Đặc điểm về câu xét theo mục đích nói

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của thể loại phóng sự xã hội trên sóng truyền hình (Trên tư liệu của Đài PT – TH Thanh Hoá) (Trang 73 - 136)

3.2.1. Phân loại câu theo mục đích phát ngôn

J. Sadock & A. Zwicky cho rằng để thực hiện một mục đích phát ngôn, người ta thường dùng một cấu trúc cú pháp đặc trưng với những phương tiện ngôn ngữ riêng biệt như: tiểu từ, phụ từ, phụ tố, trật tự từ, ngữ điệu, hiện tượng tỉnh lược, v.v. Nghĩa là có một mối tương quan khá đều đặn giữa hình thức của câu và mục đích sử dụng nó. Từ đó hình thành nên khái niệm kiểu câu (sentence type) và những kiểu câu thông dụng nhất thường được nhắc đến là: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu

cảm thán. Tuy nhiên, cũng như mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ nói chung, mối quan hệ giữa hình thức của câu với ý nghĩa và mục đích sử dụng của nó không phải là quan hệ một đối một. Trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng một hình thức câu được sử dụng nhằm thực hiện nhiều mục đích phát ngôn khác nhau và một mục đích phát ngôn có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức câu khác nhau. Có những trường hợp việc sử dụng một hình thức câu nào đó lại nhằm thực hiện một mục đích phát ngôn vốn thường được thực hiện thông qua một hình thức câu khác. Căn cứ vào đâu để phân loại các kiểu câu? Có 2 cách tiếp cận thường gặp.

Cách 1: Nêu rõ “phân loại câu theo mục đích phát ngôn”, giải thích khái niệm các kiểu câu bằng cách nêu mục đích phát ngôn (công dụng) của câu, rồi sau đó nêu những phương tiện ngôn ngữ cấu tạo các kiểu câu.

Cách 2: Tuyệt nhiên không nói đến “phân loại câu theo mục đích phát ngôn” và nói rõ là căn cứ vào hình thức của câu để phân loại câu. Còn mục đích phát ngôn (công dụng) của câu chỉ được xét đến sau khi các kiểu câu đã được xác định.

Trong luận văn này chúng tôi chọn cách tiếp cận thứ nhất bởi vì cách xử lí này rất thường gặp trong các tài liệu Việt ngữ học, trong hầu hết các công trình ngữ pháp về câu tiếng Việt cũng đều có chương/mục “phân loại câu theo mục đích phát ngôn”. Có thể kể đến những tác giả như Nguyễn Kim Thản 1963; Hoàng Trọng Phiến 1980; Lê Cận et al 1983; Diệp Quang Ban 1984, 1996; Nguyễn Minh Thuyết 1994; v.v. Hơn nữa cách phân chia kiểu câu này cũng phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ không biến hình của tiếng Việt và giải thích khái niệm các kiểu câu bằng cách nêu mục đích phát ngôn mà câu thực hiện . Các kiểu câu như nghi vấn, trần thuật, cầu khiến, cảm thán cũng có dấu hiệu hình thức dễ nhận diện.

Đối với một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình như tiếng Việt thì việc tìm ra dấu hiệu hình thức trong nhiều phạm trù ngôn ngữ là vấn đề không đơn giản. Nhưng đó là yêu cầu có tính nguyên tắc của ngôn ngữ học. Vấn đề các kiểu câu cũng vậy. Trên tinh thần đó các kiểu câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) được xác định nhờ căn cứ vào mục đích phát ngôn của câu.

Khi xác định các kiểu câu, chúng tôi dựa vào những nguyên tắc cơ bản sau:

- Không xếp một câu nào đó vào hai kiểu câu khác nhau. Ví dụ không coi câu nghi vấn là câu cảm thán,…

- Mỗi kiểu câu có một hình thức riêng không giống những kiểu câu. Hình thức riêng này có thể biểu hiện chỉ qua một phương tiện ngôn ngữ mà cũng có thể biểu hiện qua nhiều phương tiện ngôn ngữ cùng một lúc. Ví dụ câu hỏi vừa có dấu hiệu hình thức là dấu ? ở cuối câu vừa có những từ thể hiện sự nghi vấn trong câu như như thế nào, tại sao,…

- Căn cứ vào công dụng/chức năng/mục đích phát ngôn của toàn câu để nhận diện nội dung ngữ nghĩa của câu.

