Bản thân tôi đã nhiều năm dạy học, trăn trở, nghiên cứu qua thực tế giảng dạy của mình tôi đã nảy sinh sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh l
Trang 1PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời
văn cho học sinh lớp 3
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Nội dung, chương trình môn Toán ở Tiểu học và nội dung, chương trìnhmôn Toán lớp 3
- Các biện pháp giải toán lời văn
Lớp 3D và 3B trường Tiểu học Phả Lại 2
3 Tác giả:
Họ và tên: Trương Thị Thúy Nam (nữ): Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 08 – 6 - 1968
Trình độ chuyên môn: Đại học – Chuyên ngành GD Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn
Trường Tiểu học Phả Lại 2
Điện thoại: 0944 256 128
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Phả Lại 2
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến được áp dụng đối với tất cả GV dạy Tiểu học
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 20/9/2014
NGƯỜI VIẾT
Trương Thị Thúy
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Trang 2PHẦN 2: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Đất nước ta đang trên đà phát triển, thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế Trong công cuộc đổi mới đang diễn ra từng ngày, từnggiờ trên khắp đất nước, đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bảnlĩnh, năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nắm bắt và làm chủkhoa học kĩ thuật, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội đang phát triển.Chính do nhu cầu này đã làm cho mục tiêu đào tạo trong nhà trường phải đượcđiều chỉnh một cách hợp lí Trong chương trình giáo dục, môn Toán có vị trí rấtquan trọng Nó là chìa khóa vạn năng để các em khám phá tri thức của nhânloại Trong khoa học kĩ thuật, Toán học giữ vị trí nổi bật hàng đầu Nó có tácdụng đối với nhiều ngành khoa học kĩ thuật trong sản xuất và chiến đấu Nó làmôn thể thao trí tuệ, giúp ta rèn phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập,phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề và luyện trí thông minh, sáng tạo, traudồi tính cần cù, nhẫn lại, tinh thần vượt khó Việc rèn luyện kiến thức Toán họcđặc biệt là kĩ năng giải toán cho HS còn là môi trường quan trọng bồi dưỡngcho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mi,
ý chí tự lực vượt khó, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng,từng bước hình thành và rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập, linhhoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thíchtìm tòi, sáng tạo Để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới,nhà trường nơi tôi công tác đã rất coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng giáo dục, đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học vào
các môn học nói chung và môn toán nói riêng nhưng hiệu quả chưa cao, quatheo dõi, tình trạng thực tế hiện nay cho thấy HS thực sự lúng túng khi giải bàitoán có lời văn Một số em gặp khó khăn khi tìm đường lối giải bài toán, chưabiết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic Vậy làm thếnào để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn?
Bản thân tôi đã nhiều năm dạy học, trăn trở, nghiên cứu qua thực tế giảng
dạy của mình tôi đã nảy sinh sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3”, và kiểm nghiệm qua thực tế
giảng dạy để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp
Sáng kiến này áp dụng trong điều kiện thực tế của nhà trường và áp dụngvới tất cả GV dạy Tiểu học Thời gian tôi bắt đầu áp dụng sáng kiến và kiểmnghiệm thực tế ở năm học 2014-2015 với đối tượng là HS lớp 3, trường Tiểuhọc nơi tôi công tác
Bản sáng kiến có những điểm mới của vấn đề nghiên cứu so với các giảipháp cũ thực hiện là:
- HS được luyện giải các bài toán có lời văn một cách bài bản, có hệthống
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
- Làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả
Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi đối với tất cả GV, HS tiểu học trongtoàn quốc Trong sáng kiến này, ngoài cơ sở lí luận và điều kiện thực tế tôi cònđưa ra các giải pháp cơ bản sau:
Trang 3Giải pháp thứ nhất: GV tìm hiểu, nắm chắc nội dung, chương trình, mụctiêu, yêu cầu của môn Toán đối với cấp Tiểu học và đối với lớp mình dạy nóiriêng
Giải pháp thứ hai: GV nắm vững quy trình giải bài toán có lời văn
Giải pháp thứ ba: Ôn tập, hệ thống lại kiến thức giải toán có lời văn đã họcGiải pháp thứ tư: Phát hiện lỗi sai của HS để đưa ra biện pháp sửa phù hợpGiải pháp tứ năm: Hướng dẫn HS giải các bài toán có lời văn lớp 3 theobài bản để khắc phục những lỗi sai; trên cơ hướng dẫn HS, GV đưa ra nhữnglưu ý cần thiết giúp HS lưu ý khi giải toán;
Giải pháp thứ sáu: Rèn kĩ năng tính toán chính xác khi giải toán;
Giải pháp thứ bảy: Rèn tư duy sáng tạo cho HS năng khiếu khi giải toán.Bằng các giải pháp cụ thể trên, sáng kiến đã có giá trị thiết thực trong việcgiảng dạy của GV và việc học của HS, làm chất lượng môn Toán đặc biệt làviệc giải toán có lời văn của HS được tốt hơn
Kết quả thực nghiệm như vậy cho ta thấy bằng những giải pháp mà tôi đãtriển khai thực hiện đã đem lại kết quả rất đáng khích lệ Việc học toán của HS
có nhiều tiến bộ so với trước đây HS đã biết xác định đề bài, xác định dạngtoán, xác định đường lối giải bài toán một cách chính xác hơn, các em đã biếtđặt phép tính, viết câu trả lời cho từng phép tính cụ thể chính xác, linh hoạt,không rập khuôn máy móc, biết trình bày bài giải một cách khoa học, thẩm mĩhơn Đặc biệt là HS năng khiếu, các em đã phát huy được tính sáng tạo củamình qua từng bài giải Qua đó giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, rènluyện phương pháp suy nghĩ và kĩ năng suy luận loogic, khêu gợi và tập dượtkhả năng phỏng đoán tìm tòi HS biết vận dụng các kiến thức toán học vàocuộc sống
Để thực hiện áp dụng sáng kiến, tôi dã đưa ra một số khuyến nghị với cáccấp như sau:
- Đối với giáo viên: Cần học hỏi, tiếp thu, nghiên cứu tài liệu thực hànhđổi mới các phương pháp dạy Toán cho HS Thường xuyên trau dồi chuyênmôn, nghiệp vụ cho bản thân
- Đối với tổ chuyên môn: Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức chuyên đề về
dạy toán, đặc biệt là dạy toán có lời văn để cho GV trong tổ nắm chắc phươngpháp giảng dạy, rèn luyện cho HS Sau khi tổ chức chuyên đề, cần theo dõi sátsao việc áp dụng chuyên đề, có đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm và bổ sung,điều chỉnh nếu có, kịp thời giúp đỡ những giáo viên thực hiện chưa tốt việc dạygiải toán cho HS
- Đối với nhà trường: Cần quan tâm chú trọng đến việc tổ chức các cáchoạt động NGLL, các sân chơi trí tuệ để HS có cơ hội bộc lộ khả năng, vậndụng kiến thức toán học của các em Tổ chức các chuyên đề “dạy toán” ở cáckhối lớp để GV học tập và trao đổi
- Đối với ngành: Cần cung cấp sách giáo khoa, vở bài tập toán, sách thamkhảo kịp thời, đảm bảo chất lượng Tổ chức chuyên đề “Hướng dẫn HS giảitoán” để GV trong các trường có điều kiện cùng trao đổi thảo luận
Trang 4PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1 Mục tiêu của xã hội
Mục tiêu của nước ta là đưa đất nước trở thành một nước có nền Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đòi hỏi phải cómột lớp người có sức khỏe, có trình độ chuyên môn vững vàng, biết áp dụngnhững kiến thức, kết quả của khoa học vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày Vìvậy vấn đề đặt ra cho các nhà làm công tác giáo dục là phải đổi mới công tácgiáo dục và giảng dạy để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.Trong đó phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của họcsinh (HS) được đặc biệt chú ý
Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để HS phảithực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ và sáng tạotrong quá trình lĩnh hội tri thức, để có được tri thức ấy, nhằm phát triển và hoànthiện tri thức của mình Trong giáo dục môn Toán góp phần thực hiện mục tiêugiáo dục Tiểu học theo đặc trưng và khả năng của môn Toán Cụ thể chuẩn bịcho HS những tri thức, kỹ năng toán học cơ bản, cần thiết cho việc học tậphoặc bước vào cuộc sống lao động
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đặt ra, ngành giáo dục vàđào tạo phải có những cải tiến, điều chỉnh, thay đổi về nội dung, chương trìnhđồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp Trong Luật giáo ducKhoản 2, điều 124 đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từnglớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho HS
1.2 Vị trí của của môn học
Trong trường tiểu học, mỗi môn học có vai trò khác nhau song tất cả đềugóp phần giáo dục và đào tạo những con người phát triển toàn diện Cũng nhưcác môn học khác, môn Toán với tư cách là môn học độc lập nhưng giữ vai trò
vô cùng quan trọng, bởi: “Toán học là ông hoàng của khoa học”- (Gau- xơ) Nó
là chìa khóa vạn năng để các em khám phá tri thức của nhân loại Như cố thủtướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong khoa học kĩ thuật, Toán học giữ vị trínổi bật hàng đầu Nó có tác dụng đối với nhiều ngành khoa học kĩ thuật trongsản xuất và chiến đấu Nó là môn thể thao trí tuệ, giúp ta rèn phương pháp suynghĩ, phương pháp học tập, phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề và luyệntrí thông minh, sáng tạo, trau rồi tính cần cù, nhẫn lại, tinh thần vượt khó, yêutính chính xác, ham chuộng chân lí Dù bạn phục vụ ở ngành nào, trong côngtác nào thì kiến thức và phương pháp Toán học cũng cần cho bạn”
Việc rèn luyện kiến thức Toán học đặc biệt là kĩ năng giải toán cho HScòn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tínhcẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ, ý chí tự lực vượt khó, làm việc có
kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng, từng bước hình thành và rèn luyệnthói quen, khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máymóc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo
Trang 51.3 Mục tiêu môn Toán ở cấp Tiểu học
Mục tiêu môn Toán ở cấp Tiểu học nhằm giúp HS:
Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, sốthập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơngiản
- Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứngdụng thiết thực trong đời sống
- Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễnđạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gầngũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tậptoán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoahọc, chủ động, linh hoạt, sáng tạo
1.4 Thực tế của nhà trường
Ở trong trường Tiểu học nơi tôi công tác, trong những năm học gần đây
đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn toán nói riêngnhưng hiệu quả chưa cao, qua theo dõi, tình trạng thực tế hiện nay cho thấy HSthực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn Một số em còn chưa biết tóm tắtbài toán, chưa biết phân tích đề để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp đểtrình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic Vậy làm thế nào để nâng caochất lượng giải toán có lời văn?
Bản thân tôi đã nhiều năm dạy học, trăn trở, nghiên cứu qua thực tế
giảng dạy của mình tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3”, và kiểm nghiệm qua thực tế
giảng dạy để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp
2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1 Cơ sở lí luận
Nếu Tiểu học là cấp học nền tảng, là nền móng vững chắc cho các cấp họckhác thì lớp Một, lớp Hai, lớp Ba là viên gạch đầu tiên để có được nền móngvững chắc đó, làm cho chất lượng ở các lớp sau cũng tốt hơn
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môntoán ở bậc tiểu học Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ vớinội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản vàcác yếu tố đại số, hình học có trong chương trình Vì vậy, việc giải toán có lờivăn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau: Các khái niệm và các quytắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việcgiải toán Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rènluyện kỹ năng tính toán Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáoviên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiếnthức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục Việc kết hợphọc và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc chohọc sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúphọc sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đờisống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ
sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật
Trang 6biện chứng: việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các
em những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta và các nướcanh em, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáodục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch v.v Việcgiải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: các số,các phép tính, các đại lượng v.v đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực,trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biệnchứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm v.v
Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh nănglực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới Khi giải một bàitoán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực và các em cần phânbiệt cái gì đã cho và cái cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữacái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kếtluận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v Hoạtđộng trí tuệ có trong việc giải toán giúp phần giáo dục cho các em ý trí vượtkhó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét
có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suynghĩ, óc sáng tạo v.v
Xuất phát từ vị trí môn toán ở tiểu học nên việc nâng cao hiệu quả củaviệc dạy và học môn toán là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Giải bài toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bàitoán thông qua những câu văn về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc cóliên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày Cái khó của bài toán có lờivăn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã cheđậy bản chất toán học của bài toán Làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệcác yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giảiphép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán
Việc dạy - học giải toán có lời văn giúp học sinh biết cách vận dụngnhững kiến thức về toán, được luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầuđược thể hiện một cách đa dạng, phong phú Qua đó học sinh được phát triển tưduy, rèn luyện phương pháp giải toán hợp và khả năng diễn đạt (phân tích vấn
đề, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết,….)
