1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Từ ngữ chỉ mầu trắng,đen và các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của chúng trong tiếng việt

95 3,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương” đã nghiên cứu phương thức tạo tính biểu trưng cho các từ ngữ chỉ màu sắc, nêu được một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách tri nhận v

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ PHƯƠNG MAI

TỪ NGỮ CHỈ MÀU „TRẮNG‟, „ĐEN‟ VÀ CÁC TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC PHỤ CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ PHƯƠNG MAI

TỪ NGỮ CHỈ MÀU „TRẮNG‟, „ĐEN‟ VÀ CÁC TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC PHỤ CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 8 22 90 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của luận văn là trung thực

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên

Người cam đoan

Trịnh Thị Phương Mai

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 10

1.1 Một số khái niệm về từ ngữ và từ ngữ chỉ màu sắc 10

1.1.1 Khái niệm về từ ……… 10

1.2 Lý thuyết về từ chỉ màu sắc 21

1.2.1 Khái niệm về từ chỉ màu sắc………21

1.2.2 Phân loại từ chỉ màu sắc……… 21

1.3 Cụm từ cố định 24

1.3.1 Khái niệm về cụm từ cố định……… 24

1.3.1 Phân loại cụm từ cố định……… 24

1.4 Ngữ cố định định danh……… 28

Chương 2 KHẢ NĂNG TẠO TỪ VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ CHỈ MÀU SẮC “TRẮNG” VÀ “ĐEN” TRONG TIẾNG VIỆT 30

2.1 Khả năng tạo từ của từ chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt 31

2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt 37

2.2.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ chỉ màu trắng ……… 39

2.2.2 Đặc diểm ngữ nghĩa của từ chỉ màu "đen"……….43

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC CỤM TỪ CỐ ĐỊNH CHỈ MÀU SẮC “TRẮNG” VÀ “ĐEN” TRONG TIẾNG VIỆT 49

3.1 Đặc điểm cấu tạo của các cụm từ cố định chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt 49 3.1.1 Đặc điểm cấu tạo của cụm từ cố định chỉ màu "trắng"………50

3.1.2 Đặc điểm cấu tạo của các cụm từ cố định chỉ màu "đen"………52

3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các cụm từ cố định chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt 52

3.2.1 Ngữ nghĩa của các cụm từ cố định chỉ màu "trắng" trong tiếng Việt……….53

3.2.2 Ngữ nghĩa của các cụm từ cố định chỉ màu "đen" trong tiếng Việt……… 58

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Màu sắc là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày Màu sắc tồn tại trong thế giới vật chất, được phản ánh qua nhận thức tri giác và gắn bó với đời sống tinh thần của con người., Các sự vật trong thế giới tự nhiên tạo thành một thế giới muôn hình, muôn vẻ, muôn sắc màu, màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất mà thị giác con người có thể nhận biết được Màu sắc có được là do ánh sáng quang phổ tác động vào mắt bằng các trực giác quang phổ của cơ quan hấp thụ ánh sáng Sự vật có màu khác nhau là do chúng có tần

số ánh sáng khác nhau, còn sắc là trạng thái màu của sự vật, mỗi màu có một sắc thái riêng Các loại màu sắc và các chỉ định về vật lí của màu sắc cũng có liên quan đến các vật thể, vật liệu, các nguồn sáng…, chúng được dựa vào các đặc tính tự nhiên như hấp thụ, sự phản chiếu hoặc sự phát ra quang phổ… Mỗi dân tộc trên thế giới tri nhận

và chia cắt thế giới khách quan theo một cách riêng, vì vậy cũng cảm nhận màu sắc trong tự nhiên và đánh dấu cho chúng bằng một hệ thống chỉ màu sắc riêng biệt

Sự nhận thức và phân biệt màu sắc hoàn toàn có tính chất chủ quan đối với từng cộng đồng người nhất định Trong các ngôn ngữ khác nhau, người ta phân chia dải màu và ghi nhận các sắc độ, sắc thái về màu sắc theo những cách riêng khác nhau.Vì thế, hệ thống tên gọi màu sắc của các ngôn ngữ cũng không giống nhau Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và có cả những nhà ngôn ngữ học Những từ chỉ màu là một bộ phận của từ vựng Chúng có một vị trí đặc biệt, phản ánh thuộc tính riêng của sự vật và là một bộ phận có cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp riêng trong cấu trúc chung của từ loại Chính vì vị trí và vai trò của chúng, những vấn đề về

từ chỉ màu đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu, xem xét và phân tích từ trên

100 năm nay Trong khoa học liên ngành, màu sắc đã được nghiên cứu dưới các góc

độ đa ngành như: triết học, tâm lý học, vật lý học, và đặc biệt là ngôn ngữ học Ngày nay, trong xu thế nghiên cứu liên ngành về khoa học xã hội, mối quan hệ giữa bộ ba ngôn ngữ, văn hóa và tư duy ngày càng được các nhà ngôn ngữ học quan tâm Ngôn ngữ là chất liệu truyền tải văn hóa, mà văn hóa là cái được hàm chứa trong ngôn ngữ

Sự sáng tạo về văn hóa thường không thể tách rời ngôn ngữ, còn sự biến đổi và phát

Trang 6

triển của ngôn ngữ lại luôn đi song song với sự biến đổi và phát triển của văn hóa Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng, giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, chúng phát triển trong sự qua lại lẫn nhau Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên cách suy nghĩ

và tiếp cận thế giới của con người, thậm chí ngôn ngữ còn quyết định cách con người

tư duy về thế giới Việc định danh lớp từ vựng chỉ màu sắc và cơ sở ngữ nghĩa của chúng cũng không nằm ngoài quy luật nhận thức và tri nhận nói trên

Các nhà nghiên cứu khi xem xét các biến thể ngôn ngữ trong hệ quang phổ màu sắc đã nhận ra rằng, mặc dù số lượng từ ngữ chỉ màu sắc trong mỗi ngôn ngữ là khác nhau, mỗi ngôn ngữ có thể hạn chế số lượng từ vựng gọi tên cho màu sắc cụ thể đó, song cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó vẫn nhận ra sự khác biệt Đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện rõ thông qua việc chọn ý nghĩa biểu trưng của các sắc màu trong từng nền văn hóa Ở các quốc gia khác nhau, các nền văn hóa khác nhau, ngữ

nghĩa và ý nghĩa biểu trưng của hai màu trắng và đen thể hiện các ý nghĩa khác nhau

Ví dụ trong tiếng Việt, màu đen thường thể hiện cho màu tang tóc, sự kém may mắn, hoặc cái chết; màu trắng là màu của tang tóc, hoặc tượng trưng cho sự trinh trắng, tinh khôi; nhưng ở các quốc gia châu Âu, màu đen là màu của sự lịch lãm, sức mạnh và quyền lực; màu trắng là màu của sự trinh nguyên, tinh khôi

Hai tính từ chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt có số lượng không nhỏ và mang ý nghĩa vô cùng đa dạng trong nhiều phong cách văn bản, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương Vì thế, việc nghiên cứu đặc trưng ngữ nghĩa của từ, ngữ chỉ màu sắc và màu sắc phụ “trắng” và “đen” trong tiếng Việt mang ý nghĩa khoa học nhất định, góp phần làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa, giá trị biểu trưng và đặc điểm tri nhận của nhóm từ này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Nghiên cứu về từ chỉ màu sắc ở nước ngoài

Ngày nay khi Khoa Sắc học (Colour science) đã phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi như Kandinsky, Herbin và Henri Pfeiffer thì hệ ý nghĩa biểu trưng về màu sắc càng được nâng cao giá trị Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có những cách xem xét màu sắc theo các cách khác nhau Trong hầu hết các nền văn hóa châu Á, màu

Trang 7

vàng được xem như màu của vua chúa, hoàng đế; còn phương Tây là màu tím Đối với Trung Quốc, màu đỏ là biểu tượng cho lễ tết, sự may mắn, thịnh vượng; màu trắng tượng trưng cho sự tang tóc, chết chóc Ở Châu Âu, màu sắc được liên tưởng mạnh mẽ đến các đảng phái chính trị Nhiều nước xem màu đen là biểu tượng của Đảng Bảo thủ, màu đỏ là biểu tượng của Đảng Cộng sản, màu nâu là biểu tượng của Phát xít Trong một số ngôn ngữ, màu xanh dương được dùng với rất nhiều nghĩa tích cực Các nghiên cứu cho thấy hầu hết màu sắc có sự liên tưởng theo hướng tích cực nhiều hơn theo hướng tiêu cực; thậm chí khi nó có hướng liên tưởng tiêu cực thì cũng chỉ được sử dụng trong những ngữ cảnh đặc biệt Vì vậy, màu sắc là một trong những biểu tượng mang tính phổ quát, không chỉ ở phương diện địa lý mà còn ở mọi khía cạnh nhận thức: vũ trụ, tâm

lý, tôn giáo, ngôn ngữ…[15] Gần đây nhất, Paul Kay - nhà nghiên cứu ngôn ngữ thuộc trường Đại học California ở Berkeley – khi nghiên cứu về màu sắc đã đưa ra một nhận định quan trọng là quá trình nhận biết màu sắc bắt đầu từ phần não bên phải và truyền sang bên trái thông qua sự tiến triển của ngôn ngữ, đồng thời những nhận thức màu sắc của chúng ta được liên kết chặt chẽ với ngôn ngữ của chúng ta

Nghiên cứu màu sắc dưới góc độ tâm lý học, G Alen và U.Mac (người Anh), Dugan H (người Mỹ) đã đưa ra ý tưởng về sự khác biệt của hệ thống màu sắc với nguồn gốc văn hóa xã hội Qua nghiên cứu của mình, các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng màu sắc là một tồn tại, phản ánh nhận thức của con người ở các dân tộc khác nhau, nói các thứ tiếng khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau Mối quan tâm đến màu sắc nảy sinh ở loài người trải qua quá trình lao động và sinh hoạt cộng đồng, và những từ ngữ chỉ màu sắc dần xuất hiện trong ngôn ngữ Nhận thức về màu sắc tương đồng ở các cộng đồng ngôn ngữ Từ ngữ chỉ màu sắc đóng vai trò quan trọng trong từng nền văn hóa khác nhau

Nghiên cứu màu sắc dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa, Brent Berlin và Paul Kay đã kết hợp giữa tính khái niệm và tính thực tiễn, liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa màu sắc và văn hóa Từ sự khái quát thực tế 78 ngôn ngữ khác nhau, Brent Berlin và Paul Kay kết luận: Mọi ngôn ngữ ít nhất cũng có 2 từ chỉ màu đen và màu trắng, có 3

từ thì có thêm màu đỏ, có 4 từ thì có thêm màu xanh lá hoặc vàng, có 5 từ thì thêm cả màu xanh lá và vàng, có 6 từ thì thêm màu xanh da trời, có 7 từ thì có thêm màu nâu,

Trang 8

có trên 7 từ thì có thêm màu tím, hồng, da cam, xám hoặc hỗn hợp những màu này Nghiên cứu màu sắc dưới góc độ ngôn ngữ học, tác giả Micheal Quinion trong bài viết “Những tên gọi nhất thời của màu sắc” (The fugitive names of hues) đã nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Anh bằng phương pháp từ nguyên học Ông đã xác định màu từ màu xanh da trời (blue) bắt nguồn từ tiếng Pháp, xanh lá cây (green) có cùng gốc với “grow” và xuất xứ từ tiếng Đức, màu đỏ (red) được vay mượn từ tiếng Hy

