1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngôn ngữ của thể loại phóng sự xã hội trên sóng truyền hình (Trên tư liệu của Đài PT – TH Thanh Hoá)

136 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 592 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 8 Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Phóng sự trên truyền hình 9 1.2. Ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình 17 1.3. Giới thiệu về Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa 31 Chương II. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ TRONG PHÓNG SỰ XÃ HỘI 38 2.1. Đặc điểm về cấu tạo 38 2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa 54 Chương III. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÂU TRONG PHÓNG SỰ XÃ HỘI 63 3.1. Đặc điểm câu xét về mặt cấu tạo 64 3.2. Đặc điểm về câu xét theo mục đích nói 74 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 1

Lời cảm ơn

Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin cảm ơn cô giáo

……….đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận văn

Em xin cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn…… , các thầy côgiảng dạy tại trường ……… đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi luôn nhậnđược sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 7 - 2015

Tác giả luận văn

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “…………” là công trìnhnghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêngmình !

Hà Nội, ngày …………

Người cam đoan

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 8

Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1 Phóng sự trên truyền hình 9

1.2 Ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình 17

1.3 Giới thiệu về Đài phát thanh - truyền hình Thanh Hóa 31

Chương II ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ TRONG PHÓNG SỰ XÃ HỘI 38

2.1 Đặc điểm về cấu tạo 38

2.2 Đặc điểm về ngữ nghĩa 54

Chương III ĐẶC ĐIỂM VỀ CÂU TRONG PHÓNG SỰ XÃ HỘI 63

3.1 Đặc điểm câu xét về mặt cấu tạo 64

3.2 Đặc điểm về câu xét theo mục đích nói 74

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Truyền hình là một loại hình báo chí đặc thù Ngôn ngữ trênsóng truyền hình có một vị trí quan trọng trong việc thể hiện, phản ánh đờisống kinh tế, văn hoá - xã hội của con người Vì vậy, việc sử dụng ngônngữ trên truyền hình là vấn đề được xã hội rất quan tâm Hiện nay, trướcthực tế việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo, thậm chí chưatôn trọng sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt trên các thể loại báo chí đã

và đang thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, các nhà ngôn ngữ học

và đông đảo các tầng lớp nhân dân

1.2 Đài PTTH Thanh Hóa được thành lập vào ngày 26/9/1956, là cơquan ngôn luận của lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá Trải qua 58 năm hoạtđộng và phát triển nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách căn bản, toàn diện về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các chươngtrình của Đài, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ trong thể loại phóng sự xã

hội - một thể loại được nhiều khán giả quan tâm và được coi là “điểm nhấn” của các đài PT - TH nói chung, Đài PT - TH Thanh Hoá nói riêng.

1.3 Thực tế cho thấy, phóng sự xã hội là thể loại để khẳng định tàinăng, bản lĩnh của người làm báo; đồng thời là thể loại giúp người làm báo

bộc lộ cái “tôi” của mình, phản ánh đúng người thật, việc thật diễn ra trong

cuộc sống thường ngày Tuy nhiên, nhiều năm qua việc đánh giá những ưuđiểm để phát huy và hạn chế để khắc phục, hoặc từ đó lựa chọn phương án

sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong các chương trình của Đài PT

-TH Thanh Hóa, trong đó có phóng sự xã hội của đài thực sự còn bỏ ngỏ

Với những lý do trên, là phóng viên đang công tác tại Đài PT - THThanh Hóa - người trực tiếp viết tin, bài, phóng sự phát trên sóng PT - TH

Trang 5

và của Đài, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ của thể loại phóng sự xã hội trên sóng truyền hình (Trên tư liệu của Đài PT –

TH Thanh Hoá) làm đề tài nghiên cứu.

2 Lịch sử vấn đề

Là một loại hình báo chí mới nên trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng, những công trình nghiên cứu về phóng sự xã hội trên truyềnhình chưa nhiều Có thể nói, các công trình nghiên cứu về đặc điểm ngônngữ phóng sự xã hội chưa có Hiện có một số cuốn sách chuyên sâu vềngôn ngữ báo chí là “ Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Nguyễn Tri Niên(năm 2006) “Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí (năm 2003)

và “ Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng(năm 2008) của PGS.TS Vũ Quang Hào, giảng viên trường Đại họcKHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội in năm 2004, tái bản năm 2007-

2010 Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” (NXB ĐHQG HN, 2001) ở phần

Mở đầu tác giả Vũ Quang Hào viết “Nói đến ngôn ngữ báo chí”, nếu hiểu

“báo chí” không theo nghĩa truyền thống, nghĩa là báo chí được hiểu gồm

báo in, báo phát thanh và báo hình thì có thể nói rằng trong tập bài giảngnày (Ngôn ngữ báo chí) ngôn ngữ báo hình hoàn toàn bị bỏ ngỏ, do chỗ

chúng tôi không xác định được phạm vi khảo sát” Tìm hiểu “Bài giảng ngôn ngữ báo chí” của Khoa báo chí trường Cao đẳng PTTH trong chương

IV Ngôn ngữ báo hình, giáo án này chỉ đề cập đến ngôn ngữ hình ảnh (câuhình) của thể loại này chứ không đề cập đến ngôn ngữ được phát thanh,một phần không thể thiếu của bất kỳ chương tình truyền hình nào Như vậy

có thể thấy việc tìm hiểu ngôn ngữ truyền hình là việc làm khó khăn Nếunhư Ngôn ngữ phát thanh được nghiên cứu khá sớm (PGSTS Nguyễn ĐứcTồn năm 1977, 1989; Nguyễn Đình Lương 1993) thì các công trình nghiêncứu về ngôn ngữ truyền hình chưa được quan tâm đúng mức Trong khi thểloại báo chí truyền hình được đánh giá là thành tựu to lớn của khoa học

Trang 6

công nghệ hiện đại, là loại hình báo chí hiện đại nhất của thời đại việc chú

ý đến nội dung trong đó có ngôn ngữ trong các chương truyền hình sao chotương xứng với vị trí vai trò của truyền hình là việc làm đáng kể Tuy nhiêncác cuốn sách đều không bàn về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ phóng sự xãhội trên truyền hình mà chỉ nói đến ngôn ngữ báo chí nói chung

Bên cạnh đó, có một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp của một sốhọc viên, sinh viên, tác giả Nguyễn Thu An trong “ngôn ngữ báo chíIntenet” trong luận văn này chỉ nêu ra những đặc điểm chung về ngôn ngữcủa loại hình báo chí này Và một số khóa luận có nghiên cứu chuyên sâu

về từng thể loại như phóng sự báo chí trực tuyến của tác giả Lê MinhThanh, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội

Qua việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo trên, chúng tôi thấy chưa

có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của phóng sự xã hộitruyền hình nói chung, đặc biệt là phóng sự xã hội của một đài địa phươngnhư Đài PT-TH Thanh Hóa Vì vậy, tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu đặc điểm sử dụngngôn ngữ của phóng sự xã hội trên truyền hình qua tư liệu Đài PTTHThanh Hóa, nhằm đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữphát thanh truyền hình nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới giải quyết những nhiệm vụsau:

- Nhận diện đặc điểm ngôn ngữ phóng sự xã hội trên truyền hình ở cácmặt: từ, câu và văn bản

Trang 7

- Nhận diện đặc điểm về cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung thôngtin và ngữ nghĩa của phóng sự xã hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các phóng sự xã hội truyền hình đã đượcphát sóng bao gồm cả văn bản viết và văn bản phát thanh - truyền hình (đãđược phát thanh viên [PTV], biên tập viên [BTV] đọc cùng với hình ảnh đãphát sóng từ năm 2012 đến 2013 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiêncứu cơ bản sau:

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê và phân loạicác kiểu kiểu loại từ ngữ, câu, văn bản của phóng sự xã hội

5.2 Phương pháp đối chiếu

Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa phương tiện ngônngữ nói (phát thanh) và ngôn ngữ bằng hình ảnh

6.2 Về mặt thực tiễn

Trang 8

Kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể giúp ích cho việc nângcao chất lượng sử dụng ngôn ngữ của tờ báo hình, một thể loại báo chíđang được đánh giá cao hiện nay, cụ thể là nâng cao chất lượng các phóng

sự xã hội trên Đài phát thanh và truyền hìnhThanh Hóa

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm

có 4 chương:

Chương I Một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài

Chương II Đặc điểm vể từ ngữ trong phóng sự xã hội

Chương III Đặc điểm về câu trong phóng sự xã hội

Chương IV: Đặc điểm văn bản trong phóng sự xã hội

Trang 9

Ngoài ra, còn có một quan niện nữa về phóng sự đó là coi phóng sự làmột thể loại báo chí mang bản chất tổng hợp, kế thừa phong cách sáng tạocủa tất cả các thể loại báo chí khác như Tin, Phỏng vấn, Tường thuật, Điềutra và cả văn học.

