Trong giảng dạy không ít giáo viên còn băn khoăn về cách thức hướng dẫn cách vẽtheo mẫu để học sinh nắm bắt được cách vẽ và vẽ bài tự tin, thoải mái, sắp xếp hình phù hợp với khuôn khổ g
Trang 1I.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
I.3 Đối tượng nghiên cứu
I.4 Phạm vi nghiên cứu
I.5 Phương pháp nghiên cứu
II PHẦN NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lí luận
347262929
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ cấp tiểu học với chương trình mới, các môn nói chung và môn
Mĩ thuật nói riêng được xây dựng một cách hợp lý, khoa học, đáp ứng mục tiêu đào tạo và được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng, phù hợp với xu thế hội nhập Trong đó, phân môn vẽ theo mẫu có vị trí hết sức quan trọng Vẽ theo mẫu giúp học sinh nắm được đặc điểm, hình dáng, cấu trúc của đồ vật thông qua việc so sánh, phân tích tổng hợp khái quát Học sinh được rèn luyện
kỹ năng miêu tả đồ vật bằng đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc Kiến thức
và kỹ năng của vẽ theo mẫu hỗ trợ rất nhiều cho các phân môn khác như : Kiến thức, kỹ năng sắp xếp bố cục, vẽ hình, tỉ lệ, tương quan đậm nhạt, màu sắc, không gian, ánh sáng được vận dụng trong các phân môn vẽ tranh, trang trí
Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng
cơ bản về nghệ thuật tạo hình Trên cơ sở những kĩ năng cơ bản đó, người học
Mĩ thuật nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của đồ
vật, hình thành ở học sinh biểu tượng trọn vẹn về đồ vật ( hình dáng, cấu trúc, chấtliệu, màu sắc) Những biểu tượng đó là cơ sở hết sức cần thiết cho sự phát triểnkhả năng sáng tạo ở các phân môn khác…
Trong giảng dạy không ít giáo viên còn băn khoăn về cách thức hướng dẫn cách vẽtheo mẫu để học sinh nắm bắt được cách vẽ và vẽ bài tự tin, thoải mái, sắp xếp hình phù hợp với khuôn khổ giấy vẽ với bố cục đẹp, đậm nhạt hài hòa Tạo được
sự hứng thú cho học sinh với những bài vẽ theo mẫu, tạo được không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, đưa ra được đồ dùng trực quan hợp lí, ấn tượng, bám sát nội dung bài vẽ Học sinh cảm được bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc,
có khả năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh Tuy nhiên Đây là một nội dung hoàn toàn mới mẻ đối với giáo viên Trong khi đó, sách giáo viên và
Vở tập vẽ chỉ cung cấp cho giáo viên một số kiến thức sơ đẳng về cách hướng dẫn
vẽ tranh chung chung nên một số giáo viên còn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc
Là một giáo viên dạy chuyên bộ môn Mĩ thuật, trong quá trình giảng dạy tôi luôn trăn trở làm thế nào để khi lên lớp, giáo viên có đủ khả năng tổ chức cho học sinh học tập, nắm bắt cách vẽ theo mẫu và thực hành một cách thấu đáo những nội dungnói trên Nhận thức được vai trò của phân môn vẽ theo mẫu cũng thấy được những thực trạng, tồn tại trong việc giảng dạy phân môn này ở lớp 3, Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu tôi
mạnh dạn đưa ra đề tài : “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu”.
I.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu : Để học sinh học Mĩ thuật ngoài hứng thú ra còn có khả năng biểu hiện cái đẹp và cảm thụ cái đẹp
Nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về nghệ thuật tạo hình
Học sinh có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của đồ vật, hình thành ở học sinh biểu tượng trọn vẹn về đồ vật (hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc)
Trang 3Phân biệt được hình dáng, đặc điểm của mẫu, nắm được các bước theo mẫu và vẽ được mẫu thật theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của học sinh.
Phát triển năng lực tư duy trong học tập, trong sinh hoạt Mĩ thuật, tiếp cận với thực tế xung quanh
Yêu mến và cảm nhận những hình ảnh màu sắc trong vẽ theo mẫu, góp phần động viên học sinh phát huy tính chủ động
Nhiệm vụ : Tìm giải pháp nâng cao chất lượng về vẽ theo mẫu ở lớp 3 cấp Tiểu học
I.3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối lớp 3 (năm học 2013 – 2014) của trường TH Krông Ana
I.4 Phạm vi nghiên cứu
Các bài vẽ theo mẫu của chương trình lớp 3
Kĩ năng vẽ theo mẫu của học sinh
I.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Điều tra thực trạng
Phương pháp quan sát
Phương pháp thảo luận
Phương pháp thực nghiệm
II PHẦN NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lí luận
Vẽ theo mẫu ở tiểu học là một phân môn quan trọng, phân môn này tạo nên ý thức quan sát để cảm nhận cái đẹp, cái mĩ của sự vật hiện tượng Đó sẽ là một trong những kiến thức ban đầu quan trọng của chương trình Mĩ thuật tiểu học, và từ đây,
sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh họat hàng ngày Kiến thức vẽ theo mẫu ở tiểu học, cũng như các phân môn khác của bộ môn
Mĩ thuật đều được thiết kế theo chương trình đồng tâm từ dễ đến khó, đó không phải là những mẫu vẽ, bài vẽ đòi hỏi trình độ cao siêu mà được bắt đầu từ cách vẽ những nét thẳng, nét cong (đối với lớp 1), vẽ theo mẫu với các vật mẫu đơn giản như cái mũ, giỏ xách (đối với lớp 2) Đến lớp 3, các mẫu vẽ có nhiều chi tiết hơn
và bước đầu yêu cầu về bố cục, cách vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc bằng màu Đồng thời, việc vẽ theo mẫu ở lớp 3 làm nền tảng cho việc vẽ các mẫu phức tạp hơn ở các lớp sau
Học vẽ theo mẫu học sinh được quan sát mẫu thực và nhận xét mẫu để rồi mô phỏng lại mẫu một cách tương đối giống thực Tức là học sinh sẽ hình thành được kiến thức cơ bản của môn Mĩ thuật qua phân môn vẽ theo mẫu này Học sinh sẽ vẽtheo một phương pháp cụ thể, đơn giản Đó là vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ phận nhỏ), và quy trình vẽ này đều được vận dụng trong tất cả các phân môn của bộ môn Mĩ thuật Nói như vậy để thấy rằng vẽ theo mẫu sẽ tạo được thói quen cơ bản cho học sinh, đó là vẽ từ phần chung trước, phần
Trang 4riêng sau ; vẽ phần chính trước, phần phụ sau ; vẽ đơn giản trước, chi tiết sau ; vẽ nét thẳng trước, nét cong sau và vẽ mảng chính trước, mảng phụ sau.
