Qua học giải Toán, giáo viên từng bước giúp học sinh phát triển tư duy, đồng thời rèn luyện những đức tính và phong cách làm việc của con người lao động thế kỷ XXI tính nhanh nhẹn, hoạt
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT TÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1
Người thực hiện: Vi Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cát Tân
huyện Như Xuân - Thanh Hóa
SKKN thuộc môn: Toán
NHƯ XUÂN NĂM 2017
Trang 2
MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của giải Toán có lời văn ở Lớp 1
2.2 Thực trạng của việc dạy và học dạng Toán có lời văn ở Lớp
1 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để nang cao chất lượng giải Toán
có lời văn ở Lớp 1.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN
1 2 2 2
2
3 - 4
4 - 11
11 - 13
13 - 14
14 - 15
Trang 3
1 MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Để hoà chung với sự đi lên của toàn cầu, đất nước đang chuyển mình trong xu thế đổi mới và phát triển chủ của toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực Để bước sang một thời đại mới, một thế kỷ mới Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin với mục tiêu xây dựng đất nước ta: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Để theo kịp với các nước tiên tiến trên thế giới, ngành giáo dục đã
có đổi mới trong việc dạy và học
Chương trình dạy học ở Tiểu học rất quan tâm rèn luyện cho học sinh phát triển toàn diện các mặt: Đức, trí, thể, mỹ trong đó trọng tâm là giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ học sinh Có thể nói, Toán học là một trong những bộ môn có vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh phát triển trí tuệ của mình Bởi vì, dạy học Toán và nhất là giải Toán, đòi hỏi học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và kỹ năng đã có vào các tình huống khác nhau Học giải Toán học sinh phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo để phát hiện những dữ kiện, điều kiện chưa được đưa ra môt cách tường minh Vì vậy, có thể nói giải Toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của trí tuệ học sinh Qua học giải Toán, giáo viên từng bước giúp học sinh phát triển tư duy, đồng thời rèn luyện những đức tính và phong cách làm việc của con người lao động thế
kỷ XXI tính nhanh nhẹn, hoạt bát, tính làm việc có kế hoạch, tính chăm chỉ cận thận, thói quen làm việc xét đoán có căn cứ khoa học, có kiểm tra kết quả cuối cùng, từng bước hình thành phát triển và rèn luyện thói quen suy nghĩ làm việc học độc lập, linh hoạt sáng tạo …
Trong quá trình học tập, giải Toán giúp học sinh tạo thói quen không thoả mãn với kết quả tìm ra để học sinh say mê tìm tòi hơn nữa
Quá trình dạy học giải Toán giúp học sinh biết trình bày bài làm rõ ràng, mạch lạc, khoa học, đúng quy cách; biết sử dụng câu lời giải phù hợp Từ đó giúp học sinh hiểu cái hay, cái đẹp trong Toán học
Vì ý nghĩa giáo dục nhiều mặt của dạy học Toán nói chung, giải Toán nói riêng, mà trong quá trình dạy học giải Toán phải làm sao cho các em thành thạo các bài toán có lời văn trong chương trình Lớp 1 là một việc làm cần thiết mà chúng ta phải bồi dưỡng cho học sinh để làm nền tảng, tạo đà cho các lớp trên Thực tế giảng dạy Toán Lớp 1 cho thấy, việc dạy học sinh giải toán có lời văn là việc làm khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan để khắc phục khó khăn đó Đồng thời, phối hợp vận dụng những kinh nghiệm của bản thân với kiến thức và phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt Ngoài ra, phải nắm vững và phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ học sinh, dạy học phải biết cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh để giúp học sinh có khả năng phát triển tối đa hoạt động trí tuệ của mình Đấy là mục đích cuối cùng của
việc dạy học Toán Do đó, tôi chọn nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 1” để tìm ra những biện pháp hữu
Trang 4hiệu nhằm khắc phục các mặt hạn chế, giúp cho việc giải Toán có lời văn của học sinh Lớp 1 đạt hiệu quả cao
- Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm biện pháp giúp học sinh giải Toán;
+ Trang bị thêm kiến thức cho bản thân
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn cho 15 học sinh lớp 1B Trường Tiểu học Cát Tân - Như Xuânnăm học 2016 - 2017;
+ Những nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tốt biện pháp nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn cho học sinh Lớp 1, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu cơ sơ lí luận;
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp khảo sát, thực nghiệm.
