Thuật ngữ “Giá” Đ/nghĩa: Khoản tiền phải trả để có được một đơn vị sản phẩm/dịch vụ Các thuật ngữ về giá: Hoa hồng commission: Lao động của người bán hàng Lãi suất interest: Sự
Trang 1“Sell value, not price”
Philips Kotler
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Khoa Kinh Tế & Quản Lý
Bộ môn Quản trị kinh doanh
Trang 2A Những nội dung chính của chương
II Các cân nhắc khi định giá sản phẩm
III Quy trình xác định giá cơ sở (giá ban đầu)
IV Các chiến lược giá
thay đổi về giá
Trang 3I Thuật ngữ “Giá”
Đ/nghĩa: Khoản tiền phải trả để có được một đơn vị sản phẩm/dịch vụ
Các thuật ngữ về giá:
Hoa hồng (commission): Lao động của người bán hàng
Lãi suất (interest): Sự sử dụng tiền
Tiền thuê (rent): Sử dụng đất đai làm nhà ở, hoặc văn
phòng
Tiền công/ tiền lương (wage/salary)
Phí (fee): Dịch vụ giáo dục
Cước (fare): Dịch vụ taxi
Phân biệt: Giá, Giá cả, Giá thành, Giá trị
Trang 4III Quy trình xác định giá cơ sở
2 Lựa chọn mục tiêu định giá
3 Xác định đặc điểm của nhu cầu thị trường
4 Ước tính chi phí
5 Phân tích đối thủ: sản phẩm, dịch vụ và giá bán
6 Lựa chọn phương pháp định giá
7 Lựa chọn mức giá cuối cùng
Trang 51 Giới thiệu chung
Nhiệm vụ định giá
Định giá lần đầu cho sản phẩm mới: khó hơn
Định giá lại cho một sản phẩm đã có bán: dễ hơn
Việc xác định giá thường theo 2 bước:
Xác định giá cơ sở
Điều chỉnh giá từ giá cơ sở
Giá cơ sở (base price/list price): giá được xác định
trong những điều kiện bán hàng chung nhất, cho mọi nhóm khách hàng
Trang 62 Lựa chọn mục tiêu định giá
Các mục tiêu hướng lợi nhuận
Tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn
Đạt lợi nhuận mong đợi (lợi nhuận mục tiêu)
Các mục tiêu hướng doanh số
Tối đa hoá doanh số (lượng bán hoặc doanh thu)
Đạt doanh số mục tiêu VD: Hãng thời trời NEM yêu cầu mỗi nhân viên
phải đạt được 1 mục tiêu về doanh số nhất định
Các mục tiêu khác
Tạo hình ảnh chất lượng cao
Đảm bảo sống sót: bù đắp toàn bộ CP, có 1 LN rất nhỏ hoặc bù đắp một phần CP
Bình ổn giá
Tối thiểu hoá chi phí
Trang 73 Xác định đặc điểm của nhu cầu thị trường
Giá kỳ vọng của 1 SP là mức giá mà KH kỳ vọng là SP
đáng giá như vậy Giá kỳ vọng thường là khoảng hơn
là giá trị cụ thể
Đường cầu có đoạn đảo ngược: 1 mức giá quá thấp
làm cho KH nghi ngờ chất lượng của SP
Tính nhạy cảm đối với giá của thị trường: độ đàn hồi (độ
co giãn) của cầu theo giá
Tính thời điểm của cầu: mức nhu cầu mua sắm ở những
thời điểm khác nhau trong năm
Trang 8Độ đàn hồi của nhu cầu theo giá
Phụ thuộc vào nhiều nhân tố
Nếu cầu đàn hồi theo giá, giảm giá sẽ làm tăng doanh thu
Nếu cầu không đàn hồi theo giá, tăng giá sẽ làm tăng doanh thu
Tại một mức giá, độ đàn hồi của cầu theo giá phụ thuộc vào
Khoảng thời gian xem xét: ngắn hạn hay dài hạn
Hướng thay đổi của giá: tăng giá hay giảm giá
Biên độ thay đổi của giá: nhiều hay ít
Trang 9Nhu cầu không co giãn
Nhu cầu co giãn
Trang 10Các phương pháp xác định đặc điểm
của cầu
Phân tích thống kê các dữ liệu quá khứ: lượng bán, giá
bán, các nhân tố khác
Tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm về giá: đặt giá và
biến đổi giá một cách hệ thống
Điều tra khách hàng: phỏng vấn về ý định mua sắm ở
các mức giá khác nhau để
Trang 11Các nhân tố ảnh hưởng đến tính nhạy
Tính độc đáo của sản phẩm
Mức độ biết đến những sản phẩm thay thế