Chính vì vậy, giải toán có lời văn với học sinh lớp 3 là một yêu cầu cao vàkhó Nó được coi là một tiêu chuẩn cơ bản đánh giá trình độ hiểu biết và nănglực vận dụng các kiến thức toán học của học sinh lớp 3
Ngoài ra, qua việc dạy học sinh giải các bài toán lời văn giáo viên còn cóthể : Giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp suynghĩ và kĩ năng suy luận loogic, khêu gợi và tập dượt khả năng phỏng đoán tìmtòi
- Giúp học sinh tập trung vận dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống
- Rèn luyện cho học sinh những thói quen và đức tính tốt của một ngườilao động như: ý trí tự lực vượt khó, tính cẩn thận, chu đáo, cụ thể, làm việc có
kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng, từng bước hình thành và rèn luyệnthói quen, khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máymóc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo
Trang 7đáp số bài toán
Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần: Phần đã cho haycòn gọi giả thiết của bài toán; Phần phải tìm hay còn gọi kết luận của bài toán.Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìmhay thực chất là mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luậncủa bài toán 3
Thực hiện nhiệm vụ năm học, được tiếp cận với học sinh lớp Ba, được tiếpcận với nội dung chương trình Toán 3, tôi nhận thấy đó là hệ thông kiến thứcliền mạch từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng Không phải lànhững kiến thức đơn lẻ mà còn có các bài toán có lời văn, có kiến thức về sốhọc, đại số, hình học và các yếu tố đo đại lượng Trong đó kiến thức giải toán
có lời văn là mạch kiến thức khó nhất đối với HS Khả năng tư duy lôgic củacác em còn hạn chế, HS chưa học tập một cách củ động, tích cực Nhiều khivới một bài toán có lời văn các em có thể đặt phép tính đúng nhưng trả lời chưahay, chưa chính xác, hay chưa lí giải được tại sao lại có phép tính như vậy.Thực tế giảng dạy hiện nay tôi thấy HS thực sự lúng túng khi giải bài toán cólời văn Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề bài để tìm
ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về,thếu lôgic, ngôn ngữ toán học còn hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếuchính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán và giảitoán còn thực hiện một cách máy móc, bắt chước, dập khuôn
Chính vì vậy, trong quá trình dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên (GV) phải cóphương pháp hướng dẫn HS học toán, giải toán cụ thể để các em dễ nhớ, dễhiểu, đặc biệt là phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HStrong mỗi giờ học
3 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3.1 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện
Khi áp dụng sáng kiến tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
3.1.1 Thận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường; Chuyên môn của nhà
trường
- Đa số GV hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy học giải toán có lời văn
- GV nắm được phương pháp và hình thức dạy học giải toán có lời văn
- Học sinh được học hai buổi/ngày Đa số học sinh có ý thức học tập tốt
3.1.2 Khó khăn
Việc dạy của giáo viên:
- Giáo viên phối kết hợp các phương pháp dạy học chưa linh hoạt
- Bài giảng chưa thực sự thu hút học sinh
Trang 8- Một số GV chưa , chưa nắm bắt hết ý đồ của sách giáo khoa, chưa nắmhết kiến thức chuẩn kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho HS, chưa xác địnhđược kiến thức trọng tâm của tiết học, môn học, mục tiêu cần đạt của nội dungchương trình, chưa chú trọng nhiều đến cải tiến phương pháp giảng dạy, phùhợp với HS của lớp mình, xem nhẹ nội dung giải toán có lời văn, chưa thật sựdành nhiều thời gian nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp, thiếu sự nhiệt tình, ítquan tâm đến hình thức trình bày bài giải, mới chỉ chú ý đến việc HS tìm ra kếtquả đúng mà chưa chưa làm cho HS hiểu tại sao phải làm như vậy cũng nhưchưa có phương pháp chung khi dạy giải toán, dẫn đến học sinh thường viếtcâu lời giải và trình bày bài ở vở một cách tùy tiện, cẩu thả Một số giáo viênthường máy móc phân tích, hướng dẫn không đúng trọng tâm của bài làm mấtnhiều thời gian học của HS.
