1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩm truyền thông xã hội (trên tư liệu Tiếng Việt)

29 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 822,16 KB

Nội dung

Đối tượng, phạm vi Luận án này tập trung nghiên cứu những khía cạnh lí luận của giao tiếp ngôn ngữ, ngôn ngữ truyền thông và truyền thông xã hội cũng như thực hiện các nghiên cứu triển

Trang 1

Ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩm truyền thông xã hội (trên tư liệu Tiếng Việt)

Đinh Kiều Châu

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận án TS ngành: Lý luận ngôn ngữ; Mã số: 60 22 01 01

Người hướng dẫn: GS.TS Lê Quang Thiêm

thông điệp truyền thông PTCĐ thuộc địa hạt sức khỏe

Keywords Lý luận ngôn ngữ; Truyền thông đại chúng; Giao tiếp; Ngôn ngữ học ứng dụng

Content

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Đối tượng, phạm vi, mục đích, nội dung nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Tư liệu của luận án 4

5 Ý nghĩa của luận án 6

6 Bố cục của luận án 8

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10

1.1 Đặt vấn đề 10

1.2 Như ̃ng khía ca ̣nh lí thuyết về truyền thông 11

1.2.1 Thuật ngữ 11

1.2.2 Khái niệm 11

1.2.3 Mô hình truyền thông 15

1.2.4 Cơ chế hoạt động của mô hình truyền thông 25

1.3 Truyền thông xã hội 27

1.3.1 Nhận thức về truyền thông xa ̃ hội 27

1.3.2 Sản phẩm truyền thông xã hội 28

1.3.3 Truyền thông xã hội và Tiếp thị xã hội 30

1.4 Ngôn ngư ̃ và truyền thông 32

1.4.1 Cơ sở ngôn ngữ của truyền thông 32

1.4.2 Ngôn ngữ trong mối quan hệ với sản phẩm truyền thông 36

1.5 Những cơ sơ ̉ lí luận ngôn ngữ ho ̣c có liên quan đến viê ̣c phân tích các sản phẩm ngôn ngữ truyền thông xã hô ̣i 38

1.5.1 Luận thuyết về hành động ngôn từ của các nhà ngữ học Chức năng 38

1.5.2 Lí luâ ̣n của Jakobson về chức năng của ngôn ngữ 38

1.5.3 Lí luâ ̣n của Halliday về chức năng xã hội 42

1.5.4 Lí luận về phân ti ́ch diễn ngôn 44

1.5.5 Quan hê ̣ liên nhân từ luận thuyết về li ̣ch sự 52

1.6 Tiểu kết 56

P1 sản phẩm (product)

P2 sản giá cả (price) Khách

Trang 3

Chương 2: NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI QUA NHỮNG LỜI CĂN

DẶN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 58

2.1 Đặt vấn đề 58

2.2 Khái niệm: “Những lời căn dặn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh 59

2.3 Như ̃ng lời căn dă ̣n của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diê ̣n hành đô ̣ng ngôn từ 60

2.3.1 Hành động Khuyên bảo 61

2.3.2 Hành động Khuyên ba ̉o trong những lời căn dặn của Bác từ bình diê ̣n cú pháp - ngữ nghĩa 64

2.3.3 Hành động Khuyên ba ̉o trong những lời căn dặn của Bá c từ bình diê ̣n nghĩa học và dụng học văn hóa 66

2.4 Như ̃ng lời căn dă ̣n của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diê ̣n chức năng tác động theo lí luận của Jacobson 73

2.5 Như ̃ng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diê ̣n phân tích diễn ngôn 78

2.6 Như ̃ng lời căn dă ̣n của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diê ̣n quan hệ công chúng 91

2.6.1 Quan hệ liên nhân qua như ̃ng lời căn dặn của Bác 93

2.6.2 Chiến lươ ̣c giao tiếp trong những lời căn dặn của Bác 95

2.7 Tiểu kết 101

Chương 3: NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI QUA CÁC KHẨU HIỆU THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN (1945 - 1975) 104