Lạp, màu hồng (pink) cùng gốc từ với tiếng Hà Lan,… Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã trình bày khá chi tiết về biểu

tượng màu sắc của các nước trên thế giới, chủ yếu là phương Tây

2.2 Các nghiên cứu về từ chỉ màu sắc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, những vấn đề về từ chỉ màu đã được các nhà nghiên cứu đem ra

xem xét và phân tích trên 100 năm nay Nguyễn Khánh Hà (1995) “Hệ thống từ chỉ màu sắc trong Tiếng Việt” đã thống kê và lập một bảng từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng

Việt, phân loại chúng, sắp xếp chúng thành hệ thống và phân tích ý nghĩa từ vựng và bối cảnh sử dụng chúng Qua đó tác giả đã làm sáng tỏ những mối liên hệ của chúng với văn hóa truyền thống Trên cơ sởhệ thống hóa các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt trên dưới góc độ ngôn ngữ và văn hóa, luận văn đãchỉ ra những đặc điểm của các lớp

từ chỉ màu sắc như: lớp từ chỉ màu cơ sở, lớp từ chỉ màu thứ cấp vàlớp từ chỉ màu đặc trưng; đặt trong mối tương quanso sánh để tìm ra mối quan hệ và kết cấu giữa các lớp

từ này Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu vào đặc điểm tạo từ, tạo cụm từ chỉ màu sắc cũng như làm rõ con đường chuyển nghĩa của các từ chỉ màu sắc trong ngữ cảnh sử dụng, đặc biệt, luận văn cũng chưa khai thác giá trị biểu trưng của các thành ngữ có chứa từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của ngôn ngữ, văn hóa, tư duy dân tộc đến việc sử dụng chúng

Chu Bích Thu (1996) trong luận án tiến sĩ “Những đặc trưng ngữ nghĩa của tính

từ tiếng Việt hiện đại” cũng đã sử dụng phương pháp thành tố nghĩa để phân tích các

nhóm tính từ trong đó có nhóm tính từ chỉ màu sắc [78] Tuy nhiên, trong luận án, khi

đề cập đến tính từ chỉ màu sắc, tác giả mới chỉ dừng lại ở chỗ phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm tính từ này.Trịnh Thị Minh Hương (2009) trong luận văn thạc sĩ

“Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa trên ngữ liệu là những

Trang 9

văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương)” đã nghiên cứu phương thức tạo

tính biểu trưng cho các từ ngữ chỉ màu sắc, nêu được một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách tri nhận về các nhóm màu và hàm nghĩa biểu trưng được thể hiện trong

từ ngữ chỉ màu sắc trong phạm vi hoạt động là thành ngữ [47] Với mục đích hướng vào tính biểu trưng của từ chỉ màu sắc, nên tác giả không đi sâu vào bình diện ngôn ngữ văn hóa của từ, cũng như chưa đi vào nghiên cứu bình diện ngữ nghĩa văn hóa của thành ngữ tục ngữ có chứa từ ngữ chỉ màu sắc Trương Thị Sương Mai (2012) trong

luận văn thạc sĩ “Đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh)” đã dựa trên cứ liệu là thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ

màu sắc trong tiếng Việt, tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của người Việt đặt trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Anh, từ đó tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hoá và góp phần làm rõ vấn đề hàm nghĩa văn hoá thể hiện qua ngôn ngữ [54] Bùi Thị Thùy Phương (2004) nghiên cứu các từ chỉ màu sắc đỏ, vàng, đen, trắng, xanh và hàm nghĩa văn hóa của chúng trong tiếng Hán (đối chiếu với các từ tương ứng trong tiếng Việt) [66] Nguyễn Thị Hải Yến (2007) nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt [93] Phương Thần Minh (2005), so sánh từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt [56] Nguyễn Hoàng Phương Linh (2014), nghiên cứu về các thành ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh và tiếng Việt, tập trung vào một số thành ngữ có chứa một số màu cơ bản như đỏ, vàng, xanh da trời và hai màu đen, trắng nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong cách sử dụng của các thành ngữ này trong hai ngôn ngữ và tìm ra các lỗi mà trong quá trình học tiếng Anh sinh viên thường gặp phải [53] Trịnh Thị Thu Hiền (2015) đã khảo sát hai từ chỉ màu

sắc trong tiếng Việt là xanh và đỏ cùng các từ phái sinh của hai từ này trong từ điển và

trong ca dao, từ đó làm sáng tỏ những đặc điểm ngữ nghĩa cơ bản như nội dung ngữ nghĩa, sự biến đổi nghĩa, những hướng biểu trưng của chúng, cũng như khả năng hoạt động của chúng trong ngôn ngữ và trong thực tế ngôn ngữ là ca dao Việt Nam [41] Trần Thị Thùy Hương (2016) có nghiên cứu về nhóm từ ngữ chỉ màu sắc phụ của hai

màu xanh và đỏ trong tiếng Việt và làm rõ những đặc trưng về cấu trúc, ngữ nghĩa của

nhóm từ này [48].Các bài viết nghiên cứu về màu sắc khá nhiều, có thể kể đến: Trần

Thị Thu Huyền với bài viết “Hoa cỏ và màu sắc trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng

Trang 10

Việt”, (Ngôn ngữ và đời sống, số 12, 2001) đã nêu ra những nhận xét mang tính khái

quát từ những điểm tương đồng về hình thức đến những điểm tương đồng và dị biệt trong nhận thức của hai dân tộc về “màu sắc, hoa, cỏ” trong thành ngữ - tục ngữ do xuất phát từ hai nền văn hóa khác nhau [49,35 – 36] Phạm Văn Tình với các bài viết:

Hai từ xanh và xanh xanh; Phấn trắng, bảng đen, tóc trắng- hình tượng đẹp về người thầy (Tiếng Việt từ cuộc sống), 2004 [78]; Lê Thị Vy với Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua các từ chỉ màu sắc (Ngôn ngữ và Đời sống số 6), 2006 [91] Các bài viết

này đã đề cập đến một màu (hoặc nhiều màu) như biểu tượng của văn hóa hoặc nét đặc thù của dân tộc Từ đó các tác giả nêu lên mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tại khách quan, ngôn ngữ và văn hóa, tuy nhiên, vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn hóa đến cách sử dụng các từ chỉ màu sắc như thế nào

Trong “Đặc trưng âm thanh và màu sắc trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám” (khóa luận tốt nghiệp ĐH Sư phạm TPHCM 1996), Lê Thị Thanh Điệp đã bàn

về ý nghĩa của các từ chỉ màu sắc trong thơ Xuân Diệu [25]; Biện Minh Điền, với bài

viết Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến (Ngôn ngữ số 7- 2000) đã thống

kê tỉ lệ từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ và câu đối của Nguyễn Khuyến và đã xác định tỉ

lệ màu sắc tươi chiếm ưu thế, đặc biệt là cách dùng màu xanh và màu trong [24,48 55]; tương tự, trong bài Màu xanh trong thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Thị Thành Thắng (Ngôn ngữ số 11-2001) đã khái quát được sự đa dạng về nghĩa của cùng một màu xanh, từ đó, nêu bật vài điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính [74];

-Năm 2005, trong công trình Một số vấn đề về kí hiệu học (Đề tài khoa học cấp Đại học

Quốc gia), Nguyễn Đức Dân có một phần đề cập đến màu sắc như một biểu tượng mang tính phổ quát trong một số nghi thức văn hóa, tôn giáo trên thế giới [20] trong nghiên cứu của mình có một phần đề cập đến màu sắc như một biểu tượng mang tính phổ quát trong một số nghi thức văn hóa, tôn giáo trên thế giới Đây chính là hướng tiếp cận màu sắc dưới góc độ ký hiệu học, là một hướng nghiên cứu mà rất nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới tiếp cận và khai thác Trên Ngôn ngữ và Đời sống số 8 năm

2006, Hà Thị Thu Hoài viết Từ chỉ màu sắc để miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài Qua khảo sát, tác giả bài viết đã phân tích nét

đặc sắc sáng tạo trong việc tạo ra nhiều sắc độ của màu trắng, đỏ, vàng trên những

Trang 11

trang văn Tô Hoài [45,9-12] Nguyễn Văn Trào (2014) trong bài viết “Bàn về dịch thành ngữ Anh-Việt (trên cơ sở ngữ liệu các thành ngữ có yếu tố màu sắc xanh, đen,

đỏ, trắng)”, (Ngôn ngữ và Đời sống, số 7 (225)-2014) đã đưa ra chiến lược dịch các thành ngữ có yếu tố màu sắc sao cho ý nghĩa của thành ngữ ở ngôn ngữ nguồn đảm bảo được dịch sát nghĩa hoặc được thể hiện tương đương ở ngôn ngữ đích, trong đó tác giả có đưa ra năm cách dịch như: Dùng một thành ngữ tương đương về nghĩa và hình thức ở ngôn ngữ đích; Sử dụng thành ngữ giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về cấu trúc; Dịch thành ngữ bằng cụm từ không mang tính thành ngữ; Dịch bằng việc giải thích thành ngữ; Dịch vay mượn hoặc sao phỏng [87]

Với hai tính từ chỉ màu trắng đen, Trần Thị Thu Phượng trong luận văn thạc sĩ ngôn ngữ năm 2016 đã nghiên cứu và đưa ra những đặc điểm của 2 từ chỉ màu này

trong tiếng Hàn (có so sánh với tiếng Việt) [67] Đào Mạnh Toàn (2015), Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ hồng, đỏ trong tiếng Việt với các từ 红, 赤 trong tiếng Hán hiện đại [85] Ngô Thị Khánh Ngọc (2015), có đối chiếu về các ý

nghĩa hàm ngôn của các từ chỉ màu sắc trong thành ngữ Tiếng Anh và tiếng Việt [59]

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn khảo sát các từ ngữ chỉ màu sắc và màu sắc phụ của hai màu đen và trắng

trong tiếng Việt nhằm làm rõ những đặc trưng về cấu trúc, ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của nhóm từ ngữ này, tìm ra mối liên hệ giữa bộ ba ngôn ngữ, văn hóa và tư duy

Kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ cho thực tiễn giảng dạy tiếng Việt nói chung, cho những người nước ngoài học tiếng Việt nói riêng Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giải thích sự cảm nhận màu sắc qua ngôn ngữ, văn hóa của người Việt

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Dựa trên cơ sở các lý thuyết ngữ nghĩa đã học, luận văn khảo sát các từ ngữ chỉ

màu sắc và màu sắc phụ của hai màu đen và trắng trong tiếng Việt, để xác lập phạm trù

chỉ màu sắc phụ của nhóm từ ngữ này trong tiếng Việt ở mức độ toàn diện nhất có thể, với những đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa của chúng Qua đó, luận văn làm rõ tiêu chí

Trang 12

xác định các từ chỉ màu sắc phụ trong tiếng Việt Luận văn cũng đặt nhiệm vụ khai thác nghĩa gốc, nghĩa phái sinh và nghĩa biểu trưng của nhóm từ này để thấy được việc nhận thức và phản ánh sự nhận thức về màu sắc của người Việt với thế giới xung quanh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là những từ và ngữ

chỉ màu và màu sắc phụ của hai tính từ “trắng” và “đen” trong tiếng Việt

- Phạm vi nghiên cứu: các đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của từ và ngữ chỉ màu

sắc và màu sắc phụ của hai tính từ “trắng” và “đen” trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ, văn hóa và tư duy