Việc học của học sinh:
- Học sinh còn thụ động trong suy nghĩ, thường nôn nóng, đọc qua loa đềbài, chưa chú ý đến các dữ kiện, dữ liệu của bài toán
- Khả năng suy luận của học sinh còn hạn chế dẫn đến máy móc, bắtchước, chỉ giải được các dạng toán có sẵn, khi gặp bài toán ở dạng biến đổi thìkhông làm được
- Kĩ năng tính toán còn thiếu chính xác dẫn đến khi giải toán hay sai kếtquả
- Một số em chưa biết cách đặt lời giải cho yêu cầu của bài toán, chưa biếtcách trình bày bài toán
- Một số HS chưa làm chủ kiến thức mà công nhận kiến thức một cáchmáy móc, thụ động, áp đặt, vì vậy các em mau chán, dễ quên và không hứngthú với việc học tập
- Một số em còn ngại đọc đầu bài nên chưa hiểu rõ các thuật ngữ, cú phápcủa đề toán Khả năng kiên trì trong giải toán có lời văn chưa cao Nhiều emcòn chưa nắm vững bài toán, còn nhầm lẫn các yếu tố của bài toán như cái đãcho và cái cần tìm Sau khi tóm tắt bài toán minh họa sơ đồ, hình vẽ đoạn thẳng
HS còn bỏ sót các dữ liệu đề bài hoặc bỏ sót câu hỏi của bài toán trên sơ đồtóm tắt, chưa biết tóm tắt bài toán một cách hợp lí Phân tích bài toán, xác địnhnhững kiến thức tổng hợp cần vận dụng để giải bài toán còn lúng túng, còn máymóc, thiếu linh hoạt Vận dụng các công thức tính ngược còn yếu Khả năngsuy luận chưa tốt Tư duy tìm lời giải còn kém, chưa chính xác với nội dungcủa bài toán; còn sai sót khi thực hành các kĩ năng tính toán để tìm đáp số; sai
do hiểu lầm, hiểu sai các tình huống thực tế
Trong quá trình giải các em không phân tích, không tìm hiểu kỹ đề bài mà
đã vội viết ngay câu lời giải và phép tính nên dẫn tới lời giải hay sai, thực hiệnphép tính cũng không chính xác, còn nhầm lẫn giữa phép cộng, phép trừ, phépnhân và chia, sai tên đơn vị, còn hay dập xóa dẫn đến chất lượng bài làm chưacao
3.2 Khảo sát thực trạng
Với tinh thần đổi mới cách đánh giá HS theo nội dung Thông tư 30/2014,không chấm điểm bằng điểm số, không xếp loại tốt, khá, trung bình, yếu mà chỉnhận xét bằng lời Thực hiện theo tinh thần ấy nên tôi khảo sát bài làm của 30
Trang 9HS lớp 3D là lớp sẽ chọn áp dụng các giải pháp của sáng kiến, cho kết quả nhưsau:
Lớp
Sĩ
số
Bài làmđúng, trìnhbày sạch
Bài làmđúng, sai tênđơn vị
Sai phép tínhhoặc sai câulời giải
Sai cả phéptính và câulời giải
Chỉ có 11 em bài làm đúng, trình bày sạch viết chữ đẹp, 7 em bài làmđúng câu trả lời, đúng phép tính nhưng lại sai tên đơn vị, viết chữ chưa đẹp, 8
em viết sai 1 phép tính hoặc sai 1 câu lời giải Đặc biệt 4 em chữ viết xấu, sai
cả phép tính và câu lời giải, trình bày bẩn, dập xóa
Xuất phát từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng trên, là một GVtrực tiếp giảng dạy lớp 3, để tham gia tích cực, góp phần thúc đẩy mạnh mẽviệc nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng môn toán của lớp, củatrường khiến tôi đi sâu vào nghiên cứu việc nâng cao chất lượng giải toán có lờivăn bằng nhiều biện pháp tích cực, phương pháp cụ thể sao cho phù hợp vớitâm sinh lí HS, góp phần đưa chất lượng học môn Toán của HS tốt hơn Từ đógiúp các em tư duy tốt hơn, tạo điều kiện học các mạch kiến thức khác tốt hơn
4 Các giải pháp thực hiện
4.1 Giải pháp thứ nhất: GV tìm hiểu, nắm chắc nội dung, chương trình, mục tiêu, yêu cầu của môn Toán đối với cấp Tiểu học và đối với lớp mình dạy nói riêng
4.1.1.Tìm hiểu nắm rõ mục tiêu môn Toán ở cấp Tiểu học
Mục tiêu môn Toán ở cấp Tiểu học nhằm giúp HS:
Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, sốthập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơngiản
- Hình thành cá kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứngdụng thiết thực trong đời sống
- Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễnđạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gầngũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tậptoán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoahọc, chủ động, linh hoạt, sáng tạo
4.1.2 Mục tiêu dạy học môn toán lớp 3
Môn Toán lớp 3, giúp HS:
- Biết đếm các số trong phạm vi 100 000
- Biết đọc, viết, so sánh và sắp xếp các số các số trong phạm vi 100 000theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000;
- Biết tính giá trị biểu thức số (có hoặc không có dấu ngoặc);
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính;
Trang 10- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số (trong phạm vi cácphép chia đơn giản đã học);
- Biết đo và ước lượng các đại lượng: độ dài, khối lượng, thời gian, tiềnViệt Nam thường gặp trong cuộc sống hàng ngày;
- Biết đọc, viết, so sánh các đơn vị đại lượng đã học; mối quan hệ giữa cácđơn vị cùng đại lượng; biết chuyển đổi các đơn vị đo;
- Biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian, nhận biết bước đầu về thờiđiểm và khoảng thời gian; biết sử dụng tiền Việt Nam trong sinh hoạt hàngngày…
- Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích(cm2);
- Biết thêm về hình chữ nhật và hình vuông: nhận biết các yếu tố của mộthình (góc, cạnh, đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông Biết tính chu
vi và diện tích của hình chữ nhật và hìmh vuông;
- Bước đầu vận dụng các kiến thức, kĩ năng của môn Toán để giải quyếtcác vấn đề đơn giản thường gặp;
- Giải bài toán có lời văn (có không quá hai bước tính);
- Thực hành xác định góc vuông và góc không vuông bằng ê ke Thựchành vẽ góc vuông, góc không vuông, vẽ hình chữ nhật và hình vuông;
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đúng các thông tin
- Tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán
4.1.3 Tìm hiểu, nắm nội dung chương trình môn Toán lớp 3
Chương trình môn Toán lớp 3 là một bộ phận của chương trình môn Toán
ở Tiểu học Chương trình này tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dụcToán học ở lớp 1 và 2; góp phần thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổthông, nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Sách giáo khoa Toán 3 được biên soạn theo tinh thần đổi mới, làm rõ quátrình hình thành kiến thức, có tác dụng định hướng về cách dạy cho giáo viên.Sách giáo khoa trình bày theo hướng mở, không thông báo tường minhkiến thức tạo cơ hội để học sinh suy nghĩ tìm tòi Hệ thống bài tập đa dạng pháthuy được khả năng sáng tạo của học sinh Như vậy sách giáo khoa Toán 3 có ýnghĩa như một đồ dùng dạy - học quan trọng của HS, GV Biết sử dụng khai
Trang 11thác tác dụng của sách giáo khoa Toán 3 trong dạy – học toán sẽ đem lại hiệuquả cao.