3.1 Đặt vấn đề 104

3.2 Khẩu hiệu và khẩu hiệu trong thời kì Kháng chiến (1945 - 1975) 104

3.2.1 Khái niệm khẩu hiệu 104

3.2.2 Chức năng của khẩu hiệu 105

3.2.3 Ngôn ngữ khẩu hiệu 106

3.2.4 Khẩu hiệu trong thời kì Kháng chiến chống Pháp - Mĩ (1945 - 1975) 107

3.3 Khẩu hiệu thời kì kháng chiến trên bình diện ngôn từ 109

3.3.1 Ngôn ngữ khẩu hiệu Kháng chiến nhìn từ bình diện cú pháp 109

3.3.2 Ngôn ngữ khẩu hiệu Kháng chiến nhìn từ bình diện nghĩa học 114

3.3.3 Ngôn ngữ khẩu hiệu Kháng chiến nhìn từ bình diện dụng học 116

Trang 4

3.4 Khẩu hiệu thời kì kháng chiến trên bình diện hành động ngôn từ và chức

năng tác động 118

3.4.1 Nhận diện hành động ngôn từ trong khẩu hiệu Kháng chiến 118

3.4.2 Khẩu hiệu Kháng chiến trong chức năng tác động 122

3.5 Khẩu hiệu thời kì kháng chiến từ bình diện phân tích diễn ngôn 125

3.6 Khẩu hiệu thời kì kháng chiến từ bình diện quan hệ công chúng 132

3.6.1 Chức năng liên nhân qua biểu ngôn khẩu hiệu 132

3.6.2 Chiến lược giao tiếp qua lời khẩu hiệu 135

3.7 Tiểu kết 139

Chương 4: NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI QUA THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 141

4.1 Đặt vấn đề 141

4.2 Khái niệm Cộng đồng và cách tiếp cận 142

4.2.1 Khái niệm Cộng đồng 142

4.2.2 Khái niệm Phát triển cộng đồng 143

4.2.3 Khái niệm Truyền thông Phát triển cộng đồng 143

4.2.4 Ngôn ngữ trong các sản phẩm Truyền thông Phát triển cộng đồng 145

4.3 Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua các thông điệp truyền thông PTCĐ thuộc địa hạt sức khỏe 147

4.3.1 Phương thức tổ chức kết cấu ngôn ngữ thông điệp 147

4.3.2 Thông điệp truyền thông sức khỏe xét trên bình diện hành động ngôn từ 152

4.3.3 Chức năng tác động qua ngôn từ các thông điệp truyền thông sức khỏe 162

4.3.4 Chiến lược giao tiếp và ngôn từ quan hệ công chúng qua các thông điệp truyền thông sức khỏe 167

4.3.5 Thông điệp truyền thông sức khỏe xét từ bình diện phân tích diễn ngôn 173

4.4 Tiểu kết 182

KẾT LUẬN 184

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 188

TÀI LIỆU THAM KHẢO 189

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Hướng nghiên cứu

Luận án này là một công trình nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng

trong khuôn khổ lí thuyết giao tiếp và lí thuyết ngôn ngữ truyền thông Theo

đó, định hướng chung của luận án là vận dụng lí luận ngôn ngữ học vào địa

hạt ngôn ngữ học ứng dụng, phân tích ngôn ngữ trong các dịch vụ thông tin

ngôn ngữ Định hướng hẹp là nghiên cứu ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩm ngôn ngữ truyền thông xã hô ̣i tiếng Việt