- Dựa vào ngữ điệu của MC và người đọc lời bình để nhận diện kiểu câu.

Về mặt hình thức, các kiểu câu có dấu nhiệu được tổng hợp trong bảng sau:

câu đánh dấu

(marked sentence)

câu không đánh dấu (unmarked sentence) câu nghi vấn câu cầu khiến câu cảm thán câu trần thuật ? . ! .

Câu nghi vấn là câu có từ nghi vấn như ai, gì, nào, đâu, mấy, sao, bao

giờ, bao lâu, bao nhiêu; à, ư, hả, chăng, chứ, (có)… không, (đã)…chưa, v.v. hoặc từ hay nối các vế có mối quan hệ lựa chọn.

Câu cầu khiến Mục đích sử dụng cầu khiến có thể đạt được bằng những

kiểu câu khác như câu trần thuật hay câu nghi vấn. J. Sadock & A. Zwicky 1990 cho rằng có lẽ do hành động yêu cầu, đề nghị, ra lệnh là hành động thường xuyên và quan trọng đến mức mà dường như không có ngôn ngữ nào trên thế giới thiếu kiểu câu này. Các ngôn ngữ chỉ khác nhau ở dấu hiệu hình thức thể hiện câu cầu khiến và mức độ rõ rệt của dấu hiệu hình thức đó.

Khác với nhiều ngôn ngữ châu Âu, trong tiếng Việt, dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến không được thể hiện rõ. Trong nhiều trường hợp, kiểu câu này dễ lẫn với kiểu câu trần thuật. Khi khảo sát trong những văn bản phóng sự truyền hình xã hội của đài truyền hình Thanh Hóa, chúng tôi quan niệm câu cầu khiến là câu:

- Có từ cầu khiến như hãy / đừng / chớ và chủ thể của hãy / đừng /

chớ bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất số nhiều.

- Có khả năng thêm từ hãy / đừng / chớ vào trong câu để hể hiện ngữ điệu tình thái. Nhiều công trình ngữ pháp hiện hành có nêu thêm đặc điểm: có từ cầu khiến như đi / thôi / nào; hoặc ngữ điệu cầu khiến.

Câu cảm thán Trong tiếng Việt có thể coi câu cảm thán là câu có những từ

ngữ như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết

bao. Những từ ngữ cảm thán ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, v.v. có

thể tự tạo thành một câu đặc biệt mà cũng có thể là một bộ phận biệt lập trong câu và thường đứng ở đầu câu. Còn thay, xiết bao, biết bao, v.v. thì đứng sau những từ ngữ mà nó bổ nghĩa (làm trạng ngữ).

Câu trần thuật được coi là kiểu câu không đánh dấu (unmarked sentence).

Có thể giải thích một cách đơn giản đó là kiểu câu không có dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán).

Từ những đặc điểm phân loại của các kiểu câu nghi vấn, trần thuật, cầu khiến, cảm thán đã nêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát trong 100 Phóng sự xã hội của đài truyền hình Thanh Hóa và được kết quả như sau:

BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC KIỂU CÂU PHÂN THEO MỤC ĐÍCH NÓI TRONG PSXH TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

STT Kiểu câu Số lượng

Ví dụ

1 Nghi vấn 63 Song điều mà người tiêu dùng quan tâm là làm sao tiếp cận được với nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh?

(Triển khai mô hình chợ thí điểm bảo

đảm vệ sinh an toàn thực phẩm)

2 Trần thuật 895 Đầu năm 2014, Công ty

TNHH Hữu Nghị đóng trên địa bàn xã Hoằng Minh, Hoằng Hóa cũng đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung. Trung bình mỗi tháng công ty sản xuất gần 20 vạn viên gạch không nung, cung cấp chủ yếu cho xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; việc mở rộng thị trường tiêu thụ ở khu vực nông thôn đang rất hạn chế.

(Khó khăn trong phát triểnsản xuất

và mở rộng thị trường gạch không nung)

3 Cầu khiến 34người - Người Mường muốn nhắn nhủ đến các thế hệ mai sau rằng, hãy sống và luôn thể hiện những khao khát vươn lên làm chủ cuộc sống,

làm chủ thiên nhiên.

- Ông cũng mong thanh niên, trai tráng trong làng, trong bản đừng ai đối xử tệ bạc với vợ như ông.