Nói tóm lại vẽ theo mẫu có thể là “kim chỉ nam” cho các phân môn còn lạicủa bộ môn Mĩ thuật Và đây sẽ là kiến thức cơ bản để học sinh tiếp tục khám phá
và làm chủ cái đẹp trong chương trình Mĩ thuật đồng tâm ở các cấp cao hơn, đặcbiệt là biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày
II.2 Thực trạng
Là một giáo viên dạy chuyên phụ trách bộ môn Mĩ thuật, tôi rất quan tâm và luôn trăn trở đến chất lượng dạy phân môn vẽ theo mẫu, đặc biệt là vẽ theo mẫu với họcsinh lớp 3 Nhận thấy được việc dạy vẽ theo mẫu bằng phương pháp mới sẽ nâng cao được chất lượng của các bài vẽ theo mẫu Tuy nhiên, việc giảng dạy vẽ theo mẫu đối vói học sinh lớp 3 vẫn còn những thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi :
Các bài học môn Mĩ thuật ở lớp 3 đã được sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm, kiến thức ở các bài học đã được tìm hiểu ở các lớp trước Các bài vẽ được lặp lại và nâng cao dần ở mỗi dạng bài và phát triển đi lên ở các bài sau, các dạng bài phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Trường học được sự đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về mọi mặt của học sinh Lãnh đạo đơn vị luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc thiết kế, cải tạo đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy
Đa số học sinh được sự quan tâm của gia đình, đầu tư tương đối đầy đủ các công
cụ, phương tiện để học môn Mĩ thuật Đa số các em học sinh yêu thích môn học,
có ý thức học tập và làm bài tốt Vì thế, cũng rất thuận lợi cho giáo viên trong việc chú trọng bồi dưỡng thêm một số kĩ năng giúp các em có khả năng vẽ tốt hơn
* Khó khăn :
Về hệ thống tài liệu : Chưa có sách tham khảo và sách giáo khoa đối với môn này
ở lớp 3, hầu hết giáo viên chỉ sử dụng theo sách giáo viên và vở tập vẽ của học sinh, mà nội dung hướng dẫn trong sách giáo viên lại khá chung chung khiến giáo viên khó khăn trong việc mở rộng, tìm tòi các phương pháp mới
Về phía nhà trường : Không có phòng học môn Mĩ thuật riêng, đồ dùng dạy học còn nghèo nàn, chưa phong phú, vật mẫu, tranh minh họa hỗ trợ cho bài dạy còn thiếu
Về phía giáo viên : Mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng giảng dạy, tốn nhiều kinhphí cho việc sưu tầm mẫu vẽ, vật mẫu của giáo viên chưa đầy đủ gây nhàm chán cho học sinh và hiệu quả tiết học chưa cao
Về phía học sinh
+ Một số học sinh vẫn coi giờ học Mĩ thuật là giờ giải trí, là thời gian được chơi sau nhiều tiết học căng thẳng, và vẫn chưa có ý thức chuẩn bị tốt bài từ nhà (quan sát mẫu ở nhà và chuẩn bị mẫu mang lên lớp)
Trang 5+ Trong hoạt động quan sát, nhận xét học sinh thường chưa chú trọng đến việc quan sát mẫu, một số em muốn vẽ ngay nên vẽ trong khi giáo viên đang hướng dẫnqua sát mẫu và hướng dẫn vẽ mẫu.
+ Học sinh thường vẽ theo trí nhớ, chưa quan sát mẫu khi vẽ nên vẽ chưa đúng theo vị trí quan sát
+ Học sinh còn có nhiều bài vẽ lấy lệ, thường vẽ tự do, không chú ý tới các bước giáo viên hướng dẫn
+ Chất lượng một số bài vẽ chưa đồng đều : Cách sắp xếp hình chưa phù hợp, sao chép một cách máy móc, rập khuôn ; Nhiều bài hình nhỏ, chưa rõ đậm nhạt và chưa thể hiện được cảm xúc khi vẽ
b) Thành công, hạn chế
* Thành công :
Đa số học sinh đã nắm được cách vẽ theo mẫu, chất lượng bài vẽ của học sinh được nâng lên, cách thể hiện bố cục, độ đậm nhạt chặt chẽ hơn lôi cuốn được người xem
Qua quan sát vật mẫu và vẽ theo mẫu, học sinh đã có được ý thức quan sát sự vật, hiện tượng, tuy chưa cảm nhận hết được cái đẹp, cái mĩ nhưng đã bước đầu hình thành óc nhìn nhận của các em về việc sắp xếp, bố trí, hình dáng, đặc điểm của các
đồ vật trong cuộc sống
* Hạn chế :
Vẫn còn tình trạng học sinh chỉ nhìn vào mẫu hoặc tranh mẫu để vẽ, không theo quy trình, các bước mà giáo viên hướng dẫn nên tranh vẽ chưa mang tính chất “vẽ theo mẫu”, tỉ lệ chưa cân xứng so với mẫu
Do học sinh tiểu học chưa vượt ra khỏi vở ô ly, do đó khi vẽ trên vở mĩ thuật, học sinh thường thấy trống trải bởi trang giấy trắng lại rộng, nên các em thường vẽ hình rất nhỏ, lệch so với trang giấy khiến bố cục của bài vẽ không cân đối với trang giấy
Giáo viên đôi lúc khó chuẩn bị đủ được nhiều mẫu vẽ cho các nhóm, dẫn tới học sinh khó quan sát Đồng thời, sau khi hướng dẫn cách vẽ xong thì chưa kiểm tra, hướng dẫn được hết các cá nhân kịp thời trong quá trình thực hành về vấn đề góc nhìn, phương pháp vẽ, tỉ lệ …
c) Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh :
Nhờ vào việ học tốt phân môn vẽ theo mẫu, học sinh đã nắm được phương pháp vẽcăn bản như : Vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ phận nhỏ), hình thành được kiến thức cơ bản của môn Mĩ thuật và có thể áp dụng hiệu quả cho việc học các phân môn khác
* Mặt yếu :
Do phân môn vẽ theo mẫu là khó và kiến thức khá phức tạp; do tâm lí lứa tuổi nên khả năng tập trung của học sinh chưa cao Các em khó hệ thống được các phần cầnnắm khi giáo viên hướng dẫn cách vẽ dẫn đến khi thực hành học sinh đôi lúc còn quên một số bước như quan sát để so sánh mẫu, nhấn đậm, lấy sáng Đặc biệt, ở dạng bài khó như vẽ mẫu có hai vật mẫu thì học sinh thường quên xác định tương quan về tỉ lệ của hai vật mẫu khi thực hành
Trang 6+ Một số học sinh chưa thật chú ý và quan tâm cần thiết đến phần giáo viên hướng dẫn quan sát và phân tích mẫu dẫn đến khó thực hiện bài vẽ theo mẫu.