1.2 Tính cần thiết của đề tài

Lí luận ngôn ngữ trong vài chục năm vừa qua trên thế giới cũng

như ở nước ta đã có một sự chuyển biến khá mạnh mẽ , từ chỗ nghiên cứu ngôn ngữ theo quan niệm thiên lí thuyết dần hướng tới các mục tiêu ứng dụng Hướng nghiên cứu mới đã cân đối lại hướng nghiên cứu trước đây của lí luận ngôn ngữ để ngôn ngữ học đi vào đời sống với những ứng

dụng rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn, gắn ngữ học với nhu cầu

xã hội

Ngôn ngữ học ứng dụng ngày nay có nhiều địa hạt hoạt động gắn liền với nghiên cứu , thiết kế, chế tác các sản phẩm ngôn ngữ Việc nghiên cứu triển khai ấy cho phép mô tả, nhận xét, đánh giá những sản phẩm ngôn ngữ bằng phương pháp của ngôn ngữ học Đây chính là đặc tính quan trọng nhất của ngôn ngữ học ứng dụng Ngữ học ứng dụng gắn với các sản phẩm bao gồm bốn nội dung lớn là: Kí hiệu học ngôn ngữ, Giáo dục ngôn ngữ, Các dịch

vụ thông tin ngôn ngữ và Quản trị các sản phẩm ngôn ngữ

Luận án này là sự lựa chọn nghiên cứu liên quan đến nội dung thứ ba và

đây cũng là địa hạt có tính thời sự rất cao hiện nay của Ngôn ngữ học ứng dụng

Trang 6

2 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nội dung nghiên cứu

2.1 Đối tượng, phạm vi

Luận án này tập trung nghiên cứu những khía cạnh lí luận của giao tiếp ngôn ngữ, ngôn ngữ truyền thông và truyền thông xã hội cũng như thực hiện các nghiên cứu triển khai để nhận diện , phân tích, nhận xét sự tham gia cũng như ảnh hưởng và tác động của ngôn ngữ (tiếng Việt) với thông điệp truyền thông dưới dạng sản phẩm bằng ngôn ngữ

Luận án lựa chọn ba sản phẩm truyền thông xã hô ̣i tiêu biểu là : Ngôn ngữ truyền thông xã hô ̣i qua những lời căn dă ̣n của Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh (1945 - 1969), ngôn ngữ truyền thông xã hội qua các khẩu hiê ̣u trong thời kì Kháng chiến chống Pháp và Mĩ (1945-1975) và ngôn ngữ truyền thông xã hô ̣i trong thiết kế thông điê ̣p của một số chương trình truyền thông Phát triển

cô ̣ng đồng cu ̣ thể gần đây (trên tư liệu tiếng Việt) làm đối tượng nghiên cứu của mình

2.2 Mục đích

Công trình là mô ̣t thử nghiê ̣m v ận dụng lí luận cơ bản triển khai vào một địa hạt của Ngôn ngữ học ứng du ̣ng (Ngôn ngữ truyền thông) với các mục đích cụ thể sau:

- Tìm hiểu các phương diện lí luận ngôn ngữ trong Ngôn ngữ học ứng dụng thuộc địa hạt ngôn ngữ truyền thông và truyền thông xã hô ̣i

- Vận dụng tri thức , phương pháp và kĩ năng của ngôn ngữ học ứng dụng để khảo sát phân tích một vấn đề ngôn ngữ học liên quan đến đời sống thông tin xã hội thực tế tiếng Viê ̣t , cụ thể là với ba sản phẩm truyền thông xã

hô ̣i được lựa cho ̣n

- Đóng góp ý kiến vào việc nhận diện các đặc tr ưng ngôn ngữ truyền thông trên ba bình diện của kí hiệu học (kết học, nghĩa học, dụng học) trong mối quan hệ với các sản phẩm truyền thông có tính tiếp thị xã hô ̣i cao (trên tư liệu tiếng Việt), qua đó hướng tới ho ̣c tâ ̣p các kinh nghiê ̣m nhằm nâng cao

Trang 7

chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ trong địa hạt truyền thông

xã hội tiếng Việt

- Kết quả nghiên cứu cũng mong muốn sẽ góp phần vào việc củng cố, làm phong phú và đa dạng hơn cho nội dung Giáo trình Ngôn ngữ học ứng dụng

trong phạm vi về các dịch vụ thông tin ngôn ngữ (ở bậc đại học chuyên ngành)

