Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại Chương 2: Thực trạng thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Gia Lâm Chương 3: Một số giải pháp nâng cao quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Trang 11
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Chicục Hải quan Gia Lâm nơi em thực tập
Tác giả luận văn
Vũ Thị Minh Kiều
2
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VI DANH MỤC CÁC BẢNG VII DANH MỤC CÁC HÌNH VIII LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 5 1.1 M ỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 5
1.2 Q UY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 6
1.2.1 Khái niệm về quy trình thủ tục hải quan 6
1.2.2 Nguyên tắc thực hiện quy trình thủ tục hải quan 7
1.2.3 Các bước thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu thương mại 7
1.3 V AI TRÒ CỦA QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỜI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 20
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA LÂM 23
2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA LÂM THỜI GIAN QUA
23
2.2.1 Về công tác tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai
và phân luồng hàng hóa nhập khẩu thương mại 23
3
Trang 42.2.1.1 V Ề CÔNG TÁC TIẾP NHẬN HỒ SƠ , KIỂM TRA HỒ SƠ VÀ ĐĂNG KÍ TỜ
KHAI HẢI QUAN 23
2.2.1.2.Công tác phân luồng hàng hóa 27
2.2.2.Về công tác kiểm tra chi tiết hồ sơ 30
2.2.3 Về công tác kiểm tra thực tế hàng hóa 31
2.2.4 Công tác thu thuế nhập khẩu 34
2.2.5 Công tác phúc tập hồ sơ 36
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA LÂM 38
2.3.1 Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng quy trình thủ tục hải quan điện tử 38
2.3.2 Những thuận lợi và khó khăn 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA LÂM 47
3.1 Phương hướng và biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của Chi cục Hải quan Gia Lâm 47
3.1.1 Phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2014 47
3.1.2 Các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 của Chi cục Hải quan Gia Lâm 48
3.2 M ỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI C HI CỤC H ẢI QUAN G IA L ÂM
49 3.2.1 Trong quá trình tiếp nhận, đăng kí tờ khai, phân luồng tờ khai… 49
4
Trang 53.2.2 Trong công tác kiểm tra hồ sơ hải quan 50
3.2.3 Trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa 50
3.2.4 Trong công tác thu thuế nhập khẩu 51
3.2.5 Công tác phúc tập hồ sơ hải quan 52
3.2.6 Một số giải pháp khác 52
3.2.6.1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất 52
3.2.6.2 Cải cách hành chính, đặc biệt cải cách trong thủ tục hải quan… 54
3.2.6.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng cán bộ Hải quan 54
3.2.6.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 57
3.2.6.5 Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp 58
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2
(KÝ TÊN, ĐÓNG DẤU) NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 3
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5
Trang 6CBCC Cán bộ công chức
hóa GTGT Giá trị gia tăng
ICAO International Civil Aviation Organi
Chứng chỉ an toàn của tổ chức hàngkhông dân dụng quốc tế
KT559 Chương trình quản lý kế toán thuế,
6
Trang 7Bảng 2.5: Thống kê tình hình nợ thuế tại Chi cục Hải quan Gia Lâm từ năm2011- 2013 35Bảng 2.6: Thống kê kết quả phúc tập hồ sơ tại Chi cục Hải quan Gia Lâm từnăm 2011 – 2013 37Bảng 2.7: Số vụ vi phạm pháp luật hải quan qua các năm tại Chi cục Hải quanGia Lâm từ năm 2011 - 2013 41
7
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thươngmại thế giới WTO, cùng với lộ trình thực hiện các cam kết thương mại, tạođiều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế thì quan hệ kinh tế với các nướctrên thế giới cũng phát triển mạnh mẽ, vì thế thị trường xuất nhập khẩu ở ViệtNam ngày càng mở rộng Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuấtnhập khẩu đòi hỏi sự quản lý ngày càng có hiệu quả của ngành Hải quan.Ngành hải quan phải có biện pháp quản lý phù hợp khi mà lưu lượng hànghóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn buônlậu tinh vi với số lượng lớn, mức độ vi phạm ngày càng ngiêm trọng Hảiquan nước ta đã có nhiều biện pháp để quản lý đối với đối tượng này, trong
đó quản lý thông qua biện pháp làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu là một cách rất hữu hiệu Việc thiết kế quy trình thủ tục hải quanvới các bước chặt chẽ, hợp lý thể hiện được vai trò quản lý của hải quan đốivới hàng hóa qua lãnh thổ hải quan Do vậy, vai trò của việc làm thủ tục hảiquan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là rất quan trọng
Trong quá trình thực tập tại Chi cục Hải quan Gia Lâm, nhận thức đượctầm quan trọng của vấn đề thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu thương mại, nên em đã chọn đề tài: “Thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải
quan Gia Lâm” để có thể nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này.