2 NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1
2.1 Cơ sở lí luận của việc giải Toán có lời văn cho học sinh Lớp 1
Trong phân phối chương trình Toán 1, nội dung giải Toán có lời văn chính thức ở tuần 22 mới có bài cụ thể, vì giai đoạn này học sinh đã học gần hết các vần, đọc được tương đối nhiều từ ngữ Nhưng trước đó (từ bài phép cộng trong phạm vi
4 ở tuần 7) học sinh đã được làm quen với dạng Toán giải ở mức độ quan sát tranh, nêu miệng bài toán rồi mới viết phép tính thích hợp vào các ô trống; và đến tuần thứ 16 học sinh tiếp tục được làm quen dạng toán này dựa vào tóm tắt bài toán để viết phép tính Như vậy có thể nói, mạch Toán có lời văn xuyên suốt và chiếm lĩnh thời lượng tương đối lớn ở sách Toán 1 Vì vậy, để nâng cao chất lượng giải Toán
có lời văn cho học sinh Lớp 1 cần có những giải pháp hữu hiệu nhất
Môn Toán, đặc biệt là giải Toán có lời văn còn góp phần giáo dục ý thức tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới Bậc Tiểu học, một yêu cầu quan trọng là dạy cho trẻ cách học nhằm xây dựng cho học sinh những kỹ năng cơ sở giao tiếp; đặc biệt, giải Toán có lời văn giúp học sinh phát triển về nhân cách, óc sáng tạo một cách nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và chất lượng hơn
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học, tạo điều kiện để cá thể hoá dạy học và khuyến khích dạy học phát triển ra nội dung của bài học
Trang 52.2 Thực trạng của việc dạy và học về dạng Toán có lời văn Lớp 1 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm trước, khi dạy các dạng Toán có lời văn cho học sinh Lớp
1, tôi rút ra những nhận xét sau đây:
2.2.1 Về phía giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã chú ý đến việc phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh tự tìm ra tri thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên Hình thức dạy học đa dạng, phong phú, các trò chơi đã được đưa vào dạy học một cách
có hiệu quả nhằm giúp học sinh "học mà chơi, chơi mà học”, từ đó giúp học sinh
nắm chắc bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái
Bên cạnh đó vẫn còn có phần ít giáo viên do tuổi tác, do trình độ nhận thức nên việc sáng tạo trong dạy học vẫn có phần hạn chế Chủ yếu là chuyển tải nội dung trong Sách giáo khoa, hình thức dạy học tẻ nhạt Quy trình lên lớp chủ yếu rập khuôn vào Sách giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nên học sinh chưa thực sự ham học; phương pháp dạy học của giáo viên chưa phù hợp với trình
độ và tâm lí học sinh, đôi khi còn máy móc, cứng nhắc chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh
2.2.2 Về phía học sinh:
Đối với học sinh Lớp 1, tư duy logic chưa phát triển, cơ bản là tư duy cụ thể nên giải các bài Toán có lời văn đối với các em là rất khó khăn, tỉ lệ làm đúng còn
ít và chưa chặt chẽ Trong thực tế ở Trường Tiểu học Cát Tân, việc giải các bài tập
về dạng Toán có lời văn ở Lớp 1 học sinh còn lúng túng rất nhiều Đa số các em đọc đề là làm ngay, bỏ qua các bước giải Toán có lời văn Tỉ lệ biết tóm tắt bài toán còn thấp, cách giải nghèo nàn, thậm chí bị bế tắc khi giải bài toán
Thực tế giảng dạy cho thấy nguyên nhân chủ yếu các em vấp phải khi giải Toán có lời văn:
+ Nguyên nhân 1: Các em chưa đọc kỹ đề bài.