(“Nét văn hóa qua trò diễn “Phục cô”

của người Mường Cẩm Thủy)

4 Cảm thán 15Và cuối cùng, xin được gửi tới quý vị và các bạn ca khúc “Đội nắng mưa về” mà nhạc sỹ Hoàng Hải đã viết tặng cho những người làm báo tỉnh nhà để thay cho lời kết của chương trình này! Xin trân trọng cảm ơn quý vị và các

(Kỷ niệm 88 năm ngày báo chí cách

mạng Việt Nam)

Kết quả khảo sát cho thấy trong số 4 kiểu câu thì kiểu câu trần thuật chiến số lượng nhiều nhất 895 câu. Câu cảm thán có số lượng ít nhất 15 câu. Điều đó cho thấy câu trần thuật có mặt trong mọi PSXH, câu cảm thán, câu hỏi, câu cầu khiến không phải trong PSXH nào cũng xuất hiện. Chúng chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết làm điểm nhấn thể hiện màu sắc tình thái cho văn bản. Những đặc điểm cụ thể của từng loại câu sẽ được chúng tôi phân tích trong phần tiếp theo.

Chức năng của câu hỏi là để thể hiện sự nghi vấn cho nên câu hỏi còn được gọi là câu nghi vấn. Thông thường trong các phóng sự xã hội, câu hỏi được sử dụng khi phỏng vẫn trực tiếp hoặc trong văn bản khi trích dẫn một đoạn có thành phần câu nghi vấn. Có thể xem xét một số ví dụ sau

Ví dụ 1:

Mặt nhăn như con khỉ mẹ Có ai gặp, có ai biết?

Ví dụ 2:

Chàng trai hỏi:

Lặn xuống nước bật lửa với anh được không? Đan Đó bắt con của Rồng với anh được không? Đan phên bắt mặt trời với anh được không?

Kéo dây rừng quanh mặt trời với anh được không? Dắt ngựa đi trên dây mây với anh được không? Dắt trâu đi trên dây Lẹ với anh được không? Dắt dê đi trên dây Lưm với anh được

Ví dụ 3: (Đoạn trao đổi với Chị Triệu Thị Hợp, làng Bình Yên, xã

Cẩm Bình)

PV: Thưa bà! Bà đã học và biết thêu từ khi bao nhiêu tuổi? Trả lời:

PV: Vậy, để làm hoàn thiện được một bộ trang phục của người Dao phải mất thời gian bao lâu?

Trả lời:

PV: Thưa bà! Hiện nay ở làng Dao này còn nhiều người biết thêu không?

Sau 15 năm thực hiện nghị quyết trung ương 5 khoá VIII, tại Cẩm Thủy, nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào Dao, đồng bào Mường đã được khôi phục như: lễ mừng cơm mới, lễ cấp sắc, lễ hội sắc bùa, hát xường, mo mường...

Trong ba ví dụ trên, ví dụ 1 và ví dụ 2 là sự trích dẫn một đoạn thơ có chứa những câu hỏi. Trong các trường hợp này câu hỏi làm cho phóng sự thêm phần mềm mại và thu hút người nghe. Còn ở ví dụ 3 là đoạn trao đổi phỏng vấn. Những câu hỏi của phóng viên nhằm mục đích hướng đến câu trả lời với những thông tin cần thiết, phù hợp với nội dung chương trình. Những thông tin này cũng có tính thuyết phục cao bởi nó được đưa ra từ một nhân vật cụ thể.

3.2.3. Đặc điểm về câu tường thuật

Câu tường thuật xuất hiện trong 100% chương trình. Nó không chỉ đưa ra thông tin mà còn có tính trung thực cao. Câu trần thuật là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày,... về những hiện tượng, những hoạt động, trạng thái, tính chất trong thực tế. Câu trần thuật là biểu hiện thông thường của một phán đoán, đây là kiểu câu phổ biến nhất. Câu trần thuật còn được gọi là câu kể, câu tường thuật.

Ví dụ: Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010, CLB cồng chiêng làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ là nơi hội tụ của nhiều nghệ nhân và những người tâm huyết với cồng chiêng (1). Các thành viên trong CLB cho biết, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đến nay CLB đã thu hút trên 20 thành viên tham gia(2). Không chỉ tập luyện, hướng dẫn, truyền dạy cách trình tấu cồng chiêng cho thế hệ trẻ, các thành viên trong câu lạc bộ còn nỗ lực sưu tầm và phục dựng các bài cồng chiêng của cha ông truyền lại(3). Được sự chỉ bảo tận tình của các nghệ nhân trong CLB, nhiều thanh niên trong làng đã biết cách đánh cồng chiêng và đam mê những bài cồng chiêng cổ(4).