2.3 Nội dung

Luận án là công trình nghiên cứu thuộc mã số Lí luận ngôn ngữ được ứng dụng vào địa hạt truyền thông xã hô ̣i qua các sản ph ẩm cụ thể, vì vậy luận án tập trung giải quyết các nội dung sau đây:

- Nghiên cứu những khía cạnh lí luận ngôn ngữ học thuộc bình diện kí hiệu học ngôn ngữ , giao tiếp ngôn ngữ và ngôn ngữ truyền thông trong các hoạt động truyền thông xã hô ̣i cụ thể

- Tiêu điểm các nghiên cứu là thực hiện các nghiên cứu điển hình nhằm mô tả và phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các sản phẩm truyền thông Cụ thể là: nghiên cứu, phân tích sự thể hiê ̣n các chức năng (biểu hiện, tác động, biểu cảm…) trong chiến lược giao tiếp (lịch sự, liên nhân,…) qua phương thức thiết kế thông điê ̣p ngôn ngữ trong ba sản phẩm truyền thông xã

hô ̣i được luâ ̣n án lựa chọn

3 Phương pháp nghiên cư ́ u

3.1 Phương pha ́ p chung

Luận án này lấy việc nhận diện, phân tích và bàn luận các sự kiện ngôn ngữ truyền thông xã hô ̣i làm trọng tâm nên công trình chọn hướng nghiên cứu chung (chiến lược) theo lối kết hợp diễn dịch và quy nạp Trên cơ sở đó luận

án hướng đến việc tạo một khung có tính tổng hợp về lí luận truyền thông và ngôn ngữ trong truyền thông học từ đó ứng dụng vào phân tich, đánh giá các

sản phẩm cụ thể

3.2 Trên phương diện ngôn ngữ học

Phương pháp chung là các phân tích chức năng

Trang 8

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - cú pháp

- Phương pháp phân tích diễn ngôn

- Phương pháp phân tích dụng học

3.3 Trên phương diện truyền thông

Luận án dùng phương pháp phân tích theo các bình diện của truyền thông

và tiếp thị xã hội cũng như phân tích theo mô hình giao tiếp truyền thông

Việc sử dụng các phương pháp thuộc hai địa hạt khác nhau trên phương diện chiến lược và cụ thể sẽ không ảnh hưởng đến các phân tích đã thực hiện trong luận án bởi trên nguyên tắc mô hình giao tiếp truyền thông và mô hình giao tiếp ngôn ngữ có cơ sở chung (các yếu tố phát, nhận, phản hồi, nhiễu,…đều thực hiện chức năng một cách có liên hệ với nhau) Đây là logich cho phép kết hợp hai phương pháp Điều đó cũng tạo ra những khả năng ứng dụng trong các phân tích ngôn ngữ cụ thể ở chương 2, 3 và 4

3.4 Các phương pha ́ p nghiên cứu bộ phận (cụ thể)

- Phương phá p nghiên cứu trường hợp (case study) được sử du ̣ng cho các chương 2,3,4

- Các thủ pháp thống kê, lược đồ, bảng biểu có tính chất hỗ trợ

Trong các phương pháp phân tích ngôn ngữ ba sản phẩm TT hXH thì phân tích dụng học là quan trọng bởi truyền thông xã hội có chức năng mu ̣c tiêu là tác động Trên phương diện ngôn ngữ học các phân tích chức năng đều xuất phát từ nghĩa để nhìn nhận các biểu đạt , đồng thời cũng quan tâm đến đến sự lựa chọn của người nói, ý thức sử dụng ngôn từ của người nói

4 Tư liệu của luận án

Trong luận án, công việc thu thập và xử lí thông tin trên các ngữ liệu từ

ba sản phẩm truyền thông xã hội đã lựa chọn được tiến hành theo các bước:

- Xây dựng các phiếu điều tra, thu thập các tài liệu và các tư liệu từ các nguồn ngữ liệu xác định, theo định hướng nghiên cứu của đề tài

Trang 9

- Phân loại tư liệu, đánh giá ngưỡng phạm vi mà sản phẩm hoạt động

có tác dụng

Các tư liệu được sử dụng cụ thể như sau:

- Thông tin cho phần lí luận của luận án được dựa trên sự tiếp cận các tài liệu lí luận Ngôn ngữ học đại cương , Ngôn ngữ học ứng dụng , lí luận Thông tin, lí luâ ̣n Truyền thông và Truyền thông Xã hô ̣i , lí luâ ̣n Tiếp thi ̣ và Tiếp thi ̣ xã hô ̣i ,… bằng tiếng Việt cùng một số tài liệu nguyên ngữ hoă ̣c đã được dịch sang tiếng Việt

- Phần nghiên cứu triển khai công trình dựa trên các tư liệu tiếng Việt qua viê ̣c thu thâ ̣p các ngôn /văn bản, phỏng vấn và so sánh sản phẩm truyền thông có uy tín xuất hiện với tần số cao Trong đó:

* Chương 2: luận án đặt trọng tâm vào khảo sát tư liệu về ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với hơn 100 lời căn dặn khác nhau của Người, xuất hiện trong những bối cảnh khác nhau (1945 - 1969)

* Chương 3: luận án sử dụng tư liệu thu thâ ̣p được là hơn 500 khẩu hiệu đã được sử dụng trong những giai đoạn khác nhau của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975), coi đó như một chứng tích quan trọng, có tác động cụ thể trong thực tế

* Chương 4: luận án nghiên cứu ngôn ngữ TTXH qua thông tin ngôn ngữ thu thâ ̣p, lựa chọn từ các biểu ngôn (hơn 200 biểu ngôn) đã sử du ̣ng thực tế trong hoa ̣t đô ̣ng truyền thông của các chương trình Truyền thông Phát triển cộng đồng về sức khỏe (phòng chống HIV/ AIDS, Vê ̣ sinh an toàn thực phẩm, Phòng chống suy dinh dưỡng,…) ở Việt Nam trong những năm gần đây (1999 - 2008)

Tư liệu khảo sát cho ba nghiên cứu trường hợp (ba sản phẩm TThXH) thuộc các nguồn, các thời kỳ lịch sử, các bối cảnh xã hội khác nhau nên có những nét riêng về ý nghĩa và hình thức, ngôn cảnh, trình độ Tuy nhiên giữa các mảng tư liệu này vẫn có tính nhất thể ở chỗ cùng thực hiện chức năng tác động của truyền thông xã hội là nâng cao hiểu biết, giáo dục “giác ngộ”, can

Trang 10

thiệp nhằm thay đổi nhân thức, hành vi của các nhóm đối tượng trong công chúng Trong các phân tích cụ thể, luận án chú ý đến các khía cạnh này qua các miêu tả và nhận xét nhằm tập trung cho chức năng quan yếu nhất của các thông điệp ở đây là chức năng tác động

5 Ý nghĩa của luận án

5.1 Ý nghĩa lí luận

Luận án là một trong số nh ững công trình đầu tiên nghiên cứu triển khai lí luận ngôn ngữ có tính ứng dụng vào mô ̣t phạm vi cụ thể của truyền

thông - truyền thông xã hội, với hi vọng sẽ có đóng góp cái mới cho một nội

dung hữu ích nhưng còn ít được nghiên cứu trong ngôn ngữ học nói chung và

và cho địa hạt lí luận ngôn ngữ truyền thông xã hội, một địa hạt mới mẻ ở nước ta cho đến nay

