiện quản trị nhân lực vẫn là một vấn đề mới mẻ ở ViệtNam mà em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Công tác tuyển dụng viên chức vàolàm việc tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật”

2 Mục đích nghiên cứu đề tài:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức : nguyên tắc tuyển dụng,điều kiện tuyển dụng, hình thức tuyển dụng…Phân tích và đánh giá thực tiễnquá trình tuyển dụng để thấy được những ưu điểm, hạn chế của công tác này Từ

đó đưa ra đề xuất, kiến nghị góp phần làm hoàn thiện công tác này tại TrườngCao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật

Trang 27

3 Vấn đề nghiên cứu:

- Hoạt động tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trường Cao ĐẳngKinh Tế - Kỹ Thuật Hoạt động tuyển dụng này bao gồm các vấn đề: nguyên tắctuyển dụng, đối tượng, điều kiện dự tuyển, hình thức, quy trình tuyển dụng

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:

- Về thời gian: Do hạn chế về thời gian và khó khăn trong việc thu thậptài liệu, báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tuyển dụng viên chức vàolàm việc tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật từ năm 2011 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Điều tra xã hội học

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích thổng hợp

6 Ý nghĩa của đề tài:

- Lý luận: Đề tài làm sáng tỏ những thông tin và kiến thức cơ bản về viên chức

tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật và đặc biệt làcông tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế - KỹThuật

- Thực tiễn: Thông qua những tìm hiểu về mặt lý luận về công tác tuyển dụng viên

chức để đưa ra những giải pháp, khuyến nghị thực tiễn cho công tác tuyển dụng và bêncạnh đó em cũng có cơ hội kết hợp kiến thức lý thuyết đã học và thực tế để có thêm kinhnghiệm cho bản thân, kỹ năng làm nền tảng cho công việc sau khi tốt nghiệp

7 Kết cấu báo cáo:

Ngoài phần lời cảm ơn, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục

từ viết tắt, phụ lục thì báo cáo gồm 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan về Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật.

Chương 2: Thực tiễn công tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại

Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật

Chương 3: Một số kiến nghị về công tác tuyển dụng viên chức tại

Trang 28

Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật

II PHẦN NỘI DUNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

1 Khái niệm tuyển dụng:

Tuyển dụng là bước không thề thiếu trong quy trình quản lý nguồn nhânlực, tuyển dụng cung cấp những con người cho tổ chức, cung cấp đối tượngquản lý cho hoạt động quản lý nguồn nhân lực Có nhiều cách hiểu khác nhau vềtuyển dụng:

Theo đại từ điển Tiếng Việt – Bộ Giáo dục Đào tạo (1998) tuyển dụng làviệc tuyển chọn và nhận người vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức Ở đây,khái niệm tuyển dụng được tiếp cận ở phạm vi rộng là một tổ chức Cụ thể hơntuyển dụng là sự tuyển chọn từ nguồn nhân lực xã hội những người đáp ứng yêucầu vị trí công việc vào làm việc trong cơ quan, tổ chức

Với cách tiếp cận ở một phạm vi hẹp hơn là trong phạm vi các doanhnghiệp, công ty: tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và khuyến khíchnhững cá nhân có đủ tiêu chuẩn thích hợp ở cả bên trong và bên ngoài doanhnghiệp tham gia ứng thí vào các chức danh cần người trong doanh nghiệp.Những ứng viên hội đủ những tiêu chuẩn của công việc có thể sẽ được tuyểndụng

- Theo giáo trình Tổ chức nhân sự - Học viện Hành chính quốc gia tuyểndụng là tuyển thêm người hay bổ sung thêm người cho tổ chức cũng được hiểunhư là đưa thêm người mới vào làm việc chính thức cho tổ chức, tức là từ khâuđầu tiên cho đến giai đoạn hình thành nguồn nhân lực của tổ chức Tuyển dụngđược chia thành 2 giai đoạn: quá trình tuyển (hay còn gọi là quá trình thu hútngười tham gia dự tuyển) và quá trình lựa chọn trong số những người tham gia

dự tuyển những người đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đặt ra đối với nhân sự mới