e) Phân tích và đánh giá những vấn đề của thực trạng
Những vấn đề tồn tại, hạn chế trong phân môn vẽ theo mẫu lớp 3 cần phải được khắc phục sớm và được củng cố qua từng bài học, qua đó mới làm nền tảng kiến thức, kỹ năng để học sinh vẽ tốt các phân môn khác và cho việc học vẽ ở các lớp sau Việc chuẩn bị mẫu vẽ của giáo viên và học sinh là hết sức quan trọng Ngoài
ra, phương pháp giảng dạy cần được đổi mới cho phù hợp, phát huy được năng lực,
kỹ năng của học sinh, qua đó học sinh vẽ được những bức tranh đảm bảo yêu cầu
về đường nét, độ đậm nhạt, chia tỉ lệ…giúp các em đạt được kết quả cao trong học tập
Qua môn vẽ, cũng cần phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm
mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng cơ bản Học sinh sẽ cảm thụ được vẻ đẹp của các sự vật, cuộc sống xung quanh và tác phẩm Mĩ thuật thông qua ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc,
có khả năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh Đồng thời, qua đây hình thành phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh : Biết quan sát, so sánh,đánh giá đồ vật ; tính tỉ mỉ, cẩn thận ; biết đánh giá về kết quả làm việc của bản thân…
Mặt khác, hiện nay nhu cầu tiến tới cái đẹp ngày càng cao, các em biết nhận xét, bình chọn những tiêu chí cho cái đẹp, thế nào là đẹp phù hợp với cá nhân Chính
vì thế, môn Mĩ thuật là môn hỗ trợ cho nhu cầu tất yếu của các em trong cuộc sống, từ đây khơi gợi cho các em những lựa chọn đúng trong học tập và thực tế trong sinh hoạt hàng ngày, cho mai sau
Từ những thực trạng trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân đã thực hiệntrong thời gian qua, phần nào đó đã cải thiện được chất lượng học tập của phân môn này
II.3 Giải pháp biện pháp
a/ Mục tiêu của giải pháp thực hiện
Chỉ ra phương pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Vẽ theo mẫu.Giúp học sinh vẽ hình tự tin, thoải mái, sắp xếp hình phù hợp với khuôn khổgiấy vẽ với bố cục đẹp, đậm nhạt hài hòa
Biết sử dụng ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh
Rèn cho học sinh có thói quen luôn quan tâm đến các sự vật quanh mình, tìm hiểu các sự vật luôn đi từ tổng quát đến chi tiết
Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vẽ theo mẫu
Trang 7Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh.
b/ Nội dung thực hiện các biện pháp
b.1 Giáo viên thiết kế bài giảng, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Cả giáo viên và học sinh đều phải có sự chuẩn bị chu đáo cho một bài học Mọi yếu tố của bài được chuẩn bị tốt thì tiết dạy sẽ hiệu quả, thành công, ngược lại nếu không chuẩn bị tốt sẽ lúng túng mất thời gian và không hiệu quả
b.1.1 Sự chuẩn bị đối với giáo viên.