Tuy nhiên, chúng ta có thể rút lại những điểm chính Phóng sự là mộtthể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sựviệc, tình huống, hoàn cảnh có thật, có ý nghĩa thời sự, theo một quá trìnhphát sinh – phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và ngôn ngữ, giọng điệulinh hoạt, với bút pháp mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận

1.1.1.2 Đặc điểm cơ bản của phóng sự

a Đối tượng phản ánh là việc thật, người thật tiêu biểu, có ý nghĩa xãhội

Đối tượng phản ánh của phóng sự là những “hoàn cảnh có vấn đề” đangđược đông đảo công chúng quan tâm Cuộc sống vô vàn những sự kiện,tình huống mới nảy sinh, nhưng phóng sự chỉ lựa chọn những cái tiêu biểu

Trang 10

nhất nằm trong dòng thời sự chủ lưu Tuy nhiên không phải sự kiện tiêubiểu nào cũng có thể trở thành phóng sự Chỉ khi nào cuộc sống xuất hiệnnhững câu hỏi , những hiện tượng cần giải đáp thì phóng sự mới xuất hiện.Trong thực tế, phóng sự thường gắn liền với những thời điểm mà ở đó đờisống của xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ Hoàn cảnh của sựkiện trong phóng sự thường được giới thiệu đầu tiên, nhằm giúp cho côngchúng có một bức tranh toàn cảnh, một đối tượng ban đầu về sự kiện vànhững vấn đề phát sinh từ sự kiện đó Phóng sự làm rõ bản chất bên trongcủa sự kiện, giúp công chúng không những biết nó xảy ra mà còn hiểunguyên nhân “tại sao” lại xảy ra Vì thế nó đi sâu khám phá số phận mộtcon người, một tập thể người có tính chất điển hình trong hoàn cảnh điểnhình Nó luôn bám sát vào một nhân vật hoặc một sự việc cụ thể để từ đóxây dựng nên cấu trúc riêng của mình.

b Phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện chứngphát sinh – phát triển; nguyên nhân – kết quả, lượng – chất

Thể loại phóng sự có khả năng phản ánh cuộc sống với các sự vật,hiện tượng khác nhau nằm trong quy luật của sự vận động, quy luật thốngnhất đấu tranh giữa các mặt đối lập Để làm được vậy, phóng sự sắp xếp,ngăn ô các dữ kiện, dồn nén thông tin của cả quá trình biến đổi từ lượngsang chất, vận động theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong một chu kìthời gian nhất định

c Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp tạo ra sự uyểnchuyển trong quá trình tiếp cận thông tin

Đây được cho là sự kế thừa các tinh hoa của văn học và các thể loạikhác Nó được thể hiện ở một số mặt cụ thể sau:

 Kết cấu: Kết cấu được sử dụng thường chặt chẽ và logic, hoàn chỉnh

và rõ ràng, chất phác và bình dị Thời gian luôn được sắp xếp theo nhữngtrật tự tuyến tính nhất định do tác giả sắp xếp linh hoạt Nó phụ thuộc vào

Trang 11

đối tượng phản ánh và ý đồ riêng của tác giả đồng thời nó chi phối nộidung và sự sáng tạo của tác giả.

 Ngôn ngữ: Ngôn ngữ phóng sự phải chính xác, hàm xúc và biểucảm; phải là ngôn ngữ của nhân dân, đa diện, đa góc độ để tạo sự sinh độngcho bài phóng sự và biểu cảm tốt chủ đề cũng như nội dung của phóng sự

 Các bút pháp thường được sử dụng nhiều nhất đó là mô tả, thuật, kếthợp với bút pháp nghị luận Biện pháp tu từ trong thể loại phóng sự đadạng: so sánh, tương phản, ẩn dụ, châm biếm, hài hước… luôn được sửdụng một cách triệt để

1.1.2 Phóng sự xã hội trên truyền hình

1.1.2.1 Đặc điểm của chương trình truyền hình

Truyền hình là một thể loại báo chí mang tính tổng hợp cao (có hình,

có tiếng, có chữ…) xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX Do vậy, thể loại báochí này cũng có cách truyền tải riêng Nó chuyển tải thông tin bằng hìnhảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyếnđiện Nhờ vậy, truyền hình có thể đến được với nhiều người, ở nhiều nơikhác nhau cùng lúc và phát triển với tốc độ như vũ bão

Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗiquốc gia, dân tộc Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình

đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏhơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung Sự tiếp cận thông tin kịpthời, nhanh chóng, rộng rãi, tiện lợi và hiệu quả mà truyền hình mang đếncho khán giả là những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại Côngnghệ truyền hình hiện nay đã tạo ra sự chuyển dịch không gian, đưa khônggian từ xa đến gần hiện hữu trước khán giả một cách chân thực và sinhđộng Không chỉ vậy, truyền hình còn là một phương tiện thông tin đạichúng, các chương trình truyền hình còn được ví như một trường học bổ

Trang 12

ích cho nhiều đối tượng Quả thực, nói đến truyền hình là nói đến sự hiệnđại, cập nhật.

Bên cạnh đó, truyền hình còn hướng tới đông đảo khán giả, dànhcho chính khán giả tham gia ngôn luận Truyền hình không chỉ làm nhiệm

vụ tuyền truyền mà còn là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóacũng như lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội

Do đó, đòi hỏi cấp thiết là các chương trình truyền hình phải có tínhđịnh hướng, tính chính xác, tính chuẩn mực và tính văn hóa để phục vụđông đảo quần chúng, xứng đáng là tiếng nói của nhân dân

1.1.2.2 Đặc trưng của phóng sự truyền hình

Phóng sự truyền hình là một phần của chương trình truyền hình Kênhnào, đài nào cũng phải có phóng sự Nó chỉ linh hồn của chương trìnhtruyền hình Nó cũng như các thể ký truyền hình khác, đều thông tin vềngười thật, việc thật trong một quá trình phát sinh và phát triển Đặc biệt,

nó đi sâu vào và giải quyết rõ những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trìnhdiễn biến, bối cảnh của sự kiện và cách giải quyết các mâu thuẫn để làmcho người xem có khả năng hình dung khá đầy đủ những biến cố xảy ranhư chính họ chứng kiến Phóng sự luôn cố gắng thẩm định hiện thực, trảlời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra

Qua những điều trên có thể đưa ra một khái niệm chung về phóng sựtruyền hình như sau: Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hìnhthuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tìnhhuống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh , phát triển, đồng thờithẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảmxúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình Ngoài đặc điểm chung của thể loại phóng sự, phóng sự truyền hìnhcũng mang những đặc điểm riêng góp phần tạo nên thế mạnh của nó Đó là

Trang 13

ngôn ngữ hình ảnh- âm thanh, thủ pháp Montage, phỏng vấn và phóng viêntrước ống kính Tất cả những yếu tố trên góp phần làm nên đặc trưng riêngcủa phóng sự truyền hình, đồng thời cũng cho ta thấy sự phức tạp khi tiếnhành thực hiện một phóng sự truyền hình Do vậy, điều quan trọng là phải

có một kịch bản tốt, trong đó chứa đựng nội dung, hình thức thể hiện tácphẩm dẫn dắt các yếu tố khác quy về một mối

a Sự kết hợp của hai yếu tố hình ảnh và âm thanh

Ngôn ngữ trong phóng sự truyền hình gần gũi với ngôn ngữ văn học

Nó cho phép tác giả sử dụng khả năng miêu tả, tự thuật, nghị luận, trữtình…để nhấn mạnh về mặt thông tin, mặt xử lý chất liệu cụ thể

Khác với báo in, báo hình phải có hình ảnh Trong thể loại phóng sựtruyền hình, yêu cầu về hình ảnh khá nghiêm ngặt Hình ảnh của phóng sựnói riêng phải mang tính thời sự và tính xác thực để làm thoả mãn nhu cầnmuốn biết cái gì đang xảy ra, xảy ra như thế nào của khán giả Truyền hình

là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình Trong phóng

sự truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ý nghĩa, một nội dungnào đó (hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quả của quá trình pháttriển của sự kiện trong cuộc sống) Khả năng biểu hiện của hình ảnh trongphóng sự truyền hình còn thể hiện ở mối liên kết giữa các hình ảnh vớinhau theo tuyến tính thời gian của quá trình vận động sự kiện Nó khôngchỉ mô tả hoạt động của con người, mà còn giúp khán giả “tham gia” hoặc

“đứng trên” nhìn vào sự kiện

Các cỡ cảnh chính thường dùng trong phóng sự truyền hình là: toàncảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả Mặt khác qua các cỡ cảnh , các gócquay cao thấp , chính diện , 3/4…Góc độ chủ quan và khách quan, tác giả

có thể bộc lộ thái độ tâm lý của con người trong sự kiện đó

Trang 14

Tiếp theo là mặt âm thanh Mục đích của phóng sự truyền hình là ghi lạihơi thở, động thái của cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh nên tính xácthực của âm thanh rất cao Nhờ có sự trợ giúp của âm thanh phóng sựtruyền hình trở nên sống động như chính cuộc sống Đó là âm thanh từcuộc sống thực tế, không dàn dựng, giả tạo là yêu cầu bắt buộc đồng thờicũng là sức mạnh của phóng sự truyền hình.