Chương trình nội dung toán lớp 3 gồm có 5 mạch kiến thức:
- Số học
- Đại lượng và đo đại lượng
- Yếu tố hình học
- Yếu tố thống kê
- Giải bài toán có lời văn
Trong năm mạch kiến thức thì các bài toán lời văn đươc sắp xếp xen kẽvới các mạch kiến thức khác
Nội dung chủ yếu dạy học giải toán có lời văn trong Toán 3 bao gồm:
- So sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị;
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị;
- Giải bài toán bằng hai phép tính;
- Giải bài toán có nội dung hình học (tính chu vi, diện tích hình chữ nhật,hình vuông)
Kế thừa bài toán có lời văn ở lớp 1, 2; mở rộng, phát triển nội dung giảitoán phù hợp với sự phát triển nhận thức của HS lớp 3
Đặc biệt là các bài toán giải bằng hai phép tính là dạng toán lời văn mớiđối với học sinh
Dạng bài giải toán hợp lớp 3 được sắp xếp theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn “chuẩn bị học sinh bước vào giải toán hợp”, họcsinh được làm quen với các “tình huống” của bài toán có hai câu hỏi a và b.Giai đoạn 2: Giai đoạn “chính thức học giải toán hợp” Giai đoạn này họcsinh biết thế nào là bài toán hợp (cấu tạo của bài toán gồm hai phần: giả thiết(bài toán cho biết gì) và kết luận (bài toán hỏi gì), muốn đạt được yêu cầu củabài toán thì các em phải tự đi tìm cái mà bài toán không yêu cầu tìm ở phần kếtluận đây là một bước giải mới đối với học sinh lớp 3
4.2 Giải pháp thứ hai: GV nắm vững quy trình giải bài toán có lời văn
Quy trình giải toán có lời văn thường thông qua các bước sau:
Bước 1: Đọc và phân tích đề bài: Trước hết cần đọc cẩn thận đề toán, suynghĩ về ý nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán.Chớ vội tính toán khi chưa đọc kỹ đề toán
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa các đã cho và cái cần tìm
Diễn đạt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ hoặc tóm tắt điều kiện bài toán,hoặc minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ
Bước 3: Lập kế hoạch giải toán
Trang 12HS phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán phải thực hiện phéptính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiện của bài toán có thể biết gì, cóthể làm tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không?Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán
Bước 4: Trình bày bài giải
Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm đáp số Mỗi khi thựchiện phép tính cần kiểm tra đã tính đúng chưa? Phép tính được thực hiện códựa trên cơ sở đúng đắn không?
Bước 5: Kiểm tra
Giải xong bài toán, cần thử lại xem đáp số tìm được có trả lời đúng câuhỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Trong một
số trường hợp, GV nên khuyến khích HS năng khiếu tìm cách giải khác ngắngọn và hay hơn
4.3 Giải pháp thứ ba: Ôn tập, hệ thống lại kiến thức giải toán có lời văn đã học
Hệ thống lại kiến thức ở lớp 1:
Hệ thống lại kiến thức đã học ở lớp 1, 2 là tối cần thiết Ở lớp 1, các em đãhọc các bài toán đơn giản, giải bằng một phép tính cộng hoặc một phép tínhtrừ, chủ yếu là các bài toán thêm bớt một số đơn vị Loại toán này đơn giảnnhưng cũng phải củng cố cho các em nắm vững thì mới làm được các bài toánlớp trên
Ví dụ 1:
Nhà Hà có 6 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà Hỏi nhà Hà có mấy con gà?
Ví dụ 2: Đàn vịt có 4 con ở trên bờ và 5 con ở dưới ao Hỏi đàn vịt có baonhiêu con?
Ví dụ 3: Lớp 1A có 36 bạn, trong đó có 16 bạn nam Hỏi lớp 1A có bao
nhiêu học sinh nữ?
Ví dụ 4: Nhà Hùng có 8 con gà, mẹ đem bán 5 con gà Hỏi nhà Hùng còn mấy con gà?
Đây là những bài toán có dữ kiện cụ thể Các em cần suy nghĩ làm tính
cộng hay tính trừ là đúng và chú ý dựa vào câu hỏi mà trả lời cho đúng
Hệ thống lại kiến thức ở lớp 2:
Ở lớp Hai các em được ôn lại các dạng toán lớp Một và luyện thêm cácdạng toán mới Giải các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ hoặc nhânhoặc chia (trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị; bài toán
nhân, chia)
Ví dụ 1: Thùng to đựng 72lít dầu Thùng bé đựng được ít hơn thùng to 17
lít dầu Hỏi thùng bé đựng được bao nhiêu lít dầu?
Ví dụ 2: Chị hái được 18 quả hồng Mẹ hái được nhiều hơn chị 12 quả
hồng Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả hồng?
Ví dụ 3: Có 45 kg gạo chia đều vào 5 túi Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki lô
-gam gạo?
Trang 13Ví dụ 4: Người ta trồng 40 cây chuối thành các hàng bằng nhau, mỗi hàng
có 5 cây Hỏi trồng được bao nhiêu hàng như thế?
Ví dụ 5: Mỗi đĩa đựng 3 quả cam Hỏi 9 đĩa như thế đựng được bao nhiêu
quả cam?