+ Nguyên nhân 2: Phần lớn các em chưa biết sàng lọc những yếu tố nào cơ
bản, yếu tố nào không cơ bản cần phải loại bỏ để tóm tắt bài toán
+ Nguyên nhân 3: Các em chưa biết phát hiện từ "chìa khoá", dẫn đến làm sai
phép tính
+ Nguyên nhân 4: Khi viết câu lời giải của bài toán các em chưa biết dựa vào
câu hỏi làm câu lời giải cho bài toán
Đứng trước thực trạng đó, tôi băn khoăn trăn trở phải làm thế nào để chất lượng môn Toán năm sau cao hơn năm trước, nhất là giải Toán có lời văn Qua theo dõi chất lượng môn Toán ở lớp 1A (Tổng số học sinh: 24 em) trong năm học
2015 – 2016 tôi tổng hợp được như sau:
Trang 6MỨC ĐỘ
HỌC KÌ I HỌC KÌ II
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, chất lượng môn Toán cuối kỳ I cao hơn ở học
kỳ II Vì sao vậy?
Như đã nói trước, ở tuần 22 học sinh bắt đầu học sinh giải Toán có lời văn và khoảng tuần thứ 25 và 26 là thi học kỳ II để kiểm tra chất lượng Như vậy rõ ràng chất lượng thấp ở học kỳ II có phần do có bài toán giải có lời văn Xem thực tế bài làm của học sinh nhiều em bị mất điểm ở bài Toán giải có lời văn
Để khắc phục được các nguyên nhân trên, tôi đã trăn trở tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm trong việc giải Toán có lời văn
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn
ở Lớp 1
2.3.1 Về giải pháp:
- Nghiên cứu dạng giải Toán có lời văn trong chương trình Toán 1.
Ở phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến một mảng kiến thức trong Sách giáo khoa Toán lớp 1, đó là nội dung giải Toán có lời văn, bao gồm:
+ Nhận biết về bài toán có lời văn
+ Biết giải các bài toán đơn về thêm, bớt
+ Biết trình bày bài giải
- Tìm hiểu đối tượng học sinh.
+ Tâm lý học sinh:
Với đối tượng là học sinh Lớp 1, các em bắt đầu bước vào môi trường mới, có quá nhiều điều lạ lẫm với các em, tâm lý lo âu, sợ sệt, rụt rè, ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập
Theo Tâm lý học thì nhận thức của các em chủ yếu thông qua con đường từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Dưới tác động của việc học tập tư duy của trẻ đang phát triển
+ Trình độ học sinh:
Có thể nói học sinh Lớp 1 như một tờ giấy trắng Giờ đây các em mới bắt tay vào học tập, lĩnh hội trí thức và hầu như các hoạt động học tập của các em chưa được làm quen Về kinh nghiệm và vốn sống quá ít ỏi Do vậy, đối tượng này giáo viên phải thật bình tĩnh, không được nôn nóng, mà phải tác động dần dần trong quá trình học tập mới mong đạt kết quả cao
Trang 7Để bước đầu học sinh Lớp 1 thực hiện giải Toán có lời văn, yêu cầu học sinh biết cách tìm hiểu đề, học sinh cần nhận thức đúng đắn về việc tìm hiểu đề, tóm tắt
và phân tích đề, thực hiện lời giải và giải bài toán
- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy về dạng giải Toán có lời văn.
Để giúp các em giải Toán có lời văn đạt kết quả cao, trước hết người giáo viên cần nghiên cứu bài dạy ở Sách giáo viên và Sách giáo khoa Ngoài ra, còn tìm hiểu thêm ở các tài liệu có liên quan như: Tập san, sách nâng cao, tài liệu dạy lớp 1 theo chương trình Tiểu học mới Hơn nữa, giáo viên cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học như: Bộ đồ dùng biểu diễn, tranh minh hoạ, vật thật và tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho bản thân
Giáo viên là người định hướng, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức Do đó giáo viên phải nhận rõ vai trò và nhiệm vụ mới của mình, tránh làm thay việc của các em
Xác định phương pháp và hình thức dạy học cụ thể:
+ Phương pháp: Nêu vấn đề; Quan sát - hỏi đáp; Luyện tập - thực hành
+ Hình thức: Cá nhân; Nhóm; Toàn lớp
Các phương pháp và hình thức tổ chức phải được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt
Xác định rõ về hai dạng giải Toán có lời văn:
+ Dạng 1: Bài toán về thêm một số đơn vị.