Giáo viên cần chủ động chuẩn bị hai nội dung cụ thể đó là : Đồ dùng dạy học và chuẩn bị phương pháp giảng dạy
Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
Để dạy tiết học vẽ theo mẫu cần phải chú ý nhiều tới đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học Bởi vì, dạy vẽ theo mẫu là dạy trên những gì hiện diện một cách rõ ràng trước học sinh Học sinh phải được quan sát một cách cụ thể
về hình dáng, đậm nhạt, màu sắc, đường nét, bố cục và tương quan vật mẫu (đối với bài hai mẫu)
Việc sử dụng phương pháp trực quan là đặc thù trong dạy Mĩ thuật Vì học sinh phải quan sát, nhận xét thì mới hình thành được khái niệm Hơn thế vẽ theo mẫu lại phải trực quan cụ thể, thực tế
Giáo viên cần chuẩn bị mẫu đẹp, đa dạng, phù hợp với nội dung, mục đích của bài học, mẫu phải gần gũi với cuộc sống thường ngày Mẫu vẽ đẹp thể hiện ở hình dáng, cấu trúc, các bộ phận (chi tiết) có đậm, có nhạt và việc chọn được mẫu vẽ đẹp sẽ gây hứng thú cho học sinh học tập, tạo điều kiện cho các em cảm thụ và vẽ
có hiệu quả Nếu là mẫu có 2 đồ vật trở lên cần chú ý về tương quan tỷ lệ : Tránh
đồ vật cao to quá so với đồ vật nhỏ thấp quá, hoặc hai vật có hình dáng và tỷ lệ tương đương nhau Về tương quan đậm nhạt : Tránh các đồ vật có độ đậm nhạt tương phản quá hay mờ nhạt quá trong cùng một mẫu vẽ
Giáo viên chuẩn bị đủ mẫu theo đơn vị bài và căn cứ theo thực tế của từng bài để chuẩn bị nhiều mẫu cho học sinh họat động theo nhóm, tổ hoặc cũng có thể yêu cầu học sinh cùng chuẩn bị mẫu, chuẩn bị mẫu riêng ở nhà mang đi
Ví dụ : Bài 3, lớp 3 : “Vẽ quả”, Trong lớp học có từ 30 em trở lên ngồi trong một phòng học bàn ghế kê sát nhau theo một hướng lên bảng, nếu bày mẫu một quả trên bảng thì những học sinh ngồi cuối lớp hoặc bàn dưới sẽ không thể thấy rõ được mẫu, như vậy sẽ vô hiệu khi giáo viên hướng dẫn quan sát nhận xét Ở bài này do quả nhỏ, quan sát khó cho nên giáo viên có thể chuẩn bị 3, 4 mẫu và bày mẫu theo nhóm, theo tổ giúp học sinh quan sát và vẽ hiệu quả hơn Hay với bài 11 lớp 3 : “Vẽ cành lá” ngoài việc giáo viên chuẩn bị một số mẫu cành lá phục vụ chohoạt động quan sát, nhận xét thì cần yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu cành lá riêng
Vì cành lá nhỏ, cần đặt gần thì khi vẽ mới quan sát kĩ và vẽ chi tiết được
Giáo viên cần chuẩn bị thêm một số mẫu tương tự, hoặc mẫu đối lập với mẫu chính thức để học sinh so sánh, nhận xét nhanh chóng và dễ dàng hơn
Ví dụ : Ở bài 7 lớp 3 “vẽ cái chai”, ngoài vệc chuẩn bị một mẫu chính thức thì giáoviên cần chuẩn bị thêm một số chai cũng có hình dáng khác để học sinh so sánh, tìm được đặc điểm riêng của mẫu cái chai chính thức
Trang 8Giáo viên phải chuẩn bị cho khả năng thị phạm tốt bởi vì, học sinh rất thích khi giáo viên minh họa bảng đẹp Chuẩn bị tốt khả năng này bài giảng của giáo viên sẽrất hấp dẫn và đạt hiệu quả cao Khi giáo viên giảng tới cách vẽ phần nào thì minh họa ngay bước đó đồng thời bám sát hình với mẫu thực, việc đó sẽ giúp học sinh dần hình thành ý thức một cách có hệ thống.
Chú trọng việc chuẩn bị dụng cụ để bày mẫu như : Giá để mẫu, khăn trải ; Chuẩn
bị chỗ ngồi cho học sinh, nếu có điều kiện thì kê bàn theo cữ U để tất cả các học sinh đều được quan sát mẫu dễ dàng ; chuẩn bị cho hướng ánh sáng chiếu một chiều vào mẫu
Cần chuẩn bị những tranh quy trình các bước hướng dẫn cách vẽ cụ thể, một số hình vẽ về cách sắp xếp mẫu, sắp xếp khung hình chung đẹp và chưa đẹp Tất cả đều thể hiện to, rõ ràng trên giấy khổ lớn có gắn nam châm lá phía sau để học sinh
dễ quan sát, dễ gắn lên bảng Ngoài ra giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ cùng cho phầntrò chơi, các phần hướng dẫn riêng biệt về quan sát hay hướng dẫn cách sắp xếp hình Việc chuẩn bị này giúp giáo viên thao tác các bước trên bảng rất linh họat, tiết kiệm được nhiều thời gian, giáo viên không bị lúng túng
Chuẩn bị trực quan tốt giúp học sinh hình thành khái niệm mẫu vẽ một cách nhanh nhất, đơn giản nhất, hiệu quả nhất
Chuẩn bị phương pháp giảng dạy :
Chuẩn bị và kết hợp linh hoạt các phương pháp như : Phương pháp trực quan ; phương pháp so sánh ; gợi mở ; vấn đáp và luyện tập để phù hợp với bài giảng, gắnliền với thực tiễn Để phương pháp của mình chuẩn bị có hiệu quả thì giáo viên cần
dự kiến được các tình huống dạy học
Đối với học sinh tiểu học, cần dạy cho các em phương pháp quan sát đối tượng (rèn luyện tri giác, thị giác) và thể hiện đối tượng (rèn luyện kỹ năng thể hiện), đồng thời giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Dạy vẽ theo mẫu có quy trình chung, cụ thể là cách quan sát nhận xét mẫu thật, cách tiến hành bài vẽ Các bài đầu cần dạy
kỹ để học sinh nắm được những yêu cầu chung, rèn luyện thói quen học tập
Những bài tiếp theo chỉ nêu đặc điểm của mẫu, còn phần lớn thời gian dành cho thực hành Học sinh tự quan sát và vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ và cảm thụ của riêng mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên Không áp đặt hay bắt buộc các em vẽtheo một khuôn mẫu Để giúp học sinh vẽ theo mẫu tốt, bước đầu cần hình thành cho các em thói quen quan sát tinh tế, biết cách phân tích vật mẫu, biết sử dụng cách dựng hình cơ bản và vẽ đậm nhạt