5.2 Ý nghĩa thực tế

Luận án này nhằm góp phần giải quyết cụ thể những vấn đề nhỏ thuộc truyền thông xã hội nh ưng có tính thời sự trong ngôn ngữ học ứng dụng Từ phương diện này, kết quả nghiên cứu có thể là sự bổ sung cho các giải pháp thực

tế, góp phần nâng cao chất lượng thực hành trong truyền thông xã hô ̣i hiện nay Nghiên cứu cũng làm rõ thêm khuynh hướng mở rộng và khả năng tiếp cận của tiếng Việt hiện đại với quan hệ công chúng và giao tiếp cộng đồng

5.3 Lịch sử của vấn đề va ̀ tiên liệu về đóng góp của luận án

Kể từ sự khởi đầu các lí thuyết Thông tin và Truyền thông học của Shannon (1947), Lasswell (1948), Wiener (1948) cùng một số tác giả khác [Don E Schultz & Philip J Kitchen, 2000] sự tham gia của ngôn ngữ học vào các hoạt động giao tiếp và mô hình giao tiếp thông tin ngày càng được tăng cường Năm 1965, nhà ngôn ngữ học Bertin Malmberg cho công bố công

trình ”Language and Human Communication” (Ngôn ngữ và giao tiếp nhân

loại) được coi là khởi đầu cho việc vận dụng lí thuyết giao tiếp truyền thông vào địa hạt ngôn ngữ học Tuy nhiên, trước đó vào năm 1960, nội dung này đã

Trang 11

từng được R.Jakobson đề cập đến trong một công trình lí luận về thi học qua

mô hình giao tiếp là “Ngôn ngữ học và Thi học” (bản dịch của Cao Xuân Hạo)

Cùng với thời gian ngôn ngữ truyền thông đã được một số tác giả đặt vấn đề nghiên cứu theo hướng ứng dụng; chủ yếu trong dịch máy theo tư tưởng học thuật của Chomsky, Saumian, Osby,…và các triển khai khác trong địa hạt thông tấn

Ở Việt Nam, từ khi có công cuộc Đổi mới (1986) truyền thông đã thâ ̣t sự trở thành mô ̣t phương diê ̣n rất quan tro ̣ng của đời sống xã hội và sự nghiê ̣p cách mạng Theo đó, ngôn ngữ học trong nước những năm gần đây bắt đầu có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này với khuynh hướng tiếp cận ứng dụng Trong vài mươi năm qua, ngôn ngữ truyền thông được tách ra thành hai tuyến khác nhau là ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ truyền thông, trong đó ngôn ngữ báo chí được đề cập nhiều hơn chủ yếu dựa trên sự phân biệt về thể loại của lí luận baó chí học (báo viết, báo nói, báo hình, báo mạng hay bản tin, bình luận,…) Nội dung này được đề cập nhiều trong các công trình của

Vũ Quang Hào, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Anh, Nguyễn Tri Niên,…

Nghiên cứu ngôn ngữ theo định hướng truyền thông xuất phát từ lí luận giao tiếp và truyền thông học mặc dù dần dần được quan tâm hơn nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống cần khai phá Những công trình khởi đầu theo định

hướng này phải kể đến là của Nguyễn Hàm Dương (Ngôn ngữ học và Lý

thuyết thông tin, Ngôn ngữ, số 4/1970) và Phạm Văn Phú (Lý thuyết thông tin

và ngôn ngữ của Bác Hồ, Ngôn ngữ, số 3/1970) Những năm gần đây có thể

nhắc đến các công trình tiếp theo như của Tạ Ngọc Tấn, Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Thế Kỷ, Mai Xuân Huy, Phạm Thị Hằng, Đinh Kiều Châu,…Các công trình này đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của truyền thông (truyền thông đại chúng, truyền thông thương mại, truyền thông xã hội,…) và ngôn ngữ truyền thông