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

- Thủ pháp thống kê, phân loại: Mục đích của thủ pháp này nhằm thống kê và phân loại tất cả các từ ngữ chỉ màu sắc và màu sắc phụ của hai tính từ đen và trắng

trong tiếng tiếng Việt, tiến hành phân loại dựa trên những cơ sở, tiêu chí cụ thể, để từ

đó đi vào khảo sát các đặc điểm về cấu trúc và nội dung của từng nhóm

- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa : Phương pháp này được sử dụng

nhằm phân tích các đặc điểm ngữ nghĩa của các từ, ngữ chỉ màu sắc, màu sắc phụ của

hai tính từ đen và trắng trong tiếng Việt, tìm ra các nét nghĩa trong các ngữ cảnh sử

dụng khác nhau cũng như chỉ ra vai trò của các từ ngữ này trên bình diện hoạt động của chúng

- Phương pháp miêu tả: Miêu tả nghĩa các từ, ngữ chỉ màu và màu sắc phụ của hai tính từ đen và trắng trong tiếng Việt nhằm phát hiện các đặc điểm ngữ nghĩa và

giá trị biểu trưng của chúng

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lí luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có đóng góp trên phương diện lý luận về ngữ nghĩa nói chung, đặc biệt lý giải đặc trưng tư duy văn hóa của người Việt qua mảng từ ngữ chỉ màu sắc và màu sắc phụ qua nghiên cứu trường hợp hai tính từ chỉ

màu sắc đen và trắng

Trang 13

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn đưa ra một cái nhìn tổng thể về từ chỉ màu sắc và màu sắc phụ của

hai tính từ đen và trắng trong tiếng Việt, bao gồm các đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa,

các phương thức chuyển nghĩa và giá trị biểu trưng của từng từ, ngữ trong sử dụng

- Kết quả của luận văn có thể được ứng dụng cho việc học tập và giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường và cho người nước ngoài học tiếng Việt về mảng từ ngữ chỉ màu sắc Bên cạnh đó, có thể góp phần làm rõ mối quan hệ giữa bộ ba ngôn ngữ, văn hóa và tư duy

- Kết quả của luận văn còn có thể được ứng dụng cho việc biên soạn từ điển giải thích, đối với lớp từ ngữ chỉ màu sắc phụ

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Khả năng tạo từ và ngữ nghĩa của từ chỉ màu sắc “trắng” và “ đen” trong tiếng Việt

Chương 3: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các cụm từ cố định chỉ màu sắc “ trắng” và “đen” trong tiếng Việt

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số khái niệm về từ ngữ và từ ngữ chỉ màu sắc

1.1.1 Khái niệm về từ

Theo F De Sausure thì “Từ mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị trung tâm trong toàn bộ cơ cấu của ngôn ngữ [68]

Các nhà ngôn ngữ học Châu Âu cho rằng bất cứ ngôn ngữ nào cũng bao gồm ba

bộ phận phân biệt nhau là thành phần cấu tạo âm thanh, các phương tiện từ vựng, các phương tiện ngữ pháp và đề cập đến những kiểu đơn vị ngôn ngữ sau: âm vị, hình vị,

từ, cụm từ, câu Nhưng ngôn ngữ học truyền thống Châu Âu đã nêu các kiểu từ sau đây: từ đơn, từ phái sinh, từ phức, từ ghép và từ láy Từ đơn là từ chỉ có một hình vị chính tố, từ phái sinh là từ gồm có chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ, từ phức là từ

có hai chính tố trở lên kết hợp với nhau, từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập, từ láy là từ được cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị hoặc một từ Từ láy phổ biến ở các ngôn ngữ Đông Nam Á [80]

Theo F De Sausure, từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng của chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa [68]

Các nhà ngôn ngữ học đã dùng thuật ngữ từ để gọi những hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ với nhau Ít nhất có năm quan niệm khác nhau về cái được gọi là từ

Đó là: (1) Từ chính tả: Là khoảng cách giữa hai chỗ trống trên chữ viết; (2) Từ từ điển học: Là đơn vị mà căn cứ vào các đặc điểm ý nghĩa của nó phải xếp riêng trong từ điển; (3) Từ ngữ âm: Là nhóm các hình vị được thống nhất bởi hiện tượng ngữ âm nào

đó như trọng âm, sự hài hòa nguyên âm, sự biến đổi của các âm tố nào đó trong phạm

vi một từ… (4) Từ biến hình: Là một phức thể luôn luôn gồm hai phần: một phần có nghĩa là đối tượng, còn phần kia biểu thị mối liên hệ của từ đó đối với các từ khác trong câu Tiếng Việt không có từ biến hình; (5) Từ hoàn chỉnh: Là nhóm các hình vị không thể tách hoặc hoán vị các hình vị đó mà lại không làm thay đổi ý nghĩa của chúng hoặc không vi phạm mối liên hệ giữa chúng [34]

Trang 15

Các tác giả cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học coi từ là “ Đơn vị cấu trúc – ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng để gọi tên các sự vật và các thuộc tính của chúng, các sự vật, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn ngữ” [92]

Định nghĩa từ của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê: “Từ là âm có nghĩa, dùng

trong ngôn ngữ để diễn tả một ý nghĩa đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được” [16]

Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Từ là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [69] Định nghĩa của Hồ Lê: “Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về nghĩa” [33]

Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ Do tính chất hiển nhiên, có sẵn của các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ Chính tổng thể cả các từ là vật liệu xây dựng

mà thiếu nó thì không thể hình dung được một ngôn ngữ Có thể chấp nhận một định nghĩa chung về từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” [33]

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Từ là một đơn vị hai mặt: mặt hình thức và mặt ý nghĩa Mặt hình thức theo chúng tôi, là một hợp thể của một số thành phần: thành phần của ngữ âm (còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn gọi là cấu trúc của từ) và thành phần ngữ pháp” [8, 21]

Theo khái niệm về từ của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi cho rằng: Từ là một đơn vị hai mặt là mặt hình thức và mặt nội dung Mặt hình thức là một hợp thể của một số thành phần: thành phần của ngữ âm (còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn gọi là cấu trúc của từ) và thành phần ngữ pháp

1.1.1.1 Phương thức cấu tạo từ

Theo Đỗ Hữu Châu (Đỗ Hữu Châu – 1999, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục) về nguyên tắc, do những ảnh hưởng và tác động của xã hội, lớp từ

Trang 16

vựng trong mỗi ngôn ngữ luôn vận động, để sản sinh và làm giàu vốn từ vựng của ngôn ngữ mình để phục vụ những nhu cầu diễn đạt mới, những nhu cầu giao tiếp mà

xã hội đặt ra Các từ mới được sinh ra cũng đồng thời kéo theo các nghĩa mới Chúng làm phong phú thêm vốn từ vựng và giúp con người có thể dễ dàng diễn đạt những suy nghĩ của mình Vận động cấu tạo từ không phải chỉ để tạo ra một từ riêng lẻ mà là để tạo ra một loạt các từ cùng kiểu Trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất, được gọi là hình vị Các hình vị được dùng để cấu tạo

ra các từ theo các phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt, hay dựa trên các phương thức tạo từ, ngôn ngữ tác động vào các hình vị để sản sinh ra các từ Trong tiếng Việt, chúng ta có ba phương thức cấu tạo từ là từ hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị Trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất, được gọi là hình vị Các hình vị được dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt, hay dựa trên các phương thức tạo từ, ngôn ngữ tác động vào các hình vị để sản sinh ra các từ

Theo Đỗ Hữu Châu (1999), tiếng Việt có ba phương thức cấu tạo từ là từ hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị [8, 21]

Phương thức hóa từ hình vị là phương thức tác động trực tiếp vào hình vị để tạo cho nó các đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của hình vị Phương thức ghép là phương thức kết hợp hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa để tạo ra một từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ Phương thức thứ ba là phương thức láy Phương thức này tác động vào một hình vị cơ sở để sinh ra một hình vị láy giống nó toàn bộ hay

bộ phận về âm thanh Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ, hay có đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ

Ngoài ba phương thức tác động vào hình vị trên, ta còn gặp phương thức tạo từ theo lối chuyển nghĩa một từ đã sẵn có Phương thức chuyển nghĩa không tạo ra từ mới

mà chỉ tạo ra ý nghĩa của hình vị đóng vai trò hết sức quan trọng trong chức năng này Tuy nhiên, xét theo khả năng cấu tạo thì từ có những hình vị có khả năng cấu tạo từ cao, tức là nó có thể tạo ra một số lượng từ lớn hơn và có thể đi vào nhiều phương thức cấu tạo hơn Vì vậy, có thể nói hình vị là yếu tố đầu tiên, yếu tố gốc để cấu tạo từ

Trang 17

Khi nghiên cứu để phân loại từ đã có một số ý kiến khác nhau Phần lớn tác giả đều căn cứ vào số lượng hình vị để chia thành từ đơn và từ kép (từ phức hợp) Các từ phức hợp lại được chia thành từ láy và từ ghép Căn cứ vào quan hệ cú pháp, từ ghép lại được chia thành ghép đẳng lập và ghép chính phụ Khi phân loại các từ về mặt cấu tạo, cần phải chú ý đến tất cả các yếu tố tham gia cấu tạo từ Phân loại từ không chỉ là

để sắp xếp các từ thành loại mà còn để phát hiện ra cách thức cấu tạo, tạo điều kiện cho quá trình nhận thức từ Do vậy, nói một cách đơn giản, chúng ta có thể phân chia

từ tiếng Việt về mặt cấu tạo thành từ đơn và từ phức, trong đó từ phức bao gồm từ láy

và từ ghép Từ đơn được tạo thành từ phương thức từ hóa, từ láy từ phương thức láy và

từ ghép từ phương thức ghép Từ việc phân loại này, chúng ta có thể hình dung ra các phương thức để sản sinh ra từ mới từ từ đơn gốc trong tiếng Việt

1.1.2 Nghĩa của từ

1.1.2.1 Khái niệm về nghĩa của từ

Theo Richmond H Thomason (1966), ngữ nghĩa học là việc nghiên cứu nghĩa trong phạm vi ngôn ngữ học Ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ tự nhiên của con người hay ngôn như nhân tạo như ngôn ngữ chương trình máy tính Các nhà ngôn ngữ học chủ yếu nghiên cứu nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên Trên thực tế, ngôn ngữ học là một trong những nhánh chính của ngôn ngữ học đương thời Các nhà nghiên cứu logic học và các nhà khoa học máy tính luôn nghĩ đến việc nghiên cứu ngôn nhữ nhân tạo Ở một số phạm vi của khoa học máy tính, sự phân chia này có chồng chéo Như, trong việc dịch về máy móc, các nhà khoa học máy tính muốn sự dụng ngôn ngữ tự nhiên để giải thích

Theo Leech (1990), ngôn ngữ học là trung tâm của việc nghiên cứu giao tiếp và giao tiếp càng ngày càng trở nên là một yếu tố mang tính chất quyết định hệ thống xã hội Ngữ nghĩa học là trung tâm nghiên cứu suy nghĩ của con người, đó là quá trình suy nghĩ, nhận thức, khái niệm hóa