Âm thanh trong phóng sự truyền hình gồm ba yếu tố: tiếng động hiệntrường, lời bình, âm nhạc

-Tiếng động hiện trường : Tiếng động sẽ làm tăng sự gợi cảm , tính chânthực của phóng sự truyền hình, tác động vào nhận thức, tình cảm của côngchúng Nó bao gồm âm thanh của thiên nhiên, âm thanh do sinh hoat củacon người tạo nên Việc sử dụng tiếng động hiện trường từ cương độ, cao

độ đúng lúc cũng phải được dự kiến trong kịch bản

- Lời bình: giúp người xem tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự kiệnđược phản ánh trong tác phẩm truyền hình Nó là sự bổ sung cho những gì

mà người xem nhìn thấy trên màn hình và được tiến hành song song vớihình ảnh Ý đồ lời bình hình thành ngay từ ttrong giai đoạn xây dựng kịchbản

-Âm nhạc: Là một trong ba yếu tố quan trọng của phóng sự truyền hình

Âm nhạc có tác dụng làm tôn vinh thêm sự kiện Mỗi bản nhạc khi sửdụng phải phù hợp với kết cấu, ý đồ cũng như chủ đề tư tưởng của phóng

sự truyền hình

Tuy mối quan hệ hình ảnh và âm thanh có thể khác nhau, nhưng điềucốt yếu nhất là chúng bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau để truyền đạt ý đồ tưtưởng của tác giả phóng sự truyền hình Đúng như có ý kiến cho rằng Theotác giả G V Cudơnhetxốp – X.L Xvich – A Ia Iurốpxki: “Ngôn ngữphóng sự truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm thanh Hai

Trang 15

yếu tố này luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau, cùng tạo nên hiệu quả thôngtin của phóng sự Nếu như hình ảnh thuyết phục người xem bằng ngườithật, việc thật thì lời bình giúp họ tổng hợp, khái quát và hiểu được bảnchất của sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm phóng sự Lời bình có ưuthế phản ánh những khía cạnh trừu tượng của vấn đề.” [57,89]

Tuy nhiên ở mỗi dạng phóng sự truyền hình khác nhau, vai trò củamỗi yếu tố này cũng khác nhau Trong phóng sự sự kiện , phóng sự vấn đề,phóng sự chân dung, phóng sự điều tra hình ảnh dù chi tiết bao nhiêu thìcũng chỉ có giá trị thông tin “bề nổi”, thông tin “bề sâu”, phải nhường cholời bình

b Phỏng vấn:

Phỏng vấn là cách để thu thập và khai thác thông tin từ nhân chứngphục vụ đắc lực cho chủ đề của phóng sự truyền hình Nó có thể cho khángiả biết ý kiến thái độ, tình cảm của con người đối với sự kiện , vấn đề.Phỏng vấn nhân chứng là một hình thức thu thập nguồn “tư liệu sống” , đặcbiệt hữu ích đối với phóng sự truyền hình Khán giả có thể trực tiếp nghengười được phỏng vấn trả lời ở dạng lời nói sống động, thông tin được nắmbắt không chỉ ở nội dung, lời nói mà còn qua giọng điệu, vẻ mặt, trạng tháitâm lý của người đó biểu hiện qua hình ảnh của phóng sự truyền hình Phỏng vấn không chỉ là hỏi - đáp hoặc tham - vấn mà còn là mộtnghệ thuật Do vậy, làm thế nào để biểu hiện thành công ưu thế đó trongtác phẩm của mình là một vấn đề cần được quan tâm

Có các phương pháp sau để khai thác thông tin:

Thứ nhất là phương pháp quan sát Phương pháp này có sức thuyết phụclớn nhưng thiếu tính hệ thống, vì chỉ thực hiện được một phần của hiệnthực Phóng viên phải bằng con mắt nghề nghiệp của mình ghi nhận các chitiết , diễn biến của sự kiện , vấn đề một cách khách quan

Trang 16

Thứ hai là phương pháp nghiên cứu tài liệu Ưu điểm là tính toàn diệnkhông phụ thuộc vào bối cảnh, yêu cầu là phóng viên phải biết khai thácthông tin sự kiện bối cảnh thông qua tư liệu lưu trữ Tuy nhiên, phươngpháp này thường mang ít tính sống động

Các phương pháp phỏng vấn khác như qua điện thoại, hộp thưtruyền hình, toạ đàm… cũng trở thành công cụ đắc lực bổ sung cho haiphương pháp trên

Phỏng vấn xuất hiện trong phóng sự truyền hình dưới các dạng: Thứ nhất, là phóng viên đặt câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời.Phóng viên chất vấn những người có trách nhiệm khi vấn đề nảy sinh Tuynhiên nêu phóng viên sử dụng nhiều dạng phóng sự nhiều dạng phỏng vấnnày, hiệu quả phóng sự sẽ giảm xuống vì kết cấu ý đồ tác phẩm bị loãng,không chặt chẽ Dạng này được sử dụng trong phóng sự điều tra, phóng sựngắn

Thứ hai, ý kiến của người được phỏng vấn được xen vào lời bìnhmột cách khéo léo, nhằm thuyết phục cho những luận điểm mà phóng viênnêu ra trong phóng sự truyền hình Người xem không có ý thức phân biệtrạch ròi giữa lời bình và phỏng vấn mà cảm giác đó là chỉnh thể nhuầnnhuyễn Ưu điểm của dạng phỏng vấn này là ý đồ, chủ thể của phóng sựtruyền hình được thể hiện rõ nét, tập trung hơn, tiết kiệm thời gian phátsóng, do đó dung lượng của phóng sự truyền hình loại này ngắn gọn nhưngthông tin vẫn cao

c Phóng viên trước ống kính

Trong phóng sự truyền hình, việc phóng viên xuất hiện trước ốngkính để lại dấu ấn chủ quan về sự kiện một cách rõ nét, nó sử dụng sứcmạnh của cảm xúc tác động tới độc giả Trong nhiều trường hợp, cảm xúc

Trang 17

thẩm mỹ trở thành một động lực đưa tác phẩm đạt tới những phẩm chấtkhác lạ

Bên cạnh đó, phóng viên xuất hiện như cái tôi nhân chứng kháchquan khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ đang tiếp xúc với sự thậthoàn toàn Việc xuất hiện của phóng viên trước ống kính có bối cảnh làmnền sẽ tăng cảm giác nóng hổi, thời sự của sự kiện và thể hiện sự nhanhnhạy của phóng viên Phóng viên tại hiện trường nhìn vào khán giả, nóitrực tiếp với khán giả về sự kiện đang diễn ra, khoảng cách giữa ngườitruyền và người nhận thông điệp được “thu hẹp lại”, sự chú ý của khán giảđối với phóng sự truyền hình sẽ tăng thêm Sự xuất hiện của phóng viêntrước ống kính máy quay phim tại bối cảnh của sự kiện, vấn đề sẽ làm tăngtính thuyết phục của những thông tin được phóng sự đưa ra Sự xuất hiệncủa phóng viên trước ống kính đã làm tăng tính thuyết phục của phóng sựtruyền hình lên rất nhiều Đây cũng là thế mạnh của báo truyền hình so vớibáo in về tính thời sự và báo phát thanh về hình ảnh

Tuy nhiên, thủ pháp này được sử dụng hay không còn tuỳ theo tínhchất của từng sự kiện, vấn đề và khả năng diễn đạt của từng phóng viên.Đối với những vấn đề phóng sự nóng hổi, được toàn thể công chúng quantâm chú ý tới

c Thủ pháp Montage:

Montage là sự kết hợp hài hoà hai yếu tố hình ảnh và âm thanh theo

ý đồ sáng tạo của tác giả theo một trật tự nhất định, nối tiếp trong thời gianMontage có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tư tưởng chủ đề, tiết tấu ẩn

dụ, liên tưởng của phóng sự truyền hình Các thủ pháp Montage góp phầnlàm tăng hiệu quả phản ánh của phóng sự, rút ngắn độ dài thời gian xảy ra

sự kiện trên màn ảnh nhằm phản ánh, lý giải sự kiện, vấn đề trong cuộcsống Vì thế Montage là phương tiên trợ giúp đắc lực và không thể thiếuđối với tác giả trong quá trình hoàn thiện tác phẩm của mình

Trang 18

1.2 Ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình

1.2.1 Ngôn ngữ

1.2.1.1 Định nghĩa

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người.Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngônngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của conngười Chính ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinhhoạt và lao động, giúp con người có thể diễn đạt và làm cho người kháchiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình Hơnnữa ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp vạn năng, vừa phục vụ số đôngđảo các thành viên trong cộng đồng vừa giúp các thành viên trong cộngđồng có thể bộc lộ hết các nhu cầu giao tiếp

Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy Chức năng giao tiếp của ngônngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó bởi chức năng thể hiện

tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở hai khía cạnh: ngôn ngữ là hiện thực trựctiếp của tư tưởng, ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tưtưởng

Cuối cùng, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Theo tác giảDiệp Quang Ban: “Ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âmthanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về sự vật, hiện tượng được phảnánh, gọi tên)” [1,79] Hai mặt này không bao giờ tách nhau nhưng lại cóquan hệ võ đoán với nhau Mặt biểu hiện của ngôn ngữ mang tính hìnhtuyến Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tínhiệu Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưngriêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống tổ chức của mình, là một nhân tốtrung tâm bảo đảm nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất củacon người

Trang 19

1.2.1.2 Sự hình thành ngôn ngữ

Không ai biết chính xác ngôn ngữ ra đời từ kia nào chỉ biết conngười đã sử dụng các công cụ ngôn ngữ như ký tự, tiếng nói, hình vẽ, âmthanh, hình ảnh… Cùng với sự phát triển của xã hội loài người các hìnhthức ngôn ngữ cũng trở nên đa dạng và phong phú, phương thức truyền tảingôn ngữ dần vượt ra khỏi giới hạn của thời gian, không gian Con người

có thể tiếp cận ngôn ngữ từ bốn phương, từ nhiều nguồn văn hóa khácnhau Mục đích của ngôn ngữ là truyền tải thông tin, cảm xúc của conngười, sự vật, sự kiện từ người này đến người khác cho nên ngôn ngữ đượcdùng ở tất cả các mặt, các lĩnh vực trong đời sống

1.2.1.3 Một số bình diện cấu thành ngôn ngữ

a Từ

Các tác giả Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán cho rằng: “ Từ là nhữngđơn vị hai mặt, có hình thức và âm thanh, có ý nghĩa và khả năng trực tiếpkết hợp với nhau để tạo thành các câu cụ thể, gặp nhau trong khi nói vàviết” [4,71]

Mỗi một ngôn ngữ muốn hoạt động được không thể không có từ Từ làchất liệu cơ bản, là bộ phận không thể thiếu cho sự hoạt động của một ngônngữ Từ là đơn vị hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ Từ kết hợp với nhautheo những nguyên tắc nhất định để cấu tạo nên các ngữ

Xét theo cấu tạo có thể chia ra từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết Từ

đa âm tiết lại có thể chia tiếp là từ ghép và láy Nó thể hiện trong sơ đồ sau:

Từ (Xét về đặc điểm cấu tạo)

Trang 20

Xét theo phương diện ngữ nghĩa, ta có thể chia làm hai thành phầnchính:

Nghĩa biểu vật, đó là mối liên hệ - giữa từ với sự vật, phản ánh của sựvật (hiện tượng, thuộc tính, hành động…) mà nó chỉ ra Ví dụ: đất, trờimưa, nắng, gió,v.v…

Nghĩa biểu niệm, đó là mối liên hệ giữa từ với ý (ý nghĩa hoặc ý niệm),cái ý đó được gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộctính của biểu vật vào trong ý thức con người)

Nghĩa biểu thái là nghĩa phản ánh thái độ, tình cảm, cảm xúc, sự đánhgiá của người nói – người nghe, người viết – người đọc Sự vật, hiện tượng

Từ láy toàn phần

Từ láy

bộ phận

Từ láy phụ âm đầu Từ láy vần

Từ đơn

Trang 21

được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật hiện tượng đã được nhậnthức, được thể nghiệm bởi con người.

Từ ngữ có thể được tổ chức sắp xếp thành các trường từ vựng.Trường ngữ nghĩa hay còn được gọi là trường từ vựng, đây được gọi lànhững tiểu hệ thống, những tổ chức của từ vựng, gồm những từ ngữ cóquan hệ về nghĩa với nhau một cách có hệ thống ví dụ như: vua, chúa,quan lại, lính tráng, người hầu, nô lệ, nô tì, công chúa, v.v…

b Câu

Câu là một phần của đoạn hội thoại, ghép bởi các từ, tạo nên cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh (chủ ngữ, vị ngữ); thường được viết kết thúc bởi dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than

Có thể phân chia thành các kiểu câu:

Dựa trên cấu tạo ngữ pháp, có thể chia thành:

Câu đơn: Là câu chỉ có một vế câu.Cần phân biệt câu đơn với câu ghép và câu mở rộng thành phần Câu đơn thường có một chủ ngữ, một vị ngữ và có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ nhưng có một số trường hợp câu đơn không xác định được chủ ngữ vị ngữ Đó là trường hợp của câu đơn đặc biệt VD: Câu đơn: Trời mưa (C-V)

Câu ghép: là câu do nhiều vế câu ghép lại (thường là hai vế), mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ - Vị) và thể hiện một

ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những câu khác Các câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách Nhưng cách cơ bản nhất là nối trực tiếp, nối bằng quan hệ

từ và cặp từ hô ứng

Dựa theo mục đích nói, có thể phân chia thành:

Trang 22

Câu nghi vấn là câu dùng để hỏi Nó có từ nghi vấn như ai, gì, nào, đâu, mấy, sao, bao giờ, bao lâu, bao nhiêu; à, ư, hả, chăng, chứ, (có)… không, (đã)…chưa, v.v hoặc từ hay nối các vế có mối quan hệ lựa chọn Câu cầu khiến là câu để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh Nó có từ cầu khiến như hãy / đừng / chớ và chủ thể của hãy / đừng / chớ.

Câu cảm thán là câu có những từ ngữ như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi(ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao để biểu lộ cảm xúc

Câu trần thuật dùng để kể Đó là kiểu câu không có dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán)

c Văn bản

Khái niệm về văn bản:

Văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời (hay hành viphát ngôn), mang một nội dung giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượnggiao tiếp, mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết Văn bản dù ngắn hay dài đều đề cập đến một hay một vài đối tượng nào đó trong hiện thực khách quan hay trong hiện thực tâm lí, tình cảm của con người Ðối tượng này chính là đề tài của văn bản

Cấu trúc của văn bản:

Tuỳ theo quy mô, văn bản có thể chỉ gồm một câu, vài câu hay baogồm nhiều đoạn, nhiều chương, nhiều phần Câu, đoạn, chương, phần khitham gia vào tổ chức của văn bản đều có một chức năng nào đó và chúng

có mối quan hệ ràng buộc, nương tựa lẫn nhau Toàn bộ các bộ phận hợpthành văn bản - còn gọi là các đơn vị/kết cấu tạo văn bản - cùng với trình tựphân bố, sắp xếp chúng dựa trên cơ sở chức năng và mối quan hệ qua lạigiữa chúng chính là cấu trúc của văn bản

Trang 23

Thông thường, một văn bản có cấu tạo ba phần: mở đầu, thân bài, kếtbài Mở đầu của văn bản có thể là câu nêu lên chủ đề của nó Phần thântriển khai nội dung chính một cách cụ thể Và phần cuối của văn bản cóthể đúc kết, khẳng định lại chủ đề, gọi là câu kết đề

Ngoài ra, một số văn bản còn có tiêu đề Tiêu đề hay đầu đề của vănbản là tên gọi của văn bản và là một bộ phận cấu thành văn bản Tuy nhiên,một số loại văn bản có thể không có tiêu đề, tiêu biểu như tin vắn, các sángtác dân ca như ca dao v.v Xét mối quan hệ giữa tiêu đề với nội dung cơbản của văn bản, có hai loại tiêu đề: tiêu đề mang tính dự báo và tiêu đềmang tính nghệ thuật