Hiện nay, đồng bào Mường ở Cẩm Thuỷ còn lưu giữ khá nguyên vẹn các bài cồng chiêng truyền thống của dân tộc(5). Có thể kể một số bài cồng chiêng tiêu biểu như: Sắc bùa, cầu mưa, bông trắng bông vàng, mừng lúa mới (6)… Mỗi bài cồng chiêng đều chứa đựng những tâm tư, tình cảm của người dân xứ Mường trong cuộc sống, lao động và dựng xây bản làng(7).

Ví dụ trên có 7 câu, tất cả các câu đều là câu trần thuật, nó đưa ra thông tin về câu lạc bộ cồng chiêng làng Lương Ngọc. Những thông tin này đòi hỏi tính chính xác cho nên câu trần thuật đước sử dụng với một mật độ dày đặc.

3.2.4. Đặc điểm về câu cầu khiến

Phóng sự xã hội hầu hết hướng tới các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị cho nên có rất ít các câu cầu khiến.

Ví dụ 1: Phóng viên dẫn hiện trường trên bè mảng thuộc dòng sông Âm, Giao An, Lang Chánh: (dưới nền tiếng nước khi đi bè mảng

trên sông):45 giây…10Poder

Xin em hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình.

- Em tên là Hà Thị Thúy, học sinh lớp 6A, trường THCS Giao An.

Ví dụ 2: “Nét văn hóa qua trò diễn “Phục cô” của người Mường

Cẩm Thủy”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Thông qua đó, người Mường muốn nhắn nhủ đến các thế hệ mai sau rằng, hãy sống và luôn thể hiện những khao khát vươn lên làm chủ

cuộc sống, làm chủ thiên nhiên. ..Từ những động tác diễn trò hay những

câu hát mộc mạc, đơn sơ của “Phục cô ”, các bậc tiền nhân muốn nhắn nhủ đến các thế hệ con cháu người Mường rằng: đừng bao giờ quên đi nguồn

gốc của mình, hãy sống đoàn kết và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau lao động, sản xuất vì sự no ấm, thịnh vượng của mỗi nếp nhà, mỗi bản làng./.

Ấy cũng là một lời nhắn nhủ đến lớp con, cháu thế hệ hôm nay và mai sau hãy sống chân thành, dù cuộc sống có khó khăn, vất vả đến

mấy thì cũng luôn giữ cho tâm hồn mình được thanh cao, trong sạch… hãy sống và luôn thể hiện những khao khát vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên.

Trong phóng sự xã hội những câu cầu khiến xuất hiện không nhiều. Hầu hết xuất hiện trong các đoạn phỏng vấn với lời yêu cầu giới thiệu của phóng viên đối với người được phỏng vấn hoặc là thể hiện một thông điệp của phóng sự. Xét các ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy ví dụ 1, câu cầu khiến nằm trong lượt lời phỏng vấn, ở ví dụ 2, hàng loạt các câu cầu khiến xuất hiện trong một chương trình phóng sự về nét văn hóa của người Mường và ý nghĩa của nét văn hóa ấy qua những lời nhắn nhủ của thế hệ trước đến với thế hệ sau. Mặc dù không xuất hiện nhiều nhưng câu cầu khiến đã phát huy tác dụng thông báo và hiệu quả biểu cảm của nó, làm cho chương trình phóng sự xã hội không khô cứng mà dễ dàng tiếp nhận.

3.2.5. Đặc điểm về câu cảm thán

Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. Trong phóng sự xã hội, câu cảm thán thường xuất hiện ở đầu và cuối của chương trình. Khi ở đầu chương trình nó là một câu chào nhằm thể hiện sự trân trọng đối với khán giả đồng thời thu hút sự chú ý theo dõi của người xem. Khi ở cuối chương trình nó là một lời tạm biệt để cảm ơn sự theo dõi của người xem và khép lại chương trình.

Ví dụ1 : Quý vị và các bạn thân mến! Nhân kỷ niệm 88 năm ngày

báo chí cách mạng Việt Nam, thay mặt những người thực hiện chương

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của thể loại phóng sự xã hội trên sóng truyền hình (Trên tư liệu của Đài PT – TH Thanh Hoá) (Trang 73 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w