Cần phải đơn giản hoá những cụm từ mang tính chuyên môn tối thiểu như “bố cục”, “khung hình”, “khung hình chung”, “tỉ lệ” Giải thích căn kẽ để học sinh làm quen và dần hiểu qua các hoạt động theo hệ thống các bài để tạo thành thói quen cho học sinh Có thể chuẩn bị theo những gợi ý sau : “Bố cục” nên giải thích đơn giản đó là sự sắp xếp hình vẽ vào trang giấy, bố cục đẹp là sự sắp xếp hình vẽ cân đối, bố cục lệch, xấu là sự sắp xếp hình vẽ trên trang giấy chưa hợp lý ; Tỷ lệ ta có thể hiểu đơn giản là chiều cao so với chiều ngang, xem các chiều này hơn kém nhau bao nhiêu lần, từ đó giữ được tỷ lệ chuẩn của mẫu khi vẽ sẽ không bị sai lệch
Ví dụ : Mẫu vẽ cái bình đựng nước có tỷ lệ chiều cao bằng hai lần chiều ngang, như vậy hình vẽ có to bằng bao nhiêu đi nữa thì chúng ta vẫn phải hướng dẫn học
Trang 9sinh vẽ chiều cao của cái bình đựng nước bằng hai lần chiều ngang, có như vậy hình vẽ mới cân đối, cái bình đựng nước sẽ không bị thấp quá hay không bị cao quá hay chúng ta nói là “tỷ lệ” của bài vẽ cân đối
Tương tự như vậy, “khung hình” là hình vẽ bên ngoài của vật mẫu, hiểu đơn giản,
cụ thể như một khối hộp nằm ngoài bao kín vật mẫu tạo thành một khung hình bao quanh
Ví dụ : Lớp 3, bài 11 “Vẽ cành lá” Khi hướng dẫn về phần khung hình, giáo viên giải thích : “khung hình” là hình vẽ bên ngoài của cành lá, hiểu đơn giản, cụ thể như một khối hộp nằm ngoài bao kín vật mẫu tạo thành một khung hình bao quanh.Đến bài 18 “Vẽ lọ và hoa” giáo viên chỉ vào khung hình hỏi : “Ta gọi hình vẽ bên ngoài của cái lọ này là gì?” Khi học bài 23 “vẽ cái bình đựng nước” giáo viên chỉ cần hỏi “Khung hình của mẫu bình đựng nước này là hình gì” lúc đó học sinh sẽ hiểu và trả lời ngay được Như vậy giáo viên đã tạo cho học sinh được khái niệm
về các từ mang tính chuyên môn đặc biệt thường được dùng ở các lớp sau
Giáo viên không đòi hỏi, không bắt buộc tất cả học sinh làm bài như nhau và tuân thủ một cách máy móc, rập khuôn theo cái chung Học sinh tuy vẽ cùng một mẫu nhưng sản phẩm sẽ rất khác nhau về nét, về hình, về mầu, về cách bố cục, cách nhìn, cách hiểu, cách cảm nhận của mỗi học sinh khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm có nhiều vẻ khác nhau Vì thế dạy học Mĩ thuật nói chung và dạy vẽ theo mẫu nói riêng không đơn giản là dạy và học kĩ thuật vẽ mà còn phải kết hợp với dạy và học cảm thụ thế giới quan xung quanh Bắt buộc, gò ép học sinh trong học
Mĩ thuật sẽ dẫn đến khuôn mẫu, đồng điệu
Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, sự độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh Đây cũng là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạy học Mĩ thuật nói chung và daỵ vẽ theo mẫu nói riêng Kết quả cuối cùng của việc dạy là kiến thức phải đến với người học Hơn nữa, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức Vì thế giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy của giáo viên mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh Do
đó, khi Dạy-Học vẽ theo mẫu giáo viên còn cần phải chú ý những đặc điểm sau :+ Tạo được không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học
+ Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi những vấn đề mà giáo viên giảng giải
+ Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác
+ Động viên khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng
Để chuẩn bị phương pháp dạy học tốt thì việc sắp xếp, tổ chức giờ dạy thông qua giáo án, qua kế họach giảng dạy tiết vẽ theo mẫu đó một cách rõ ràng, cụ thể là cầnthiết Các bài vẽ theo mẫu ở lớp 3 đã được sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm nên khi chuẩn bị giáo án giáo viên xác định mục tiêu của từng bài dạy cụ thể theo mạch nộidung cao dần theo chương trình để hướng dẫn cho học sinh nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống
Ví dụ : Bài 3 “vẽ quả”, bài 7 “vẽ cái chai”, bài 11 “vẽ cành lá”, bài 18 “vẽ lọ hoa” thì việc quan sát, nhận xét mẫu khá đơn giản vì vậy giáo viên cần xây dựng kế họach giảng dạy ngoài việc hướng dẫn để học sinh nắm về đặc điểm của mẫu và
Trang 10cách vẽ thì giáo viên đi sâu vào giới thiệu về khung hình, đậm nhạt, rồi giới thiệu thêm về vẽ màu đậm nhạt có pha màu đối với học sinh có năng khiếu Ở một số bài
có mẫu phức tạp, nhiều chi tiết hơn như bài 23 “vẽ cái bình đựng nước”, bài 30
“Vẽ cái ấm pha trà” giáo viên xây dựng mục tiêu của bài học đi sâu vào so sánh tương quan các bộ phận Riêng với bài 27 “vẽ lọ hoa và quả” là bài vẽ mẫu có hai vật mẫu, các kiến thức khác đã được cung cấp, học sinh hiểu rõ ở các bài trước giúp tiết kiệm được thời gian và lúc này giáo viên tập trung vào hướng dẫn cho họcsinh hiểu kiến thức mới về khung hình chung và tương quan về tỉ lệ, đậm nhạt giữahai vật mẫu
Giảng dạy theo phương pháp “Thầy chủ đạo – trò chủ động”, lấy học sinh làm trung tâm và thầy giáo là người hướng dẫn cũng được thể hiện rõ trên giáo án Mọihọat động của giáo viên mang tính chất gợi mở, cũng như vậy mọi họat động tích cực của học sinh được lập kế họach theo từng bước của tiến trình giảng dạy Và đặc biệt giáo viên cần chú ý tới phần minh họa bảng cũng cần được thể hiện rõ trong giáo án theo một cột riêng
b.1.2 Sự chuẩn bị đối với học sinh.