Ðặc trưng của văn bản:

Ðặc trưng của văn bản thể hiện qua các tính chất: tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tính liên kết và tính mạch lạc Trong đó tính hoàn chỉnh và tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản

1.2.2 Ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình

1.1.2.1 Định nghĩa

Ngôn ngữ là cách sử dụng từ ngữ, câu văn, văn bản trong một bài phóng sự phát trên truyền hình Cái cốt lõi để lại cho người xem, nghe bài phóng sự vẫn là ngôn ngữ Nó có thể ở dạng nói hoặc viết song nó là

phương tiện chiếm vai trò lớn trong biểu cảm và biểu đạt cụ thể chủ đề, chủ

đề tư tưởng của tác phẩm phóng sự Để lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ cho đúng, trúng và hay trong tác phẩm phóng sự, nhà báo phải xem xét tính chất, quy mô của đối tượng phản ánh, trình độ của đối tượng tiếp nhận thông tin và loại hình phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải bài phóng

sự đó

1.2.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự truyền hình

a Phong cách ngôn ngữ

Trang 24

Đầu tiên, ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình cũng phải mangnhững đặc điểm chung nhất của ngôn ngữ báo chí Đầu tiên đó là: cô đọngnhưng biểu cảm, đặc biệt là tính ngắn gọn Nó xuất phát từ chức năng cơbản của báo chí là thông tin nhanh Muốn thông tin nhanh, nhiều làm chobáo đa dạng phong phú, những nét rườm trong báo chí phải bị loại bỏ Thứhai, nó phải hấp dẫn nhưng thuyết phục Về nội dung, thông tin luôn phảimới, đa dạng và phong phú Trong đó có yêu cầu dưa tin nhanh, xác thực,

có tính cập nhật Về hình thức, ngôn ngữ trong bài báo phải có sức lôi cuốnngười đọc Thứ ba là đạt tính thẩm mỹ song hành giáo dục Thứ tư là tínhchiến đấu: Báo chí chính là diễn đàn bộc lộ, phản ánh những quan điểm,thái độ khác nhau, thậm chí đối lập nhau về một sự kiện

Ngoài các đặc trưng đó ra, ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình cònmang thêm đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình Đó là tính đa dạng và phứcthể của âm thanh, dùng âm thanh truyền trên sóng làm (một trong những)phương tiện thể hiện chính và khai thác các ngôn từ giàu âm hưởng làmphương tiện tác động chính Tiếp theo là tính đơn thoại trong giao tiếp Đặctính này là đặc tính được hiểu là ngôn ngữ của một người nói với hàng triệungười, vì vậy có tác giả cho đây là một thứ ngôn ngữ độc thoại đặc biệt Vìvậy đòi hỏi người thực hiện cần lưạ chọn phương tiện ngôn ngữ sao chothỏa mãn sự tiếp nhận của hàng triệu khán giả Thứ ba là tính khoảng cách.Khoảng cách ở đây là khoảng cách giữa phát thanh viên và khán giả Khángiả nhìn thấy, hoặc không nhìn thấy PTV, BTV nhưng phát thanh viênkhông nhìn thấy khán giả Thứ tư là tính tức thời Thứ 5 là tính phổ cập.Cũng như ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hinh là ngôn ngữ dànhcho đám đông Nằm trong xu thế của báo chí hiện đại, ngôn ngữ truyềnhình luôn hướng tới sự hấp dẫn để cạnh tranh trong cơ chế thị trường bằngcách kết hợp hài hoà giữa nội dung thông tin mà độc giả, khán thính giảyêu cầu là chủ yếu với những thông tin định hướng cần thiết thông qua

Trang 25

phương tiện quan trọng nhất đó là ngôn ngữ.

Ngoài đảm bảo các yếu tố trên, ngôn ngữ phóng sự truyền hình cònmang thêm đặc điểm của phóng sự Từ đây, chúng ta sẽ đi làm rõ đặc trưngcủa ngôn ngữ trong những phóng sự truyền hình

Thứ nhất, ngôn ngữ phải mang tính chính xác Phóng sự là phản ánhhiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên, các phương tiện ngônngữ được sử dụng trong phóng sự thường chính xác và khách quan Tínhchính xác thể hiện ở chỗ: ngôn ngữ phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất

sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, trong từng bối cảnh cụthể, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu

Thứ hai, ngôn ngữ phải hàm súc Phóng sự phải miêu tả, kể lại câuchuyện một cách cô đọng, logic và hàm súc Tính hàm súc của ngôn ngữphóng sự nảy sinh từ yêu cầu: phải cung cấp một lượng thông tin cao,không có dư thừa về con người và sự kiện trong một diện tích ngôn ngữhạn hẹp trên trang báo, trên sóng… cho nên cần phải dùng từ sao cho đắtnhất, có giá trị biểu đạt cao nhất Cung cấp thông tin một cách chính xác vàhàm súc, có nghĩa là ngôn ngữ đã thực hiện được chức năng giao tiếp lý trí

có hiệu quả cao nhất

Thứ ba, ngôn ngữ phải biểu cảm Biểu cảm là trong phóng sự ngônngữ còn có giá thể biểu đạt chân thực những trạng thái tình cảm, cảm xúctâm lý, thái độ, ý kiếm của đối tượng được miêu tả và của chính tác giả, cóthể tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thông tin,khiến cho đối tượng tiếp nhận thông tin cũng nảy sinh cảm xúc, tình cảm,thái độ như “đối tượng được miêu tả” và tác giả Như vậy, người tiếp nhậnthông tin không chỉ được nhận thông tin mà còn như được chứng kiến,tham gia vào sự kiện (vui, buồn, lo âu…) với tư cách của “người trongcuộc”, có nghĩa là, ngôn ngữ đã thực hiện tốt chức năng tác động vào tâm

lý tiếp nhận thông tin của người đọc, thông qua tình cảm mà hướng dẫn

Trang 26

nhận thức, thôi thúc hành động của con người Điều này khẳng đinh thếmạnh hơn hẳn của thể loại phóng sự so với các thể loại khác Ngôn ngữ củaphóng sự phải là ngôn ngữ của nhân dân: đúng, rõ, sinh động, hình ảnhsạch, gọn và dễ hiểu.

sự thành: ngôn ngữ thông tin và ngôn ngữ biểu cảm; có người lại căn cứvào tính chất thông tin được chuyển tải trong phóng sự thì chia thành: ngônngữ thông tấn, ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ lý lẽ Mỗi cách phân chia đều

có lý riêng nhưng cùng có điểm chung khi nhìn nhận vai trò của các thànhphần ngôn ngữ trong việc tạo ra một văn bản phóng sự có nghĩa, có hiệuquả cao trong cuộc sống Ở đây chúng tôi muốn tiếp cận ở một góc nhìnkhác để chia thành phần ngôn ngữ phóng sự Đó là căn cứ vào các chủ thể

Trang 27

phát ngôn, có nghĩa là các đơn vị lời nói của các chủ thể “kể” về sự kiệnchính từ nhiều góc độ.

Lời kể về sự kiện của nhà báo là chính, trong quá trình “kể” nhà báo

có ửu dụng “đơn vị lời nói” lời kể của các nhân chứng trong và ngoài sựkiện; các chi tiết nguyên dạng về diễn biến chính của sự kiện bản thể - cóthể xem đó như lời “kể” của tự thân sự kiện bản thể với cách tiếp cận nàythì ngôn ngữ phóng sự gồm 3 thành phần chính: ngôn ngữ tác giả, ngônngữ nhân vật, ngôn ngữ sự kiện Tất nhiên sự phân chia này chỉ là tươngđối bởi các thành phần ngôn ngữ này cũng chỉ là cái “vỏ” là “công cụ để tưduy”, là “phương tiện để giao tiếp” của con người Tuy nhiên, sự đan xenhòa quyện chặt chẽ giữa các thành phần ngôn ngữ này tạo cho phóng sự cómột năng lực phản ánh hiện thực đặc biệt mà không thể loại báo chí nào cóđược

- Các thành phần ngôn ngữ phóng sự :

Ngôn ngữ sự kiện:

Trước hết, phản ánh được xem là thuộc tình phổ biến của vật chất.Mỗi sự kiện hiện tượng sảy ra trong cuộc sống là khách quan, chúng tựphản ánh như phản chiếu của chiếc gương khi sự kiện bản thể đó được nhàbáo nhận thức, phản ánh trong tác phẩm phóng sự thì bản chất khách quancủa sự kiện đó vẫn không bị mất đi mà nó chuyển tải nguyên dạng chânthật qua “vỏ ngôn ngữ” chính xác cô đọng và hàm súc Như vậy, có thểhiểu ngôn ngữ sự kiện chính là phát ngôn vô chủ thể, nói cách khác: là toàn

bộ thông tin sự kiện được “vỏ ngôn ngữ” chuyển tải nguyên dạng ( gồm:con số, bảng biểu, hồ sơ…) ngôn ngữ sự kiện chủ yếu được sử dụng dướidạng biểu đạt thông tin, thường “ trung tính” về sắc thái biểu cảm

Mặc dù ngôn ngữ sự kiện mang đặc tính thông tin là chủ yếu, vừachính xác vừa khách quan nhưng khi được chọn, sắp xếp đúng chỗ trong

Trang 28

chỉnh thể bài phóng sự thì nó lại mang một nghĩa cụ thể, chuyển tải “cáihồn” của bài phóng sự Như vậy, ngôn ngữ sự kiện có phát huy được hiệuquả hay không là tùy thuộc vào tài năng tư duy của người viết phóng sự đãchọn và sắp xếp nó vào đúng chỗ cần có.