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàngnhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Trang 12Mục đích nghiên cứu là:
- Về lý thuyết: Làm rõ cơ sở lý luận về quy trình thủ tục hải quan hàngnhập khẩu thương mại; sự cần thiết của quy trình thủ tục hải quan hàng nhậpkhẩu thương mại
- Về thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của quy trình thủ tục hảiquan đối với hàng nhập khẩu thương mại; đề xuất các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục hải quan với hàngnhập khẩu thương mại
3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trongquá trình thực hiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàngnhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Gia Lâm thời gian từ năm 2011đến 25/4/2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tíchkinh tế, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa lý luận, logic và lịch sử Đặc biệt,luận văn còn gắn với phương châm kết hợp lý luận với thực tiễn và một sốphương pháp: mô hình, bảng, biểu để tiếp cận mục tiêu đề tài đặt ra
5 Kết cấu của luận văn:
Kết cấu của bài luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu thương mại
Trang 13Chương 2: Thực trạng thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao quy trình thủ tục hải quan đối
với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Do thời gian nghiên cứu và trình độ thực tiễn còn hạn chế nên bài luậnvăn này của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyếtnhất định về nội dung cũng như hình thức, kính mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo:PGS.TSNguyễn Thị Thương Huyền cùng các cô chú, anh chị trong Chi cục Hải quanGia Lâm đặc biệt là tại Đội Nghiệp vụ nơi em thực tập đã tận tình hướng dẫnchỉ bảo, tạo điều kiện và cung cấp cho em những tài liệu tham khảo để hoànthành luận văn tốt nghiệp
Trang 15CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
1.1 Một số vấn đề cơ bản về hàng nhập khẩu thương mại
Theo khoản 1, Điều 4, Luật Hải Quan Việt Nam năm 2005: “ Hànghóa bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hàng lý, ngoạihối,tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiệnvận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóaphẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưugiữ trong địa bàn hoạt động hải quan”
Hàng hóa nhập khẩu được quy định trong khoản 2, Điều 4, LuậtHải Quan Việt Nam 2005: “ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh baogồm tất cả động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật đượcxuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hảiquan
Hàng hóa nhập khẩu có nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích nhậpkhẩu được chia thành : hàng hóa nhập khẩu thương mại và hàng hóa nhậpkhẩu phi thương mại
Hàng hóa nhập khẩu thương mại là hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đíchthương mại, tức là nhằm mục đích lợi nhuận Hay nói cách khác là hàng hóađược đưa vào lãnh thổ hải quan để nhằm mục đích thực hiện các hoạt độngthương mại của các thương mại
Hàng hóa nhập khẩu thương mại gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất
Trang 16- Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu
- Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng
xuất khẩu
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân
nước ngoài
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư
- Hàng hóa kinh doanh nhập khẩu của cư dân biên giới
- Hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của các tổ chức, cá
nhân không phải là thương nhân
- Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
- Hàng hóa đưa vào kho bảo thuế
- Hàng hóa tạm nhập –tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ triển lãm
- Hàng tạm nhập –tái xuất, tạm xuất-tái nhập là máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, làtài sản đi thuê, cho thuê
1.2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại
1.2.1 Khái niệm về quy trình thủ tục hải quan
Quy trình thủ tục hải quan: Là trình tự các bước công việc mà công chứchải quan phải thực hiện để thông quan hải quan theo quy định của pháp luậthải quan
Hay nói cách khác, quy trình thủ tục hải quan là trình tự các thao tácnghiệp vụ mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hóa,phương tiện vận tải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 171.2.2 Nguyên tắc thực hiện quy trình thủ tục hải quan
Nguyên tắc thực hiện quy trình thủ tục hải quan là những tư tưởng chỉđạo mà người khai hải quan và công chức hải quan phải tuân thủ khi làm thủtục hải quan cho hàng hóa và phương tiện vận tải
Khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan cả người khai hải quan vàcông chức hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra,giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy địnhcủa pháp luật
- Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh
giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm phápluật hải quan để đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và không gây khókhăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
- Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục
hải quan
- Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận
tiện và theo đúng quy định của pháp luật
- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1.2.3 Các bước thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu thương mại
Quy trình thủ tục hải quan thường được ban kèm theo bởi một quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông thường là quyết định củaTổng cục trưởng Tổng cục hải quan
Trang 18Trước ngày 28/3/2014 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhậpkhẩu thương mại do cơ quan hải quan thực hiện theo quyết định 3046 /QĐ-TCHQ,từ sau 28/3/2014 thì áp dụng theo quy trình 988/QĐ-TCHQ Nhìnchung các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thôngquan hàng hóa gồm năm bước:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động tiếp nhận, kiểm tra,cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử
a Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phùhợp (chuẩn dữ liệu, tỷ giá tính thuế ), Hệ thống sẽ tự động phản hồi chongười khai hải quan “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đóhướng dẫn người khai hải quan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc
từ chối đăng ký và nêu rõ lý do;
b Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan phù hợp, Hệ thống
sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” chongười khai hải quan trong đó bao gồm số tờ khai, các chỉ dẫn và kết quả phânluồng tờ khai
Trường hợp luồng 1 - xanh, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước
4 của Quy trình; các luồng còn lại, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sangBước 2 của Quy trình
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan
Trách nhiệm của Chi cục trưởng:
- Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ thông qua màn hình
quản lý quá trình xử lý tờ khai
- Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của
công chức kiểm tra hồ sơ, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra
Trang 19và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủytạm dừng Việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô
“Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”
Trách nhiện của công chức hải quan:
- Việc kiểm tra hồ sơ hải quan do công chức Hải quan thực hiện đối với
toàn bộ bộ hồ sơ hải quan điện tử
- Về hình thức kiểm tra: Kiểm tra thông tin tờ khai hải quan điện tử trên
Hệ thống, kiểm tra chứng từ giấy
- Nội dung kiểm tra: Công chức hải quan kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ,
kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, kiểm tra chứng từ thuộc
hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơhải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định phápluật
Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch,chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệthống, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:
- Trường hợp công chức có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm
thì lập Biên bản vi phạm và chuyển thông tin chi tiết về vi phạm cho cấp cóthẩm quyền xử lý Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết định xử lýcủa cơ quan Hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan khai sửađổi, bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan và làm tiếp thủ tục theo quy định
- Trường hợp có nghi vấn nhưng chưa có đầy đủ thông tin để xác định
hành vi vi phạm thì công chức yêu cầu người khai hải quan bổ sung thêmthông tin, chứng từ hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng
Trang 20kiểm tra thực tế hàng hóa đối với luồng vàng tại ô “Cập nhật ý kiến của côngchức xử lý”
Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp:
+ Trường hợp thông quan:
- Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danhmục trừ lùi: Thực hiện trừ lùi trên bản chính các Danh mục trừ lùi đã đăng ký;
- Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiếncủa công chức xử lý”;
- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt, hoàn thành việc kiểm trathông quan - Căn cứ kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại, công chứckiểm tra hồ sơ xác định chính xác số thuế phải nộp, đề xuất Chi cục trưởngthông báo bằng văn bản cho người khai hải quan;
- Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai của người khai hảiquan theo đúng thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả xác định trị giá,giám định, phân loại Nếu phù hợp công chức cập nhật kết quả vào Hệ thống
Trang 21Nếu không phù hợp đề nghị người khai hải quan thực hiện điều chỉnh Nếuquá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo, người khai hải quan không thực hiệnviệc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sungthông để ấn định thuế
+ Trường hợp có yêu cầu đưa hàng về bảo quản:
- Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo
cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị của Hải quan”, đồng thời cập nhật lý
do không chấp nhận đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của côngchức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ;
- Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa hàng về bảo quản, công
chức kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau:
- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật
ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểmtra hồ sơ, trong đó ghi nhận cụ thể căn cứ chấp nhận đưa hàng về bảo quản;
- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”,thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép Đưa hàng về bảoquản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan
- Sau khi có kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành, nếu lô hàng
đủ điều kiện được phép nhập khẩu, công chức kiểm tra hồ sơ xác nhận hoànthành việc kiểm tra hồ sơ Nếu lô hàng không được phép nhập khẩu tiến hành
xử lý theo quy định hiện hành Trường hợp người khai hải quan nộp kết quảkiểm tra của các cơ quan chuyên ngành không đúng thời hạn quy định tiếnhành lập Biên bản vi phạm, sau khi người khai hải quan chấp hành quyết định
xử lý của cơ quan Hải quan, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan
Trang 22Đối với những lô hàng phải thực hiện kiểm tra hàng hóa, công chứcsau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận kết quả kiểm tra hồ
sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và chuyển hồ sơ sang Bước 3.Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báocủa người khai hải quan và hàng hóa thuộc đối tượng phải tính lại thuế thìcông chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tính lại thuế trên cơ sở hồ sơ Bước 3chuyển về, thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung bằng
“Chỉ thị của Hải quan” Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo sửa đổi, bổsung và còn trong thời hạn hiệu lực tờ khai mà người khai hải quan khôngthực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi,
bổ sung và ấn định thuế và thực hiện tiếp các thủ tục
Đối với tờ khai khai vận chuyển kết hợp được phân luồng đỏ, sau khihoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hợp lệ, công chức Bước 2 cập nhật kết quả kiểmtra hồ sơ và cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóatại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, đồng thời cập nhật quyết địnhcho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hệ thốnge-Customs để Bước 3 thực hiện kiểm tra Thông báo cho người khai hải quanquyết định cho phép Vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại ô “Chỉ thị củaHải quan” trên Tờ khai hải quan