Học sinh cần chuẩn bị tốt điều kiện để tham gia vào tiết học một cách tích cực và hiệu quả như sau :
+ Học sinh cần xem bài trước để tìm hiểu mẫu ở nhà hoặc mẫu tương tự, sẽ tạo được thói quen chủ động cho học sinh Cũng có những bài, ngoài việc quan sát mẫu trước ở nhà, học sinh cần chuẩn bị mẫu cá nhân để giờ thực hành học sinh làmviệc một cách độc lập Việc chuẩn bị này giúp học sinh tư duy nhanh hơn, so sánh
dễ dàng hơn và đặc biệt tiếp thu bài cũng nhanh hơn
+ Việc chuẩn bị đồ dùng học tập cũng là một yếu tố rất cần thiết đối với học sinh Chuẩn bị được đồ dùng học tập tức là đã góp một phần lớn vào hiệu quả của giờ dạy Nếu học sinh không có vở dẫn tới không làm bài hoặc làm lấy lệ và nếu thiếu màu, hoặc bút chì thì các em sẽ chờ để mượn của bạn khác dẫn đến lớp học sẽ rất mất trật tự và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tiết dạy
Việc chuẩn bị tốt của thầy và của trò cho bài học vẽ theo mẫu sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết học và khắc phục được cách Dạy-Học cũ và lạc hậu
b.2 Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu
Hầu hết các mẫu vẽ ở lớp 3 đều là những hình vẽ đơn giản, giáo viên giới thiệu mẫu và hướng dẫn quan sát, so sánh tối đa từ 5 7 phút thì đòi hỏi lời giảng của giáo viên cần cô đọng, dễ hiểu và phải thực tế
Bày mẫu :
- Để học sinh chủ động hơn trong việc quan sát và nắm bắt kiến thức Trong các bài vẽ theo mẫu giáo viên cho học sinh tự chọn và bày mẫu rồi cho lớp tự nhận xét.Sau đó giáo viên nhận xét, có thể sắp xếp lại mẫu và chỉ ra được như thế nào là sắpxếp đẹp để học sinh khắc sâu và hiểu được vẻ đẹp trong nghệ thuật sắp xếp
- Đối với vẽ theo mẫu, việc đặt mẫu vẽ có ý nghĩa quan trọng đến bố cục bài vẽ đẹp hay xấu Hiểu được điều đó, khi đặt mẫu vẽ, giáo viên cần chú ý :
+ Không nên đặt xa quá so với tầm nhìn của học sinh, nếu là mẫu nhỏ thì nên chuẩn bị nhiều mẫu để học sinh vẽ theo nhóm Không nên đặt mẫu cao quá so với
Trang 11tầm nhìn của học sinh mà phải đặt duới tầm nhìn một chút để học sinh thấy đuợc mặt trên của mẫu
Với mẫu có 2 đồ vật trở lên :
+ Không nên đặt các đồ vật thẳng hàng ngang, nên đặt đồ vật sao cho có xa, có gần
để tạo không gian
+ Không nên đặt hai đồ vật sát nhau để chúng tạo nên những đuờng nét trùng nhau không đẹp
+ Không nên đặt hai đồ vật chính giữa nhau, làm cho bố cục bài vẽ khó đẹp + Không nên đặt đồ vật này che khuất đúng một nửa của đồ vật kia, nên đặt chúng che khuất nhau hoặc cách xa nhau vừa phải
- Giáo viên cần phải biết cách đặt mẫu như ở trên để có bố cục đẹp mắt, phù hợp Tuy nhiên khi nhận xét và chỉ ra cách sắp xếp mẫu giáo viên không nhất thiết phải truyền tải hết những cách sắp xếp đó cho học sinh Khi học sinh đặt mẫu chưa đẹp,giáo viên chỉ nhận xét và chỉ ra chỗ chưa đẹp và sắp xếp lại nhằm giúp học sinh định hướng và dần hình thành cho học sinh về bố cục, thẩm mĩ
Giáo viên nên đặt nhiều mẫu gống nhau để học sinh quan sát theo nhóm Khi học sinh quan sát theo nhóm, học sinh sẽ nhận xét, so sánh mẫu rất hiệu quả, khắc phụcđược việc học sinh không quan sát mẫu, nói chuyện và đùa nghịch Nhưng cái lớn nhất đạt được là học sinh đều nhận xét mẫu
Phương pháp dạy quan sát mẫu :
Việc hướng dẫn của giáo viên dạy vẽ theo mẫu cần rất cụ thể vì tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, các em chỉ nhận thức vấn đề từ cảm tính, nhìn thấy thực tế Vì lý do này, giáo viên cần hình tượng, cụ thể hoá mẫu vẽ thành những hình học, những nét
vẽ đơn giản, có tên, cụ thể và dễ mô phỏng
Ví dụ : Vẽ cái chai trước hết phải hướng dẫn học sinh vẽ một hình học giống cái chai, như hình chữ nhật Do đó để vẽ được hình cái chai cần phải vẽ hình chữ nhật trước
Đối với học sinh lớp 3, các em còn nhỏ, khái niệm về Mĩ thuật còn hạn chế nhiều, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh so sánh mẫu ngoài bằng lời ra còn bằng cả hành động (động tác)
Ví dụ : Khi hướng dẫn các em quan sát để tìm ra hình chung của mẫu giống hình
gì Nếu giáo viên chỉ sử dụng câu hỏi không, buộc học sinh phải hình dung khó hơn, lâu hơn, nhưng nếu giáo viên hỏi xong rồi dùng thước kẻ chặn hai chiều, theo chiều ngang và chiều dọc Lúc đó học sinh sẽ được cụ thể hoá hình chung của mẫu
là hình học gì? Bằng phương pháp này học sinh sẽ nhận xét nhanh hơn và hiệu quảhơn, tỷ lệ hình dễ chuẩn xác hơn
Khi đặt câu hỏi quan sát cần sử dụng những cụm từ ít chuyên môn mà sử dụng những cụm từ đơn giản nhưng dễ hiểu
Căn cứ vào thực tế cùng phương pháp giảng dạy cải tiến đối với phân môn vẽ theo mẫu, tôi đưa ra một số ví dụ áp dụng nội dung đổi mới cho vấn đề hướng dẫn quan sát nhận xét:
Ví dụ : Bài 27 lớp 3 : “Vẽ lọ hoa và quả”, mục tiêu đặt ra ở bài này là học sinh tập
quan sát, so sánh, ước lượng tỷ lệ hai mẫu để tìm ra vị trí, kích thước các bộ phận
Trang 12của mẫu và biết cách vẽ mẫu có 2 vật mẫu Riêng về kĩ năng yêu cầu học sinh vẽ được gần đúng mẫu (diễn tả được đặc điểm, tỷ lệ chính của mẫu).