Ngôn ngữ tác giả:

Trong bài phóng sự, ngôn ngữ tác giả có thể hiểu là ngôn ngữ người

kể chuyện đóng một vai trò hết sức quan trọng: vai trò tổ chức và chỉ đạođối với ngôn ngữ toàn tác phẩm

Ngôn ngữ tác giả được sử dụng trong tác phẩm phóng sự dưới 2 dạng:trực tiếp và gián tiếp

- Trực tiếp: với đại từ nhân sưng ngôi thứ nhât “tôi” vừa mang tínhchủ quan vừa mang tính khách quan Khách quan ở chỗ: cái tôi chỉ đóngvai trò là nhân chứng lịch sử để trình bày lại những gì “ mắt thấy, tai nghe”

Ở vai trò phát ngôn này, ngôn ngữ tác giả tạo ra sự tin cậy về độ chính xác,khách quan của thông tin Tác giả có thể kể , có thể dẫn dắt, có thể trực tiếpđối thoại cùng nhân chứng trong sự kiện, có khi độc thoại, giễu cợt vớichính mình trước một thực tế khách quan nào đó Cái tôi mang tính chủquan thể hiện ở cách chọn chi tiết, chọn ngôn từ để biể đạt chính kiến, cáchnhìn về sự vật hiện tượng theo cá tính độc đáo của riêng mình Đó là phongcách sáng tạo riêng, nó tạo cho mỗi bài phóng sự là một thế giới khác biệt

- Gián tiếp: có nghĩa à tác giả ẩn đi, lùi xa như thể đứng ngoài sự kiện

để tỉnh táo lý trí dẫn dắt câu chuyện theo mục đích dẫn dắt của mình.Những bài phóng sự không thấy chủ thể phát ngôn – cái tôi tác giả trực tiếpxuất hiên – không có nghĩa là không có ngôn ngữ tác giả

Thực chất đó chỉ là thủ pháp nghệ thuật để phản ánh hiện thực mộtcách khách quan Thông qua việc lựa chọn chi tiết, sắp đặt các tình tiết theomột hệ thống, khâu nối các dữ kiện để bộc lộ thái độ, cách nhìn nhận, đánh

Trang 29

giá đúng bản chất của sự vật hiện tượng, mục đích chính của “ cái tôi ẩn”muốn xóa đi mối mặc cảm bị áp đặt nhận thức cho độc giả.

Dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp, cái tôi – tác giả cũng là chủ thểbộc lộ cá tính sáng tạo trong việc sử dụng “vỏ ngôn ngữ” để chuyển tảimục đích của minhg Ngôn ngữ tác giả là phương tiện tối ưu đêt “mềm”hóa thông tin, tạo ra sự góc cạnh trong cách tiếp cận hiện thực, tạo ra sựđồng cảm của công chúng tiếp nhận thông tin, tạo ra thông tin có tính chấtđịnh hướng mà lại không khiên cưỡng Chính vì vậy ngôn ngữ tác giả làmột ưu thế đặc biệt của thể loại phóng sự

Ngôn ngữ nhân vật:

Đối tượng phản ánh của phóng sự là sự kiện, hiện tượng hoặc mộtcon người, tập thể người tiêu biểu, điển hình có ý nghĩa xã hội nhất định.Cho nên, ngôn ngữ của nhân vật được sử dụng trong bài phóng sự là hếtsức cần thiết, được coi như những bằng chững xác thực, cụ thể, có thể thaylời tác giả khi tác giả “ẩn” đằng sau sự kiện thành phần ngôn ngữ nhân vậtđược sư dụng trong bài phóng sự với tỷ lệ lớn so với các thành phần ngônngữ khác Có những bai phóng sự chủ yếu là lời nhân vât – người trongcuộc kể, đánh giá, lý giải về toàn bộ sự việc như: Tôi đi bán tôi, Lời khaicủa bị can…tuy nhiên, lựa chọn và sử dụng lời nói của nhân vật sao chođúng chỗ, đủ dung lượng và có sức thuyết phục là do cái “tài” của nhà báo Tóm lại, các thành phần ngôn ngữ được sử dụng xen kẽ trong bàiphóng sự sao cho “đắc địa” dung lương các thành phần ngôn ngữ này tùytheo ý tưởng sáng tạo của nhà báo và tính chất của đối tượng phản ánh Tuynhiên, việc cá thể hóa các thành phần ngôn ngữ trong bài phòng sự là yêucầu hàng đầu đối với người làm phóng sự

 Về bút pháp

Trang 30

- Mô tả: dùng từ ngữ hình ảnh để mô tả không gian, thời gian, hìnhdáng con người, diễn biến câu chuyện, các xung đột trong hành động.

- Thuật: kể câu chuyện có thật theo ý đò, góc độ đã chọn hoặc diễnbiến trình tự của sự kiện bằng các chi tiết, tình tiết, nhân chứng

- Kết hợp bút pháp nghị luận: khi cần phải có chính kiến, tỏ thái độtrước hiện thực khách quan thì sử dụng lý lẽ để lý giải hoặc khẳng định vấnđề

 Về các biện pháp tu từ

- Phóng dự có thể triệt để sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh,tưởng phản, ẩn dụ, liên tưởng châm biếm hài hước mà các thể loại báo chíkhác rất hạn chế hoặc hoàn toàn không cho phép sử dụng

- Tóm lại kết cấu chặt chẽ, quan hệ logic giữa các bộ bận của tácphẩm; ngôn ngữ gọn sạch mà không quá đơn sơ, giản dị mà không dungtục, tô điểm mà không rườm rà – đó là thế mạnh của phóng sự

 Cái tôi – tác giả trong phóng sự

Với 3 tư cách:

- Nhân chứng khách quan: là người khám phá ra sự kiện, theo dõi,điều tra, nghiên cứu, hỏi han các nhân chứng trong sự kiện

- Thẩm định khách quan: kiểm tra tư liệu qua nhiều ngồn để đảm bảo

sự chính xác, chân thật, pháp lý hóa chứng cứ thông tin trước khi đưa vàobài để đảm bảo tư cách pháp lý của chứng cứ, tư liệu

- Khâu nối dữ liệu, tình tiết, chi tiêt rời rạc thành một tác phẩm phóng

sự hoàn chỉnh và sử dụng ngôn ngữ phù hợp: để tạo giọng điệu phù hợp vớitính chất sự kiện và tâm lý của đối tượng tiếp nhận thôi tin

Trang 31

Với 2 vai trò:

- Người dẫn chuyện: có thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưngngôi thứ nhất “tôi” cũng có thể ẩn mình trong sự kiện mà dẫn dắt câuchuyện mà mình đã “mắt thấy, tai nghe” Cũng có thể tác giả lấy mình ra

để đối trọng với hiện thực như người trong cuộc, cũng có thể “lùi xa” sựkiện để “nhìn” sự kiện một cách lý trí hơn

- Người định hướng nhận thức cho bạn đọc: lựa chọn, sắp xếp chi tiết,chọn lời noi, nhân chứng phù hợp ý đồ sáng tạo của mình, tạo ra sự kháchquan trong nhận thức, tiếp thu sự thật của bạn đọc

