Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiến hành nghiên cứu liên từ của tất cả các ngôn ngữ tự nhiên được mà chỉ lựa chọn hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh, xem chúng như là những đại diện
Trang 1Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
-***** -
Lê Thị Thu Hoài
Liên từ logic và liên từ trong
ngôn ngữ tự nhiên (dựa trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Anh)
Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ
Hà nội - 2005
Trang 2Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
-***** -
Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ
Liên từ logic và liên từ trong
ngôn ngữ tự nhiên (Dựa trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Anh)
Chuyên ngành : lý luận ngôn ngữ
Mã số : 5 04 08
Người hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Đức Dân Người thực hiện : Lê Thị Thu Hoài
Hà nôi - 2005
Trang 3Mục lục
Phần mở đầu ……… 4
01 Lý do chọn đề tài ……….….…… 4
02 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… 5
03 Lịch sử vấn đề ……….………… 7
04 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……… ….…… 9
05 Phương pháp nghiên cứu ……….….…… 11
06 Bố cục luận văn ……… 11
Phần nội dung ……….……… 13
Chương 1: Logic và ngôn ngữ tự nhiên……….…… 13
1.1 Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu…….… 13
1.1.1 Logic học và ký hiệu logic ……….……… 13
1.1.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ ……….……… 17
1.1.3 Logic tư duy và logic ngôn ngữ ……….….…… 20
1.2 Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên ……… 22
1.2.1 Logic mệnh đề ……… 22
1.2.2 Sự tương ứng giữa liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên ……… 26
Chương 2: Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên……… 29
2.1 Liên từ “” logic ……….….…… 29
2.2 Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic ……… 31
2.2.1 Liên từ “và” trong tiếng Việt ……….………… 31
2.2.1.1 Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ “và” tiếng Việt ……….…… 31
Trang 42.2.1.2
Những liên từ đồng nghĩa với “và” về mặt logic ……….……… 41
2.2.2 Liên từ “and” trong tiếng Anh ……….…… 46
2.2.2.1
Những quan hệ ngữ nghĩa của liên từ “and”
tiếngAnh ……….……… 46
2.2.2.2
Những liên từ đồng nghĩa với “and” về mặt logic ……….……… 53
2.2.3 Một số lưu ý khi dịch liên từ “and” sang tiếng Việt và
liên từ “và” sang tiếng Anh ……… 57
3.2.1 Liên từ “hay/hoặc” trong tiếng Việt ……… 65
3.2.2 Liên từ “or” trong tiếng Anh ……… 78
3.2.3 Những lưu ý khi chuyển dịch liên từ “or” sang tiếng
Việt và liên từ “hay/hoặc” sang tiếng Anh ……… 85
Những đặc trưng và sắc thái ngữ nghĩa của cặp liên từ “nếu…thì” tiếng Việt
………….…
94
Trang 54.2.1.2
Những liên từ đồng nghĩa với “nếu … thì” về
mặt logic ……… 109
4.2.2 Liên từ “if … then” trong tiếng Anh ……… 114
4.2.2.1 Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ “if … then” tiếng Anh ……… 114
4.2.2.2 Những liên từ đồng nghĩa với “if … then” về mặt logic ……… 121
4.2.3 Một số lưu ý khi chuyển dịch các câu điều kiện tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại ……… 125
4.3 Một số nhận xét ……… 129
Phần kết luận ……… 133
Tài liệu tham khảo ……… 139
Trang 6và logic học là hai ngành khoa học có một mối quan hệ chặt chẽ, tác động và bổ sung cho nhau
Trong lịch sử phát triển của ngành ngôn ngữ học, chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng mạnh mẽ của logic học Sự ảnh hưởng đó thể hiện rõ nét trong một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn ngữ học vẫn sử dụng rộng rãi để phân tích câu từ xưa cho đến nay như : mệnh đề, chủ ngữ, vị ngữ, vốn xuất phát từ các khái niệm logic Không chỉ vậy, nhiều lý thuyết logic như : logic mệnh đề, logic vị từ, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ … đã trở thành những vốn quý cho việc miêu tả ngôn ngữ tự nhiên, đồng thời góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ học hiện đại Đặc biệt phải kể đến hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa hay logic của ngôn ngữ tự nhiên đã có những đóng góp đáng
kể
Hướng nghiên cứu này có thể nói là không mới Đây đó đã có một số tác giả trong và ngoài nước đề cập đến Tuy nhiên, cho tới này nó vẫn chưa được quan tâm một cách thoả đáng, đặc biệt là ở trong nước Chúng ta chỉ có thể kể
ra đây những cái tên ít ỏi trong giới Việt ngữ học đã tiếp cận vấn đề này như : Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê Có thể nói logic - ngữ nghĩa là những vấn đề vô cùng lý thú, hấp dẫn nhưng cũng vô cùng phức tạp Để tiếp cận vấn đề đòi hỏi
Trang 7người nghiên cứu phải có những hiểu biết đến một chứng mực nhất định tri thức của cả hai ngành khoa học ngôn ngữ học và logic học
Trong logic học tồn tại nhiều hệ thống logic khác nhau như chúng ta đã
đề cập đến ở trên Trong đó, logic mệnh đề được xem là một trong những hệ thống logic cơ bản Nó sử dụng các tác tử logic (hay còn gọi là liên từ logic) : hội (), tuyển (), kéo theo (), để liên kết hai phán đơn đã cho tạo ra những phán đoán mới, phức hợp Trong ngôn ngữ, phán đoán được thể hiện bằng câu tường thuật và các tác tử logic được biểu hiện bằng các liên từ Như vậy là, có một sự tương ứng giữa các liên từ logic và các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên
Đề tài “Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên” được chúng tôi lựa
chọn nằm hướng tới việc miêu tả, so sánh mức độ tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống liên từ này Và nó sẽ là một dẫn chứng sinh động cho hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa Một mảnh đất còn nhiều chỗ trống
0.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Logic mệnh đề được xác định gồm có năm tác tử logic, đó là : phủ định (~), hội (), tuyển (), kéo theo (), tương đương (), biểu hiện năm quan hệ logic khác nhau Tuy nhiên, được hiểu với chức năng như một liên từ liên kết hai phán đoán đơn tạo thành một phán đoán mới, phức hợp mang tính đặc trưng thì chỉ gồm ba liên từ : hội (), tuyển (), kéo theo () Còn hai tác tử phủ định (~) và tương đương () không được xem là đặc trưng cho chức năng liên kết vì những lý do sau :
Tác tử phủ định (~) không có chức năng liên kết nên tương ứng với nó không phải là một liên từ trong ngôn ngữ
Tác tử tương đương (), hay phép tương đương thực chất chỉ là một hình thức khác của phép kéo theo
Chính vì thế, luận văn của chúng tôi chỉ đề cập đến ba liên từ logic nêu trên và các liên từ ngôn ngữ tương ứng với ba liên từ đó
Trang 8Đó là về phía các liên từ logic, còn về phía các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên thì phạm vi nghiên cứu cũng có những giới hạn nhất định Như chúng ta
đã biết, thuật ngữ “ngôn ngữ tự nhiên” có một ngoại diên rất rộng, nó bao gồm
tất cả các ngôn ngữ đã và đang được sử dụng như một công cụ giao tiếp và biểu đạt tư duy Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các liên từ logic và các liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiến hành nghiên cứu liên từ của tất cả các ngôn ngữ tự nhiên được mà chỉ lựa chọn hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh, xem chúng như là những đại diện tiêu biểu cho hệ thống các ngôn ngữ tự nhiên
Việc lựa chọn này không khỏi nhuốm màu sắc chủ quan Tuy nhiên chúng tôi cũng dựa trên một số lý do ít nhiều mang tính khách quan sau :
Tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ thuộc về hai loại hình khác hẳn nhau Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, còn tiếng Anh lại là một ngôn ngữ nằm trong nhóm các ngôn ngữ biến hình Sự đa dạng về loại hình ngôn ngữ cũng sẽ giúp cho những kết luận mà chúng tôi rút ra sau quá trình nghiên cứu mang tính bao quát và khách quan hơn
Đối với người thực hiện đề tài này, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ nên việc chọn tiếng Việt là một sự lựa chọn chính đáng, vì khi đó người nghiên cứu
có thể cảm nhận hết được những sắc thái ngữ nghĩa cũng như cách thức sử dụng các liên từ trong ngôn ngữ đó
Tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính quốc tế, có phạm vi và số lượng người sử dụng cao nhất thế giới Nó là một ngoại ngữ thông dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Chính vì thế tiếng Anh là sự lựa chọn hợp
lý có tính phổ quát và ứng dụng cao
Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, liên từ là nhóm từ biểu hiện quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa Chính vì vậy, các ngữ cảnh sử dụng cũng như các sắc thái ngữ nghĩa mang tính riêng biệt của chúng thì đôi khi chỉ có người bản ngữ mới
có thể biết và cảm nhận được Vì thế, việc chúng tôi chọn tiếng Anh chỉ mang tính chất như là bổ sung thêm nguồn tư liệu cho ngôn ngữ tự nhiên, để kết luận
Trang 9mà chúng tôi đưa ra có cơ sở vững chắc hơn, chính xác hơn và phổ quát hơn Chúng tôi không cho rằng những phân tích đưa ra là đã khái quát hết được những khả năng biểu đạt của liên từ tiếng Anh mà chỉ khẳng định rằng đó là những quan hệ ngữ nghĩa nổi bật nhất và đã được các nhà Anh ngữ học xác nhận là tồn tại Và do đó, phần lớn các ví dụ tiếng Anh trong luận văn cũng được chúng tôi trích dẫn từ những cuốn sách nghiên cứu tiếng Anh trên cả phương diện lý luận cũng như thực hành
Các liên từ ngôn ngữ được xác định là tương ứng với các liên từ logic hội
(), tuyển (), kéo theo () là : và, hay/hoặc, nếu … thì trong tiếng Việt và and,
or, if … then trong tiếng Anh Chúng ta cũng biết rằng, một liên từ logic sẽ có
nhiều hình thức biểu hiện ngôn ngữ khác nhau Tuy nhiên, ứng với mỗi liên từ logic chúng tôi chỉ chọn một liên từ ngôn ngữ ương ứng được xem là tiêu biểu nhất Lý do của sự lựa chọn này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các liên từ logic và các liên
từ tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh Thông qua những miêu tả, phân tích từng liên từ cụ thể, chúng tôi quan tâm đến chức năng và phạm vi hoạt động của các liên từ này Từ đó so sánh và rút ra những luận điểm về sự tương đồng và khác biệt giữa liên từ trong logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên
0.3 Lịch sử vấn đề
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là một trong những vấn đề cơ bản không chỉ của ngôn ngữ học mà còn của logic học Tuy nhìn nhận vấn đề này dưới những góc độ khác nhau nhưng hai ngành khoa học này vẫn có chung một phạm vi nghiên cứu nhất định Chính vì vậy, nhiều nhà triết học, logic học đã quan tâm đến ngôn ngữ, nghiên cứu các hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày và điều đó được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần mở rộng chân trời chân trời của logic học hiện đại, thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hàng loạt hệ thống logic như : logic tình thái, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ Ngược lại, cũng có nhiều nhà ngôn ngữ học quan
Trang 10tâm đến logic Sự phân tích logic đối với ngôn ngữ tự nhiên thực tế đã soi sáng nhiều hiện tượng cú pháp - ngữ nghĩa, góp phần tạo nên một hướng nghiên cứu, một hướng mới tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ
Hướng nghiên cứu này đã được khá nhiều học giả nước ngoài quan tâm
Từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu thấy xuất hiện khuynh hướng vận dụng logic để phân tích ngôn ngữ Ban đầu chỉ là phân tích cấu trúc
cú pháp, dần dần về sau là phân tích cấu trúc cú pháp - ngữ nghĩa và cấu trúc logic - ngữ nghĩa của câu Có thể kể tên các đại diện tiêu biểu như : J.D McCawley, G Lakoff, H.P Grice, O Ducrot… ở Việt Nam , cũng đã có những nhà ngôn ngữ học quan tâm đến hướng nghiên cứu này nhưng quả thực là không nhiều Có thể nói, cho đến nay thực tế chỉ có hai nhà ngôn ngữ học Việt Nam thực sự quan tâm đến lĩnh vực này, và đã có những đóng góp nhất định cả
về lý thuyết lẫn thực hành, đó là : Nguyễn Đức Dân và Hoàng Phê
Đề tài mà chúng tôi thực hiện lấy đối tượng nghiên cứu là liên từ trong logic mệnh đề và các liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên (để cho gọn, từ đây trở đi chúng tôi chỉ nói “liên từ logic” với nghĩa là “liên từ trong logic mệnh đề”) Đứng trên phương diện thuần tuý ngôn ngữ, thì thực sự vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết về chức năng, phạm vi hoạt động cũng như phạm vi biểu nghĩa của từng liên từ cụ thể Có chăng thì các nhà ngữ pháp chỉ định nghĩa liên từ và phân chia chúng thành các nhóm dựa trên những đặc điểm , sắc thái quan hệ phổ quát của chúng, như : liên từ đẳng lập, liên từ chính phụ hay liên từ hạn định, liên từ phụ thuộc … Nếu có đi vào giới thiệu từng liên từ cụ thể thì chỉ nêu những đặc điểm khái quát chung của chúng mà chưa đi sâu tìm hiểu các sắc thái ngữ nghĩa mà chúng biểu hiện Thoảng đây đó cũng có những bài nghiên cứu về liên từ nói riêng hay hư từ nói chung, nhưng nhìn chung vẫn chưa thật thoả đáng cho một nhóm từ loại có chức năng liên kết
và có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng này
Chẳng hạn như Diệp Quang Ban, trong Ngữ pháp tiếng Việt (1998, tập 1), đã gọi liên từ bằng cái tên khác là kết từ và ông chỉ ra : “và” là kết từ đẳng
Trang 11lập chỉ ý nghĩa tập hợp, liệt kê; “hay, hoặc” là kết từ đẳng lập chỉ ý nghĩa quan
hệ lựa chọn; hay “nếu … thì” chỉ ý nghĩa quan hệ giả thiết hệ quả Thực sự đây chỉ là những nét nghĩa khái quát của các liên từ này, trong quá trình hành chức, chúng còn biểu hiện nhiều nét nghĩa khác, phong phú và đa dạng hơn nhiều
Nghiên cứu liên từ theo hướng logic - ngữ nghĩa đã được Nguyễn Đức Dân chú ý và quan tâm Trong bài “Logic và sắc thái liên từ tiếng Việt” (Ngôn ngữ, 4.1976), bằng việc tiến hành so sánh liên từ logic và liên từ tương ứng
trong tiếng Việt, ông đã chỉ ra được các sắc thái ngữ nghĩa của các liên từ: và,
hay/hoặc, nếu…thì khi đi vào hoạt động Tiếp thu phương pháp và những kết
quả từ nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đề tài “Liên từ logic và liên từ trong
ngôn ngữ tự nhiên” với mong muốn bổ sung thêm những sắc thái nghĩa, phạm
vi hoạt động cũng như những nhân tố tác động đến khả năng biểu nghĩa của các liên từ tiếng Việt, ngoài ra mở rộng hơn phạm vi đối chiếu với liên từ logic không chỉ có tiếng Việt mà gồm cả tiếng Anh để thấy rõ hơn sự tương đồng và khác biệt giữa liên từ trong logic mệnh đề và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên Hơn nữa, đề tài của chúng tôi muốn nhấn mạnh hơn vai trò của logic mệnh đề trong việc miêu tả và phân tích các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ được xem là một đóng góp nhỏ cho việc nghiên cứu liên từ nói riêng và cho hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa - cú pháp nói chung
0.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau :
Thu thập và xử lý các tư liệu liên quan đến thực tiễn hành chức của các liên
từ trong ngôn ngữ tự nhiên
Miêu tả, phân tích chi tiết về phạm vi hoạt động, chức năng, các sắc thái ngữ nghĩa cũng như các nhân tố tác động đến việc biểu nghĩa của từng liên từ cụ thể
Tiến hành so sánh trên tất cả các khía cạnh từ hình thức đến nội dung giữa các liên từ logic với các liên từ tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 12 Nhận xét về những nét tương đồng và khác biệt giữa các liên từ logic và các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên
Khái quát được những điểm giống và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu: logic và ngôn ngữ
Dựa trên những miêu tả, phân tích các liên từ tương ứng trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, rút ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình chuyển dịch các liên từ đó ở hai ngôn ngữ này
Tuy nhiên, có một điểm chúng tôi cần thuyết minh thêm ở đây là, mục đích của đề tài không hướng tới việc đối chiếu liên từ tiếng Việt và tiếng Anh
Mà như đã nói ở trên, các liên từ trong hai ngôn ngữ này chỉ là những tư liệu về ngôn ngữ tự nhiên mà chúng tôi sử dụng để phân tích Từ một điểm tựa chung
là logic chúng tôi thấy được những cơ chế biểu nghĩa cũng như những sắc thái ngữ nghĩa của các liên từ trong hai ngôn ngữ này là không giống nhau Chính vì
thế, chúng tôi xin mạo muội đưa ra đây những lưu ý trong quá trình chuyển dịch