+ Dạng 2: Bài toán về bớt một số đơn vị.
Xác định các hoạt động dạy học về giải Toán có lời văn:
+ Bước 1: Tìm hiểu và tóm tắt bài toán;
+ Bước 2: Phân tích các bài toán;
+ Bước 3: Trình bày bài toán;
+ Bước 4: Kiểm tra, đánh giá bài giải.
2.3.2 Về các biện pháp tổ chức thực hiện
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức các dạng Toán đơn về cộng, trừ.
Trường hợp 1 : " Tìm tổng khi biết hai số"
Ví dụ 1: Bài 4, trang 125 Toán 1
Đoạn thẳng AB dài 3cm và đoạn thẳng BC dài 6cm Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy xăng-ti-mét?
Bước 1: Tóm tắt bài toán.
A 3cm B 6cm C
cm?
Trang 8Bước 2: Bài giải:
§o¹n th¼ng AC dài số cm là:
3 + 6 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm
Ví dụ 2: Một hộp bút có 12 bút xanh và 3 bút đỏ Hỏi hộp đó có tất cả bao
nhiêu cái bút?
Bước 1 : Tóm tắt bài toán.
Có : 12 bút xanh
Có : 3 bút đỏ
Có tất cả: … cái bút ?
B íc 2 : Bài giải
Có tất cả số bút là :
12 + 3 = 15 (cái bút)
Đáp số : 15 cái bút
Trêng hîp 2 : " Tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ".
Ví dụ : Bài tập 2 – trang 149 - Toán 1
An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi Hỏi An còn lại mấy quả bóng?
Bước 1: Tóm tắt bài toán.
An có : 8 quả bóng
Thả đi : 3 quả bóng
Còn lại … quả bóng ?
Bước 2: Bài giải:
Số bóng An còn lại là:
8 – 3 = 5 (quả bóng)
Đáp số: 5 quả bóng
Nhận xét : Trong chương trình học Toán của Lớp 1 hiện nay, chỉ có hai loại
toán bài giải như vừa nêu trên Thực tế đây là bài thuộc dạng Toán đơn giản nhất
của kiểu bài: Giải bài Toán có lời văn Chính vì thế khi dạy, giáo viên cần khắc
sâu cho học sinh biết mối quan hệ giữa các thành phần trong đề toán Từ đó để tìm
ra thành phần chưa biết dựa trên các thành phần đã biết, như thế là ta đã giúp học sinh trả lời câu hỏi của đề toán
Trong thực tiễn ở các trường Tiểu học, khi dạy cho học sinh giải các bài toán
có lời văn, các em còn rất lúng túng trong việc ghi tóm tắt bài toán, cách trình bày
và nhất là tìm ra được câu lời giải thích hợp với mỗi đề toán Chỉ có 10 - 15 % học sinh có thể tự ghi tóm tắt và tìm được câu lời giải thích hợp, còn đa số học sinh không tóm tắt đề bài mà dập khuôn từ một dạng nào đó áp dụng vào giải các bài tập nên kết quả chưa cao
Trang 9Các em chưa biết dựa vào tóm tắt và chưa thấy được tầm quan trọng của việc tóm tắt, đây là bước đầu tiên, quyết định cách giải bài toán
Qua các vấn đề trình bày trên đây và những khó khăn mà học sinh mắc phải khi giải bài Toán có lời văn, tôi xin củng cố lại một số mẹo nhỏ bên cạnh đường lối chung như sau:
Biện pháp 2: Giúp học sinh tìm ra các bước, tiến hành giải bài Toán có lời văn.