Theo tác giả Goddard C và Wierzbicka A (2014), ngữ nghĩa cũng được xem là một thành phần của ngôn ngữ học hơn là một quan điểm về ngôn ngữ và ngôn ngữ học Tuy nhiên, ý nghĩa chính là tất cả những gì ngôn ngữ diễn đạt Đối với hầu hết

người dùng ngôn ngữ - người nói và người nghe, nhà văn và người đọc – từ là luôn

Trang 18

luôn sống và “ xanh”, trong khi các hình thức, biểu tượng và các công thức trừu tượng

có thể dần dần mất đi hoặc không được dùng nữa

Theo các nhà Việt ngữ học, nghĩa của từ là một trong những khái niệm quan trọng nhất Song để xác định được nghĩa của từ và cơ sở nào để xác nhận định nghĩa là một việc khó Vì vậy khi nghiên cứu về nghĩa của từ, các nhà ngôn ngữ có các khái niệm khác nhau Theo Nguyễn Thiện Giáp “Nghĩa của từ (cũng như ở các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân đó Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức là nó biểu thị cái gì” [33] Theo ông, điều này có thể thấy rõ khi quan sát cách người lớn và trẻ con nắm nghĩa của từ như thế nào Đối với người lớn, khi muốn hiểu nghĩa của một từ nào đó người ta tra từ điển còn trẻ con thì lại liên hệ âm thanh của từ với sự vật

Theo tác giả, cần phân biệt nghĩa của từ với sự hiểu biết vì trong nhận thức của con người không tồn tại bản thân nghĩa của các từ mà chỉ có sự hiểu biết, nghĩa của từ tồn tại khách quan trong lời nói, còn trong nhận thức chỉ có sự phản ánh những nghĩa

đó mà thôi

Ở Việt Nam tác giả Đỗ Hữu Châu chính là người nghiên cứu tập trung nhất về nghĩa của từ Theo ông, “Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phương diện hình thức lập thành một thể thống nhất gọi là từ” Nói cụ thể hơn, “nghĩa của từ là hợp điểm, là kết quả của những nhân tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa Trong số các nhân tố đó, có nhưng nhân tố ngoài ngôn ngữ và có những nhân tố nằm trong ngôn ngữ” [11] Theo ông, hai yếu tố ngoài ngôn ngữ là: Sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, có thể thuộc thế giới nội tâm hoặc thế giới ảo tưởng và các hiểu biết về nhân tố thứ nhất Từ đó, Đỗ Hữu Châu đã ra hình tháp nghĩa hình học không gian hay thế tam giác hình học, Đỗ Hữu Châu cho rằng: Ở đỉnh cao nhất của hình tháp

là từ (trừu tượng) với hai thành phần chính thức và ý nghĩa (trừu tượng) Hai phần này quy định lẫn nhau và đều thuộc về từ Ở mỗi đỉnh của đáy là từng nhân tố góp phần làm thành ý nghĩa, lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của nhân tố tư duy (khái niệm); nhân tố người sự dụng (nhân tố lịch sử - xã hội); các chức năng tín hiệu học, cấu trúc của ngôn ngữ Số lượng các đỉnh của đáy sẽ tăng lên tùy theo số lượng những nhân tố được phát hiện thêm Có thể nói, ưu điểm của hình tháp này là, một mặt

Trang 19

tách được những thực thể đang xem xét (từ các nhân tố) ra khỏi nhau, đồng thời vạch

ra được mối quan hệ giữa chúng

Theo tác giả Đỗ Việt Hùng (2013): “Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần có quan hệ ổn định với hình thứ từ” [46, 37]

Như vậy, qua những định nghĩa trên, có thể nhận thấy căn cứ để định nghĩa và nhận biết căn cứ từ đều được các nhà nghiên cứu xuất phát từ khái niệm tín hiệu và tính hai mặt của tín hiệu theo lí thuyết của F De Saussure Theo Saussure, lưỡng phân tín hiệu ngôn ngữ ta nhận ra hai mặt của nó: mặt biểu hiện (âm thanh) và mặt được biểu hiện (nội dung) Và ý nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai Hai mặt này gắn bó với nhay như hai mặt của một tờ giấy, nếu không có mặt này thì cũng không có mặt kia Luận văn dựa vào khái niệm về nghĩa của từ của Đỗ Hữu Châu, cho rằng “Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phương diện hình thức lập thành một thể thống nhất gọi là từ” Cụ thể là “nghĩa của từ là hợp điểm, là kết quả của những nhân

tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa Trong số các nhân tố đó, có nhưng nhân tố ngoài ngôn ngữ và có những nhân tố nằm trong ngôn ngữ” [11]

1.1.2.2 Các thành phần nghĩa của từ

Khi đưa ra hình tháp nghĩa hình học không gian, tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra mối quan hệ giữa và các nhân tố góp phần hình thành ý nghĩa Tác giả nhấn mạnh từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu vật, từ mối quan hệ với cấu trúc của ngôn ngữ với các từ khác sẽ hình thành các ý nghĩa, cấu trúc và quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp Từ sự phân định trên của tác giả Đỗ Hữu Châu, ta thấy có hai thành phần nghĩa lớn là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp Trong đó, ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từng từ, còn ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa mang tính đồng loạt chung cho nhiều từ Cụ thể như sau:

1.1.2.3 Ý nghĩa từ vựng

Trong ngôn ngữ có những từ có chức năng định danh, hay còn gọi là khả năng gọi tên cho các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, quan hệ… trong thực tại khách

quan, ta gọi là các từ định danh (đen, trắng, đỏ,…) Bên cạnh các từ định danh, có các

từ không có khả năng gọi tên như trên mà chỉ vó vai trò thực hiện chức năng ngữ pháp

Trang 20

khác nhau khi tạo câu, tạo văn bản, ta gọi đó là các từ phi định danh (vì, nên, hoặc…)

Nghĩa của từ định danh không phải là một khối không phân hóa Nó là một thể thống nhất gồm bốn thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa ngữ pháp, và nghĩa biểu thái (nghĩa ngữ dụng) Trong đó ba thành phần nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái gộp thành nghĩa từ vựng của từ Vì vậy, hễ nói đến nghĩa từ vựng của từ thì ta chỉ đề cập đến loại từ định danh Dưới đây, ta sẽ lần lượt xem xét từng thành phần nghĩa của từ

a Ý nghĩa biểu vật

Là thành phần của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật mà từ đố được sử dụng trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật Nói cách khác, ý nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ Tuy nhiên, các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính trong thực tế được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh

xạ được phản ánh trong tự nhiên Đó là nhưng mảnh, đoạn cắt của thực tế nhưng không hoàn toàn trùng khớp với thực tế Nghĩa là, ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo lại những cái có trong thực tế

b Ý nghĩa biểu niệm

Là phần nghĩa của từ liên quan hiểu biết về ý nghĩa biểu vật của từ Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó được phản ánh vào

tư duy và hình thành nên khái niệm Vậy nên, khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế Đấy là những dấu hiệu bản chất về

sự vật, hiện tượng Khi các dấu hiệu bản chất đó được phản ánh qua ngôn ngữ sẽ hình thành nên nét nghĩa Tập hợp các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ chính là ý nghĩa biểu niệm của từ Như vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung

và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểu vật của

từ Tập hợp các nét nghĩa phạm trù, khái quát chung cho nhiều từ được gọi là cấu trúc biểu niệm Khi đề cập đến ý nghĩa biểu niệm của từ, ta cần có sự phân biệt thành phần nghĩa này với khái niệm Khái niệm và ý nghĩa biểu niệm giống nhau ở chỗ chúng đểu

sử dụng những vật liệu tinh thần của tư duy Khái niệm có vai trò quyết định đối với ý

Trang 21

nghĩa biểu niệm, không có khai niệm sẽ không có ý nghĩa biểu niệm Tuy nhiên, khái niệm không đồng nhất với ý nghĩa biểu niệm về mặt chức năng và tính phổ quát Đó là: Về chức năng, khái niệm có chức năng nhận thức, phản ánh những thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan còn ý nghĩa biểu niệm có chức năng công cụ,

tổ chức lời nói Về tính phổ quát, khái niệm có tính chất chân lý, chung cho nhân loại trong khi ý nghĩa biểu niệm có tính dân tộc (có những ý nghĩa biểu niệm có mặt ở ngôn ngữ này mà không có mặt ở ngôn ngữ nào khác)

c Ý nghĩa biểu thái

Là phần nghĩa của từ liên quan đến thái độ, cảm xúc, cách đánh giá Sự vật, hiện tượng biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã được nhận thức, được trải nghiệm bởi con người Do đó khi gọi tên sự vật, hiện tượng, con người thường gửi kèm theo những cảm xúc, thái độ và cách đánh giá của bản thân vào ngôn ngữ Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá, nhân tố cảm xúc, nhân tố thái độ… mà từ gợi ra cho người nói và người nghe Do đó, ý nghĩa biểu thái độ có vai trò quan trọng trong việc định hướng dùng từ trong hoạt động giao tiếp cụ thể

d Ý nghĩa ngữ pháp

Theo Nguyễn Thiện Giáp (1998), khi nói đến ý nghĩa trong ngôn ngữ người ta

thường nghĩ ngay đến nghĩa riêng của từng đơn vị (từ, câu…) Ý nghĩa riêng của từng

từ được gọi là ý nghĩa từ vựng, còn ý nghĩa riêng của từng câu cũng thuộc phạm trù ý nghĩa từ vựng vì nó do ý nghĩa từng vựng của các từ trong câu trực tiếp tạo nên Bên cạnh loại ý nghĩa trên, mỗi loại đơn vị còn có ít nhất một ý nghĩa chung bao trùm lên

Có thể đưa ta một định nghĩa tóm lược những điểm chính yếu về ý nghĩa ngữ pháp: Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định Có nhiều hướng phân loại ý nghĩa ngữ pháp

1.1.2.4 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Để có thể phản ánh được cái vô hạn và không ngừng phát triển của các sự vật trong đời sống cũng như sự phát triển của nhận thức con người, ngoài việc xuất hiện các từ mới với nội dung và hình thức hoàn toàn mới, sự xuất hiện các nghĩa chuyển là

Trang 22

cách tiết kiệm nhất của ngôn ngữ để phản ánh sự phát triển không ngừng của thế giới khách quan, đời sống và nhận thức của con người Nguyễn Thiện Giáp đã chỉ ra “ sự biến đổi và phát triển không ngững của đời sống, sự phát triển của nhận thức và sự phát triển của hệ thống ngôn ngữ là ba nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển nghĩa – hiện tượng phái sinh ngữ nghĩa trong từ, khiến cho một từ có thể trở nên nhiều nghĩa” (từ đa nghĩa) [34]

a Nghĩa gốc

Nghĩa gốc hay còn gọi là nghĩa cơ bản hay nghĩa cơ sở được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trê cở sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác [18]

b Nghĩa phái sinh (nghĩa chuyển )