liên từ giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
Đề tài lựa chọn đối tượng nghiên cứu cũng như đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu như trên nhằm hướng đến những mục đích và đóng góp sau :
Đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu : đề tài được tiến hành theo hướng logic - ngữ nghĩa - ngữ pháp, một hướng nghiên cứu mang tính chất liên ngành Nó sẽ là minh chứng cụ thể cho một hướng tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ một cách hệ thống và mang lại hiệu quả, giúp chúng ta thấy được tính hữu ích và giá trị của hướng nghiên cứu này
Đóng góp về phương diện lý thuyết : Bằng những miêu tả và phân tích cụ thể đối với từng liên từ trong cả hai hệ thống logic và ngôn ngữ, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát, đầy đủ và toàn diện về chức năng và phạm vi hoạt động của các liên từ trong từng hệ thống nói chung cũng như thấy được các sắc thái, các quan hệ ngữ nghĩa riêng biệt đặc trưng của từng liên từ trong từng
Trang 13ngôn ngữ nói riêng Từ đó có thể góp thêm những dẫn chứng về sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ
Đóng góp về mặt thực hành : Đề tài sẽ là một đóng góp thiết thực cho công tác dạy tiếng, đặc biệt là quá trình giảng dạy các liên từ, một nhóm từ không
dễ tiếp nhận và sử dụng trong quá trình học ngoại ngữ Bên cạnh đó, đề tài sẽ
là sự gợi ý hữu ích cho quá trình chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại
0.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau
Phương pháp diễn dịch : Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu
cơ bản Phương pháp này trước hết đưa ra những nhận định về một vấn đề và sau đó bằng những ví dụ cụ thể sẽ chứng minh cho những nhận định trên là đúng đắn
Phương pháp quy nạp : Đây cũng là một phương pháp nghiên cứu hết sức
cơ bản, được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học Ngược lại với phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp lại đi từ những dẫn chứng cụ thể để đúc ra những luận điểm mang tính kết luận
Đề tài của chúng tôi sử dụng phối hợp cả hai phương pháp này nhằm tạo nên những lập luận vững chắc và chặt chẽ, để những kết luận đưa ra có sức thuyết phục cao
Phương pháp miêu tả, phân tích và tổng hợp : Từ những câu cụ thể chúng
tôi tiến hành miêu tả và phân tích các khả năng biểu hiện nghĩa cũng như các quan hệ ngữ nghĩa của từng liên từ Từ đó tổng hợp lại và rút ra những luận điểm lý thuyết
Phương pháp so sánh, đối chiếu : Từ những miêu tả và phân tích về chức
năng cũng như phạm vi hoạt động của các liên từ logic và liên từ ngôn ngữ,
Trang 14chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu chúng với nhau để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa chúng
Trong đó, phần nội dung gồm có bốn chương ;
Chương 1 : Logic và ngôn ngữ tự nhiên
1.1 Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu
1.2 Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn ngữ tự
Trang 154.3 Một số nhận xét
Trang 16Chương I : Logic và ngôn ngữ tự nhiên
1.1 Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu
1.1.1 Logic học và ký hiệu logic
Logic được xem như là đối tượng của một ngành khoa học độc lập từ rất sớm ở các quốc gia như Hy Lạp, Trung Quốc, ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ IV
trước công nguyên Thuật ngữ logic được xuất phát từ từ logos trong tiếng Hy
Lạp với ý nghĩa là tư tưởng, lập luận, trí tuệ Thuật ngữ logic được nhìn nhận từ hai góc độ sau :
Logic khách quan : là logic của sự vật, của cái tồn tại bên ngoài con người
Đây là logic của sự vận động, biến đổi không ngừng của sự vật trong thế giới khách quan Có nghĩa là, ở góc độ này logic đã được đồng nhất với quy luật
sự vật Mà quy luật sự vật mang tính tất yếu, chính vì vậy mà logic cũng là cái bất biến, tất yếu của thế giới khách quan Ví dụ như các quy luật sinh tử, quy luật về nước chảy chỗ trũng … là logic sự vật, logic khách quan
Logic chủ quan : đây là logic tồn tại bên trong con người, là logic của tư
duy Như vậy logic chủ quan được đồng nhất với quy luật tư duy, đồng nhất với quá trình con người nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan
Nhìn cả hai cách quan niệm về logic trên ta thấy rằng nguồn gốc ra đời của logic chủ quan chính là từ logic khách quan Từ sự nhìn nhận logic khách quan mà trong con người hình thành nên logic chủ quan Bởi vì chúng ta đều biết, tư duy ra đời là để phản ánh đúng sự vật và quy luật vận động của sự vật
Logic khách quan (logic sự vật) là cái tồn tại bên ngoài con người, tất yếu
và bất biến nên nó không phải là đối tượng nghiên cứu của logic học Logic với
tư cách là một ngành khoa học xác định cách hiểu về thuật ngữ logic như sau :
Là khoa học về hình thức và quy luật của tư duy Trong quá trình tư duy, có những tư duy đúng đắn và tư duy sai lầm Tuy nhiên, logic chỉ nghiên cứu về
tư duy với tư cách là tính chân lý của sự phản ánh Có nghĩa là logic học
Trang 17nghiên cứu phương thức làm thế nào tư duy phản ánh một cách đúng đắn và chân thực hiện thực khách quan Hay nói cách khác tư duy logic giúp chúng
ta tiếp cận hiện thực khách quan, chân lý và bản chất sự vật, hiện tượng bằng con đường ngắn nhất
Là những mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan cũng như giữa suy nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người Sự vật, hiện tượng hay ý nghĩ, tư tưởng không tồn tại độc lập, đơn lẻ mà chúng luôn có những mối quan hệ, sự ràng buộc lẫn nhau, từ cái này có thể suy ra cái kia Logic học nghiên cứu chính những quy luật đó, những mối liên hệ đó
Như vậy, có thể nói ngắn gọn logic học là ngành khoa học nghiên cứu về
tư duy và về những suy luận đúng đắn
Con đường nhận thức thế giới khách quan của con người được thực hiện qua hai giai đoạn : nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính hay tư duy trừu tượng Nhận thức cảm tính cho ta tri thức về các sự vật riêng lẻ và các thuộc tính của chúng Tư duy trừu tượng cho ta hình ảnh đầy đủ, sâu sắc và chính xác hơn về thế giới khách quan luôn vận động và biến đổi
Tư duy tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là : khái niệm và phán đoán Đây cũng chính là hai đơn vị cơ bản của logic học
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh những thuộc tính bản
chất, khác biệt của sự vật riêng lẻ hay lớp sự vật đồng nhất, phân biệt sự vật này với sự vật khác
Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy dưới dạng khẳng định hoặc phủ
định, thể hiện nhận thức của người về thế giới khách quan Một phán đoán sẽ có một và chỉ một trong hai giá trị hoặc đúng hoặc sai
Các khái niệm và phán đoán này trong logic được miêu tả, được hình thức hoá thông qua một hệ thống các ký hiệu, biểu thức logic Ngoài ra, mỗi một hệ thống logic lại có những quy tắc và phép toán riêng Tất cả tạo nên một
Trang 18hệ thống các ký hiệu nhân tạo để mô hình hoá tư tưởng và con đường đi tới một
tư duy đúng đắn, một nhận thức chân thực về thế giới
Gọi là hệ thống ký hiệu nhân tạo vì để phục vụ cho nghiên cứu của mình logic học đã sáng tạo ra chúng Và thông qua hệ thống ký hiệu này logic học đã phân tích về mặt lý thuyết kết cấu cũng như quá trình của tư tưởng trong việc nhận thức và phản ánh thế giới khách quan
Trong thực tiễn tư duy, các tư tưởng có thể có nội dung khác nhau nhưng lại có hình thức logic giống nhau Hình thức logic của một tư tưởng là cấu trúc của tư tưởng đó, là phương thức liên kết các yếu tố cấu thành tư tưởng đó với nhau Hình thức logic của một tư tưởng xác định là sự phản ánh cấu trúc của các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các thuộc tính của
chúng Ví dụ, chúng ta có hai phán đoán “Nếu một vật rắn bị đốt nóng thì nó nở
ra” và “Nếu ai nghiên cứu logic học thì người đó nâng cao được trình độ tư duy logic của mình” có nội dung tư tưởng khác nhau nhưng lại có chung một
hình thức logic Hai phán đoán trên có cùng một cấu trúc và được biểu diễn
bằng ký hiệu logic như sau: Nếu S là P thì S là P 1 Hệ thống ký hiệu hay hệ thống ngôn ngữ nhân tạo này là công cụ nghiên cứu tư duy của một ngành khoa học độc lập đó là logic học hình thức