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể tiến hànhkiểm tra thực tế hàng hóa, đề xuất Chi cục trưởng quyết định lựa chọn 01 địađiểm kiểm tra tập trung thuộc địa bàn của Cục Hải quan để yêu cầu Chi cụcHải quan nơi quản lý địa điểm kiểm tra tập trung thực hiện kiểm hóa Sau khiChi cục trưởng phê duyệt, lập 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theoMẫu số 9 Phụ lục kèm theo Quy trình này Niêm phong hồ sơ hải quan baogồm: 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa và toàn bộ hồ sơ hải quan
Trang 23sao y bản chính, giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơithực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa Ngay sau khi bàn giao hồ sơ cho ngườikhai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tiến hành fax Phiếu đềnghị kiểm tra thực tế hàng hóa đến Chi cục nơi thực hiện kiểm tra thực tếhàng hóa.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Trách nhiệm của Chi cục trưởng:
- Phân công công chức hải quan trực tiếp thực hiện, số lượng công chức
kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo chi cục quyết định tùy theo từng trườnghợp cụ thể
- Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, chỉ đạo các nội dung công chức
cần kiểm tra; phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa,quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoànthành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng Việc chỉđạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến củaLãnh đạo”
Trang 24
+ Trách nhiệm của công chức hải quan:
Hình thức kiểm tra: Do công chức hải quan trực tiếp thực hiện, bằng máymóc, thiết bị kỹ thuật, bằng các biện pháp nghiệp vụ khác
Mức độ kiểm tra: Miễn kiểm tra, kiểm tra một phần lô hàng tới toàn bộ
lô hàng
Nội dung kiểm tra: Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế bằngmáy móc, thiết bị kỹ thuật và các biện pháp nghiệp vụ khác Việc kiểm trathực tế hàng hóa bao gồm: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng,chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngàysản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hànghóa với hồ sơ hải quan điện tử, định mức nguyên liệu vật tư; đối chiếu hànghóa với mẫu lưu của nguyên liệu hoặc mẫu sản phẩm theo từng loại hìnhtương ứng
Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phùhợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu so với các quyđịnh của pháp luật, đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóalàm căn cứ tính thuế Trong trường hợp Hệ thống có đưa ra các tiêu chí nhằm
mã hóa kết quả kiểm tra, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa phải xác nhậnkết quả kiểm tra theo các tiêu chí này và cập nhật đầy đủ vào Hệ thống
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan điện tửphải thực hiện kiểm tra hàng hóa tại địa điểm thuộc địa bàn quản lý của Chicục nhưng khác địa điểm đăng ký tờ khai mà địa điểm đó chưa có kết nối với
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức kiểm tra thực tế hàng hóaghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm trathực tế hàng hóa” sau đó cập nhật kết quả kiểm tra hàng hóa vào Hệ thống
Trang 25Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khaibáo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thựchiện theo quy định hiện hành và chuyển hồ sơ đến các bước nghiệp vụ tiếptheo để xem xét, quyết định (trường hợp hàng thuộc đối tượng phải tính lạithuế thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra thực tếhàng hóa chuyển toàn bộ hồ sơ về Bước 2 để tính lại thuế).
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đúng với khai báocủa người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện
- Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của
công chức xử lý”;
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa
- Trường hợp tờ khai có đề nghị giải phóng hàng, công chức kiểm tra
thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định về giải phóng hàngtheo quyết định 988/QĐ-TCHQ
- Trường hợp tờ khai có yêu cầu mang hàng hóa về bảo quản, công chức
kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo các công việc như quy định đối vớiviệc mang hàng về kho bảo quản theo quyết định 988/QĐ-TCHQ
Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ.
Ở bước này công chức hải quan sẽ thực hiện việc thu thuế nhậpkhẩu; xác nhận hàng hóa đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng vềkho bảo quản và hoàn chỉnh hồ sơ với những bộ hồ sơ hải quan còn nợ hoặcthiếu những chứng từ được phép chậm nộp
- Thu thuế
Hệ thống tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ
sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống
Trang 26Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế nhưngthông tin về việc thanh toán thuế chưa được cập nhật kịp thời trên Hệ thốngthì công chức hải quan căn cứ bản chỉnh chứng từ chứng minh việc hoànthành nghĩa vụ thuế do người khai hải quan xuất trình (lưu 01 bản chụp cóxác nhận của người khai hải quan) để xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa
vụ thuế
- Xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận
chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ
Trên cơ sở xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảoquản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra trên Hệ thống, công chức đượcgiao nhiệm vụ xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảoquản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng
đỏ tiến hành in 02 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên Hệ thống Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lụckèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bênphải của trang đầu tiên của 01 Tờ khai in giao cho người khai hải quan, lưu 01
e-Tờ khai in cùng hồ sơ hải quan của lô hàng
Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ thống VNACCS,công chức được giao nhiệm vụ in 01 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuluồng xanh trên Hệ thống e-Customs, đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tươngứng ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiêncủa Tờ khai in Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container,
in Bảng kê số container đính kèm tờ khai và đóng dấu giáp lai toàn bộ Bảng
kê với Tờ khai in giao cho người khai hải quan để xuất trình tại khu vực giámsát Nhận lại Tờ khai xuất khẩu đã được xác nhận qua khu vực giám sát dongười khai hải quan xuất trình để cập nhật vào Hệ thống e-Customs
Trang 27Trường hợp Hệ thống tại khu vực giám sát gặp sự cố, in Bảng kê sốhiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng của tờ khai quy định tại Bước 5dưới đây, ký tên, đóng dấu công chức để đính kèm tờ khai bản in giao ngườikhai hải quan.
- Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi,quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ của các lô hàng đã được “Thông quan”, “Giảiphóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản”, mà còn nợ các chứng từ được phépchậm nộp thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tụchải quan
Công chức hải quan đã giải quyết thủ tục cho lô hàng tại các Bước 2,Bước 3 có trách nhiệm tiếp nhận các chứng từ chậm nộp, xử lý các vướngmắc của lô hàng Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giaonhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ Công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơkiểm tra việc hoàn chỉnh của hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theoquy định
Bước 5: Quản lý hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan.
Trong bước này công chức hải quan sẽ phải thực hiện các công việc sau:
Việc giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu vực giám sáthải quan được thực hiện trên Hệ thống e-Customs tại Văn phòng Đội giám sát
và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát thuộc Chi cục Hải quan quản lýkhu vực giám sát thực hiện Trong trường hợp Chi cục Hải quan quản lý khuvực giám sát không phân chia thành Văn phòng Đội giám sát và Bộ phậngiám sát cổng khu vực giám sát, hoặc không có Đội giám sát chuyên trách thì
Trang 28Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát chịu trách nhiệmphân công công chức phù hợp thực hiện.
Trách nhiệm của Văn phòng Đội giám sát
+ Nội dung kiểm tra:
- Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải quan phải xuất trình
- Kiểm tra thông tin khai báo về chi tiết số hiệu container tại chỉ tiêu “Sốđính kèm khai báo điện tử” đối với hàng hóa nhập khẩu được đóng trongcontainer vận chuyển bằng đường biển
Trang 29
+ Xử lý kết quả kiểm tra;
- Nếu kiểm tra phát hiện thông tin khai báo không đầy đủ hoặc có sự sailệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc diện phải nộp, xuất trình, công chứcgiám sát tùy theo từng trường hợp hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh,
bổ sung hoặc xử lý theo quy định
- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: Cập nhật số hiệu container sẽ qua khuvực giám sát (đối với hàng hóa nhập khẩu bằng container) hoặc số hiệu kiệnhoặc số hiệu của phương tiện chứa hàng thuộc tờ khai sẽ qua khu vực giámsát trên Hệ thống e-Customs (tại tiêu chí “Số container”),
Đối với tờ khai hàng hóa nhập khẩu được phân luồng xanh công chứcgiám sát tiến hành in 01 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu thông quan trên Hệthống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu quy định tại Phụ lục kèmtheo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phảicủa trang đầu tiên Tờ khai in giao cho người khai hải quan
Trách nhiệm của Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát
- Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa
hàng với danh sách số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng
do Văn phòng Đội giám sát cập nhật trên Hệ thống e-Customs; tình trạngniêm phong hãng tàu, tình trạng niêm phong hải quan Sử dụng máy đọc sốcontainer để kiểm tra, đối chiếu nếu đã được trang bị;
- Xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs trên cơ
sở xác nhận của Văn phòng Đội giám sát Riêng đối với hàng hóa vận chuyểnbằng container hoặc chia thành nhiều chuyến thì xác nhận theo từng containerhoặc theo từng chuyến hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs
Trang 30Trong trường hợp gặp sự cố như: Hệ thống tại Bộ phận giám sát cổngkhu vực giám sát gặp sự cố không thể tra cứu được thông tin hay trường hợp
Hệ thống tại Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giámsát gặp sự cố thì công chức hải quan xem hướng dẫn chi tiết trong quyết định988/QĐ-TCHQ
Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ thống VNACCS Nội dung kiểm tra
- Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải quan xuất trình, kiểm
tra hiệu lực của tờ khai hải quan;
- Đối chiếu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu in có xác nhận của
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai do người khai hải quan xuất trình, Bảng
kê số container với hàng hóa làm căn cứ để xác nhận hàng đã qua khu vựcgiám sát
Xử lý kết quả kiểm tra:
- Công chức hải quan giám sát sau khi kiểm tra nếu phù hợp thì đóng dấu
xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” theo mẫu dấu quy định tại Phụ lụckèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào phía dưới dấu xácnhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho người khai hải quannộp lại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
- Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, công chức hải quan giám
sát báo cáo Chi cục trưởng xem xét giải quyết cụ thể theo thẩm quyền hoặcphối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định hiện hành
Trước khi áp dụng quy trình 988/QĐ-TCHQ thì bước 5 trong quytrình thủ tục hải quan sẽ là bước phúc tập hồ sơ hải quan( áp dụng quyết định3046/QĐ-TCHQ)
Trang 31Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các chứng
từ của bộ hồ sơ hải quan của lô hàng nhập khẩu đã thông quan nhằm xác địnhviệc tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan và công chức trongquá trình làm thủ tục hải quan
Việc kiểm tra phúc tập những hồ sơ do hệ thống lựa chọn và cảnhbáo phải được thực hiện ngay trong ngày đăng kí tờ khai.Những trường hợpcòn lại phải được phúc tập trong thời gian sớm nhất
Nếu không phát hiện vi phạm thì chuyển đến các khâu nghiệp vụtiếp theo
Nếu phát hiện ra dấu hiệu vi phạm thì công chức hải quan phải traođổi với hải quan khu vực giám sát xác định xem hàng có còn trong khu vựcgiám sát hải quan hay không
- Nếu hàng còn trong khu vực giám sát: Đề xuất lãnh đạo dừng thông
quan thông qua chức năng can thiệp đột xuất trên hệ thống,đồng thời fax ngayđến hải quan giám sát và người khai hải quan
- Trường hợp lô hàng ra khỏi khu vực giám sát: Chuyển thông tin về đơn
vị chịu trách nhiệm quản lý rủi ro, điều tra chống buôn lậu, Chi cục kiểm trasau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố để thực hiện các bước tiếptheo
1.3 Vai trò của quy trình thủ tục hải quan đối vời hàng hóa nhập khẩu thương mại
Quy trình thủ tục hải quan nói chung hay quy trình thủ tục hải quanđối với hàng nhập khẩu thương mại nói riêng đều có các vai trò sau:
Trang 32Thứ nhất, quy trình thủ tục hải quan đảm bảo tính thống nhất về thủtục hải quan trong toàn ngành Tính thống nhất về thủ tục hải quan thể hiện ởchỗ thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ thống văn bản; phải thống nhất từquy định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất trình; phải thống nhất trong cách xử lý;thống nhất trong các Chi cục, các Cục, trong toàn quốc; thống nhất về cácnghiệp vụ trong suốt dây truyền làm thủ tục hải quan; thống nhất ở tất cả cácđịa điểm làm thủ tục hải quan trong cả nước, không cho phép thủ tục hải quanlàm ở địa điểm này khác với ở địa điểm khác Quy trình thủ tục hải quan làtrình tự các thao tác nghiệp vụ mà công chức hải quan phải thực hiện để thôngquan hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền Như vậy một trong những vai trò của quy trình thủ tục hải quan
là đảm bảo tính thống nhất về thủ tục hải quan trong toàn ngành
Thứ hai, quy trình thủ tục hải quan là công cụ hữu ích để thực hiện quản
lý nhà nước về hải quan có hiệu quả Quản lý nhà nước về hải quan là sự quản
lý của nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của cơ quan hải quan và các hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của các tổ chức,
cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó theo những mục tiêu định hướng nhấtđịnh Quy trình thủ tục hải quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành, quy định về trình tự các công việc mà công chức hải quan phải thựchiện để thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải Như vậy, việc ban hànhquy trình thủ tục hải quan giúp cho nhà nước quản lý đối với hoạt động của cơquan hải quan và hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnhphương tiện vận tải có hiệu quả hơn
Thứ ba, quy trình thủ tục hải quan là cơ sở ràng buộc trách nhiệm pháp
lý của chủ thể thực hiện quy trình Khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan,chủ thể thực hiện đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, cụ thể đó là pháp luật
Trang 33hải quan Pháp luật hải quan là pháp luật công, do vậy các chủ thể chỉ đượcphép làm những gì mà pháp luật cho phép Sự cho phép này thể hiện ở quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể Và trong quá trình thực hiện quy trìnhthủ tục hải quan, các chủ thể đều phải tuân thủ đầy đủ các quy định của phápluật Nếu không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định đó đều phải chịu tráchnhiệm pháp lý Cụ thể, công chức hải quan vơi tư cách thi hành công vụ nhànước, do vậy căn cứ vào mức độ lỗi nặng hay nhẹ có thể áp dụng trách nhiệm
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp gây ra thiệt hạicho chủ hàng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường
Thứ tư, quy trình thủ tục hải quan giữ vai trò quan trọng trong việc nângcao hiệu quả hoạt động của hải quan và cộng đồng doanh nghiệp Trong thực
tế ở Việt Nam, hoạt động ngành Hải quan rất phong phú và đa dạng, nhưngnhững hoạt động chủ yếu của Hải quan bao gồm các hoạt động về thủ tục hảiquan, kiểm tra giám sát hải quan và quản lý về hải quan Nếu việc xây dựngquy trình hải quan hợp lý, vận dụng quy trình đúng và linh hoạt sẽ giúp chohoạt động của ngành hải quan đạt hiệu quả hơn như: Tiết kiệm thời gian, chiphí, nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phươngtiện vận tải xuất nhập khẩu….Ngoài ra quy trình thủ tục hải quan còn ảnhhưởng lớn tới cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạtđộng xuất nhập khẩu Nếu quy trình thủ tục hải quan hợp lý sẽ giúp chodoanh nghiệp rút ngắn thời gian thông quan từ đó không những giúp DN giảiphóng hàng nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí lưu kho, lưu bãi… mà còntránh cho DN phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm được thời gian và chi phí Hơnnữa, quy trình thủ tục hải quan đơn giản hài hoà, thống nhất, phù hợp vớichuẩn mực quốc tế sẽ tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thống nhất và hấpdẫn cho doanh nghiệp
Trang 34Thứ năm, quy trình thủ tục hải quan là khung pháp lý chuẩn về hành viứng xử của công chức hải quan khi thực hiện các nghiệp vụ hải quan để thôngquan hàng hóa và phương tiện vận tải Do quy trình thủ tục hải quan do cơquan nhà nước ban hành và một trong những nội dung của quy trình thủ tụchải quan là quy định trách nhiệm cụ thể, hướng dẫn các thao tác nhiệp vụ cụthể cho công chức hải quan ở từng khâu, từng bước cụ thể khi thực hiện thôngquan hàng hóa và phương tiện vận tải
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI
QUAN GIA LÂM 2.2 Thực trạng thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Gia Lâm thời gian qua
Tại Chi cục Hải quan Gia Lâm chủ yếu thực nhập khẩu các mặt hàngsau:
Nhập khẩu: Máy móc thiết bị y tế, viễn thông, thiết bị công trình,công nghệ thông tin; phụ tùng máy bay; nguyên liệu sản xuất thuốc; thuốc tândược…
Các mặt hàng nhập khẩu khai báo tại Chi cục chủ yếu là mặt hàngthuộc lĩnh vực công nghệ cao, trị giá lớn nhưng thuế suất không cao( từ 0 đến5% là chủ yếu)
Trong thời gian qua Chi cục Hải quan Gia Lâm đã duy trì công táctiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính tập trung “một cửa”, các bộ phậncông tác xây dựng phong cách làm việc khoa học, văn minh, lịch sự Chi cục
Trang 35phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy trình thủ tụchải quan mới theo phương pháp quản lý hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi
ro kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin Kết quả thời gian thông quan giảmhơn so với trước đây, thủ tục gọn nhẹ tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động xuấtnhập khẩu
Trang 362.2.1 Về công tác tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai
và phân luồng hàng hóa nhập khẩu thương mại
2.2.1.1 Về công tác tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng kí tờ khai hải quan.
Trên cơ sở doanh nghiệp tự khai báo về hàng hóa nhập khẩu, nộp vàxuất trình các chứng từ theo quy định cho cơ quan hải quan Công chức hảiquan sau khi tiếp nhận hồ sơ hải quan từ phía người khai hải quan sẽ thựchiện:
+ Kiểm tra tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp trên hệ thống KT559:
- Nếu doanh nghiệp bị cưỡng chế( nợ thuế quá 90 ngày) thì dừng làm thủ
tục hải quan và thông báo cho doanh nghiệp thực hiện giải tỏa cưỡng chế.Doanh nghiệp thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế cho lô hàng đó thì công chứchải quan mới tiến hành các công việc tiếp theo
- Nợ thuế quá hạn: Hết thời hạn 30 ngày ân hạn thuế mà doanh nghiệp
vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thuế thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệpthực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nếu doanh nghiệp xuất trình được chứng từ nộpthuế của lô hàng nợ thuế quá hạn thì vẫn tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ tiếptheo
- Doanh nghiệp không nợ thuế: Công chức thực hiện các công việc tiếp
theo
+ Kiểm tra tính đầy đủ của các thông tin, chứng từ
Công chức hải quan tiến hành kiểm tra các thông tin mà người khai hảiquan đã khai trên tờ khai hải quan
- Kiểm tra sơ bộ về số lượng chứng từ của bộ hồ sơ hải quan:
Trang 37 Các chứng từ của bộ hồ sơ hải quan đã đầy đủ chưa.