Nghĩa phái sinh hay còn gọi là nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên

cơ sở nghĩa gốc, vì vậy chúng thường có nghĩa có lí do, được nhận ra qua nghĩa gốc của từ [18]

c Mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa phái sinh

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nghĩa của từ được xem như một cấu trúc có thể tổ hợp từ các bộ phận, thành tố kết hợp thành, và ngược lại, cũng

có thể phân tích nghĩa ra thành các thành tố cấu tạo nên nó Nói cách khác, nghĩa của

từ bao gồm các nét nghĩa được sắp xếp theo một trật tự nhất định, mang tính hệ thống Tính hệ thống và cấu trúc thể hiện tròn quan hệ giữa các nét nghĩa trong một nghĩa, hay quan hệ giữa nghĩa gốc với các nghĩa phái sinh hoặc quan hệ giữa nghĩa của các từ cùng loại, … Trong một từ nhiều nghĩa, luôn tồn tại nghĩa gốc (nghĩa cơ bản, nghĩa cơ sở) và nghĩa phái sinh (nghĩa chuyển) Nghĩa gốc là nghĩa có trước Còn nghĩa phái sinh là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc Việc xác định nghĩa của từ, một mặt cần phải tách ra các nghĩa khác nhau, mặt khác phải làm sáng tỏ những mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các nghĩa đó Theo các nhà Việt ngữ học, các nghĩa phái sinh có thể quan hệ trực tiếp với các nghĩa gốc hoặc cũng có thể quan hệ gián tiếp với nghĩa gốc qua một ý nghĩa khác, song tất cả các nghĩa đều liên

hệ lẫn nhau và làm thành một hệ thống

1.1.2.5 Các phương thức chuyển nghĩa cơ bản

Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của các từ, trong ngôn ngữ học có nhiều

Trang 23

cách Tuy nhiên, có hai cách quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn ngữ là cách chuyển nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ

Định nghĩa này có thể được thuyết minh lại như sau:

Giả sử ta có từ T là tên gọi của đối tượng DD1 và từ này có nghĩa S1

Khi cần gọi tên cho một đối tượng Đ2 mà giữa Đ2 và Đ1 có mối liên hệ logic nào đó (như liên hệ giữa bộ phận với toàn thể; giữa nguyên liệu với sản phẩm tạo thành chẳng hạn) thì người ta có thể dùng T để gọi tên luôn cho cả DD2 Lúc này từ T được xây dựng thêm, được cấp thêm cho một nghĩa S2 Người ta bảo như thế là đã có một phép chuyển nghĩa hoán dụ [18]

Ví dụ: nói vàng bạc đeo đầy người thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ

để trỏ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền v.v của người đeo nó)

c Nghĩa biểu trưng

Chức năng chính của ngôn ngữ là giao tiếp và công cụ của tư duy Ý nghĩa biểu vật là một trong những ý nghĩa chính của từ Trong quá trình hành chức có khi ý nghĩa biểu vật, tính trực quan của thông điệp trở nên mờ đi do một thông điệp khác tuy có liên quan nhưng rộng lớn hơn, đi xa hơn, đó là nghĩa biểu trưng

Theo Lê Quang Thiêm, trong ngôn ngữ có ba tầng nghĩa là tầng nghĩa trí tuệ, tầng nghĩa thực tiễn và tầng nghĩa biểu trưng Về tầng nghĩa biểu trưng, tác giả phân

biệt nghĩa biểu trưng và nghĩa biểu tượng qua các định nghĩa sau: “Nghĩa biểu trưng là loại nghĩa dành cho nội dung nghĩa những từ mà hình thức ngữ âm (mô phỏng âm

Trang 24

thanh) hoặc hình thức cấu âm (mô phỏng cấu hình) như có liên hệ đến nội dung được biểu hiện của từ” [76] Ông cho rằng các từ thuộc loại này là kết quả của quá trình

biểu trưng hóa như Hoàng Tuệ nhận xét là “Quá trình biểu trưng hóa của tín hiệu, một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lý của nó trong đời sống xã hội và được ghi lại một cách tế nhị độc đáo trong ngôn ngữ” Ngược lại, nghĩa biểu tượng được định nghĩa và

giải thích “Nghĩa biểu tượng là nội dung có được do hình dung, tưởng tượng Chẳng hạn, nội dung nghĩa của các từ rồng, phượng là do hình dung, tưởng tượng chứ không

có trong thực tế… nói chung là những sự vật, hoạt động, tính chất của thế giới tưởng tượng, viễn tưởng, giả tưởng mà người nói gán cho nội dung tín hiệu Nghĩa biểu tượng là hình ánh xạ cảm tính của sáng tạo cá nhân, nhưng có mối liên hệ mật thiết với những nội dung xã hội và bao giờ cũng lĩnh hội được và nhận thức được Biểu tượng là một yếu tố của ý nghĩa vởi vì ý thức được thể hiện bằng ngôn ngữ với hình ảnh của sự vật, hiện tượng được quy chiếu” [61]

Diệp Quang Ban trong “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” cho rằng: Biểu

trưng (symbol) “Trong ký hiệu học, một ký hiệu mà đặc tính của nó là thuần túy võ đoán hoặc hoàn toàn quy ước, tuy không có sở cứ, như màu đen hay trắng tượng trưng cho sự tang tóc Trong ngôn ngữ, phần lớn các từ mang tính biểu trưng thuần khiết xét trong quan hệ với vật được gọi tên, như để làm tên gọi cho con gà, con cá, điều này giải thích cho hiện tượng cùng là con cá mà mỗi ngôn ngữ có một tên gọi khác nhau” [4, 67]

Về biểu tượng, theo Bích Hạnh “là vấn đề có tính chất liên ngành, ngày càng được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học nhân văn Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Biểu tượng là vấn đề của trung tâm nghiên cứu nghệ thuật” [39] Theo tổng hợp của Bích Hạnh từ các nghiên cứu về biểu tượng, hiểu theo nghĩa Triết học, tất cả các

sự vật trong thế giới khách quan, khi được con người tiếp nhận đều sẽ trở thành biểu tượng trong nhận thức của con người Dưới góc độ Tâm lí học, biểu tượng là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan Trên cơ sở cảm giác, tri giác, trong óc con người xuất hiện một hình thức cao hơn – đó là biểu tượng, bởi bộ não của con người có khả năng tái sinh trong ý thức hình ảnh của đối tượng đã được tri giác, phản ánh trước đây Dưới cái nhìn Phân tâm học, cái được biểu trưng bao giờ cũng là

Trang 25

vô thức và luôn luôn biến đổi Dưới góc độ Tín hiệu học, nghĩa biểu trưng thường dựa vào những đặc điểm tồn tại khách quan bên cạnh dựa vào sự “gán ghép” của con người Theo quan điểm của Ngữ nghĩa học, ngữ cảnh là một nhân tố chủ yếu dẫn đến

sự biến đổi nghĩa của biểu tượng Dưới góc độ Văn hóa học, biểu tượng vốn có bản chất khó xác định và biến ảo một cách sống động trong mọi nền văn hóa ngôn ngữ Thế giới biểu tượng có những địa hạt mang tính phổ quát, lại có những địa hạt mang tính duy nhất, dị biệt Biểu tượng dưới góc độ văn hóa là một đối tượng nghiên cứu cơ bản bởi lẽ không thể xác định được đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan

hệ giữa các nền văn hóa khác nhau nếu không xác định được hệ biểu tượng cấu thành nên các nền văn hóa ấy [39; 20-25]

Cũng theo Bích Hạnh “Tín hiệu ngôn ngữ mang tính biểu tượng là một hiện tượng lí thú và phổ biến ở các dân tộc và liên quan đến các hiện tượng trong đời sống

xã hội, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của nhân dân” [39, 13]

1.2 Lý thuyết về từ chỉ màu sắc

1.2.1 Khái niệm về từ chỉ màu sắc

Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất mà thị giác con người có thể nhận biết được Sự vật có màu khác nhau là do chúng có tần số ánh sáng khác nhau, còn sắc tức là trạng thái màu của sự vật, mỗi màu

có một sắc thái riêng Trang web Wikipedia định nghĩa: Màu sắc là đặc tính giác quan của thị giác con người Màu sắc có được do ánh sáng quang phổ vào mắt bằng các trực giác quang phổ của cơ quan hấp thụ ánh sáng Các loại màu sắc và các chỉ định về vật

lý của màu sắc cũng có liên quan đến các vật thể, vật liệu, các nguồn ánh sáng, chúng được dựa vào các đặc tính tự nhiên như sự hấp thụ, sự phản chiếu hoặc là sự phát ra quang phổ Như vậy, chúng ta sử dụng định nghĩa về màu sắc của Đào Thản: “Màu sắc

là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất, mà thị giác con người có thể nhận biết được [ 70, 111-115]

1.2.2 Phân loại từ chỉ màu sắc

Sự nhận thức và phân biệt màu sắc hoàn toàn có tính chất chủ quan đối với từng cộng đồng người nhất định Trong các ngôn ngữ khác nhau, người ta phân chia dải màu và ghi nhận các sắc độ, sắc thái về màu sắc theo những cách riêng Vì thế, hệ

Trang 26

thống tên gọi màu sắc của các ngôn ngữ cũng không giống nhau Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu có cả những nhà ngôn ngữ học Màu sắc được thể hiện bằng danh từ và tính từ trong hệ thống từ loại Trong đó, tính từ chỉ màu sắc được sử dụng rộng rãi hơn cả Qua khảo sát 98 ngôn ngữ, Berlin và Kay đã có nhận xét về các màu cơ bản (basic colours) một cách phổ quát là: mọi ngôn ngữ ít nhất

cũng có hai từ chỉ màu trắng và đen

Từ kết luận trên, có thể thấy rằng trong sự ghi nhận màu sắc, vấn đề xác định màu cơ bản (màu chính) và màu phụ là một thực tế đặt ra đối với nhiều ngôn ngữ Tính hệ thống của các từ ngữ chỉ màu đòi hỏi phải chỉ ra được trong một ngôn ngữ những màu nào được coi là màu cơ bản, những màu nào được coi là màu phụ và ứng với chúng là những từ ngữ nào Đồng thời, cũng có thể suy ra: số lượng từ chỉ màu trong các ngon ngữ nói chung lại không có sự tương đương nhau, do sự ghi nhận và gọi tên màu sắc không giống nhau Có ngôn ngữ chỉ biết có hai màu, lại có những ngôn ngữ phân biệt đến bảy màu Như vậy, chỉ có thể nói đến việc xác định màu cơ bản ở từng ngôn ngữ cụ thể Hơn nữa, vấn đề này cũng không quan trọng ở những ngôn ngữ có từ chỉ màu phong phú như trong tiếng Việt

Theo quan điểm của Nguyễn Khánh Hà về áp dụng lí thuyết của Berlin và Kay (1969) và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Jameson – Alvarado (2003) Nguyễn Khánh Hà cho rằng trong tiếng Việt có ba lớp từ chỉ màu chính:

(i) Lớp từ chỉ màu cơ sở

(ii) Lớp từ chỉ màu phái sinh từ lớp từ cơ sở - có thể gọi là: lớp từ chỉ màu thứ cấp (iii) Lớp từ chỉ màu đặc trưng (hay còn gọi là lớp từ chỉ màu cụ thể).” [35]

1.2.2.1 Lớp từ chỉ màu cơ bản

Theo quan điểm của Đào Thản: “Sự nhận thức về màu và phân chia dải màu để gọi tên các màu trong ngôn ngữ thường là dựa trên cảm nhận thị giác và quan điểm truyền thống của từng cộng đồng người, nhiều hơn là dựa vào kết quả phân tích quang phổ Vì lẽ đó có một số màu được coi là màu cơ bản trong tiếng Việt ( ), trong khi đó