Chúng ta biết rằng, tư duy là quá trình mang tính phổ quát đối với mọi dân tộc, chính điều này giúp con người trên trái đất này có thể hiểu được nhau mặc dù có thể nói những ngôn ngữ khác nhau Để có được một tư duy đúng đắn thì quá trình tư duy cũng như các yếu tố cấu thành của tư duy phải tuân theo những quy luật logic hình thức cơ bản sau :
Luật đồng nhất : Trong một thời gian, không gian xác định và với những
quan hệ xác định, sự phản ánh về sự vật phải đồng nhất với chính nó Khái niệm đồng nhất ở đây được hiểu theo 3 khía cạnh :
+ Đồng nhất về mặt phản ánh : Có nghĩa là sự vật tồn tại như thế nào
thì tư duy phải phản ánh về nó đúng như vậy
Trang 19+ Đồng nhất về mặt ngôn ngữ : Tư duy phải đồng nhất với mặt diễn đạt,
hay nói cách khác tư tưởng và ngôn ngữ phải nhất quán Tư duy biểu hiện như thế nào thì phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ đúng như vậy
+ Đồng nhất với chính nó : Được hiểu là sự nhất quán trong tư duy Tư
duy tái tạo phải đồng nhất với tư duy nguyên mẫu
Luật cấm mâu thuẫn : Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư
duy để phản ánh sự vật, hiện tượng ở một phẩm chất xác định thì đồng thời không được mang hai giá trị logic trái ngược nhau Có nghĩa là tư duy phải không được mâu thuẫn Trước cùng một sự vật với hai thuộc tính trái ngược nhau thì không thể xác nhận là cùng đúng Có hai loại mâu thuẫn :
+ Mâu thuẫn trực tiếp : không được khẳng định đồng thời phủ định sự
vật ở một thuộc tính xác định
+ Mâu thuẫn gián tiếp : không được cho sự vật một thuộc tính nào đó
mà những hệ quả được suy ra từ thuộc tính đó lại phủ định chính thuộc tính đó
Luật bài trung : Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy để
phản ánh về một sự vật ở một phẩm chất xác định thì phải mang một giá trị logic xác định, hoặc đúng hoặc sai chứ không có khả năng thứ ba (vừa đúng vừa sai) Để xác định được giá trị logic của tư tưởng chúng ta phải đưa ra những chuẩn để làm cơ sở cho việc tính giá trị
Luật lý do đầy đủ : Trong tư duy, một tư tưởng chỉ được công nhận là chân
thực khi ta có đủ cơ sở để chứng minh cho tính chân thực của tư tưởng đó Luật này bị vi phạm khi kết luận là đúng nhưng không có đủ cơ sở
Các quy luật này tác động tới mọi quá trình tư duy theo một thể thống nhất Vì thế khi tư duy vi phạm một trong những yêu cầu cơ bản của một quy luật nào đó thì đồng thời nó cũng vi phạm những quy luật còn lại ở những khía cạnh khác nhau
Các quy luật logic là độc lập với ý chí của con người Chúng không do ý
Trang 20nhân loại chung của những quy luật logic này là ở bất kỳ nơi nào, trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào, dù con người thuộc giai cấp nào, thuộc dân tộc nào đều suy nghĩ theo cùng các quy luật logic Có nghĩa là quy luật logic là những quy tắc hình thức mang tính phổ quát, bất biến
1.1.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ
C Mác đã từng nói “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” Mỗi
tư tưởng chỉ có thể xuất hiện và tồn tại trên cơ sở các chất liệu ngôn ngữ, biểu hiện trong các từ và câu Nhờ ngôn ngữ con người biểu thị, diễn đạt, củng cố các kết quả tư duy của mình, trao đổi tư tưởng với người khác, kế thừa và bổ sung tri thức của thế hệ trước
Logic học nghiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy Tư duy lại được thể hiện thông qua ngôn ngữ Chính vì vậy không ai có thể phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa logic và ngôn ngữ Logic có thể là điểm tựa trong việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ tự nhiên giúp cho ngôn ngữ logic học hình thành và phát triển
Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt có chức năng là phương tiện giao tiếp và phương tiện để biểu đạt tư duy của con người Hệ thống ký hiệu logic lại có chức năng phân tích kết cấu và quá trình của tư duy trong việc nhận thức và phản ánh thế giới khách quan Rõ ràng là hai hệ thống ký hiệu này sẽ tồn tại những đặc điểm tương đồng và khác biệt Chúng ta cùng thử tiến hành so sánh hai hệ thống này
Sự giống nhau :
Xét về mặt ký hiệu, vì ngôn ngữ và logic là hai hệ thống ký hiệu nên
chúng đều mang những đặc trưng chung của ký hiệu Đó là, chúng tồn tại và có giá trị trong hệ thống không phải là do những thuộc tính tự nhiên vốn có của nó
mà do chúng được người ta trao cho những thuộc tính để biểu thị một khái niệm hay tư tưởng nào đó Chính vì vậy, mỗi ký hiệu luôn có tính hai mặt : mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt Hai mặt này luôn kết hợp với nhau thành một tổng thể
Trang 21và mối quan hệ giữa chúng là mang tính võ đoán Hay nói cách khác giữa hình thức bên ngoài và tư tưởng, khái niệm bên trong của chúng không có mối tương quan nào cả, mà hoàn toàn là do sự quy ước thói quen của một tập thể quy định
mà đôi khi chúng ta không giải thích được lý do
Xét về mặt đơn vị, logic chỉ có hai đơn vị cơ bản là khái niệm và phán
đoán (hay mệnh đề) Trong khi đó ngôn ngữ, vì là một hệ thống ký hiệu đặc biệt nên nó gồm nhiều đơn vị và được chia thành nhiều cấp độ khác nhau Mỗi cấp
độ lại có một đơn vị cơ bản như : âm vị, hình vị, từ, câu …
Như chúng ta đã biết, trong logic học khái niệm là đơn vị cơ bản phản ánh các dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng; còn trong ngôn ngữ học khái niệm được biểu hiện thông qua các từ Hay có thể nói từ là cơ sở vật chất của khái niệm, không có từ thì không thể hình thành và sử dụng khái niệm Tương
tự như vậy, phán đoán trong logic nêu lên các thuộc tính của sự vật và mối quan
hệ giữa chúng; còn trong ngôn ngữ nó được biểu thị bằng câu Câu là hình thức vật chất của phán đoán, phán đoán không xuất hiện và tồn tại bên ngoài câu Sự thống nhất của phán đoán và câu là ở chỗ các thành phần cơ bản của chúng đều biểu thị đối tượng của tư tưởng là hiện thực khách quan Như vậy giữa logic và ngôn ngữ có những đơn vị cơ bản chung tương ứng
Xét về mặt cú pháp, để liên kết hai phán đoán logic sử dụng các tác tử
logic hay còn gọi là liên từ logic Chúng ta thấy rõ nhất là trong logic mệnh đề, các tác tử logic phủ định, tuyển, hội, kéo theo được dùng để nối một hoặc nhiều phán đoán đã biết tạo thành một phán đoán mới Tất cả các tác tử này được xem
là “cú pháp” của logic mệnh đề Điều cần nói đến ở đây là, toàn bộ các liên từ logic đều được thể hiện ra trên ngôn ngữ bằng những liên từ tương ứng Các liên từ ngôn ngữ này cũng đảm nhận những chức năng tương tự như liên từ logic
Sự khác nhau :
Xét về mặt ký hiệu, mặc dù logic và ngôn ngữ cùng là hai hệ thống ký
Trang 22Ký hiệu logic là hệ thống ký hiệu nhân tạo Nó mang tính quy ước và chỉ
có giá trị trong phạm vi nghiên cứu của logic học Nó chỉ quan tâm đến phương diện hình thức cấu tạo, làm thế nào để xây dựng các quy ước, các biểu thức logic để phân tích về mặt lý thuyết kết cấu của tư tưởng Mà kết cấu của tư tưởng thì không bao giờ biến đổi, không chịu tác động của thời gian, không gian Chính vì vậy, hệ thống ký hiệu logic luôn thuần nhất và bất biến
Ngược lại, ký hiệu ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu có thể gọi là “tự nhiên” theo nghĩa nó xuất hiện do nhu cầu cần giao tiếp và biểu đạt tư duy của con người (vì lý do này mà ngôn ngữ loài người được gọi chung là ngôn ngữ tự nhiên) Do đó, ngôn ngữ mang tính xã hội, nó tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý chí nguyện vọng của bất kỳ cá nhân nào Ngôn ngữ không cố định, bất biến mà nó thay đổi theo thời gian, không gian, đặc điểm xã hội, cộng đồng
Xét về mặt đơn vị, mặc dù chúng ta khẳng định giữa logic và ngôn ngữ
tồn tại những đơn vị chung tương ứng, đó là khái niệm và từ, phán đoán và câu Nhưng trên thực tế, các đơn vị của tư duy không hoàn toàn đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ Một khái niệm trong logic không chỉ được thể hiện ra ngôn ngữ thông qua các từ mà còn qua các cụm từ Bên cạnh đó chúng ta còn thấy rằng, không phải từ nào trong ngôn ngữ cũng biểu thị khái niệm, có những
từ không biểu thị khái niệm như hư từ, đại từ, danh từ riêng…