Đây là các bài toán cũng có dữ kiện cụ thể GV hướng dẫn cho HS nhậnxét dữ kiện, tóm tắt đề toán, tìm ra cách giải, suy nghĩ làm tính cộng hay tínhtrừ hay tính nhân hay tính chia là đúng và chú ý dựa vào câu hỏi mà trả lời chođúng
Bằng cách hệ thống hóa kiến thức đã học ở lớp 1, lớp 2, GV đã giúp cho
HS nắm chắc kiến thức các dạng toán đã học, từ đó các em sẽ học tốt kiến thứctoán lớp 3 Với cách làm này, học sinh mạnh dạn tự tin vào bản thân, dần hamthích giải toán, để thể hiện khả năng của chính mình
Vai trò của người GV rất quan trọng Khi các em phát biểu tìm ra đườnglối giải bài toán, dù đúng hay sai, giáo viên cần phải có lời động viên hợp lí.Nếu học sinh phát biểu sai hoặc chưa đúng, GV cần động viên khuyến khíchcác em bằng các câu nhẹ nhàng, giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được,khích lệ các em để các em không bỏ cuộc, chứ không nên nói “sai rồi, khôngđúng ” gây mất hứng thú học tập của HS, làm cho các em tự ti, chán học
4.4 Giải pháp thứ tư: Phát hiện lỗi sai của HS để đưa ra biện pháp sửa phù hợp
Mặc dù tôi đã hướng dẫn rất kĩ các bước khi giải một bài toán hợp theocác bước sau:
Bước 1: Tóm tắt bài toán
Bước 2: Tìm lời giải cho bài toán
Bước 3: Trình bày bài giải
Bước 4: Viết đáp số
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy khi bước vào dạng toán hợp, học sinh còn
bỡ ngỡ khi trình bày bài giải hoàn chỉnh Khi thực hiện một bài giải thì rấtnhiều em viết sai câu lời giải ở bước giải thứ nhất Bởi vì giai đoạn này nănglực tư duy của các em phát triển không đồng đều, khả năng suy luận còn rấtkém, việc vận dụng tổng hợp kiến thức còn hạn chế Đặc biệt ở lứa tuổi nàycác em còn chủ quan, cho rằng chỉ cần tìm ra đáp số đúng là được, không chú
ý đến việc viết câu lời giải thế nào cho hợp lí
Tất cả các lỗi trên do các em chưa đọc kĩ đầu bài, chưa hiểu rõ nội dungbài toán, chưa tìm ra bài toán cần tìm gì?, một số em khả năng diễn đạt cònhạn chế Mặt khác, có một số học sinh trả lời miệng thì đúng nhưng khi viết lạilúng túng và diễn đạt sai
Thực tế cho thấy khi dạy mảng kiến thức này, giáo viên các lớp chưa thật
sự đi sâu vào phương pháp tìm lời giải, mỗi cô lại hướng dẫn trình bày mộtkiểu, một cách khác nhau, dẫn đến sự bất hợp lí Qua quá trình giảng dạy, tôithấy học sinh thường mắc một số lỗi như sau:
- Lỗi viết câu lời giải chưa đúng ở bước giải thứ nhất:
Ví dụ 1 (bài 3- trang 50): Bao gạo nặng 27kg, bao ngô nặng hơn bao gạo
5 kg Hỏi cả hai bao có tất cả bao nhiêu ki- lô- gam gạo và ngô?
Trang 14Với bài toán trên, có một số học sinh viết câu trả lời ở bước giải thứ nhấtnhư sau:
- Bao ngô nặng hơn bao gạo số ki – lô –gam là:
- Cả hai bao đựng số ki- lô- gam là:
Ví dụ 2 (bài 2 – trang 119): Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài
1215m, đội đã sửa được 31 quãng đường Hỏi đội công nhân đó còn phải sửabao nhiêu mét đường nữa?
Với bài toán trên, một số học sinh viết câu lời giải ở bước giải thứ nhấtnhư sau:
- 31 quãng đường đã sửa là:
- Còn lại quãng đường của đội công nhân là:
Ví dụ 3 (bài 4 – trang 103): Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu,
buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được baonhiêu lít dầu?
Với bài toán trên, có một số học sinh viết câu trả lời ở bước giải thứ nhấtnhư sau:
- Số lít dầu buổi chiều bán gấp 2 lần ở buổi sáng là:
- Số lít dầu bán ở cả hai buổi là:
Ví dụ 4 (bài 4 – trang 120): Một sân vân động hình chữ nhật có chiều
rộng là 95m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng Tính chu vi sân vận động đó? Với bài toán này, có một số học sinh viết câu lời giải ở bước tính thứ nhấtnhư sau:
- Chiều dài gấp ba lần chiều rộng số m là:
- Chu vi sân vận động dài số m là:
Ví dụ 5 (bài 2-trang 129): Muốn lát nền 6 phòng như nhau cần 2550 viên
gạch Hỏi muốn lát nền 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch?
Với bài toán này, một số học sinh viết câu lời giải ở bước tính thứ nhấtnhư sau:
- Số viên gạch xếp đều như nhau là:
- Số viên gạch xếp đều trong 7 căn phòng là:
Tất cả các lỗi trên là do các em chưa đọc kĩ nội dung bài toán, chưa hiểu
rõ bước giải thứ nhất, một số em khả năng diễn đạt còn hạn chế
4.5 Giải pháp tứ năm: Hướng dẫn HS giải các bài toán có lời văn lớp
3 theo bài bản để khắc phục những lỗi sai
Trang 154.5.1 Lựa chọn cách trình bày tóm tắt hợp lý
Như chúng ta đã biết, phần tóm tắt bài toán không phải là một thành phầntrong khâu trình bày bài giải, nhưng là phần quan trọng giúp học sinh có cáinhìn tổng thể về toàn bộ nội dung bài toán, từ đó tìm được mối liên hệ cần thiếtgiữa cái đã cho và cái phải tìm Qua đó, giúp các em biết lựa chọn phép tínhthích hợp Đối với lớp 3 (cũng như đối với học sinh tiểu học nói chung), sửdụng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt là hợp lí nhất Sơ đồ đoạn thẳng không nhữnggiúp các em có một cái nhìn khái quát về bài toán mà còn giúp các em nhận racái đã biết, cái phải tìm và mối liên hệ giữa chúng Trong những trường hợpkhông thể sử dụng được sơ đồ đoạn thẳng thì ta mới nên dùng quy ước bằng lời
cơ sở giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt và giải các bài toán hợp
Các ví dụ minh họa:
Bài toán 1 (bài 3- trang 50): Bao gạo nặng 27kg, bao ngô nặng hơn bao
gạo 5 kg Hỏi cả hai bao có tất cả bao nhiêu ki- lô- gam?
Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi
Bài toán cho biết gì? (Bao gạo nặng 27kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 15kg)
Bài toán hỏi hỏi gì? (Cả hai bao đựng bao nhiêu kg)
Tôi hướng dẫn học sinh tự tóm tắt như sau:
Tóm tắt:
27kg
Bao gạo: 5kg ?kg
Bao ngô:
Bài toán 2 (bài 2 – trang 119): Một đội công nhân phải sửa quãng đường
dài 1215m, đội đã sửa được 31 quãng đường Hỏi đội công nhân đó còn phảisửa bao nhiêu mét đường nữa?
Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Bài toán cho biết gì? (Đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m,
đã sửa được 31 quãng đường)
- Bài toán hỏi gì? (còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa?)
Tôi hướng dẫn học sinh tự tóm tắt như sau:
Tóm tắt:
Phải sửa: 1215m
Đã sửa : 31quãng đường
Trang 16Bài toán 3 (bài 4 – trang 103): Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l
dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán đượcbao nhiêu lít dầu?
Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Bài toán cho biết gì? (buổi sáng bán được 432l dầu, buổi chiều bán được
gấp đôi buổi sáng)
- Bài toán hỏi gì? (Cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?)
Từ đó tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán như sau:
Bài toán 4: Một sân vân động hình chữ nhật có chiều rộng là 95m và
chiều dài gấp 3 lần chiều rộng Tính chu vi sân vận động đó?
Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
- Bài toán cho biết gì? (sân vận động hình chữ nhật, có chiều rộng 95m,chiều dài gấp 3 lần chiều rộng)
- Bài toán hỏi gì? (Tính chu vi sân vận động)
Từ đó hướng dẫn học sinh viết tóm tắt:
Tóm tắt
Chiều rộng : 95m
Chiều dài gấp : 3 lần
Chu vi : … mét?
Bài toán 5 (bài 2-trang 129): Muốn lát 6 nền phòng như nhau cần 2550
viên gạch Hỏi muốn lát nền 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch? Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Bài toán cho biết gì? (lát 6 nền phòng như nhau cần 2550 viên gạch)
Bài toán hỏi gì? (lát nền 7 căn phòng cần bao nhiêu viên gạch)
Từ đó hướng dẫn học sinh viết tóm tắt
Tóm tắt:
6 phòng : 2550 viên gạch
7 phòng : …… viên gạch?
Lưu ý: Khi hướng dẫn HS vẽ sơ đồ, GV cần lưu ý các em dóng thẳng các
vị trí đầu mút có giá trị so sánh Với các bài toán dạng chia phần hoặc gấp,giảm, các đoạn thẳng tỉ lệ được chia đều trên sơ đồ cần đảm bảo tính chính xáctuyệt đối (sử dụng thước có chia vạch cm hoặc dòng kẻ ô li) Còn những bài
Trang 17toán dạng hơn, kém (hoặc nhiều hơn, ít hơn) thì các phần được chia ra chỉmang tính ước lệ song cũng phải đảm bảo được sự chính xác tương đối (ướclượng bằng mắt)
Khi hướng dẫn HS đặc biệt quan tâm đến HS trung bình và yếu để kịp thờigiúp đỡ các em
4.5.2 Hướng dẫn HS viết câu lời giải (Câu trả lời):
Ở lớp Ba, các bài toán hợp chỉ dừng lại ở 2 bước tính Vấn đề mấu chốtkhi dạy HS giải các bài toán này nằm ở chính đặc điểm của dạng toán Đó làlàm sao cho HS nhận biết được đó là một bài toán hợp (bài toán phải giải bằng
2 phép tính) Thực tế cho thấy, rất nhiều HS sau khi đọc xong một đề toán hợp,không biết rằng bài toán cần phải giải bằng 2 bước tính Thế là tóm luôn câuhỏi để đặt câu trả lời, để rồi chẳng biết phải chọn phép tính nào cho đúng Đểgiúp HS tránh được sai sót này, giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi
để giúp HS đi tìm lời giải của bài toán Đây chính là quá trình phân tích bàitoán để tìm câu trả lời Nói chính xác là để tìm đúng thứ tự của 2 bước tính.Quá trình phân tích bài toán hai phép tính ta tách một bài toán hợp (mà HSchưa giải được) thành 2 bài toán đơn (loại toán mà HS quá quen thuộc) Điềunày sẽ giúp HS dễ dàng giải chính xác bài toán
Quá trình phân tích bài toán để tìm lời giải phải theo kiểu đi ngược từ câuhỏi đến cái đã cho Nhưng trong thực tế, rất nhiều giáo viên đều có chungphương pháp là hướng dẫn học sinh đi xuôi từ cái đã cho đến câu hỏi
Ví dụ:
Bài toán 1 (bài 3- trang 50): Bao gạo nặng 27kg, bao ngô nặng hơn bao
gạo 5 kg Hỏi cả hai bao có tất cả bao nhiêu ki- lô- gam gạo và ngô?
GV thường hướng dẫn học sinh giải từng bước như sau:
- Bài toán cho biết gì ? (Bao gạo nặng 27kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5kg)
Vậy muốn biết ngô nặng bao nhiêu ki – lô- gam em làm thế nào?
Bài toán 1: Tìm số kg ngô
Bài toán 2: Tìm số kg ở cả hai bao
Kết hợp (tổng hợp) lại ta có cách giải bài toán đã cho Song cách làm nàykhông đặc trưng cho phương pháp tìm cách giải của các bài toán trong toán học
và trong thực tế Do đó, nó không giúp học sinh nắm được đường lối chung đểgiải các bài toán, không giúp HS giải được các bài toán khó hơn trong toán học
và trong cuộc sống sau này Tuy vậy, phương pháp này lại có thể áp dụng hữuhiệu cho những HS yếu kém, bởi ở những HS này, kĩ năng phân tích và tổnghợp rất hạn chế, cần dẫn dắt từng bước nhỏ thì các em mới hiểu ra vấn đề Vì
Trang 18vậy, GV cần có sự điều chỉnh trong cách dạy và nên nhớ chỉ nên dùng một cáchrất hạn chế phương pháp trên.