ở tiếng Anh, theo Belin và Kay, các màu cơ bản lại là trắng, đen, đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển, nâu, tím, hồng, da cam, xám còn ở tiếng Nga các màu cơ bản lại là hồng, nâu, trắng, đen, xám, cộng với bày màu có trong quang phổ cầu vồng” [71,12]

Trang 27

Cũng theo quan điểm của Nguyễn Khánh Hà “trong tiếng Việt có 9 từ chỉ màu cấp cơ sở gồm: đen, trắng, đỏ, vàng xanh, tím, nâu, hồng, xám” [35]

Chúng tôi cũng có chúng quan điểm với Đào Thản và Nguyễn Khánh Hà về các

từ chỉ màu cơ bản trong tiếng Việt Theo quan điểm của ngũ hành về năm màu sắc cơ bản và qua các khảo sát chúng tôi cho rằng 9 từ chỉ màu sắc này có ý nghĩa biểu vật to lớn, và được sử dụng một cách đa dạng

1.2.2.2 Lớp từ chỉ màu cụ thể (hay còn gọi là lớp từ chỉ màu đặc trưng)

Đào Thản gọi lớp từ này là nhóm từ chỉ màu phụ, ông cho rằng tên gọi các màu phụ trong tiếng Việt rất cụ thể

“Các màu phụ có thể qui chúng, thành các nhóm màu, trong đó có một màu cơ

bản đứng đầu nhóm Ví dụ, các màu: vôi, kem, sữa, thiếc, bạc, ngà, bạch kim, nguyệt bạch… là nhóm màu phụ của màu trắng v.v…[71,11-15]

1.2.2.3 Lớp từ chỉ màu phái sinh

Theo lý thuyết của Nguyễn Khánh Hà thì đây là những màu đặc sắc nhất và chiếm một số lướng rất lớn trong hệ thống các từ ngữ chỉ màu tiếng Việt

Về mặt cấu trúc: chúng là những từ đa âm tiết Các yếu tố trong từ kết hợp với nhau theo quan hệ chính – phụ, trong đó yếu tố chính luôn là từ chỉ màu thuộc lớp từ

cơ bản (từ đơn âm tiết) Yếu tố này có thể đứng trước hoặc đứng sau trong từ ghép, nhưng trong phần lớn trường hợp nó đứng trước Yếu tố phụ cho nó thường là một tính

từ, có thể rõ nghĩa (về mặt từ vựng) hoặc chưa, rõ nghĩa [35]

Ví dụ: Trắng muốt

Màu cơ bản từ phái sinh

Đen sì

Màu cơ bản từ phái sinh

Về ý nghĩa: phạm vi biểu vật của các từ này hẹp hơn so với các từ chỉ màu cơ

sở do đó mà chúng luôn luôn bị bao gồm – tức là nằm trong phạm vi của các từ chỉ màu cơ sở [35]

Ví dụ: - Trắng ởn nằm trong phạm vi của từ trắng

- Đen ánh nằm trong phạm vi của từ đen

Về lớp từ chỉ màu phụ, luận văn kết hợp giữa quan điểm của Đào Thản khi cho

Trang 28

rằng lớp từ chỉ màu cụ thể (hay chỉ màu đặc trưng), ví dụ: vôi, kem, sữa, thiếc, bạc, ngà, bạch kim,… là nhóm từ chỉ màu phụ, và quan điểm của Nguyễn Khánh Hà về nhóm từ chỉ màu phái sinh từ màu cơ sở, ví dụ: trắng muốt, đen sì, đen ánh, đỏ au, xanh lè… để cho rằng, nhóm từ chỉ màu phụ trong tiếng Việt bao gồm các từ chỉ màu

phái sinh từ từ chỉ màu cơ bản (hay màu cơ sở) Các từ chỉ màu phụ này có thể được phái sinh nhờ các phương thức láy, phương thức ghép để tạo ra từ chỉ màu mới, trong

đó, các yếu tố được ghép với từ chỉ màu cơ bản có thể là các từ chỉ màu cơ bản (ví

dụ: trắng hồng, trắng xanh, đen xám…); các phụ từ mang ý nghĩa sắc thái hóa và khu biệt thang độ màu (ví dụ: đỏ au, đen kịt, vàng ệch, trắng lốp, xanh lét…) và các

từ chỉ vật đại diện (ví dụ: xanh cổ vịt, vàng nghệ, xanh lá mạ, tím hoa cà, trắng ngà,

đen mun, đỏ bồ quân, đỏ huyết dụ…) Bên cạnh đó, luận văn cũng quan niệm xếp vào

nhóm từ chỉ màu phụ còn bao gồm nhóm từ dùng chính tên của các vật đại diện để

gọi tên màu, ví dụ: màu vôi, màu cháo lòng, màu bã trầu, màu ốc bươu, màu nõn

chuối, màu lông chuột, màu cafe, màu socola, màu sữa, màu chì… Khi triển khai các

nghiên cứu liên quan đến khả năng tạo từ và đặc điểm ngữ nghĩa của hai từ chỉ màu

“trắng” và “đen” trong tiếng Việt, luận văn sẽ áp dụng quan điểm làm việc trên để xác định nhóm từ chỉ màu cơ bản và nhóm từ chỉ màu phụ của 2 từ chỉ màu này trong tiếng Việt

1.3 Cụm từ cố định

1.3.1 Khái niệm về cụm từ cố định

Đơn vị dùng làm chất liệu cơ sở để tạo ra câu – đơn vị giao tiếp – không phải

chỉ có từ Ngoài từ ra, còn có một loại đơn vị gọi là cụm từ cố định Có thể nêu một khái niệm giản dị cho cụm từ cố định điển hình như sau:

Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ

Chính vì thế cụm từ cố định được gọi là đơn vị tương đương với từ Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ, và tương đương với nhau về chức năng định danh, chức năng tham gia tạo câu Chẳng

hạn, các cụm từ: to hold the balance even between two paties, to speak by the book,… của tiếng Anh; ruộng cả ao liền, qua cầu rút ván, tóc rễ tre, con gái rượu,… của tiếng

Trang 29

Việt đều là những cụm từ cố định Chúng được tái hiện và tái lập cũng như các từ vậy

1.3.2 Phân loại cụm từ cố định

Theo quan điểm của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến thì cụm từ cố định có thể được phân loại như sau: [18, 153-165]

(Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến Cơ sở ngôn ngữ học

và tiếng Việt Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 153–165.)

Nguyễn Thiện Giáp thì định nghĩa: “Thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ các ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó Ngay cả khi nghĩa của tất

cả các từ trong đó vẫn chưa thể đoán chắc nghĩa thành ngữ của cụm từ đó… Thành ngữ

có tính hoàn chỉnh về nghĩa nhưng lại có tính chất tách biệt của các thành tố trong kết cấu,

do đó nó hoạt động trong câu với tư cách tương đương với một từ cá biệt…” [31]

dụ

Ngữ cố định Định danh Quán ngữ

Trang 30

Quan điểm của Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến trong

“Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu

trúc và ý nghĩa Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/và gợi cảm

Ví dụ: Ba cọc ba đồng, Chó cắn áo rách, Nhà ngói cây mít, Bán bò tậu ễnh ương, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Ông mất của kia bà chìa của nọ, Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông,

Các cụm từ cố định (thành ngữ) như thế đều thoả mãn định nghĩa nêu trên Chúng là những thành ngữ điển hình

Vậy theo các quan điểm về định nghĩa của định ngữ thì chúng tôi cho rằng có thể hiểu một cách cơ bản, thành ngữ là cụm từ cố định có tính chất gợi hình, nghĩa của thành ngữ là nghĩa của toàn khối, nó là sự miêu tả một hình ảnh, một hành động, một tính chất hoặc một trạng thái Nó mang chức năng định danh chứ không nêu lên một thông báo

Có nhiều cách phân loại thành ngữ Dựa theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu &

Hoàng Trọng Phiến trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” Có thể dựa vào cơ chế

cấu tạo (cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: thành ngữ

so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ

a Thành ngữ so sánh

Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh Ví dụ:

Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt,

Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác:

A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ so

(A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có mặt

Trang 31

Nó thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở

dạng toàn vẹn Ví dụ: (rẻ) như bèo, (chắc) như đinh đóng cột, (vui) như mở cờ trong bụng, (to) như bồ tuột cạp, (khinh) như rác, (khinh) như mẻ, (= chậm) như rùa,

ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ Khi đi vào hoạt động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng nhất thiết phải có A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ Ví dụ:

Ăn ở với nhau

Xử sự với nhau

Giữ ý giữ tứ với nhau

như mẹ chồng với nàng dâu

Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm, Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị,

b Thành ngữ miêu tả ẩn dụ

Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ

Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa "sơ khởi", "cấp một" nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này người ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ

Ví dụ: Xét thành ngữ "Ngã vào võng đào" Cấu trúc của thành ngữ này cho thấy:

– (Có người nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, không may;

– Ngã, nhưng rơi vào võng đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức là vẫn được đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và không mấy lúc được ngồi, nằm ở đó

Trang 32

những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, họat động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, liên kết,

để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón” [14, 80] Tác giả xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, trạng thái, hay các ngữ có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động, một tính chất

Đỗ Hữu Châu xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, trạng thái, hay các ngữ có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động, một tính chất một trạng thái Còn các quán ngữ chỉ bao gồm các ngữ đảm nhiệm chức năng ngoài nòng cốt câu như chức năng chuyển tiếp, chêm, xen kẽ

Đỗ Hữu Châu phát biểu: “Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết

để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng, tính chất, chưa có tên gọi [12, 74]

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi cho rằng quan điểm của Đỗ Hữu Châu là xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, trạng thái, hay các ngữ có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động, một tính chất một trạng thái Còn các quán ngữ chỉ bao gồm các ngữ đảm nhiệm chức năng ngoài nòng cốt câu như chức năng chuyển tiếp, chêm, xen kẽ

Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc phong cách khác nhau Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón,

để nhấn mạnh hoặc để liên kết trong diễn từ

Ví dụ: Của đáng tội, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói tóm lại, Kết cục là, Nói cách khác,

Thật ra, tính thành ngữ và tính ổn định cấu trúc của quán ngữ không được như thành ngữ Dạng vẻ của cụm từ tự do còn in đậm trong các cụm từ cố định thuộc loại này Chỉ có điều, do nội dung biểu thị của chúng được người ta thường xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định dần lại và rồi người ta quen dùng như một đơn vị có sẵn

1.4 Ngữ cố định định danh

Tên gọi này chúng ta tạm dùng (vì nó chưa thật chặt về nội dung) để chỉ những

Trang 33

đơn vị vốn ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn các quán ngữ rất nhiều, nhưng lại chưa

có được ý nghĩa mang tính hình tượng như thành ngữ

Chúng thực sự là các cụm từ cố định, nhưng được tạo dựng theo cách gần như cách tạo những từ ghép mà người ta vẫn hay gọi là từ ghép chính phụ Chẳng hạn:

Quân sư quạt mo, Anh hùng rơm, Kỉ luật sắt, Tuần trăng mật, Con gái rượu, Giọng ông kễnh, Tóc rễ tre, Mắt ốc nhồi, Má bánh đúc, Mũi dọc dừa,