Tương tự như thế, không phải câu nào cũng biểu thị phán đoán Phán đoán chỉ tương ứng với câu tường thuật, còn những câu cảm thán, mệnh lệnh, nghi vấn, cầu khiến … không phải là phán đoán Bên cạnh đó thành phần của phán đoán và câu cũng không giống nhau, kết cấu logic của tư tưởng và kết cấu ngữ pháp của câu không trùng nhau Kết cấu logic của phán đoán ở mọi người
là như nhau, song kết cấu ngữ pháp của câu lại phụ thuộc vào từng ngôn ngữ cụ thể Thậm chí ở trong cùng một ngôn ngữ, một phán đoán có thể được biểu thị bằng những câu khác nhau Như vậy, các phán đoán đều là câu nhưng không
Trang 23Xét về mặt nội dung ký hiệu, logic học chỉ quan tâm đến giá trị chân lý
của phán đoán Mỗi phán đoán chỉ nhận một trong hai giá trị hoặc đúng hoặc sai Có nghĩa là logic thuần tuý hướng tới phương diện hình thức, xây dựng các biểu thức đơn trị về cấu trúc Trong khi đó ở ngôn ngữ không có sự đối ứng 1-1 giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện Một nội dung có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau với những sắc thái nghĩa khác nhau (ví dụ như các từ đồng nghĩa, câu đồng nghĩa) Ngược lại, cùng một biểu thức có thể dùng để diễn đạt nhiều nội dung khác nhau (ví dụ như từ đồng âm, câu mơ hồ) Điều này có nghĩa là ngôn ngữ tự nhiên mang tính đa trị về cấu trúc
Xét về mặt quy luật, như đã trình bày ở phần trước, chúng ta thấy rằng
quy luật logic là những quy tắc hình thức; cố định không thay đổi theo không gian, thời gian cũng như các điều kiện khác nhau của tự nhiên và xã hội Nó mang tính phổ quát đối với mọi dân tộc Con người ở đâu cũng tư duy giống nhau và để có những tư duy đúng đắn thì họ đều phải tuân theo các quy luật của
tư duy Trong khi đó, ngôn ngữ ngoài việc tuân theo quy luật tư duy nó còn phải tuân theo các quy luật nội tại của hệ thống, ngoài những quy tắc mang tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ còn tồn tại những quy tắc đặc thù riêng cho từng nhóm ngôn ngữ hay từng ngôn ngữ cụ thể Chúng không bất biến mà có sự phát triển mang tính kế thừa theo thời gian, không gian và những điều kiện cụ thể
Như vậy là giữa hai hệ thống ký hiệu này tồn tại những điểm giống nhau
và khác nhau Nắm vững được những đặc điểm và bản chất của từng hệ thống
ký hiệu này sẽ giúp chúng ta tiếp cận các vấn đề nghiên cứu mang tính liên ngành một cách đầy đủ và hệ thống hơn
1.1.3 Logic tư duy và logic ngôn ngữ
Logic hình thức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về tư duy Mà tư duy được biển hiện ra thông qua cái vỏ vật chất là ngôn ngữ Chính vì vậy ngôn ngữ cũng là đối tượng nghiên cứu của logic học Nhưng logic học nghiên cứu
Trang 24vậy, khi nghiên cứu những dữ kiện của ngôn ngữ tự nhiên, logic học đã trừu tượng hoá những yếu tố giao tiếp, yếu tố tình huống để nhằm đạt tới cái ngôn ngữ “là hiện thực trực tiếp của tư duy” Logic học phi ngôn cảnh hoá các lời của ngôn ngữ tự nhiên để có được những câu chỉ đơn giản có giá trị chân lý mà thôi
Có thể nói rằng logic học hình thức đã nghiên cứu tư duy thông qua ngôn ngữ Thậm chí trong lịch sử triết học và logic học, trào lưu triết học phân tích còn đi đến cực đoan khi quan niệm nhiệm vụ của triết học là phân tích ngôn ngữ
để làm sáng tỏ nội dung của những vấn đề triết học Tuy quan niệm này là sai lầm nhưng những nghiên cứu, phân tích ngôn ngữ của những nhà triết học lại đem lại những đóng góp đáng kể cho ngành ngôn ngữ học nói riêng Chúng ta
có thể kể đến những tên tuổi như J.R Austin, J.R Searle, H.P Grice… mặc dù đều là những nhà triết học nhưng đã có những nghiên cứu ngôn ngữ một cách chi tiết trong quá trình hành chức Các nhà triết học này đã cung cấp những bộ khái niệm, những học thuyết như : học thuyết hành vi ngôn ngữ, khái niệm tiền giả định, hàm ngôn hay hàm ý hội thoại… góp phần vào việc nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và nghiên cứu logic - ngữ nghĩa nói riêng
Về phía ngôn ngữ, chúng ta đều biết, ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản
là giao tiếp và phản ánh tư duy Với những chức năng này ngôn ngữ gắn liền với quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người Vì gắn với nhận thức thế giới nên ngôn ngữ không chỉ có quan hệ cấu trúc như các sự vật khác
mà nó còn có quan hệ logic Logic của ngôn ngữ tự nhiên này không chỉ là logic của tư duy Logic ngôn ngữ có một số cách thức suy luận riêng với những đặc trưng riêng và có sự khác biệt so với logic tư duy được nghiên cứu trong logic học hình thức Lời trong ngôn ngữ nhiên không chỉ có giá trị chân lý như trong logic mà nó còn có giá trị dĩ ngôn nên logic ngôn ngữ có một hệ thống toán tử rất phong phú và phức tạp Chính nhờ cái logic trong ngôn ngữ tự nhiên này, chúng ta không chỉ có thể nói trực tiếp với nhau bằng hiển ngôn mà có thể nói gián tiếp thông qua các hàm ngôn, mà đôi khi hàm ngôn mới là cái quan trọng,
Trang 25nghiên cứu ngôn ngữ một cách sâu rộng và triệt để từ cấu trúc, chức năng, những biến đổi và phát triển của nó đến sự tham gia của nhân tố con người trong nó chúng ta cần quan tâm đến vấn đề logic của ngôn ngữ tự nhiên
Trong nội dung lời nói thường có hai thành phần : thành phần nhận thức,
có giá trị chân lý thường được gọi là nội dung mệnh đề, thành phần này chính là phần hiện diện của logic trong ngôn ngữ; và thành phần ngữ vi, không có giá trị chân lý mà chỉ có giá trị dĩ ngôn, tức là giá trị thực hiện một hành vi ngôn ngữ nhằm tác động đến nhận thức của người tiếp nhận, hay nhiều tác giả gọi thành phần này là nội dung tình thái Giá trị dĩ ngôn này rất đa dạng và thường phụ thuộc vào ngữ cảnh Trong một lời có thể có nhiều giá trị dĩ ngôn khác nhau và một hành động dĩ ngôn có thể thực hiện trong nhiều ngữ cảnh khác nhau cho ta những giá trị ngữ nghĩa khác nhau Như vậy, logic hình thức chỉ có hai giá trị chân lý đúng và sai, trong khi đó logic ngôn ngữ là một tập hợp vô số những giá trị Nói cách khác logic của ngôn ngữ tự nhiên là một logic đa trị đặc biệt Lời trong ngôn ngữ không chỉ có giá trị chân lý mà còn có giá trị dĩ ngôn Đây chính
là đặc điểm khác biệt giữa ngôn ngữ logic và ngôn ngữ tự nhiên
Bên cạnh đó, trong giao tiếp ngôn ngữ đôi khi con người không chỉ nói trực tiếp với nhau bằng các hiển ngôn mà thông điệp được gửi đến người nghe
có thể thông qua các hàm ngôn Hàm ngôn được người nghe tiếp nhận thông qua các suy ý từ những tiền đề là hiển ngôn và tiền giả định, từ những nội dung logic và nội dung tình thái Rõ ràng, ở đây logic ngôn ngữ đã hoạt động với một
cơ chế riêng, với những phép suy luận riêng, ngầm ẩn, một địa hạt mà logic hình thức không vươn tới
Có thể thấy, logic ngôn ngữ dựa trên logic tư duy, lấy logic tư duy làm cơ
sở nhưng nó phong phú hơn và phức tạp hơn rất nhiều Mà logic hình thức lại
có đối tượng nghiên cứu là logic của tư duy được biểu hiện thông qua ngôn ngữ Nhưng cái logic này không phải là logic ngôn ngữ Hai hệ thống logic này thống nhất nhưng không đồng nhất Chúng có những điểm chung và những điểm riêng
Trang 26khác biệt mà phải đi sâu vào nghiên cứu chúng ta mới thấy được sự khác biệt này
1.2 Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên
1.2.1 Logic mệnh đề
Logic học nghiên cứu về tư duy thông qua ngôn ngữ Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ của logic học là phải miêu tả và nghiên cứu các hiện tượng trong ngôn ngữ tự nhiên Có khá nhiều hệ thống logic đã được xây dựng như : logic mệnh đề, logic vị từ, logic tình thái, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ … Mỗi hệ thống logic tập trung nghiên cứu và giải quyết một vấn đề của ngôn ngữ tự nhiên Ví dụ: logic vị từ giúp chúng ta miêu tả được cấu trúc nội tại của câu; hay logic tình thái là một công cụ đắc lực để khảo sát và miêu tả các hiện tượng tình thái; logic thời gian giúp chúng ta miêu tả và phân biệt được những hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến thời điểm diễn ra sự kiện, thời điểm phát ngôn, thời điểm mà sự kiện được nói đến…