Từ các ví dụ cụ thể và qua việc học sinh thực hành làm bài tập, giáo viên giúp học sinh tiến hành giải bài Toán có lời văn qua 4 bước sau:
1 Đọc - tìm hiểu bài toán;
2 Tóm tắt bài toán;
3 Phân tích các đại lượng liên quan;
4 Thực hiện bài giải
Bước 1: Yêu cầu học sinh nhất thiết phải đọc kỹ đề bài (3 lần trở lên), tìm hiểu
để biết được cái đã cho và cái phải tìm, đến đây là điều quan trọng không thể bỏ qua được Giáo viên cần nhắc nhở học sinh tránh thói quen xấu là vừa đọc đầu bài xong hoặc chưa hiểu kỹ bài đã vội vàng giải toán Như vậy là không tránh khỏi sự
bế tắc khi giải toán hoặc làm lạc đề toán
Để giúp học sinh hiểu rõ đề hoặc tránh việc học sinh bỏ qua việc tìm hiểu đề, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi để giúp học sinh hiểu đề hơn
Ví dụ:
+ Bài toán cho biết những gì?
Hay: Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
Cũng có thể yêu cầu học sinh nhắc lại đề toán mà không cần phải nhìn sách
vở Nếu các em nhớ đề, đọc lại được cũng có nghĩa là các em đã hiểu đề
Bước 2: Tóm tắt bài toán.
Đây là bước rất quan trọng nó là kết quả ban đầu của bước 1; lúc này bài toán được tóm gọn lại, chủ yếu bằng lược đồ đơn giản Nhờ đó mà mối quan hệ giữa các
số đã cho và số phải tìm hiện rõ hơn, dễ hiểu hơn
Học sinh cần tóm tắt được bài toán, biết phân tích tổng hợp, xác định được yêu cầu của bài ra, tìm ra cách giải thích hợp
Ở chương trình Lớp 1, giáo viên dạy cho học sinh những cách tóm tắt như sau:
+ Tóm tắt bằng chữ :
Ví dụ: Mai gấp được 6 cái thuyền, Hà gấp được 3 cái thuyền Hỏi 2 bạn gấp
được mấy cái thuyền?
Trang 10
Tóm tắt: Mai gấp : 6 cái thuyền.
Hà gấp : 3 cái thuyền
Có tất cả … cái thuyền ?
+ Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Ví dụ: 6 cái thuyền 3 cái thuyền
.cái thuyền?
+ Tóm tắt bằng sơ đồ ven :
Ví dụ: Hằng có 7 quả cam, Nga có 2 quả cam Hỏi cả hai bạn có tất cả bao
nhiêu quả cam?
+ Tóm tắt bằng chữ và dấu : (Thường là mũi tên hoặc dấu ngoặc)
Ví dụ : Lan có 10 điểm 9 và 8 điểm 10, Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu điểm 9, 10 ?
Tóm tắt:
Có 10 điểm 9
Có 8 điểm 10
Trên đây là 4 cách tóm tắt bài toán mà tôi thường áp dụng để dạy học sinh Lớp 1 Tuy nhiên đối với học sinh Lớp 1 hiện nay thì kiểu tóm tắt bằng chữ là chủ yếu và thông dụng nhất Các cách tóm tắt trên giúp cho các em học sinh dễ hiểu và khi học sinh đã tóm tắt được bài toán thì các em sẽ dễ dàng tìm ra cách giải
Bước 3: Phân tích đề bài toán.
Đây là bước quan trọng trong quá trình giải Toán tập trung cao độ tư duy của học sinh Để lập được mối liên quan giữa các đại lượng, trong bước này giáo viên giúp các em biết suy luận Muốn biết được yêu cầu của đề bài là gì thì ta phải làm như thế nào?
Để thực hiện được điều đó, giáo viên cần tổ chức cho học sinh đọc kỹ đề toán,
hiểu rõ một số từ khóa quan trọng như: “Thêm, và, tất cả,…” hoặc “Bớt, bay đi,
ăn mất, còn lại,…” (Có thể quan sát tranh vẽ để hỗ trợ)
Điểm 9, 10 ?