Thực chất đó là những cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật Trong mỗi cụm

từ như vậy thường có một thành tố chính và một vài thành tố phụ miêu tả sự vật được nêu ở thành tố chính Nó miêu tả chủ yếu bằng con đường so sánh nhưng không hề có

từ so sánh Thành tố chính thường bao giờ cũng là thành tố gọi tên

Cũng như tình trạng của quán ngữ, các cụm từ là ngữ cố định định danh có những biểu hiện không đồng đều nhau ở điểm này hoặc điểm khác Rõ ràng là, nhìn chung, chúng ổn định cả cấu trúc lẫn ngữ nghĩa Nhưng tính thành ngữ thì lại kém, thậm chí kém xa hoặc rất xa so với những thành ngữ chân chính Tuy nhiên, chúng cũng không phải là từ ghép, nếu xét về bậc được cấu tạo Chỉ có điều, việc cơ chế cấu tạo của chúng có phần giống với các từ ghép chính phục thì chúng ta phải thừa nhận

Ở những mức độ khác nhau, chúng hiện diện như là đơn vị đứng giữa cụm từ cố

định-thành ngữ với từ ghép [17,153-165]

Tiểu kết

Chương I của luận văn đã giải quyết các vấn đề về lý thuyết như khái niệm về

từ là một đơn vị có hai mặt là mặt hình thức và mặt nội dung Mặt hình thức là một hợp thể của một số thành phần ngữ âm (ngoại biểu), thành phần cấu tạo (cấu trúc từ)

và thành phần ngữ pháp Các khái niệm về từ chỉ màu sắc là một thuộc tính của vật thế, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chát, mà thị giác con người có thể nhận biết được Phân loại được 3 lớp từ chỉ màu chính là lớp từ chỉ màu cơ bản, lớp từ chỉ màu phái sinh và lớp từ chỉ màu đặc trưng Khái niệm về cụm từ cố định được chia thành 2 loại chính là thành ngữ và ngữ cố định Trong đó Thành ngữ gồm có thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ Ngữ cố định bao gồm: ngữ cố định định danh

và quán ngữ Đây là bộ khung lí luận cơ bản để luận văn giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra

Trang 34

Chương 2 KHẢ NĂNG TẠO TỪ VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ CHỈ MÀU SẮC

“TRẮNG” VÀ “ĐEN” TRONG TIẾNG VIỆT

Đối với từng cộng đồng người thì sự nhận thức và phân biệt màu sắc hoàn toàn

có tính chất chủ quan nhất định Mỗi một ngôn ngữ, người ta phân chia các dải màu và ghi nhận các sắc độ, sắc thái về màu sắc theo những quan điểm khác nhau Vì vây,hệ thống tên gọi màu sắc của các ngôn ngữ cũng khác nhau Đây là vấn đề được các nhà khoa học và ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu Những từ chỉ màu có một vị trí đặc biệt,

nó phản ánh thuộc tính riêng của sự vật và còn là bộ phận có cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ pháp riêng trong cấu trúc chung của từ loại Chính vì những vị trí và vai trò đó mà hơn

100 năm nay các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và phân tích chúng Ngoài ra chúng còn được nghiên cứu dưới các góc độ đa ngành như: Tâm lý học, triết học, vật lý học

và đặc biệt là ngôn ngữ học

Ngày nay, với xu thế nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội, mối quan hệ của bộ

ba ngôn ngữ, văn hóa, tư duy càng được các nhà khoa học quan tâm hơn nữa Ngôn ngữ là chất liệu để truyền tải văn hóa, còn văn hóa là cái được hàm chứa trong ngôn ngữ Các nhà khoa học đều thừa nhận văn hóa và ngôn ngư có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, chúng phát triển và ảnh hưởng tới nhau bởi sự sáng tạo của văn hóa không thể tách rời khỏi ngôn ngữ, và sự biến đổi và phát triển của văn hóa lại luôn song song với sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ Ngôn ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành cách suy nghĩ, tiếp cận với thế giới của con người, thậm chí ngôn ngữ còn quyết định đến tư duy của con người với thế giới Vì vậy việc định danh lớp từ vựng chỉ màu sắc và cơ sở ngư nghĩa của chúng không thể nằm ngoài nhưng quy luật này

Hai tính từ chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt có số lượng không nhỏ

và mang ý nghĩa vô cùng đa dạng trong nhiều phong cách văn bản, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương Vì thế, việc nghiên cứu đặc trưng ngữ nghĩa của từ, ngữ chỉ màu sắc và màu sắc phụ “trắng” và “đen” trong tiếng Việt mang ý nghĩa khoa học nhất định, góp phần làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa, giá trị

Trang 35

biểu trưng và đặc điểm tri nhận của nhóm từ này

2.1 Khả năng tạo từ của từ chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt

Có thể nói rằng, tất cả hệ thống từ vựng trong một ngôn ngữ đều được tạo ra theo một phương thức nào đấy Song, đối với những từ gốc có cấu tạo bởi một hình vị thì thường không thể giải thích được lý do cấu tạo của chúng Các từ gốc nguyên cấp

đều là những từ được cấu tạo bởi một hình vị cấu tạo từ nên thường được gọi là từ đơn, chúng được tạo ra bằng phương thức từ hóa hình vị, về cơ bản đều mang tính võ đoán Vì vậy, khi nói đến các phương thức cấu tạo từ, người ta chỉ đề cập đến những

cách thức mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra những từ có thể giải thích được về mặt cấu tạo (tức là các từ tạo) Những từ được tạo ra theo cách đó thường mang tính hệ thống: Chúng tập hợp thành những nhóm có chung một kiểu cấu tạo

Dựa và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt như đã nêu trong Chương 1, luận văn áp dụng vào nghiên cứu hai từ chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt

để tìm hiểu các cách tạo ra các màu sắc mới dựa trên hai màu cơ bản đã có Theo cách phân loại từ vựng của tác giả Đỗ Hữu Châu, từ đơn là những từ chỉ có một hình vị Nghĩa của từ đơn được lĩnh hội và ghi nhớ theo nghĩa của từng từ riêng lẻ chứ không thể lập các từ thành những hệ thống có cùng một kiểu ngữ nghĩa chung Từ cách định nghĩa trên, có thể nhận thấy từ chỉ màu sắc “trắng” và “đen” trong tiếng Việt đều là từ đơn, về mặt ngữ nghĩa, chúng không thể lập thành một hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa

chung Với hai phương thức tạo từ cơ bản là phương thức láy và phương thức ghép,

chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các màu phái sinh từ hai màu cơ bản “trắng” và “đen” trong tiếng Việt đã được tạo ra như thế nào và theo cơ chế gì

a Phương thức láy

Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận hình thức âm tiết của một

hình vị gốc để tạo ra từ mới – gọi là „từ láy‟ Trong quá trình đó, thanh điệu giữ

nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là các thành tố đều phải có thanh thuộc cùng một âm vực: âm vực cao gồm thanh ngang, hỏi, sắc; âm vực thấp gồm thanh huyền, ngã, nặng Từ láy là những từ có quan hệ với nhau theo quan hệ ngữ âm Các thành tố của từ láy có quan hệ với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phận ngữ âm

tạo nên thành tố đó và chúng tạo nên nội dung ngữ nghĩa nhất định Ví dụ: đo đỏ, tim

Trang 36

tím, trăng trắng Phương thức láy là phương thức được sử dụng phổ biến trong các

ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như tiếng Việt, Lào, Khơme, tiếng Inđônêxia

Từ hai từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Việt “trắng” và “đen”, dựa vào phương láy toàn bộ và quy luật biến đổi thanh điệu, chúng ta sẽ có các từ chỉ màu sau:

Đen → Đen đen (ngang – ngang)

“Và bất giác, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng Mị

muốn đi chơi, Mị ngồi xuống giường trông ra cái ô cửa sổ mờ mờ trăng trắng, trông

xa không biết là sương hay là nắng” [4]

“Phía trước, qua hai khúc quanh mờ mờ trăng trắng, xuống chân núi bên kia, đi

thêm một quãng đường bằng, lại lên một khúc quanh, lại xuống núi, sẽ đến nơi lấy nước” [7]

Trong hai ví dụ trên, màu trăng trắng gắn với ấn tượng về sự nhạt nhòa, loang

ra trên bề mặt của sự vật, khiến người đọc cảm nhận rõ độ mờ mờ, ảo ảo, không sắc nét, không rõ ràng của sự vật, hiện tượng được miêu tả trong ngữ đoạn

Theo phương thức láy bộ phận – là phương thức lặp lại một bộ phận hình thức

âm tiết của hình vị gốc để tạo ra từ mới, trong đó giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần, từ hai từ chỉ màu cơ bản “trắng” và “đen”, chúng ta có thể tạo ra các từ láy âm dưới đây:

Đen → Đen đúa, đen đủi

Trắng → Trắng trẻo

Qua khảo sát của chúng tôi, không thấy xuất hiện từ láy vần đối với hai hình vị

cơ sở gốc “trắng‟ và “đen” trong tiếng Việt

Trang 37

Xét về phạm vi biểu vật, với các từ láy âm được tạo ra bởi phương thức láy bộ phận nói trên, dễ nhận thấy phạm vi biểu vật của màu gốc đã bị thu hẹp lại theo hướng hạn chế, mang nét nghĩa khu biệt và chỉ dùng để mô tả màu sắc của một số sự vật, hiện

tượng nhất định trong nhận thức của người Việt Ví dụ: đen đúa chỉ dùng để miêu tả,

đặc tả nước da đen giòn, khỏe khoắn hay lam lũ của con người, ví dụ:

“Ba mươi chín tuổi, sớm lấm láp bụi đời nên mặt anh Năm khằng đen đúa, lưng

hơi khom” [14]

Còn đen đủi không dùng để mô tả màu sắc mà lại được chuyển nghĩa, mang ý

nghĩa biểu trưng, dùng để chỉ một khả năng, trạng thái cơ hội, vận hạn của con người trong cuộc sống, và chúng thường mang kèm nét nghĩa tiêu cực, ví dụ:

“Đại gia đen đủi nhất 2017: Đã xong thương vụ kéo dài 2 năm” [25]

Với từ chỉ màu “trắng”, từ láy trắng trẻo cũng thu hẹp phạm vi biểu vật, chỉ

được dùng để đặc tả nước da con người với vẻ ngoài thư sinh, thanh lịch và làn da sáng màu, khỏe khắn Ví dụ:

“Lớn lên, tôi nhận ra người già quá … nhăn nheo, không được… đẹp (trong khi

có nhiều thằng con trai hấp dẫn, trắng trẻo thẳng thớm phát mủi lòng) [13]