Logic mệnh đề là một trong những hệ thống logic cơ bản được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu ngôn ngữ Logic mệnh đề lấy mệnh đề và biểu thức mệnh đề làm đối tượng nghiên cứu
Trong đó, mệnh đề hay còn gọi là phán đoán là một trong những hình
thức cơ bản của tư duy Nó được thể hiện dưới hai dạng khẳng định và phủ định Mỗi một phán đoán chỉ nhận một trong hai giá trị hoặc đúng hoặc sai
(mang giá trị đúng thường được ký hiệu là 1 còn mang giá trị sai được ký hiệu
là 0) Một phán đoán được coi là đúng khi nó phù hợp với thực tế khách quan
và là sai nếu nó trái với thực tế khách quan Phán đoán được thể hiện ra ngôn ngữ thông qua các câu Vậy một câu được coi là một phán đoán khi nó phải mang trong mình một giá trị chân lý
Trong ngôn ngữ có nhiều loại câu khác nhau như : câu tường thuật, câu
Trang 27chân lý thì chỉ có câu tường thuật Như vậy, mỗi một phán đoán hay mỗi một mệnh đề trong logic sẽ được biểu hiện dưới dạng câu tường thuật (khẳng định hoặc phủ định)
Biểu thức mệnh đề là một mệnh đề được tạo ra từ một hay nhiều mệnh đề
đơn thông qua các phép toán mệnh đề Các phép toán mệnh đề hay còn gọi là các tác tử mệnh đề này liên kết các mệnh đề tạo nên các biểu thức mệnh đề Chính vì vậy, giá trị của biểu thức mệnh đề được xác định thông qua các mệnh
đề thành phần và các tác tử liên kết chúng
Hệ thống các tác tử (operator) trong logic mệnh đề được xác định gồm có: phép phủ định (~a), phép hội (a b), phép tuyển (a b), phép kéo theo (a
b) và phép tương đương (a b)
Phép phủ định : là phép toán phản ánh sự không tồn tại của một sự vật hay
một thuộc tính của sự vật ở phẩm chất đang xét Có nghĩa là từ một mệnh đề
a ta có thể tạo được một mệnh để phủ định của nó bằng cách đặt tác tử phủ định vào trước mệnh đề Khi đó ta có :
+ Biểu thức logic : ~ a (đọc là “không a”)
+ Liên từ logic : ~ (không)
Phép hội : là phép toán phản ánh mối quan hệ cùng tồn tại hay đồng thời tồn
tại giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các thuộc tính của sự vật, hiện tượng Hai mệnh đề a, b liên kết với nhau nhờ tác tử hội tạo nên một biểu thức logic, được thể hiện như sau :
+ Biểu thức logic : a b
(đọc là “a hội b” hay“a và b”)
+ Liên từ logic : (và)
Trang 28 Phép tuyển : là phép toán phản ánh mối quan hệ lựa chọn tồn tại giữa các sự
vật hiện tượng hoặc giữa các thuộc tính của các sự vật hiện tượng Trong đó nhất thiết phải có một sự vật hay một thuộc tính tồn tại Phép tuyển được chia làm hai loại :
* Phép tuyển tuyệt đối (phép tuyển chặt) : là sự lựa chọn giữa các sự
vật, hiện tượng Trong đó, sự tồn tại của cái này là sự phủ định của cái kia Hai mệnh đề a và b tuyển chặt với nhau tạo nên :
+ Biểu thức logic : a b
(đọc là “a tuyển b”, “hoặc a hoặc b” hay “a hay/hoặc b”)
+ Liên từ logic : (hay/hoặc)
* Phép tuyển tương đối (phép tuyển lỏng) : là sự lựa chọn giữa các sự
vật, hiện tượng Nhưng sự tồn tại của cái này không loại trừ cái kia Mệnh đề tuyển lỏng từ hai mệnh đề thành phần a và b có cấu trúc như sau :
+ Biểu thức logic : a b
(đọc là “a tuyển b”, “a hoặc b” hoặc là “a hay b”)
+ Liên từ logic : (hay/hoặc)
Phép kéo theo : là phép toán phản ánh mối quan hệ kéo theo tồn tại Trong
dó mệnh đề a là được gọi là điều kiện (hay còn gọi là tiền đề) còn mệnh đề b được gọi là hệ quả (hay còn gọi là kết đề) Khi đó sự tồn tại của phán đoán điều kiện sẽ kéo theo sự tồn tại của phán đoán hệ quả Giữa hai mệnh đề a và
b có thể tồn tại mối quan hệ ý nghĩa hoặc mối quan hệ về giá trị chân lý Trong logic mệnh đề, phép kéo theo chỉ nêu mối quan hệ giá trị chân lý giữa hai mệnh đề
Phép kéo theo được biểu diễn như sau :
+ Biểu thức logic : a b
(đọc là “ a kéo theo b” hay “nếu a thì b”)
Trang 29+ Liên từ logic : (nếu … thì …)
Phép tương đương : là sự kết hợp của của hai phán đoán kéo theo “nếu a thì
b” và “nếu b thì a” [(a b) (b a)] Nó có :
+ Biểu thức logic : a b
(đọc là “a tương đương b” hay “a nếu và chỉ nếu b”,
“a khi và chỉ khi b”)
+ Liên từ logic : (nếu và chỉ nếu, khi và chỉ khi)
Mỗi tác tử logic này đều được định nghĩa thông qua một bảng giá trị chân
lý với hai khả năng đúng và sai Các tác tử “, , ” của logic mệnh đề như là những công cụ “cú pháp” của logic để tạo nên những phán đoán mới, những phán đoán phức hợp từ hai hay nhiều phán đoán đơn thành phần đã biết Giá trị của phán đoán phức hợp này phụ thuộc vào giá trị của các phán đoán thành phần và các tác tử liên kết chúng Bên cạnh đó, mỗi một phép toán logic này lại
có những tính chất, quy tắc cũng như cách thức suy luận riêng Chúng ta sẽ đề cập đến chúng cụ thể hơn và chi tiết hơn ở những phần sau Có thể nói rằng, logic mệnh đề là một trong những hệ thống logic cơ bản và quan trọng của logic học
1.2.2 Sự tương ứng giữa liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên
Trong ngôn ngữ, “liên từ” được biết đến như là một nhóm từ có tính chất ngữ pháp, biểu thị mối quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng được phản ánh Một số tác giả còn gọi nhóm từ này bằng cái tên khác là “kết từ” Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề tên gọi còn bản chất thì chúng hoàn toàn giống nhau Về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp, liên từ được dùng để nối kết các từ, ngữ, câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp Dựa vào ý nghĩa của các kiểu quan hệ cú
Trang 30pháp này mà người ta chia liên từ thành hai nhóm lớn : nhóm liên từ đẳng lập và
nhóm liên từ phụ thuộc Mỗi nhóm này, dựa vào những đặc điểm riêng biệt lại
có thể phân chia thành các nhóm nhỏ hơn
Liên từ đẳng lập dùng để nối các thành tố (từ, ngữ, câu…) có quan hệ đẳng lập và nó không gắn với bất kỳ thành tố nào trong kết hợp đó Liên từ đẳng lập có thể là một từ đơn hay một cặp liên từ Chúng thường đứng giữa hai thành
tố nếu là liên từ đơn, hoặc phân phối đứng trước mỗi thành tố trong kết hợp nếu
đối với liên từ “” logic ta có các khả năng tương ứng trong tiếng Việt
như : và, nhưng, mà, vừa…vừa, cả…lẫn, ngoài ra, đồng thời, không
những…mà còn, tuy nhưng, mặc dù…nhưng, khi…thì,… Trong tiếng
Anh cũng tương tự như vậy, ta có : and, both…and, but, neither… nor,
not only…but also, although,…
đối với liên từ “” logic ta có các khả năng tương ứng như : hay, hoặc,
hoặc…hoặc, hay là trong tiếng Việt; và : or, either…or, or else, otherwise, whether…or trong tiếng Anh
Trang 31 đối với liên từ “” logic ta có các khả năng tương ứng trong ngôn ngữ
như : nếu…thì, giá…thì, hễ…là, dù cho, vì…nên, nhờ…nên, … trong tiếng Việt; và : if…then, because, so, since, as, … trong tiếng Anh
Xét về mặt logic, các liên từ này tương đương với nhau Tuy nhiên, logic học chỉ chọn một hình thức ngôn ngữ tiêu biểu nhất tương ứng với mỗi liên từ logic, như chúng ta đã thấy ở phần trước Đó là: “và” cho liên từ “”;
“hay/hoặc” cho liên từ “”, và “nếu … thì” cho liên từ “” trong tiếng Việt; đó
là : “and” cho liên từ “”, “or” cho liên từ “”, và “if … then” cho liên từ “” trong tiếng Anh
Một câu hỏi được đặt ra ở đây, tại sao các liên từ này lại được chọn trong hàng loạt các liên từ tương ứng khác ở cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh? Tại sao chúng được xem là những hình thức biểu hiện tiêu biểu nhất của các liên từ logic? Có thể lý giải cho hiện tượng này bằng những lý do sau đây :
Đây là những liên từ ngôn ngữ biểu hiện các quan hệ tương ứng với các liên từ trong logic Có nghĩa là chức năng của chúng tương ứng với chức năng của các liên từ trong logic mệnh đề
Các liên từ này được xem là những liên từ có ý nghĩa khái quát và trung tính nhất trong các nhóm liên từ cùng biểu hiện một quan hệ logic
Như vậy, mỗi một liên từ trong logic mệnh đề lại được thể hiện ra bề mặt ngôn ngữ thông qua một liên từ tương ứng, tiêu biểu trong ngôn ngữ tự nhiên
Và dường như có một sự tương ứng đều đặn giữa những liên từ logic và liên từ ngôn ngữ này Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là : sự hoạt động của những liên từ đó trong logic và và sự hoạt động của chúng trong ngôn ngữ tự nhiên có giống nhau không? Phạm vi hoạt động, chức năng, ý nghĩa của chúng tương đồng và khác biệt nhau như thế nào?