+ Trước khi vào phần hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét, giáo viên đặt câu hỏi :Mẫu hôm nay vẽ có gì khác với mọi khi? Mục đích để học sinh hiểu được đây là một mẫu khó, đòi hỏi học bài cần tập trung cao, có tư duy so sánh, tạo không khí thích tìm tòi, khám phá của học sinh, và gây chú ý cho học sinh đối với mẫu bày phía trước
+ Quan sát khung hình chung : Giáo viên nên chuẩn bị ba miếng bìa được đục lỗ
có chiều rộng khác nhau để thể hiện khung hình chung của hai vật mẫu ở ba hướng
vị trí quan sát khác nhau Khi giáo viên cụ thể hoá bằng cách đục lỗ miếng bìa thì học sinh nhận xét hình rất nhanh và so sánh rất tốt bởi vì, trẻ ở tiểu học thường
cảm nhận trực quan là chính Nếu chúng ta hướng dẫn học sinh bằng cách chỉ vào
mẫu và yêu cầu học sinh so sánh, cho biết hình chung e rằng học sinh ước lượng, tính toán rất khó Việc đục lỗ miếng bìa làm đơn giản ở chỗ học sinh sẽ chỉ nhìn thấy một lỗ thủng mà trong nó (phía sau) chứa chọn vẹn mẫu vẽ, đương nhiên khái niệm về khung hình chung hình thành rất nhanh
+ Quan sát khung hình riêng : Phần khung hình riêng học sinh đã nắm được khi học vẽ theo mẫu ở lớp 2, nhưng ở bài này lại có tới 2 khung hình riêng, học sinh sẽ
dễ bị lúng túng khi vẽ bởi không biết đặt vị trí các khung hình đó như thế nào Vì vậy tôi chuẩn bị hai miếng bìa : Khi cho học sinh quan sát và nêu khung hình riêngcủa từng vật mẫu xong tôi đưa lần lượt từng tờ bìa lên để mô phỏng khung hình của từng mẫu
+ Quan sát vị trí của các vật mẫu : Đặt câu hỏi cho 3 học sinh ở 3 vị trí khác nhau
về “Ở vị trí em ngồi, quả nằm bên phải, trái hay ở giữa lọ hoa?” Sau khi học sinh lần lượt nêu theo từng vị trí, giáo viên tổ chức cho học sinh đại diện ở 3 nhóm vị trí khác nhau lên Mỗi em gắn 2 tờ bìa chỉ khung hình riêng của vật mẫu lên tấm bìa thể hiện khung hình chung ở vị trí mình ngồi nhìn thấy Hoạt động này đã giúp học sinh cùng tham gia nên các em rất chú ý quan sát, từ đó các em dễ dàng hiểu rõ
về vị trí của các vật mẫu Ở phương pháp này mục đích cho học sinh nhận ra mẫu
vẽ sẽ thay đổi khi nhìn ở những vị trí khác nhau
+ Quan sát so sánh từng phần của từng vật mẫu : Do đây là mẫu có hai vật mẫu nên sẽ có rất nhiều chi tiết : Như miệng của lọ, vai lọ, thân, đáy lọ, cuống quả, thânquả Tuy nhiên học sinh đã được làm quen, đã được vẽ các vật mẫu này ở lớp 1, 2
và ở bài 3, lớp 3 nên phần quan sát, so sánh từng bộ phận của từng vật mẫu là không quá khó với các em Tôi chỉ đặt các câu hỏi trong phần cho học sinh quan sát đơn giản, dễ hiểu để học sinh tự nhận xét
Với một số bài vẽ mẫu một vật mẫu cái ấm pha trà, cái bình đựng nước thì ở các vịtrí ngồi khác nhau sẽ thấy vật mẫu khác nhau Có vị trí nhìn thấy cả vòi và quai, có
vị trí chỉ thấy quai và một phần vòi, có vị trí lại thấy vòi chứ không thấy quai vì thếkhi hướng dẫn quan sát giáo viên cần chú ý yêu cầu học sinh nhận xét mẫu ở vị trí mình ngồi
+ Quan sát, nhận xét màu sắc (đậm nhạt) của vật mẫu : Đối với lớp nhỏ như lớp 3 việc vẽ đậm nhạt chỉ là bước đầu hình thành khái niệm về đậm nhạt và tập vẽ đậm nhạt bằng màu hoặc chì đen Tôi hướng dẫn học sinh quan sát mẫu để chỉ ra hướng
Trang 13ánh sáng chiếu vào mẫu, nhận dạng được 3 sắc độ đậm nhạt trên từng vật mẫu (ví
dụ : Trên mẫu phần bên nào là đậm nhất? phần sáng nhất nằm ở bên nào? Còn ở
giữa em thấy độ đậm nhạt như thế nào?) và so sánh được độ đậm nhạt tương quan
giữa hai vật mẫu (Yêu cầu học sinh nheo mắt nhỏ, nhìn lên mẫu Hỏi : Em thấy vậtnào đậm hơn) Cũng cần hướng dẫn học sinh quan sát phần bóng đổ của mẫu (ví
dụ : Em thấy bóng của lọ đổ về bên nào?)