“Hãy làm cho người đọc thú vị nếu đồng thời bạn cũng làm cho mìnhthích thú”…

Như vậy, người viết phóng sự không chỉ là nhân chứng khách quan

để “kể” chuyện người mà đôi khi cũng còn là “người trong cuộc” để xemlại mình trong mối quan hệ chung với xã hội, phải chịu trách nhiệm vềchính mình và bài viết của mình trước dư luận xã hội Điều đó buộc ngườiviết phóng sự phải thật thận trọng khi “nhập cuộc” Tuy nhiên, phóng sựhiện đại ở Tây – Âu và các nước khác thường không sử dụng cái tôi – tácgiả ở ngôi thứ nhất, trực tiếp, thậm chí, tác giả phóng sự cũng rất ít khibình, bàn, kiến nghị giải pháp, để giải quyết vấn đề thực tiễn như phóng sựnước ta thường làm Họ thường tỏ ra khách quan bằng cách “ẩn” mình sau

sự kiện, để sự kiên “nói” điều cần nói theo ý đồ của tác giả

1.3 Giới thiệu về Đài phát thanh - truyền hình Thanh Hóa

1.3.1 Giới thiệu đài phát thanh – truyền hình Thanh Hóa

Tiền thân của đài phát thanh-truyền hình Thanh Hóa là đài truyềnthanh Thanh Hóa được thành lập năm 1956 Để tiếp âm chương trình củaĐài Tiếng nói Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa được đầu tư xây dựng đài truyền

Trang 32

thanh, khởi công xây dựng tháng 4/1956 và đến ngày 26/9/1956 thì chínhthức khánh thành đi vào hoạt động Cơ sở ban đầu chỉ có một nhà đặt máy,phòng bá âm và hệ thống đường dây 31km và 186 chiếc loa công cộng.Trong 2 năm 1957, 1958 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được xâydựng mới 8 Đài truyền thanh cấp huyện gồm: Đài truyền thanh huyện NgaSơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Nông Cống, Cẩm Thủy

và Yên Định

Sau đó, do quá trình phát triển chung của truyền thanh, truyền hìnhtrong cả nước và để đáp ứng nhu cầu phổ biến thông tin ở tình, ngày12/3/1977, Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 230 thành lập Đài PTTHThanh Hoá Ngoài bộ phận truyền thanh còn có bộ phận truyền hình đểphục vụ tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển mọi mặt của tỉnh

Từ đó đến nay, Đài PTTH Thanh Hóa ngày một trưởng thành, rõ nétnhất là trong việc nâng cao chất lượng và tăng thời lượng các chương trìnhPT-TH Trong sự phấn đấu bền bỉ trong suốt 58 năm, cùng với sự nghiệpđổi mới báo chí của cả nước, việc tuyên truyền trên sóng phát thanh vàtruyền hình Thanh Hoá đã có những khởi sắc đáng kể Đài PTTH ThanhHóa từng bước mở rộng thông tin nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn quyền

tự do ngôn luận theo hiến pháp và pháp luật, tự do báo chí, quyền được tiếpnhận thông tin của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong tỉnh

Các chuyên đề, chuyên mục theo đó cũng được mở ra ngày một nhiều,đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của nhân trong tỉnh.Hiện tại, trên sóng truyền hình có 89 chuyên đề - chuyên mục; trên sóngphát thanh có 109 chuyên đề - chuyên mục đề cập và phản ánh khá toàndiện cuộc sống muôn vẻ của xã hội trong tỉnh, trong nước và cả thế giới đãnói lên tính phong phú đa dạng của chương trình Nhiều chuyên mục,chuyên đề đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống của nhân dân các dân tộc trong

Trang 33

tỉnh và đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả hàngngày

Đối với truyền hình, cuối năm 2002, thời lượng phát sóng chương trìnhcủa tỉnh mới đạt 8h/ngày với 3 buổi phát: trưa, chiều và tối; tuần phát 6ngày trừ chủ nhật Năm 2003, số giờ phát sóng lên 9h/ngày, phát đủ cả 7ngày trong tuần, riêng chủ nhật, số giờ phát sóng là 13h/ngày Đến ngày21/1/2009 cùng với việc đưa tín hiệu chương trình truyền hình của đài lên

vệ tinh Vinasat-1, thời lượng cũng đã được tăng lên 18h/ngày (từ 5h đến23h) Ngày 14/7/2009, sóng phát thanh của Đài cũng đã được đưa lên vệtinh Vinasat-1 với thời lượng 11h30 phút Kể từ đây, sóng phát thanh -truyền hình đã có điều kiện để vươn xa, vươn rộng trên khắp địa bàn tỉnh,toàn quốc và khu vực

Việc tiếp sóng các chương trình của Đài Truyền hình Việt Namcũng được mở rộng Từ giữa năm 2003, phần đa số dân Thanh Hoá đãđược xem đủ 3 kênh VTV1,VTV2, VTV3 của VTV với tất cả thời lượngphát sóng trong ngày

1.4.2 Các phóng sự xã hội của đài phát thanh – truyền hình Thanh Hóa Đài phát thanh, truyền hình Thanh Hóa đã có bước phát triển khôngngừng Từ truyền thanh đến phát thanh, rồi phát thanh truyền hình, từ sóngmặt đất nay sóng phát thanh truyền hình qua vệ tinh, Đài PTTH Thanh Hóa

đã và đang từng bước vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự

là công cụ điều hành của cấp ủy, chính quyền và là diễn đàn của nhân dântrong tỉnh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,giữ vững an ninh quốc phòng của tỉnh

Phương thức phát sóng:

+ Phát qua các trạm phát sóng trên mặt đất tại đồi Quyết Thắng,Khu phát xạ thành phố Thanh Hóa, Trạm phát sóng Kỳ Tân, Bá Thước và

Trang 34

gần 60 trạm thu phát phát thanh, truyền hình đặt tại các huyện, (chủ yếu ởmiền núi), gần 600 đài truyền thanh cấp xã.

+ Phát qua vệ tinh Vinasat 1

+ Phát qua truyền hình cáp

+ Phát qua trang Web internet

- Diện phủ sóng chương trình địa phương:

+ Phát thanh phủ sóng 98% dân số trong tỉnh

+ Truyền hình: phủ sóng 95% dân số trong tỉnh

- Thời lượng chương trình, số lượng chuyên mục:

a Phát thanh: Thời lượng chương trình phát thanh của Đài hiện tại là14h/ngày, phát sóng từ 05 giờ đến 19 giờ hàng ngày

Chương trình phát thanh có 109 chuyên mục, chuyền đề; nội dung phongphú, hình thức thể hiện đa dạng thu hút được sự quan tâm của đông đảothính giả trong và ngoài tỉnh

Chương trình Phát thanh Tiếng Dân tộc gồm tiếng Mông và tiếng Tháiđược duy trì đều đặn hàng ngày với chất lượng ngày càng được nâng cao

Trang 35

tỉnh và quốc tế được cập nhật kịp thời hàng ngày đảm bảo nhanh, nhạy, kịpthời và chính xác

Với thời lượng chương trình truyền hình 19h/ngày, Đài đã tự sản xuấtđược gần 50 %; thời lượng chương trình phát thanh 14h/ngày, các chươngtrình tự sản xuất chiếm khoảng 70%, là một trong số các Đài địa phươngđược đánh giá là có năng lực sản xuất chương trình khá trong cả nước Chấtlượng các chương trình PT-TH không ngừng được cải tiến và nâng cao,phản ánh nhanh nhạy, kịp thời và toàn diện về các sự kiện, vấn đề, cungcấp cho khán, thính giả những thông tin chính xác, trung thực, góp phầnđịnh hướng dư luận xã hội, đáp ứng tốt nhất công tác chỉ đạo, điều hànhcủa lãnh đạo tỉnh và nhu cầu thông tin giải trí của nhân dân, đóng góp xứngđáng và sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng củaTỉnh Thanh Hoá

Từ năm 2005, Đài đã mở rộng phạm vi tác nghiệp ra các tỉnh thànhtrong cả nước, tăng cường trao đổi tin, bài với các Đài trong khu vực và cáctỉnh bạn Tích cực cộng tác tin bài với hai Đài Quốc gia Trong đó, đángchú ý là cộng tác tốt với Ban Thời sự, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc vàTrung tâm Kỹ thuật phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam Việc tiếpsóng các chương trình của hai Đài Quốc gia được thực hiện nghiêm túc,đầy đủ thời lượng với chất lượng tốt nhất

Qua khảo sát bản tin thời sự trên cả 2 sóng phát thanh và truyền hình từ1/6/2013 đến 30/12/2014 cũng theo kết quả khảo sát thông qua bảng thống

kê lưu tin, bài, các chương trình chuyên đề, chuyên mục của Đài PTTHThanh Hóa được phân ra theo các nội dung tuyên truyền cũng đã cho kếtquả cụ thể như sau: Chương trình Thời sự, chương trình Chuyên đề trêntổng số …… số (chương trình Thời sự: ….; chương trình Chuyên đề… )