Tính dễ so sánh đối với các phương án mua
Tỷ trọng của chi phí cho sản phẩm trong thu nhập
Tỷ trọng của chi phí cho sản phẩm trong tổng chi phí cho dự án mua sắm
Chi phí cho sản phẩm có được chia sẻ hay không
Tính gắn bó của sản phẩm với những sản phẩm đã mua
Quan điểm về quan hệ giá – chất lượng của người mua
Tính lưu kho được của sản phẩm
Trang 124 Phân tích chi phí
Phân loại chi phí:
Chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí)
Tổng chi phí (tổng phí) và chi phí đơn vị (chi phí bình quân)
Hàm chi phí theo quy mô sản xuất
Hàm chi phí theo lượng sản xuất tích luỹ (đường kinh nghiệm)
Hàm chi phí theo các phương án marketing
Định phí mục tiêu (target costing)
Trang 13Hàm chi phí theo các phương án
marketing
án marketing khác nhau chi phí khác nhau
Ease/Convenience Ford Escott
Me too, but Cheaper Hyundai
Trang 14 Hệ thống kế toán của doanh nghiệp cần được thiết kế sao cho có khả năng tính ra được chi phí và lợi nhuận đối với từng khách hàng của doanh nghiệp
Hệ thống kế toán chi phí dựa trên hoạt động đối với từng khách hàng: Activity-Based Cost (ABC)
Accounting
Trang 15Xác định chi phí mục tiêu (target costing)
Sử dụng khi phát triển sản phẩm mới
Quy trình
Xác định các tính năng cần có của sản phẩm mới
Xác định mức giá có thể bán
Đặt ra một mức LN mong đợi
Tính ra chi phí mục tiêu = Giá bán – LN mong đợi
Xem xét các thành phần chi phí: thiết kế, sản xuất, tiêu thụ
và tìm cách hạ các thành phần chi phí này xuống sao cho chi phí đơn vị = chi phí mục tiêu
Trang 165 Phân tích đối thủ
So sánh giá bán và chi phí của đối thủ với của chúng ta
Lấy báo giá của đối thủ
Tiến hành công tác tình báo
Phân tích cơ cấu chi phí của đối thủ
Phân tích sản phẩm và dịch vụ của đối thủ
Nghiên cứu kỹ thuật sản phẩm của đối thủ
Lấy ý kiến của khách hàng về sản phẩm của đối thủ và của chúng ta
Trang 176 Lựa chọn phương pháp định giá
Các phương pháp định giá theo chi phí
Các phương pháp định giá theo giá trị
Các phương pháp định giá theo đối thủ cạnh tranh
Trang 18Cách tiếp cận định giá dựa trên chi phí (Cost-based approach)
Là cách tiếp cận định giá trong đó coi chi phí là nhân tố quyết định để đưa
ra giá bán
Giá bán (chưa VAT) = CP + LN mong đợi (trước thuế TNDN)
CP có thể là CP đơn vị (CP bình quân) hoặc CP biến đổi đơn vị (biến phí
bình quân), hoặc CP biên
LN mong đợi: do doanh nghiệp tự đặt ra , thường theo mức thông
Trang 19Cách tiếp cận định giá theo giá
trị (Value-based approach)
Là cách tiếp cận trong đó nhận thức của người mua về chất lượng/ giá trị/ lợi ích của sản phẩm trong sự so sánh với những sản phẩm cạnh tranh
là yếu tố quyết định để định ra giá bán
Giá được cân nhắc cùng với những biến số marketing-mix khác trước khi thiết kế sản phẩm và xây dựng chương trình marketing
Ưu điểm:
Tuân thủ quan điểm marketing và định vị
Giá đưa ra có xu hướng hợp lý hơn
Nhược điểm:
Việc xác định chính xác những đánh giá của khách hàng là khó khăn và mất thời gian, đặc biệt là khi kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm
Trang 20So sánh cách tiếp cận định giá theo chi phí
và theo giá trị
Sản
phẩm
Chi phí
Giá Giá trị Khách
hàng
Sản phẩm
Chi phí
Giá Giá trị
Khách
hàng
Cách tiếp cận định giá theo chi phí
Cách tiếp cận định giá theo giá trị
Trang 21Cách tiếp cận định giá theo đối thủ cạnh tranh
Không khuyến khích tư duy định giá theo khách hàng