Vậy để giúp HS tìm ra lời giải của bài toán, GV cần hướng dẫn HS suynghĩ đi từ câu hỏi của bài toán đến những cái đã cho Cách phân tích bài toánnhư vậy có làm cho HS hơi mệt óc vì phải động não, song đổi lại, các em sẽ trởnên thông minh hơn, đầu óc sẽ dần dần tinh tế hơn Vì vậy, nên sử dụng cách
đó thường xuyên Đặc biệt, với những đối tượng HS khá, giỏi thì đây là phươngpháp hữu hiệu nhất Với những phương pháp này thì bài toán 1 (Tr50 – Toán 3)(đã nêu ở trên) ta có thể hướng dẫn học sinh suy nghĩ như sau:
- Bài toán đã cho biết gì ? ((Bao gạo nặng 27kg, bao ngô nặng hơn baogạo 5 kg)
- Bài toán hỏi gì ? (Cả hai bao đựng bao nhiêu kg?)
Đây là 2 câu hỏi giúp HS nắm rõ đâu là điều kiện của bài toán (cái đãbiết), đâu là câu hỏi của bài toán (cái cần tìm) nên GV cần cho vài HS nhắc lại
để các em nắm chắc nội dung cũng như yêu cầu của đề)
- Muốn biết cả hai bao nặng bao nhiêu ki – lô - gam em làm thế nào?
(Lấy số ki – lô - gam ở bao gạo cộng với số li – lô - kam ở bao ngô)
- Số kg ở bao gạo đã biết chưa ? ( Biết rồi: 27kg)
Số kg ngô biết chưa ? (Chưa)
- Vậy muốn biết số kg ở bao ngô em làm thế nào?
(Lấy số kg ở bao gạo cộng với 5)
Vậy để giải bài toán này, trước hết ta phải đi tìm cái gì?
(Trước hết ta phải tìm số kg ngô ở bao ngô)
- Em đạt câu lời giải cho bước tính thứ nhất: (Bao ngô nặng số ki – lô – gam là:)
- Còn câu lời giải ở bước tính thứ hai, các em chỉ cần dựa vào câu hỏi củabài toán để viết câu lời giải: (Cả hai bao gạo và ngô nặng số ki – lô – gam là:)
- Quá trình suy nghĩ trên không những giúp HS tách được bài toán đã chothành hai bài toán đơn (loại toán các em đã quá quen thuộc) mà còn giúp các
em biết cần phải suy nghĩ từ đâu và thứ tự thực hiện các bước như thế nào
Bài toán 2: (trang 119- Toán 3): Một đội công nhân phải sửa quãng
đường dài 1215m, đội đã sửa được 31 quãng đường Hỏi đội công nhân đó cònphải sửa bao nhiêu mét đường nữa?
Hướng dẫn học sinh suy nghĩ như sau:
- Bài toán cho biết gì? (Đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m,đội đã sửa được 31 quãng đường)
- Bài toán hỏi gì? (đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đườngnữa)
Muốn biết quãng đường còn phải sửa ta làm thế nào? (Ta lấy quãngđường phải sửa trừ đi quãng đường đã sửa)
Quãng đường phải sửa biết chưa? (biết rồi: 1215m)
Quãng đường đã sửa biết chưa? (chưa biết)
Trang 19Vậy muốn tìm quãng đường còn phải sửa ta phải biết gì? (tìm số métđường đã sửa).
Tìm quãng đường đã sửa ta làm thế nào? ( lấy 1215 chia cho 3)
Đặt câu lời giải cho bước tính thứ nhất:
Số mét đường đội công nhân đã sửa là:
- Còn câu lời giải ở bước tính thứ hai, các em chỉ cần dựa vào câu hỏi củabài toán để viết câu lời giải: (Quãng đường đội công nhân còn phải sửa là:)
Bài toán 3 (bài 4 – trang 103): Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l
dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán đượcbao nhiêu lít dầu?
Hướng dẫn học sinh suy nghĩ như sau:
Bài toán cho biết gì? (buổi sáng bán được 432l dầu, buổi chiều bán được
gấp đôi buổi sáng)
Bài toán hỏi gì? (Cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu)
Muốn biết số lít dầu cửa hàng bán trong cả hai buổi ta làm thế nào? (ta lấy
số lít dầu bán được trong buổi sáng cộng với số lít dầu bán được trong buổichiều)
Số lít dầu bán trong buổi sáng biết chưa? (biết rồi: 432 l)
Số lít dầu bán trong buổi chiều biết chưa? (chưa biết)
- Khi giải bài toán này, trước hết ta phải tìm cái gì? (Trước hết ta phải tìm
số lít dầu bán trong buổi chiều)
- Vậy muốn biết số lít dầu bán trong buổi chiều ta làm thế nào? (Ta lấy sốlít dầu bán trong buổi sáng nhân với 2)
- Đặt câu lời giải cho bước tính thứ nhất:
(Số lít dầu cửa hàng bán trong buổi chiều là: Hoặc Buổi chiều cửa hàngbán được số lít dầu là)
- Còn câu lời giải ở bước tính thứ hai, các em chỉ cần dựa vào câu hỏi củabài toán để viết câu lời giải:
(Số lít dầu cửa hàng bán được trong cả hai buổi là: Hoặc Cả hai buổi cửahàng bán được số lít dầu là:)
Bài toán 4: Một sân vân động hình chữ nhật có chiều rộng là 95m và
chiều dài gấp 3 lần chiều rộng Tính chu vi sân vận động đó?
Hướng dẫn học sinh suy nghĩ như sau:
Bài toán cho biết gì? (sân hình chữ nhật: chiều rộng 95m, chiều dài gấp 3lần chiều rộng)
Bài toán hỏi gì? (tính chu vi sân vận động đó?)
Muốn tính chu vi sân vận động đó ta làm thế nào? (Ta lấy chiều dài cộngvới chiều rộng rồi nhân với 2)
Chiều rộng biết chưa? (biết rồi: 95m)
Chiều dài biết chưa? (chưa biết)
Khi giải bài toán này, trước hết ta phải tìm cái gì? (tìm chiều dài sân vậnđộng đó)
Tìm chiều dài sân vận động ta làm thế nào? (ta lấy chiều rộng nhân với 3)Đặt câu lời giải cho bước tính thứ nhất: (Chiều dài sân vận động là:)