Trang 12

Tuy nhiên, ngôn ngữ truyền thông và nhất là ngôn ngữ truyền thông xã

hô ̣i tiếng Việt vẫn còn là mảnh đất mới, tiềm năng cả về lí luận lẫn thực hành, cần có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa, nhất là các công trình có tính ứng dụng cu ̣ thể Luận án này là công trình ngôn ngữ ho ̣c góp phần bổ sung cho những thiếu hu ̣t c ủa nô ̣i dung đó Luâ ̣n án mong muốn tham gia vào mô ̣t hướng đi có ý nghĩa thực tiễn, có tính triển khai, tiếp cận một số nội dung về truyền thông nói chung và truyền thông xã hội nói riêng theo cách nhìn mới

từ bình diện ngôn ngữ học

6 Bố cu ̣c của luận án

Cơ cấu tổng thể của luâ ̣n án gồm : Ngoài phần Mở đầu và Kết luận , nội dung luâ ̣n án thể hiện ở bốn chương sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Trong chương này, luận án trình bày các nội dung sau:

- Lí luận về Truyền thông và Truyền thông Xã hội

- Lí luận về Ngôn ngữ truyền thông và Truyền thông xã hội

- Lí luận về sản phẩm ngôn ngữ và các dạng của sản phẩm ngôn ngữ

truyền thông xã hô ̣i

- Lí luậ n ngôn ngữ liên quan đến các phân tích chức năng sản phẩm ngôn ngữ Truyền thông Xã hô ̣i

Chương 2: Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua các lời căn dă ̣n của

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945 -1969)

Chương này của luận án là một nghiên cứu trường hợp (thứ nhất) với các nội dung sau:

- Truyền thông xã hội và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diện hành động ngôn từ và chức năng tác động

- Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diện phân tích diễn ngôn

Trang 13

- Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diện quan hệ công chúng

Chương 3: Ngôn ngữ truyền thông xã hô ̣i qua các khẩu hiê ̣u thời kì

- Thiết kế ngôn ngữ trong thông điệp của khẩu hiê ̣u thời kì kháng chiến

- Khẩu hiệu thời kì kháng chiến trên các bình diện:

+ Hành động ngôn từ và chức năng tác động

+ Chức năng văn bản qua phân tích diễn ngôn

+ Chức năng liên nhân và quan hệ công chúng

- Các nghi thức giao tiếp trong khẩu hiệu thời kì kháng chiến

Chương 4: Ngôn ngữ truyền thông xã hô ̣i với chương trình truyền

thông phát triển cô ̣ng đồng

Chương này của luận án là nghiên cứu trường hợp (thứ ba) với các nội dung sau:

- Cộng đồng và phát triển cộng đồng

- Truyền thông Xã hô ̣i và Truyền thông Phát triển cộng đồng (gắn với tiếp thị xã hội)

- Ngôn ngữ thông điệp Truyền thông Phát triển cộng đồng ở Việt Nam

- Thiết kế thông điệp Truyền thông Phát triển cô ̣ng đồng tiếng Việt trong lĩnh vực sức khỏe trên tư liệu các thông điê ̣p truyền thông liên quan đến các chương trình về sức khỏe (Ngôn ngữ trong thiết kế thông điê ̣p chương trình phòng chống HIV /Aids, Chương trình Vê ̣ sinh an toàn thực phẩm , Chương trình Quốc gia phòng chống Suy dinh dưỡng,… )

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3 Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí , Nxb Lao

đô ̣ng, Hà Nội

4 Hoàng Anh (2008), Những kĩ năng về dụng ngôn ngữ trong truyền thông

đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

5 Lê Thi ̣ Lan Anh (2004), Bước đầu khảo sát viê ̣c sử dụng ngôn ngữ trong

thiết kế thông điê ̣p phòng chốn g HIV/AIDS, Khóa luận tốt nghiệp K 45

– ĐHQG, Hà Nội

6 Armand Dayan (1998), Nghê ̣ thuật quảng cáo , Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp

Hồ Chí Minh

7 Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

8 Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam - Phần câu, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội

9 Hoàng Quốc Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng

Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11 Barry Clough (2008), Nghệ thuật nói trước công chúng, Nxb Hồng Đức,

Thanh Hóa

12 Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Ngày đăng: 08/07/2016, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w