Đây chính là sự gợi mở để chúng tôi chọn thực hiện luận văn theo hướng này Chúng tôi muốn thử so sánh hệ thống liên từ logic với các liên từ tương
Trang 32ứng trong ngôn ngữ tự nhiên Liệu có sự tương ứng hoàn toàn giữa chúng hay không? Nếu không thì sự tương ứng đó ở mức độ nào và chúng khác biệt nhau ở những điểm nào?
Trang 33Chương ii : Liên từ “ ” logic và liên từ tương ứng
trong ngôn ngữ tự nhiên
2.1 Liên từ “” logic :
Như đã trình bày ở chương trước, trong logic mệnh đề, tác tử hội “” được dùng để kết nối hai phán đoán đơn tạo ra một phán đoán phức hợp phản ánh mối quan hệ tương đương cùng tồn tại Tác tử này được biểu hiện ra ngôn ngữ thông qua liên từ “và” trong tiếng Việt và liên từ “and” trong tiếng Anh
Hai mệnh đề a, b liên kết với nhau nhờ tác tử hội “” tạo nên một biểu
thức logic, một mệnh đề mới được thể hiện như sau :
+ Biểu thức logic : a b
(đọc là “a hội b” hay “a và b”,“a and b”)
+ Liên từ logic : (và/and)
Liên từ “” logic được định nghĩa thông qua bảng giá trị chân lý sau :
Ví dụ 1: Lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người
a- lao động là quyền lợi của mọi người
b- lao động là nghĩa vụ của mọi người
Trang 34Ta có công thức : “a và b” hay “a b”
Ví dụ 2: Trái đất xoay quanh mặt trời và xoay quanh trục của nó
a- trái đất xoay quanh mặt trời
b- trái đất xoay quanh trục của nó
Ta có công thức : “a và b” hay “a b”
Phán đoán liên kết hay tác tử hội trong logic có những tính chất và đặc trưng cơ bản sau :
Tính chất luỹ đẳng : a a = a
Tính chất này mang tính tất yếu, chúng ta không cần bàn luận gì thêm “Trái
đất xoay xung quanh mặt trời và trái đất xoay xung quanh mặt trời” tất
nhiên tương đương với “Trái đất xoay xung quanh mặt trời”
Tính chất giao hoán : a b = b a
Có nghĩa là hai phán đoán thành phần của phép hội có thể hoán đổi vị trí cho
nhau mà giá trị logic của biểu thức không thay đổi, “a và b” tương đương với “b và a” Hay có thể nói liên từ “” logic có tính chất đối xứng
“Trái đất xoay quanh mặt trời và xoay quanh trục của nó”
tương đương với :
“Trái đất xoay quanh trục của nó và xoay quanh mặt trời”
Tính chất kết hợp : (a b) c = a (b c)
Tính chất này chỉ ra rằng, trong phép toán mệnh đề hội thì thứ tự kết hợp của các phán đoán thành phần không làm thay đổi giá trị của biểu thức logic Như vậy, đặc trưng của liên từ “” logic là giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của các phán đoán đơn thành phần Vấn đề đặt ra là liệu liên từ tương ứng với nó trong ngôn ngữ tự nhiên cũng sẽ có những đặc tính tương tự như vậy không? Sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét chức năng và phạm vi hoạt động của hai liên từ : “và” trong tiếng Việt và “and” trong tiếng Anh
Trang 352.2 Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic
2.2.1 Liên từ “và” trong tiếng Việt
2.2.1.1 Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ “và” tiếng Việt
Theo các tác giả trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban Khoa học
Xã hội thì “và” là một hư từ được xếp vào nhóm kết từ liên hợp tức là kết từ
biểu hiện quan hệ liên hợp Diệp Quang Ban cũng xếp “và” vào nhóm kết từ nhưng ông không gọi là kết từ liên hợp mà dựa vào kiểu quan hệ cú pháp ông
gọi là kết từ đẳng lập vì nó chỉ ý nghĩa quan hệ đẳng lập Kết từ đẳng lập “và”
thường đứng giữa kết nối hai thành tố có quan hệ đẳng lập
Ví dụ: Anh Nhâm và tôi đã đi được nửa quãng đường
[1, tr.141]
Tuy nhiên, dù được gọi bằng cái tên nào đi nữa thì các tác giả đều cho rằng liên từ “và” trong tiếng Việt được dùng để liên kết hai thành tố đẳng lập Các thành tố này có thể là từ, cụm từ, hay cú (mệnh đề) Với ý nghĩa ngữ pháp này thì liên từ “và” tiếng Việt dường như tương đương với liên từ “” trong logic mệnh đề Chúng ta cùng quan sát các ví dụ sau :
Ví dụ (1): Mùa hạ vàng đầy nắng và gió
(Lửa mắt em - Lê Minh Sơn)
Ví dụ (2): Thanh Lam và Hồng Nhung là ca sĩ
Ví dụ (3): Ngày mai, tôi và anh đi công tác thành phố Hồ Chí Minh
Nếu xét trên phương diện logic, liên từ “” không được dùng để kết nối hai tính từ, hai danh từ hay hai đại từ như trên mà liên từ “” logic chỉ dùng để liên kết những mệnh đề Chúng ta sẽ không bao giờ có những công thức logic như :
(1) - Mùa hạ vàng đầy n g
(2)- l n ca sĩ
(3)- t a đi công tác thành phố hồ chí minh (HCM).
Trang 36Nhưng nếu thực hiện một thao tác cải biến nhỏ ta sẽ thấy ba câu (1), (2), (3) hoàn toàn đẳng nghĩa với ba câu dưới đây :
(1a)- Mùa hạ vàng đầy nắng và mùa hạ vàng đầy gió
(2a)- Thanh Lam là ca sĩ và Hồng Nhung là ca sĩ
(3a)- Ngày mai, tôi đi công tác thành phố Hồ Chí Minh và anh đi công tác
(3a) - t đi công tác thành phố HCM a đi công tác thành phố HCM.