Qua ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy để bắt đầu học vẽ nói chung và vẽ theo mẫu nóiriêng thì việc quan trọng đó là phải quan sát, nhận xét Khi quan sát nhận xét đầy
đủ mẫu việc tiến hành vẽ của học sinh sẽ dễ dàng và ít mắc phải lỗi sai lớn về tỷ lệ,hình dáng Khi học sinh quan sát, nhận xét giáo viên cần đặt các câu hỏi ngắn, đơn giản, dễ hiểu và có thể chia nhỏ câu hỏi đối với các đối tượng học sinh yếu Có thể nói phần hướng dẫn quan sát nhận xét là điều kiện bất biến để hướng dẫn cho học sinh cách vẽ
b.3 Hướng dẫn học sinh cách vẽ :
Hướng dẫn cách vẽ cũng chính là một lần nữa hệ thống lại các kiến thức ởphần quan sát, nhận xét mẫu Hoạt dộng này giúp học sinh nắm được các bước vẽ
và vừa phân tích vừa vẽ minh họa để học sinh hiểu hơn về mẫu, về cách vẽ cụ thể
ở từng phần của mẫu Thông qua việc giới thiệu bài vẽ của học sinh các lớp trước
để hướng dẫn thêm cho học sinh cách bố cục, hình nét, đậm nhạt trong bài vẽ theomẫu
b.3.1 Các bước thực hiện bài vẽ theo mẫu :
Để học sinh nắm được cách vẽ, trước tiên giáo viên cần giúp các em nắm bắtquy trình thực hiện bài vẽ theo mẫu được thực hiện bằng các bước vẽ cụ thể Tùyvào từng bài mà giáo viên giới thiệu các bước vẽ trực tiếp hoặc gián tiếp :
+ Giới thiệu trực tiếp : Có thể yêu cầu học sinh nêu cách vẽ theo mẫu mà học sinh còn nhớ và hiểu theo cách riêng của cá nhân hoặc đưa các tranh quy trình các bước
vẽ theo mẫu lên bảng, giới thiệu hoặc cho học sinh nhìn tranh nêu các bước
+ Giới thiệu gián tiếp : Để học sinh nhớ lại các bước thực hiện bài vẽ theomẫu đã học ở lớp 2 hoặc đã học ở những bài trước, giáo viên thực hiện việc kiểmtra kiến thức cũ bằng cách cho học sinh chơi trò ghép các bước vẽ theo đúng trình
tự hoặc tìm bước vẽ còn thiếu Học sinh hào hứng, tập trung suy nghĩ tìm ra sau đóyêu cầu học sinh nêu lại các bước vẽ và cho lớp nhận xét Qua hoạt động này, họcsinh nắm được nhanh chóng và khắc sâu về trình tự các bước vẽ Từ đó khi giáoviên hướng dẫn cách vẽ học sinh tiếp thu nhanh hơn
b.3.2 Hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp) :
Trang 14Ở các lớp 1,2 học sinh đã được vẽ nhiều bài, ở các bài giáo viên đều có phần
hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp) nên hầu hết các em đã nắm được cách sắp xếp hình ảnh trong tranh Nhưng tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 3 vẫn còn rất nhỏ nên thường không chú ý và hay quên nên giáo viên vẫn cần phải hướng dẫn về cách sắp xếp khi học sinh vẽ khung hình cần cân đối trong khổ giấy Đó cũng chính là sắp xếp bố cục trong bài
Giáo viên cho học sinh nhận xét về bố cục khi giới thiệu một số bài vẽ của các anh chị học sinh năm trước để học sinh hiểu được cách sắp xếp hình như thế nào là cânđối, đẹp
b.3.3 Hướng dẫn học sinh vẽ khung hình của mẫu :
Dựng khung hình chính là nền tảng cho bài vẽ Khung hình có nghĩa là hình của mẫu vẽ được chứa chọn vẹn bên trong khung hình ấy Khi xác định bố cục của bài
vẽ chiếm bao nhiêu giấy tức là khung hình sẽ chiếm từng ấy Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu về cách sắp xếp và cách vẽ khung hình như sau :
+ Hướng dẫn vẽ khung hình kết hợp cách sắp xếp (bố cục) :
Học sinh đã nắm được khung hình của mẫu qua phần quan sát, nhận xét Khi hướng dẫn vẽ giáo viên chỉ cần nhắc học sinh vẽ khung hình cân đối trong khổ giấy, khung hình có được sắp xếp cân đối thì mẫu được vẽ vào khung hình ấy cũng
sẽ cân đối và đẹp
Ví dụ : Bài 3, lớp 3 : “Vẽ quả”, giáo viên giới thiệu một số bài vẽ khung hình quá
to, nhỏ, lệch và cân đối trong khổ giấy lên bảng Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét để các em tự nhận ra cách sắp xếp đẹp Sau đó giáo viên chốt “khung hình
có được sắp xếp cân đối trong khổ giấy thì mẫu quả được vẽ vào khung hình ấy cũng sẽ cân đối và đẹp” Đến Bài 7 lớp 3 : “Vẽ cái chai”, giáo viên chỉ cần nhắc nhở về việc khi vẽ theo mẫu muốn mẫu cái chai sắp xếp cân đối, hài hòa trong khổ giấy ta cần vẽ khung hình to vừa, cân đối
+ Chú ý đến tỉ lệ khi vẽ khung hình :
Giáo viên vẽ khung hình của mẫu lên bảng, trong khi vẽ yêu cầu học sinh nhắc về
tỉ lệ của khung hình và nhấn mạnh cần chú ý về so sánh kích thước của chiều ngang so với chiều dọc (tỉ lệ) của khung hình Nếu khung hình có tỷ lệ chuẩn thì việc mô phỏng mẫu sẽ giống thực Khi vẽ khung hình học sinh chủ động được tỷ lệvới trang giấy chính là chủ động được bố cục trong tranh
Ví dụ : Bài 23, lớp 3 : “Vẽ cái bình đựng nước”, giáo viên đặt câu hỏi : “Chiều dọccủa bình so với chiều ngang thì chiều nào lớn hơn?”- “chiều dọc lớn hơn chiều ngang” ; “lớn hơn khoảng mấy lần?” – “gấp 2 lần” Sau đó giáo viên nhấn mạnh
“như vậy hình vẽ có to bằng bao nhiêu đi nữa thì chúng ta vẫn phải vẽ khung hình
có chiều cao của cái bình bằng hai lần chiều ngang, có như vậy hình vẽ mới cân đối, cái bình sẽ không bị thấp quá hay không bị cao quá” Giáo viên vừa vẽ phác khung hình lên bảng vừa giải thích như trên Khi vẽ nét, giáo viên hướng dẫn cách ước lượng, so sánh chiều ngang và dọc của khung hình, cử chỉ bằng tay để học sinh dễ hiểu
+ Vẽ khung hình ở các vị trí khác nhau :
Hướng dẫn vẽ khung hình chung (mẫu có 2 vật mẫu) : Học sinh đã được học hoạt động quan sát, nhận xét mẫu nên khi hướng dẫn vẽ, giáo viên cho học sinh ở 3 vị