- Theo Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử

dụng và quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước:“Tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan hành chính nhà nước thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển” Nội dung của tuyển dụng bao gồm từ bước

Trang 29

đầu tiên để có người mới đến tham dự tuyển, đến khi họ được đưa vào bộ máy.Tuyển dụng ở đây được dùng để chỉ một quá trình nhằm đưa được một ngườimới mà cơ quan hành chính nhà nước cần và người đó được trở thành chính thứctrong danh sách nhân sự của tổ chức

2 Các giai đoạn của quá trình tuyển dụng viên chức:

Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong cơ quan; Thu hút ngườilao động có những yêu cầu mà cơ quan cần tham gia tuyển chọn; Tuyển chọnngười đáp ứng yêu cầu của cơ quan trong số những người tốt nhất bằng nhiềuhình thức khác nhau như: thi hoặc xét tuyển; Tập sự cho người mới để họ làmquen với công việc và môi trường; Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danhsách nhân sự của cơ quan

Như vậy, tuyển dụng Là tập hợp các hoạt động nhằm thu hút người mới tham gia đăng kí dự tuyển và lựa chọn các ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc trong cơ quan cần tuyển dụng thông qua thi hoặc xét tuyển.

2.1 Nguyên tắc tuyển dụng xuất phát từ nhu cầu công việc, vị trí công tác và chỉ tiêu của cơ quan :

Là việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc, căn cứvào nhu cầu thực tế để tuyển người sẽ đảm bảo cho cơ quan có đủ lượng ngườilàm việc, người được tuyển cũng đáp ứng các yêu cầu của vị trí công tác trong

cơ quan Qua đó các bộ phận thiếu người sẽ được bổ sung những người thực sự

có khả năng đáp ứng các yêu cầu của vị trí công tác Việc tuyển dụng không chỉcăn cứ vào nhu cầu công việc mà còn căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao.Biên chế là số người chính thức làm việc trong cơ quan và hưởng lương từ ngânsách nhà nước Vấn đề này được đặt ra vì biên chế và ngân sách nhà nước cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Khi tuyển dụng cán bộ, viên chức căn cứ vàobiên chế sẽ đảm bảo việc trả lương cho cán bộ, viên chức

2.2 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật:

Đòi hỏi việc tuyển dụng phải tuân theo hệ thống quy định của Pháp luật

do nhà nước ban hành, cán bộ làm công tác tuyển dụng không bị chi phối bởinhững thái độ chủ quan trong quá trình tuyển dụng như: cố tình tuyển số lượngvượt quá biên chế, lựa chọn thí sinh căn cứ vào mối quan hệ thân quen…

Trang 30

2.3 Nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong tuyển dụng:

Đây là nguyên tắc mang tính chính trị - xã hội, bắt nguồn từ nguyên tắcHiến định:“Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” Nguyên tắc này thểhiện ở chỗ mọi công dân Việt Nam có đầy đủ điều kiện theo quy định của Phápluật, điều kiện của ngạch cần tuyển đều có quyền tham gia dự tuyển các kì thituyển công chức và được tuyển khi có đủ điều kiện trúng tuyển mà không có bất

cứ sự phân biệt nào Sự bình đẳng trong tuyển dụng thể hiện tính công bằng đốivới mọi đối tượng tham gia dự tuyển có nghĩa là lấy kết quả tuyển dụng làm cơ

sở để tuyển chọn, dựa vào tiêu chuẩn, năng lực, và kết quả thi tuyển để tuyểnchọn công chức