Mặc dù đây là những công thức logic khá phức tạp nhưng chúng là những công thức logic đúng, liên kết hai mệnh đề a, b thông qua tác tử hội () Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng biểu thức logic với hai mệnh đề thành phần này cũng mang đặc trưng của phép hội logic Đó là : “a b” tương đương với “b a”
Mùa hạ vàng đầy nắng và gió
tương dương với :
Mùa hạ vàng đầy gió và nắng
Hay :
Thanh Lam và Hồng Nhung là ca sĩ
tương đương với :
Hồng Nhung và Thanh Lam là ca sĩ
Trong ngôn ngữ, đây là những câu tường thuật thuần tuý mang ý nghĩa thông báo mà không có hàm chứa thông tin ngữ dụng trong đó Chính vì vậy, ba câu (1), (2), (3), xét về mặt cấu trúc hình thức chúng đều biểu hiện quan hệ hội logic (a b) giữa hai mệnh đề a và b; còn xét về mặt nội dung ngữ nghĩa thì nghĩa của các câu này trùng với nghĩa mệnh đề Việc đảo trật tự giữa các thành
Trang 37phần trong câu không làm thay đổi nghĩa của câu Như vậy, liên từ “và” trong tiếng Việt ở đây hoàn toàn tương đương với liên từ “” logic Và ở trong những trường hợp như thế này, chúng ta có thể nói logic ngôn ngữ trùng với logic tư duy Nhưng tình hình không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy
Chúng ta tiếp tục quan sát các câu sau đây :
Ví dụ (4): Vân Tiên và Nguyệt Nga là một đôi hạnh phúc
Ví dụ (5): Tôi và anh ấy là đồng nghiệp
Những câu này rõ ràng là không đẳng nghĩa với những câu sau đây:
(4a)-* Vân Tiên là một đôi hạnh phúc và Nguyệt Nga là một đôi hạnh phúc (5a)-* Tôi là đồng nghiệp và anh ấy là đồng nghiệp
Lý do của hiện tượng này là sự xuất hiện của yếu tố “đôi” và “đồng”
trong thành phần vị ngữ của câu Điều này chứng tỏ, không phải mọi câu tiếng Việt có liên từ “và” đều có thể được diễn giải bằng sự liên kết logic của các
mệnh đề Trong ngôn ngữ, sự xuất hiện của một số yếu tố trong câu (như “đôi” hay “đồng” ở những ví dụ trên) có thể ảnh hưởng đến khả năng diễn giải của
“và” theo cách thức được thấy trong phép hội logic
Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy “và” trong tiếng Việt không đơn thuần chỉ biểu thị quan hệ hội giữa hai thành phần như liên từ “” logic mà nó còn biểu hiện kèm theo nhiều sắc thái nghĩa khác nữa Như vậy, có thể khẳng định liên từ “và” tiếng Việt không tương đương hoàn toàn với liên từ “” logic Sự không tương đương này được biểu hiện dưới những khía cạnh sau đây :
a/ Liên từ “và” trong tiếng Việt không phải lúc nào cũng có tính đối xứng và
có thể hoán đổi vị trí cho nhau như liên từ “” logic
Trong logic mệnh đề, một trong những đặc trưng quan trọng của phép hội
là tính chất giao hoán : “a b” tương đương “b a” vì a và b ở đây có quan hệ đẳng lập và liên từ “” logic có tính chất đối xứng Còn trong tiếng Việt, bên cạnh những câu như (1), (2), (3) liên từ “và” mang đầy đủ đặc trưng của liên từ
Trang 38“” logic thì còn tồn tại những câu không thể hoán đổi vị trí các thành phần trong câu : “a và b” khác với “b và a” Sở dĩ “và” trong tiếng Việt có đặc tính này là vì những lý do sau đây :
Trật tự tuyến tính giữa các thành phần trong câu
Liên từ “và” trong tiếng Việt có thể được dùng để liên kết hai sự việc xảy
ra kế tiếp nhau theo trình tự thời gian chứ không đồng thời xảy ra
Ví dụ (5): Anh ta tháo giày và nhảy xuống hồ
Ví dụ (6): Cô ấy đến và nói lời từ biệt
Trong những câu trên, chúng ta không thể đảo trật tự các vế câu vì các hành động này không diễn ra đồng thời mà hành động thứ nhất kết thúc thì mới
xảy ra hành động thứ hai ở ví dụ (5), ai cũng sẽ hiểu rằng hành động“Anh ta
tháo giày” đã diễn ra trước sau đó mới đến hành động “nhảy xuống hồ”, chứ
không thể hiểu anh ta“vừa tháo giày vừa nhảy xuống hồ” được và cũng chỉ
trong trường hợp thật đặc biệt (như một cuộc thi tháo giày dưới nước chẳng
hạn) thì mới hiểu “anh ta nhảy xuống hồ rồi tháo giày” Có thể thấy, liên từ
“và” ở đây đã được dùng để liên kết hai sự việc xảy ra kế tiếp nhau theo trình tự thời gian Rõ ràng là, trật tự tuyến tính giữa các mệnh đề được liên kết bởi liên
từ “và” tiếng Việt đôi khi được quy định bởi trình tự trước sau giữa các hành động và trình tự đó mang một giá trị ngữ nghĩa nhất định trong câu Điều này là khác với liên từ “” trong logic
Đôi khi tính trình tự về thời gian này không đơn thuần chỉ miêu tả hành động trước sau mà nó còn kèm thêm những sắc thái nghĩa khác nữa Chúng ta quan sát ví dụ (6) ở trên Trong câu này, tính trình tự về thời gian vẫn nổi bật nhưng đi cùng nó là cái sắc thái chỉ mục đích Hành động thứ nhất đã diễn ra trước với mục đích là để thực hiện hành động thứ hai Không chỉ vậy, tính trình
tự này của “và” trong tiếng Việt còn được biểu hiện dưới những khía cạnh phức tạp hơn nhiều
Trang 39 Quan hệ nhân quả giữa các thành phần trong câu
Ví dụ (7): Tôi đã đến, đã hạnh phúc và đã đến lúc ra đi
(Thị trấn hoa quỳ vàng - Trần Thuỳ Mai)
ở câu (7) này, bên cạnh ý nghĩa mang trình tự thời gian giữa các hành động được mô tả trong câu, chúng ta thấy dường như còn tồn tại một mối quan
hệ nhân quả giữa các hành động đó Trong câu truyện Thị trấn hoa quỳ vàng của Trần Thuỳ Mai, người phụ nữ đó “đã đến” nơi hẹn để gặp người đàn ông của mình, vì thế cô cảm thấy “hạnh phúc” và vì muốn giữ trọn hạnh phúc đó trong một năm để chờ lần hẹn tiếp theo cô ấy phải “ra đi” Rõ ràng là ở đây đã
tồn tại một mối quan hệ nhân quả được thể hiện gián tiếp thông qua trình tự của các sự kiện, hành động
Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn cái quan hệ nhân quả này trong các câu sau đây :
Ví dụ (8): Nó vấp phải một bụi cây và ngã dúi dụi
Ví dụ (9): Anh lao xuống dòng nước chảy xiết và đã cứu cô ấy thoát khỏi
bàn tay tử thần
Ví dụ (10): Đột ngột tấm sa ri trùm đầu tụt xuống và mái tóc vàng sáng bừng
lên trong chính điện mê muội khói hương…
(Người ấn - Hồ Anh Thái)
Ví dụ (11): Anh đã kiếm tìm và đã thất vọng, như bao người đi tìm điều gì đấy
không có trên đời
(Thị trấn hoa quỳ vàng - Trần Thuỳ Mai)
Có những quan hệ nhân quả được thể hiện trực tiếp như trong các ví dụ (8), (9), (10) Nhưng cũng có những quan hệ nhân quả lại được thể hiện một cách gián tiếp như trong ví dụ (11) ở câu này, việc tìm kiếm không thể làm cho
anh ta thất vọng được mà vì “anh đã kiếm tìm” và “đã không thấy” nên anh
“đã thất vọng” Mối quan hệ nhân quả này đôi khi cần được nhìn trong phạm vi
rộng hơn và được hiểu một cách sâu xa hơn :
Trang 40Ví dụ (12): Một mình trong căn phòng vắng, anh ngắm những hạt mưa bay qua
cửa sổ và thấy tim mình đau nhói
Nếu chỉ đơn thuần là ngắm mưa thì không thể dẫn đến hệ quả là thấy tim đau được Mà ở đây chúng ta cần phải hiểu rộng hơn và sâu hơn ở cấp độ hàm ý
của câu Thứ nhất, yếu tố “tim đau nhói” có hàm ý chỉ sự đau khổ mà thường là
sự đau khổ liên quan đến tình yêu vì trái tim luôn được xem là biểu tượng của
tình yêu Thứ hai, “một mình trong căn phòng vắng anh ngắm những hạt mưa
bay qua cửa sổ” sẽ dẫn đến hệ quả là “anh cảm thấy buồn và cô đơn” Tuy
nhiên, vì “cảm thấy buồn và cô đơn” mà anh ta “đau khổ” thì có vẻ là một kết
hợp có phần không thuyết phục lắm Nhưng nếu ta hiểu một cách rộng hơn và suy luận một cách xa hơn thì ta sẽ thấy được cái quan hệ nhân quả trong câu Chỉ một mình trong một ngày mưa như thế, anh ta cảm thấy buồn và cô đơn Cảm giác đó làm cho anh thấy nhớ về những kỷ niệm xa xưa, nhớ về một người con gái đã từng mang lại cho anh niềm vui, và cả những nỗi buồn Người ấy bây giờ đã ra đi và để lại anh một mình với trái tim đầy đau khổ
Những yếu tố dụng học khác
Tính không đối xứng của liên từ “và” tiếng Việt ngoài lý do về trình tự hành động theo thời gian (có thể kèm theo ý nghĩa chỉ mục đích hay nhân quả) còn được quy định bởi những nhân tố dụng học khác nữa Chúng ta cùng quan sát các ví dụ sau :
Ví dụ (13): Gia đình truyền thống trước đây ở Việt Nam thường gồm ba thế
hệ : ông bà, cha mẹ và con cháu
Ví dụ (14): Chúng ta phải từng bước hội nhập vào khu vực và quốc tế
Ví dụ (15): Sau những gian truân thử thách, họ đã lấy được nhau và sinh được
một đứa con đẹp như thiên thần
ở những ví dụ này, nếu ta hoán đổi các thành phần được liên kết bằng liên
từ “và” thì hàm ý của câu sẽ bị phá bỏ