Vì các từ láy âm mang nét nghĩa khu biệt cao và có khả năng thu hẹp phạm vi biểu vật của từ nên tự bản thân các từ láy âm này mang thêm nét nghĩa biểu thái, các

từ chỉ màu sắc với giá trị khu biệt trên luôn kèm theo một trạng thái cảm xúc, đánh giá, tình cảm, thái độ của người nói theo hướng tích cực hoặc tiêu cực Ví dụ, nói ai đó có

làn da trắng trẻo có nghĩa là đã bao hàm cảm xúc đánh giá tích cực, ngợi khen, còn nói

ai đó có gương mặt đen đúa có nghĩa là đã bao hàm cảm xúc đánh giá tiêu cực, kèm

thái độ ái ngại về một cái gì xấu xí, lam lũ, vất vả, cơ cực

b Phương thức ghép

Ghép là phương thức kết hợp các hình vị có cùng tính chất với nhau (chủ yếu là

các căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép Đây là

phương thức cấu tạo từ được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Trong tiếng Việt, các từ chỉ màu sắc cơ bản đều có khả năng tạo thành các từ ghép chỉ màu sắc với các

sắc độ phong phú Ví dụ: đỏ → đỏ lòm, đỏ ối, đỏ rực, đỏ khé, đỏ chót, đỏ tía; tím →

Trang 38

tím hồng, tím nhạt, tím củ, tím chết, tím lìm lịm, tím khoai môn, tím hoa cà… với hai từ

chỉ màu cơ bản “trắng” và “đen” trong tiếng Việt, bằng phương thức ghép, có thể tạo

ra các từ chỉ màu phái sinh từ màu cơ bản theo các cách như sau:

*Từ ghép liên hợp: Từ hai màu cơ bản là “trắng” và “đen” trong tiếng Việt, khi

các chúng được ghép với nhau, có thể tạo ra một dạng từ ghép liên hợp để chỉ màu sắc

mới hoặc mang ý nghĩa mới xa hẳn ý nghĩa ban đầu: ví dụ: trắng đen, đen trắng Đây

là những từ ghép chỉ tính chất được khái quát hóa, trừu tượng hóa từ nghĩa của các thành tố hoặc nghĩa bóng của các thành tố tạo nên từ Vì vậy, ngữ nghĩa của nó đôi khi

bị tách rời khỏi ý nghĩa của thành tố cấu tạo từ ban đầu Ví dụ: trắng đen không còn ý nghĩa chỉ màu sắc thông thường nữa, phạm vi biểu vật của trắng đen đã bị thay đổi,

mang một ý nghĩa mới, dùng để chỉ một hoàn cảnh, một khả năng, tình thế vốn đã bị

thay đổi, đảo ngược hoàn toàn so với trước kia Trắng đen diễn tả sự tráo trở, suy đồi

của đạo đức xã hội, ví dụ: Trong tay sẵn có đồng tiền/ Dẫu lòng đổi trắng thay đen

khó gì [3]; trắng đen cũng có thể diễn tả một sự rõ ràng, minh bạch, công khai: Sự việc

đã đến nước này, cần làm cho rõ trắng đen thế nào; Giấy trắng mực đen vẫn sờ sờ ra

đấy Khác với kết hợp trắng đen, từ ghép đen trắng cũng mất đi phạm vi biểu vật ban đầu của thành tố chỉ màu gốc, đen trắng chuyển nghĩa sang để chỉ một chủng loại sản

phẩm mà đặc tính màu sắc của sản phẩm ấy mang hai màu chủ đạo là đen và trắng, ví

dụ: ti vi đen trắng, màn hình đen trắng, siêu âm đen trắng, chụp phim đen trắng (khác

với siêu âm màu, chụp phim màu trong ngành y)

*Từ ghép chính phụ: Từ hai màu cơ bản “trắng” và “đen” trong tiếng Việt, chúng

có thể kết hợp với các từ chỉ màu cơ bản khác trong tiếng Việt theo quan hệ chính phụ Yếu tố mang màu chính của kết hợp này sẽ đứng trước, yếu tố phụ đứng sau, yếu tố phụ đóng vai trò cụ thể hóa sắc thái màu và phạm vi biểu vật của màu Ví dụ:

Trắng: trắng hồng, trắng xanh, trắng xám

Đen: đen xanh, đen xám

Cùng chỉ màu trắng, nhưng yếu tố phụ đứng sau góp phần mô tả các sắc độ của

màu trắng: trắng hồng là màu trắng ngả sang hồng, tươi tắn, thường có phạm vi biểu vật chỉ nước da của người khỏe mạnh; trắng xanh là màu trắng ngả sang xanh, có cảm

giác về sự nhợt nhạt, yếu ớt, thường có phạm vi biểu vật chỉ làn da của người mới ốm

Trang 39

dậy hoặc da trẻ gầy yếu, ví dụ:

“Đây là bước trang điểm bắt buộc đối với các cô gái có nước da màu trắng xanh để khiến gương mặt hồng hào hơn” [26]

Màu trắng xám chỉ màu trắng có pha sắc độ của màu ghi hoặc đen, nên màu

trắng không tinh khiết mà ngả sang màu mai mái, hơi xam xám, phạm vi biểu vật của

trắng xám thường chỉ màu của tôn, thiếc, ve tường hoặc màu mây trời có phần âm u

Ví dụ:

“Mẫu thiết kế dưới đây, Công ty chuyên về thiết kế nội thất Sen Phương Nam sẽ

giúp bạn thiết kế nội thất hiện đại cho căn hộ chung cư với gam màu trắng xám” [27]

“Mẫu nội thất nhà đẹp với hai tông màu trắng xám tương phản sang trọng” [28]

Như vậy, sự khu biệt gam màu của trắng chính là do các yếu tố phụ hồng, xanh, xám đứng sau quyết định Tương tự, các yếu tố phụ đứng sau từ chỉ màu gốc đen là xám cũng mang giá trị khu biệt gam màu và phạm vi biểu vật của từ chỉ màu Màu đen xám mô tả màu đen ngả sang màu ghi đá, màu chì, có cảm giác màu xỉn, cũ, thường có

phạm vi biểu vật chỉ màu da chân các loại gia cầm, gia súc có màu đen, hoặc màu mắt khi gặp chuyện ưu phiền, buồn bã, hoặc màu của các vỏ kim loại…, ví dụ:

“Dù được sản xuất với số lượng có hạn, tuy nhiên, Oppo F1s phiên bản màu đen xám vẫn có mức giá giống 3 phiên bản màu sắc ra mắt trước đó” [29]

“Dùng bút lông kẻ mắt tán đều phấn mắt màu đen xám lên 2 đường viền mí mắt

trên và dưới [30].

Ngoài cách tạo từ chỉ màu sắc mới bằng cách ghép các từ chỉ màu cơ bản với nhau, tiếng Việt còn có cách ghép các từ chỉ màu cơ bản với các từ không cùng loại, không mang ý nghĩa chỉ màu sắc nếu đứng riêng lẻ Trong trường hợp này, từ chỉ màu

cơ bản sẽ đứng trước và quyết định ý nghĩa từ vựng của cả từ ghép, ví dụ:

Trắng: trắng bệch, trắng bóc, trắng hếu, trắng lốp, trắng muốt, trắng nhởn, trắng nuột, trắng phau, trắng tinh, trắng toát, trắng xóa, trắng nõn, trắng phếch, trắng bong, trắng dã, trắng ngần, trắng ởn, trắng phớ, trắng nhợt, trắng bủng…

Đen: đen giòn, đen kịt, đen lánh, đen láy, đen ngòm, đen nghịt, đen nhức, đen

sì, đen thui, đen trũi, đen nhánh, đen nhẻm, đen óng, đen bóng, đen thâm, đen khói, đen sậm…

Trang 40

Trong cách cấu tạo từ chỉ màu sắc bằng phương thức ghép này, có nhiều từ

không mang ý nghĩa từ vựng nếu đứng riêng lẻ, ví dụ: (trắng) hếu, (trắng) nhởn, (trắng) phếch, (đen) kịt, (đen) sì…thực chất, các thành tố phụ này không hoàn toàn

không mang ý nghĩa từ vựng, mà có nhiều từ trong quá trình sử dụng đã bị mờ nghĩa

hoặc mất nghĩa, kiểu như qué trong gà qué, búa trong chợ búa, chóc trong chim chóc…

Ngoài cách cấu tạo từ mới bằng hai phương thức láy và ghép nói trên, trong tiếng Việt, còn có một khối lượng lớn các từ chỉ màu sắc và các màu phụ của “trắng”

và “đen” được tạo ra bằng cách ghép từ chỉ màu cơ bản với từ chỉ vật đại diện, ví dụ:

Trắng: trắng ngà, trắng sứ, trắng kem, trắng sữa, trắng sáp, trắng bạc, trắng phấn, trắng tuyết…

Đen: đen khói, đen chì, đen hắc (ín), đen mun…

Ở đây, các yếu tố phụ đứng sau đều là các từ chỉ các vật đại diện mà bản thân vật đại diện ấy có màu trắng hoặc đen, tùy tính chất, chất liệu của vật đại diện mà chúng

có gam màu trắng hoặc đen với các sắc độ khác nhau Các từ chỉ màu được tạo ra theo

cách này có giá trị khu biệt màu rất lớn, giúp người nghe hình dung ra các sắc độ trên phổ màu rất cụ thể, sắc nét Ví dụ, màu trắng của sứ sẽ ngà ngà chứ không trắng sáng như màu của tuyết, màu trắng của sáp sẽ đục, không sáng lạnh như màu trắng của bạc; màu đen của gỗ mun sẽ mịn và nhạt hơn màu đen của hắc ín…

Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có hình thức cấu tạo từ chỉ màu bằng cách kết hợp

“màu” với từ chỉ vật đại diện, từ đó sẽ tạo ra các màu sắc rất đặc trưng, ví dụ: nhóm

màu “trắng” có: màu bạc, màu ngà voi, màu kem, màu sữa, màu vôi, màu én bạc, màu bạch kim, màu thiếc, màu ngọc trai; màu cháo lòng, màu nước gạo, màu nước hến… nhóm màu đen có: màu mun, màu than, màu mực, màu mực tàu, màu đồng hun, màu chì, màu nhọ nồi, màu bồ hóng, màu khói… Giá trị khu biệt màu sắc của các từ chỉ

màu được tạo ra theo cách này là rất cao Đặc biệt, trong thơ ca hoặc các tác phẩm văn chương, các tác giả rất hay sử dụng các từ chỉ màu sắc được tạo ra theo cách này để

mô tả các màu sắc của sự vật, hiện tượng để tăng giá trị biểu cảm cho tác phẩm của mình Ví dụ:

"Tôi không nhớ chơi với Dũng Khói từ khi nào Nói cách khác thì thằng ấy

Ngày đăng: 19/06/2018, 16:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Tháp
Năm: 1998
2. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
4. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học ( sơ thảo ), Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học ( sơ thảo
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2010
5. Nguyễn Văn Bằng (1999), Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xa hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Bằng
Nhà XB: Nxb Khoa học xa hội
Năm: 1999
6. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
7. Chafe W.L (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ ( Nguyễn Lai dịch ), Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Tác giả: Chafe W.L
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1998
9. Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
10. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của Từ và Từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của Từ và Từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
11. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
12. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
13. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, T1, Từ vựng – ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu tuyển tập
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
14. Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2004
15. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư ( Chủ biên dịch ). Nxb Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Jean Chevalier, Alain Gheerbrant
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 1997
16. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam
Tác giả: Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê
Năm: 1963
17. Noam Chomsky (2007), Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức
Tác giả: Noam Chomsky
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
18. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
19. Kasevich V.B., (1999), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, (Trần Ngọc Thêm chủ biên và hiệu đính), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: Kasevich V.B
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
20. Nguyễn Đức Dân, Một số vấn đề về kí hiệu học, Đề tài khoa học cấp Đại hộc Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về kí hiệu học
21. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w