Các thông tin trên tờ khai có hợp lý không: Kiểm tra ngày thángcủa chứng từ có hợp lý không: Tờ khai phải có trước, hợp đồng vận đơn, giấyphép có sau
Kiểm tra về tên hàng, số lượng hàng đã thống nhất giữa cácchứng từ chưa
Kiểm tra trị giá khai báo của hàng hóa đã hợp lý chưa
- Kiểm tra thực hiện chính sách mặt hàng: Kiểm tra giấy phép nhập
khẩu, hàng có phải kiểm tra chất lượng không
+ Kiểm tra việc tuân thủ chế độ, chính sách quản lý và chính sách thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Chủ yếu công chức hải quan sẽ kiểm tra xem doanh nghiệp có được ưuđãi thuế không và xuất trình chứng từ chứng minh như: C/O hay các chứngchỉ có giá trị pháp lý khác
Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu hàng không được hưởng một mức ưu đãithuế vì xuất trình được chứng chỉ ICAO mà các doanh nghiệp khác đượchưởng
Nếu phát hiện sai sót ở các bước trên thì phản hồi cho người khai hảiquan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung
Từ 11/4 Chi cục Hải quan Gia Lâm thực hiện thủ tục hải quan điện tửVNACCS/VCIS, mỗi một tờ khai chỉ được tối đa 50 dòng hàng với nhữngdoanh nghiệp lớn thì số lượng tờ khai hải quan có thể rất lớn
Trang 38Bảng 2.1: Bảng thống kê số tờ khai đã làm thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
( Nguồn: Đội tổng hợp tại Chi cục Hải quan Gia Lâm)
Từ 1/1/2014 đến 10/4/2014 Tổng số tờ khai thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Gia Lâm là 3.700 tờ khai Kim ngạch là 102.275.532,8365 USD
Từ 11/4/2014 Chi cục bắt đầu thực hiện thủ tục hải quan điện tử VNACCS/VCIS Đến ngày 25/4/2014 tổng số tờ khai thực hiện là: 369 tờ khai.Trong đó
số tờ khai được thông quan là 171 tờ: Nhập kinh doanh là 100 tờ, xuất kinhdoanh là: 71 tờ
Đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký
tờ khai đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nhất định về nghiệp vụ hảiquan, ngoại thương, ngoại ngữ, tin học cũng như phải có phẩm chất đạo đứcnghề nghiệp, xử lý, giải quyết công việc chính xác và hiệu quả
Với phương châm tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hànhchính, giảm tối đa các khâu thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian thông quancho một lô hàng mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, góp phần tạothuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại đầu tư Chi cục Hải quan GiaLâm đã chỉ đạo các Phòng Nghiệp vụ chức năng thường xuyên kiểm tra, nắmbắt tình hình để hướng dẫn giải quyết, xử lý kịp thời những vướng mắc về thủ
Trang 39tục hải quan phát sinh, thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng,danh sách Tổ giải quyết vướng mắc tại Chi cục, cải cách chế độ quản lý, cơchế điều hành hàng hoá xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp đến làm thủ tục Hải quan.
2.2.1.2 Công tác phân luồng hàng hóa
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan là việc cơ quan Hảiquan áp dụng có hệ thống các biện pháp, các quy trình nghiệp vụ và thông lệnhằm bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung, phân tích, đánh giá vàquản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng có nguy cơ vi phạm phápluật về hải quan; đồng thời với việc ưu tiên làm thủ tục hải quan và thôngquan hàng hóa nhanh chóng cho các tổ chức doanh nghiệp cá nhân chấp hànhtốt pháp luật về hải quan đã tạo ra môi trường và các điều kiện cho việc tựnguyện tuân thủ, hạn chế tối thiểu các vi phạm pháp luật hải quan Quản lý rủi
ro được đánh giá là phương pháp quản lý tiên tiến đã được cơ quan hải quancủa hầu hết các nước hướng đến trong đó có hải quan Việt Nam Cùng vớitoàn ngành Chi cục Hải quan Gia Lâm đã áp dụng quản lý rủi ro trong hoạtđộng xuất nhập khẩu bắt đầu từ năm 2006
Thu thập, xử lý thông tin để áp dụng quản lý rủi ro là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nghiệp vụ hải quan Lãnh đạo củaChi cục Hải quan Gia Lâm đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ, công chức hảiquan thực hiện quy trình thủ tục hải quan để nắm chắc quy định của pháp luật,thực hiện phương pháp quản lý rủi ro đã đạt được kết quả ban đầu Việc ápdụng quản lý rủi ro vào phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu để phục vụ cho
cơ quan hải quan quyết định kiểm tra hay miễm kiểm tra thực tế hàng hóa.Thông qua việc áp dụng quản lý rủi ro mà hàng hóa miễn kiểm tra tăng vàhàng hóa kiểm tra thực tế giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
Trang 40nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa đồng thời số lượng và tỷ lệdoanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan cũng tăng đángkể.
Bảng 2.2: Kết quả phân luồng tờ khai qua các năm tại Chi cục Hải quan
Gia Lâm từ năm 2011-2013