và cạnh tranh phi giá
Trang 22Các phương pháp định giá theo chi phí
Phương pháp định giá theo chi phí bình quân
cộng phụ giá (average cost-plus pricing)
Phương pháp định giá theo chi phí biến đổi bình quân cộng phụ giá (variable cost-plus pricing)
Phương pháp định giá theo chi phí tăng thêm
cộng phụ giá (incremental cost-plus pricing)
Phương pháp định giá theo hiệu quả đầu tư mong đợi (target return pricing)
Trang 23Các phương pháp định giá theo giá trị
Phương pháp định giá theo giá trị gia tăng/ giá trị cảm nhận (value-added/ perceived-value pricing)
Phương pháp định giá cung cấp nhiều giá trị (value
pricing)
Trang 24Các phương pháp định giá theo đối thủ
Định giá theo đấu giá công khai (open-auction pricing)
Định giá đấu thầu kín (sealed-bid pricing)
Trang 25Phương pháp định giá theo giá hiện hành
Trang 26Phương pháp định giá bằng đấu giá
Đấu giá kiểu Anh: đấu giá tăng dần
Một người bán và nhiều người mua Người bán có sản phẩm cần bán, đặt một mức giá khởi điểm thấp, rồi yêu cầu những người mua chào giá
Đấu giá kiểu Hà Lan: đấu giá hạ dần
Một người mua và nhiều người bán: Người mua cần mua một sản phẩm nào đó
từ những người bán, yêu cầu những người bán chào giá
Một người bán và nhiều người mua: Người bán có sản phẩm cần bán,
xướng một mức giá ban đầu rất cao, rồi hạ dần
Đấu thầu kín
Giá là thông tin bí mật, nằm trong các hồ sơ dự thầu của những người bán nộp cho ban xét thầu của người mua
Chủ yếu dựa trên dự đoán về mức giá mà đối thủ đưa ra
Với mỗi mức giá định đưa ra, doanh nghiệp cân nhắc 2 yếu tố: (1) xác suất trúng
Trang 277 Lựa chọn mức giá cuối cùng
Những xem xét trước khi đưa ra mức giá cuối cùng
Tác động của giá tới tâm lý người tiêu dùng
Ảnh hưởng của các công cụ marketing khác tới giá
Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp
Tác động của giá tới các bên khác: nhà trung gian, đối thủ, chính phủ
Trang 28Tác động tâm lý của giá
Mối quan hệ giá – chất lượng
Giá cao dễ tạo cảm giác chất lượng cao, đặc biệt khi người mua thiếu thông tin về chất lượng thực
Giá tham khảo (reference price):
Mối liên hệ giữa giá quá khứ và giá hiện tại
Giá của một sản phẩm so với giá của những sản phẩm khác cùng loại, cùng được trưng bày ở một chỗ
Chữ số tận cùng của giá: (giá chẵn, giá lẻ)
99$, 12.999.999đ
Trang 29Ảnh hưởng của các công cụ marketing khác tới giá
Quảng cáo làm tăng chất lượng cảm nhận của sản phẩm
Những sản phẩm có chất lượng tương đối là cao và chi phí
quảng cáo cao có giá cao nhất
Những sản phẩm có chất lượng tương đối là thấp và chi phí
quảng cáo thấp có giá thấp nhất
Liên hệ giữa chi phí quảng cáo cao và giá cao là rõ nhất trong những giai đoạn bão hoà và suy thoái của CKSSP, đối với
những thương hiệu dẫn đầu thị trường và đối với những sản
phẩm rẻ tiền
Trang 30Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp
Mức giá đưa ra cần nhất quán với những mục tiêu và
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh dẫn đầu về
chất lượng hay chất lượng cao, giá cần phải cao
Nếu doanh nghiệp muốn đạt lượng bán lớn trên một khu vực địa lý cụ thể hay muốn thâm nhập thị trường nhanh, giá cần phải cạnh tranh hoặc thấp
Trang 31Tác động của giá tới các bên
Giá quá thấp hay giảm giá quá nhiều - Bán phá giá ?
Giá quá cao hay tăng giá quá nhiều - Lợi dụng tình thế độc quyền ?