Trang 36

Tiểu kết chương 1

Ở chương này, luận văn đã xây dựng được cơ sở lí thuyết làm căn cứtiến hành nghiên cứu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ chương trình phóng sựcủa đài PTTH Thanh Hóa

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là phóng sự truyền hình Trongtruyền hình cũng như báo chí nói chung, phóng sự là một phần không thểthiếu Việc thu thập đều đặn thông tin xã hội đã trở thành điều kiện cầnthiết cho việc tham gia đầy đủ vào cuộc sống xã hội hiện đại Vậy thế nào

là phóng sự truyền hình? Phóng sự truyền hình là thể loại báo chí thôngqua truyền hình cung cấp nội dung thông tin dưới dạng những sự việc quantrọng nhất trong lĩnh vực chính trị cũng như những sự kiện đi chệch quĩ đạothông thường, bình thường của cuộc sống, các tin tức trên lĩnh vực y tế,giáo dục, văn hóa, khoa học, thể thao…

Tiếp đó, luận văn đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ phóng

sự trên truyền hình Ngoài các đặc trưng của của ngôn ngữ báo chí và ngônngữ truyền hình, ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình phải tuân theo ngonngữ của thể loại phóng sự Thứ nhất, ngôn ngữ phải mang tính chính xác.Thứ hai, ngôn ngữ phải hàm súc Thứ ba, ngôn ngữ phải biểu cảm

Từ đây, luận văn đi vào tìm hiểu về đài PTTH Thanh Hóa để tạo tiền

đề nghiên cứu về mảng phóng sự xã hội của đài Đài PTTH Thanh Hóa đã tồn tại và phát triển được 58 năm Cùng với sự nghiệp đổi mới báo chí của

cả nước, việc tuyên truyền trên sóng phát thanh và truyền hình Thanh Hoá

đã có những thành công đáng kể Đài PTTH Thanh Hóa từng bước mở rộng thông tin nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận theohiến pháp và pháp luật, tự do báo chí, quyền được tiếp nhận thông tin của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong tỉnh

Trang 37

Với mong muốn làm cho mục phóng sự nói riêng và các chuyên mục khác của đài nói riêng trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn, đồng thời dựa trên cơ

sở lí luận ở trên, ở chương 2 - 3, tôi xin đi sâu vào tìm hiểu về ngôn ngữ trong mảng phóng sự xã hội của đài

Trang 38

Chương II ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ TRONG PHÓNG SỰ XÃ HỘI

Để dễ dàng nhận diện và thấy được những đặc điểm về mặt từ vựngtrong phóng sự xã hội, chung tôi chia các phóng sự này thành 3 nhóm là:

Các phóng sự phản ánh về các vấn đề văn hóa xã hội, ví dụ như Ngày xuân thăm các cổng làng…; các phóng sự phản ánh về các vấn đề kinh tế của xã hội, ví dụ như Sinh kế cho người dân ở các khu tái định cư Tĩnh Gia, …;

2.1 Đặc điểm về cấu tạo

2.1.1 Đặc điểm về từ đơn

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng Từ đơn vì đặc điểm chỉmột âm tiết nên nó có thể gọi tên sự vật hiện tượng và cấu tạo câu Trong

100 phóng sự truyền hình mà chúng tôi lựa chọn để khảo sát, số lượng các

từ đơn được thống kê dựa trên các tiêu chí như danh từ, động từ, tính từ, số

từ Kết quả thống kê như sau:

BẢNG 1: THỐNG KÊ VỀ TỪ ĐƠN TRONG PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH TỈNH THANH HÓA

Trang 39

sự xã hội các từ đơn là danh từ có số lượng nhiều hơn cả Trong đó những

từ đơn là danh từ trong các phóng sự về giáo dục có số lượng nhiều hơn sovới những phóng sự phản ánh về văn hóa, kinh tế Động từ là những từdùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật, động từ là những từ đơn cũngchiếm một số lượng không nhỏ trong phóng sự xã hội Từ đơn là động từtrong nhóm phóng sự kinh tế có số lượng nhiều hơn so với phóng sự về vănhóa và giáo dục Có lẽ do chức năng của phóng sự kinh tế là phản ánh vềhiện thực nóng hổi của đời sống nhất là vấn đề kinh doanh tiền tệ nênnhững động từ miêu tả sự chuyển động nhiều nhất Tính từ là những từ chỉđặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái Tính từ là từ đơnnhiều nhất trong phóng sự về văn hóa Những tính từ này làm tăng khảnăng miêu tả về tính chất trong các văn bản phóng sự về các vấn đề thuộclĩnh vực văn hóa xã hội Số từ là từ đơn có số lượng lớn nhất trong cácphóng sự về kinh tế, có lẽ vì kinh tế thường gắn với các con số thống kêđịnh lượng nên số từ là từ đơn xuất hiện nhiều hơn cả

Để minh chứng cho sự hiện diện của các từ đơn là danh từ, động từ,tính từ, số từ, chúng tôi xin nêu lên một vài ví dụ điển hình trong bảngthống kê sau:

BẢNG 2: VÍ DỤ VỀ TỪ ĐƠN TRONG PHÓNG SỰ XÃ HỘI

TRÊN ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH TỈNH THANH HÓA

Trang 40

xuân, ….

Nghề, thợ,thầy,tỉnh, hộ,mùa, vụ, khu,điểm, đông,dân, giá, mưa,nắng,

Giải, em, cô, trò,mũi, việc, thầy,bạn, ngành, nghề,

Y, môn, niềm,trường, tuổi, nhất,nhì, ba,…

chạy,ghi, về,

nghĩ, chạy,trồng, tiến,giành, học,trôi, được, đã,chạy, nhảy,thêu, dệt, thổ,chiếm, …

Học, đọc, trao,đưa, đành,đã,chọn, theo, đi,vào, sẽ, đành, bị,được, dám, toan,định,…

Cao, kém,ngắn, cần,trên, tăng, hơn,

Giỏi, may, nhỏ,tăng, sớm, … 488

Từ đơn

là số từ

Triệu, một,những, năm,ba,…

Vài, hai, ba,bốn,… Năm, sáu, nhất,… 674 Quan sát bảng ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy đặc trưng củatừng nhóm được biểu hiện rất rõ nét Nhóm phóng sự về văn hóa những từđơn cũng mang đặc trưng thuộc lĩnh vực văn hóa Chẳng hạn như về danh

từ có tết, năm, hoa, xuân, cổng,…những từ này thường xuất hiện khi phản

ánh về một số nét truyền thống hay phong tục tập quán của dân tộc như

Ngày đăng: 05/03/2016, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Đỗ Hữu Châu, “Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ
20. Vũ Quang Hào “ Ngôn ngữ báo chí”NXB ĐHQG HN, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Nhà XB: NXB ĐHQG HN
26. Nguyễn Thế Kỷ - “ Dạng thức nói trên truyền hình” Luận án TS 27. Thái Thị Mơ, Một số đặc điểm cú pháp ngôn ngữ báo điện tử, Luận văn tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạng thức nói trên truyền hình
40. Bùi Minh Toán (2002), “Nhận diện cụm chủ vị trong câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ (6), tr 73 – 80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện cụm chủ vị trong câutiếng Việt
Tác giả: Bùi Minh Toán
Năm: 2002
56. E.P Prôkhôrốp “ Cơ sở lý luận của Báo chí” NXB Thông tấn 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận của Báo chí
Nhà XB: NXB Thông tấn 2004
57. G. V. Cudơnhetxốp – X.L Xvich – A. Ia. Iurốpxki “Báo chí truyền hình” – NXB Thông tấn 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyềnhình
Nhà XB: NXB Thông tấn 2004
1. Diệp Quang Ban, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009 Khác
2. Diệp Quang Ban, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 Khác
3. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2004 Khác
4. Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999 Khác
5. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Giáo trình giản yếu về ngữ pháp văn bản, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996 Khác
7. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001 Khác
8. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb. Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2003 Khác
9. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình ngữ dụng học, Nxb. Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2003 Khác
10. Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009 Khác
11. Trương Chính, Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009 Khác
12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2003 Khác
13. Nguyễn Đức Dân, Lô gíc – ngữ nghĩa – cú pháp, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1998 Khác
14. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Khác
15. Đức Dũng, Viết báo như thế nào, Nxb Văn hoá -Thông tin, 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w