2.4 Nguyên tắc công khai:

Là bảo đảm những gì liên quan đến quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn của

người đăng kí dự thi đều phải báo cho đối tượng được biết Nếu như các nguyêntắc trên là đòi hỏi thì nguyên tắc này là tiêu chí xác định các nguyên tắc đó Cógiá trị kiểm soát các pháp nhân, đối với những cơ quan, những người có tráchnhiệm làm công tác tuyển dụng Nội dung công khai gồm: Công khai tiêu chuẩn

dự thi; Công khai số lượng cần tuyển; Công khai hình thức tuyển chọn; Côngkhai chế độ sát hạch; Công khai chế độ ưu tiên; Công khai những thay đổi trongquá trình thi tuyển (nếu có) Như vậy, bảo đảm công khai trong tuyển dụng làkết quả của việc thực hiện nguyên tắc khách quan, bình đẳng, công bằng trongtuyển dụng, nguyên tắc này còn là cơ sở để thực hiện tốt việc kiểm soát đối vớinhững người có trách nhiệm làm công tác tuyển dụng

2.5 Nguyên tắc ưu tiên:

Không vi phạm nguyên tắc công bằng vì những chế độ ưu tiên được phápluật quy định và áp dụng chung trong phạm vi cả nước Mặt khác nguyên tắc ưutiên còn thể hiện sự công bằng Bởi nó thể hiện sự ghi nhận của nhà nước đốivới những người có cống hiến cho đất nước, sự nỗ lực học tập đạt kết quả caocũng như sự khác biệt, khó khăn về hoàn cảnh sống Đồng thời thực hiệnnguyên tắc này cũng nhằm mục đích đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũcán bộ,viên chức cần thiết cho những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

Trang 31

3 Điều kiện đăng kí dự tuyển:

3.1 Điều kiện của người đăng kí dự tuyển:

Người đang ký dự tuyển viên chức phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

- Từ đủ 18 tuổi trở lên Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệthuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của phápluật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo phápluật;

- Có đơn đăng ký dự tuyển;

- Có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năngkhiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sựnghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật

- Người đăng kí dự tuyển công chức ngoài những điều kiện trên còn phảiđảm bảo thêm các điều kiện: Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chứctrong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thểcao hơn nhưng không quá 45 tuổi; Có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổchức, đơn vị của nhà nước từ 3 năm trở lên

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định

về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ

sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng

4 Hình thức tuyển dụng:

Hiện nay hình thức tuyển dụng viên chức thực hiện theo quy định tại

Nghị định 29/2012/NĐ-CP với 2 hình thức tuyển dụng là: thi tuyển và xét tuyển.

5 Quy trình tuyển dụng:

Hoạt động tuyển dụng có vai trò quan trọng trong cơ quan hành chính

Trang 32

nhà nước và chỉ đạt hiệu quả khi tuân theo một số quy trình tuyển dụng được tổchức khoa học, hợp lí Quy trình tuyển dụng là thứ tự các giai đoạn, các bước, ởmỗi giai đoạn, mỗi nước bao gồm các công việc cụ thể mà công tác tuyển dụngkhi được tiến hành phải tuân thủ Căn cứ vào Nghị định 29/2012/NĐ-CP vềtuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các cơ quan nhà nước và thông

tư 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghịđịnh 29 quy trình tuyển dụng công chức gồm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển.

Giai đoạn 2 Thu hút người tham gia quá trình dự tuyển.

Giai đoạn 3 Chọn người mới cho tổ chức.

* Hình thức thi tuyển:

Gồm 3 bước:

Bước 1: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

Bước 2: Tổ chức tuyển dụng viên chức

Bước 3: Thông báo kết quả tuyển dụng

* Hình thức xét tuyển: Tiến hành cho một số đối tượng:

- Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ

03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;

- Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ởtrong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làmcần tuyển dụng, trừ các trường hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệpcần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;

- Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làmtrong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghềtruyền thống

- Tóm lại công tác tuyển dụng có vai trò quan trọng trong cơ quan hànhchính nhà nước và hoạt động tuyển dụng khi tiến hành tuân theo những nguyêntắc, điều kiện, quy trình nhất định được quy định cụ thể trong các văn bản phápluật về tuyển dụng viên chức

Ngày đăng: 05/08/2016, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w