Trang 32IV Các chiến lược giá
1 Các chiến lược giá theo khu vực địa lý
2 Các chiến lược giá cho sản phẩm mới/ gia nhập thị
trường
3 Các chiến lược giá theo hình thức giảm giá
4 Các chiến lược giá phân biệt
Trang 331 Các chiến lược giá theo khu vực địa lý
Khách hàng chịu toàn bộ chi phí vận chuyển:
Định giá tại nơi sản xuất (factory FOB pricing)
Định giá giao hàng theo vùng (zone pricing)
Người bán chịu toàn bộ chi phí vận chuyển
Định giá đồng vận phí (định giá tem thư – stamp pricing)
Người mua và người bán chia sẻ chi phí vận chuyển
Định giá với chi phí vận chuyển cạnh tranh (cost-absorption pricing)
Trang 342 Các chiến lược giá cho sản phẩm mới/ gia nhập thị trường
Định giá thâm nhập (penetrating pricing)
sản phẩm cạnh tranh
mô thị trường là lớn; (3) khả năng hạ chi phí là lớn khi lượng
Trang 35 Định giá hớt váng (skimming pricing)
phẩm cạnh tranh Theo thời gian, giá sẽ được hạ dần để thu hút thêm những nhóm khách hàng mới
chất lượng cao
phẩm có tính năng độc đáo; (3) tình thế cạnh tranh chưa khốc liệt
Trang 363 Các chiến lược giá theo hình thức giảm
giá
Chiết khấu (discounts)
Chiết khấu theo đặc điểm thanh toán
Chiết khấu theo số lượng mua
Chiết khấu theo chức năng: cho nhà trung gian
Chiết khấu theo mùa vụ
Bớt giá (allowances)
Bớt giá đổi hàng (trade-in)
Bớt giá xúc tiến bán (promotional)
Trang 374 Các chiến lược giá phân biệt
Định giá phân biệt là việc đưa ra các mức giá khác
nhau đối với cùng một sản phẩm mà sự khác biệt về
giá không dựa trên sự khác biệt về chi phí
Các kiểu định giá phân biệt
Phân biệt theo khách hàng (by customer)
Phân biệt theo vị trí (by location)
Phân biệt theo thời gian (by time)
Phân biệt theo dạng sản phẩm (by product-form)
Trang 385 Các chiến lược giá cho hỗn hợp sản phẩm
Chiến lược giá cho dòng sản phẩm (product-line): Điểm giá, khoảng cách giá
Chiến lược giá theo các đặc điểm tuỳ chọn
(optional-feature): phần bắt buộc và phần tuỳ chọn
Chiến lược giá cho các sản phẩm dùng kèm với nhau
Trang 39V Chủ động thay đổi giá và đáp ứng trước các thay đổi về giá
3 Đáp ứng khi đối thủ giảm giá
Trang 401 Chủ động tăng giá
Những hoàn cảnh khiến doanh nghiệp phải tăng giá:
Chi phí tăng lên
Nhu cầu đối với sản phẩm quá cao
Những lưu ý khi tăng giá:
Tránh để khách hàng nghĩ rằng DN lợi dụng
Thông báo rõ ràng trước khi tăng giá
Giải thích ngắn gọn và dễ hiểu về lý do tăng giá
Nên sử dụng những biện pháp khác mà KH ít để ý hơn trước khi tăng giá (bỏ chiết khấu, giảm số lượng, cắt dịch vụ)
Nên có điều khoản về chi phí leo thang trong hợp đồng để có thể
Trang 41Những đáp ứng khi chi phí tăng mà không phải tăng giá
Giảm số lượng/khối lượng sản phẩm
Thay thế nguyên vật liệu đắt tiền bằng những
nguyên vật liệu rẻ tiền hơn
Giảm bớt hay loại bỏ một số đặc điểm của sản
phẩm
Sử dụng vật liệu bao bì rẻ hơn hoặc to hơn để
giảm chi phí bao bì
Giảm bớt số phương án về kích cỡ và kiểu dáng
Tạo ra nhãn hiệu mới rẻ tiền hơn
Trang 422 Chủ động giảm giá
Những hoàn cảnh dẫn đến giảm giá:
Dư thừa năng lực sản xuất
Trang 433 Đáp ứng khi đối thủ hạ giá
Khi đối thủ cạnh tranh hạ giá:
Phân tích sự hạ giá
Lựa chọn sự đáp ứng của DN
Trang 44 Phân tích sự hạ giá của đối thủ:
Mục đích hạ giá của đối thủ là gì?
Sự hạ giá này lâu dài hay tạm thời?
Sự hạ giá này có ảnh hưởng xấu tới thị phần và lợi
nhuận của DN chúng ta không?
Chúng ta có cần phải đáp ứng lại không?
Trang 45 Lựa chọn sự đáp ứng:
Nếu sản phẩm không khác biệt, DN phải hạ giá theo
Nếu sản phẩm có tính khác biệt, DN có nhiều lựa chọn
Hạ giá theo
Giữ giá, tăng chất lượng, tăng truyền thông
Tăng giá, tăng chất lượng, tăng truyền thông
Tung ra thương hiệu mới cạnh tranh trực tiếp với thương
hiệu của đối thủ, tăng giá thương hiệu hiện tại, tăng truyền thông