Thành phần năng suất của cây dưa hấu

Một phần của tài liệu hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chính trên dưa hấu (Trang 71)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN

3. Khảo sát kết quả trung bình các chỉ tiêu ghi nhận của toàn thí nghiệm

3.4. Thành phần năng suất của cây dưa hấu

3.4.1. Trọng lượng toàn dây

Vào thời điểm thu hoạch trái, phần thân lá đã bắt đầu khô dần, nên trọng lượng toàn dây được quyết định chủ yếu bởi trọng lượng trái. Kết quả Hình 16 cho thấy trọng lượng tươi toàn cây dưa hấu không có khác biệt ý nghĩa thống kê, đối với các nghiệm thức IPM và nông dân đạt trọng lượng toàn dây (3,25 kg) tương đương nhau. Điều nầy cũng được giải thích tương tự như chỉ tiêu về chiều dài trái và chu vi trái dưa hấu, như vậy việc sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý theo hướng IPM có hiệu quả tương tự như phun theo kinh nghiệm của nông dân nhưng có độ an toàn cao hơn cho sản phẩm và môi trường.

Nghiệm thức 2.5 2.7 2.9 3.1 3.3 3.5

ND_O ND_T IPM_T IPM_O

T rọ ng ợn g to àn d ây ( K g)

Hình 16: Ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma

lên trọng lượng toàn dây trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006

3.4.2. Trọng lượng trái

Kết quả ở Hình 17 cho thấy trọng lượng trung bình trái dưa hấu cũng không có khác biệt ý nghĩa (2,7 kg). Điều nầy do kích thước trái và trọng lượng toàn dây ở các nghiệm thức không khác biệt và cũng chính những thành phần năng suất nầy quyết định đến năng suất sau cùng.

Nghiệm thức 2.5 2.6 2.7 2.8 T rọ ng ợn g tr ái (K g)

ND_O ND_T IPM_T IPM_O

Hình 17: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma lên trọng lượng trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành,

Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006

tự như các chỉ tiêu về chiều dài dây, chiều dài trái, chu vi trái, trọng lượng toàn dây và trọng lượng trái, cho thấy việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng không có ảnh hưởng tới năng suất trái dưa. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trừ sâu theo hướng IPM đảm bảo được phẩm chất trái (Bảng 29), đồng thời đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất và tiêu dùng cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đối với phương pháp xử lý nấm thì giữa các nghiệm thức cũng không khác biệt có ý nghĩa, như vậy biện pháp nầy cũng không làm tăng trọng lượng toàn dây, trọng lượng trái và năng suất trái.

Nghiệm thức 200 225 250 275 300 N ăn g su ất t i ( K g)

ND_O ND_T IPM_T IPM_O

Hình 18: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma năng suất trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành,

Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006

Tóm lại, thành phần năng suất của cây dưa không bị chi phối bởi biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh trên dưa. Tuy nhiên việc phun thuốc theo IPM và xử lý nấm

Trichoderma sẽ giúp giảm số lần và loại thuốc sử dụng thấp, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, ít ảnh hưởng tới môi trường và quan trọng nhất là giúp giảm chí phí sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập của người trồng dưa. Đây có thể xem là một mô hình canh tác dưa hấu điển hình cho địa phương hiện tại và trong tương lai, do nó phù hợp với mục tiêu của chương trình sản xuất rau an toàn đang được triển khai rộng rải ở tỉnh An Giang và một số địa phương khác của Việt Nam. Hơn nữa, việc canh tác rau màu nói chung và dưa hấu nói riêng, việc áp dụng kết hợp nhiều biện pháp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao và phẩm chất trái ngon là mục tiêu của chương trình năng suất xanh nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

3.5. Phẩm chất trái dưa hấu (độ Brix)

Phẩm chất trái dưa hấu được thể hiện qua chỉ số độ Brix (tổng lượng chất khô hòa tan), chủ yếu được xác định qua hàm lượng chất đường có trong trái vào thời điểm một ngày sau khi thu hoạch. Từ kết quả được ghi nhận ở Bảng 29, cho thấy độ Brix trong trái dưa hấu không khác biệt có ý nghĩa ở các nghiệm thức IPM_T (11,84%), IPM_O (10,48%), ND_O (10,56%) và ND_T (11,27%). Điều nầy cho thấy độ Brix của dưa không bị tác động bởi phương pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và xử lý nấm

Bảng 29: Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh lên độ Brix (%) trong trái dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006 STT Nghiệm thức Độ Brix (%) 1 ND_O 10,56 2 ND_T 11,27 3 IPM_T 11,84 4 IPM_O 10,48 5 Ý nghĩa ns 6 CV(%) 10,17

Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa 3.6. Hiệu quả kinh tế

Qua kết quả ở Bảng 30 và phụ chương 11 cho thấy nghiệm thức IMP_T đạt thu nhập cao nhất 26.342.000 đồng/ha, lợi nhuận 10.519.000 đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận 0,66, có nghĩa là nếu đầu tư một đồng vốn vào sản xuất dưa hấu theo hướng ND_T thì thu được 0,66 đồng lời.

Kế đến là nghiệm thức ND_O đạt thu nhập 25.005.000 đồng/ha, lợi nhuận 9.352.000 đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận 0,56 tức là nếu đầu tư một đồng vốn vào sản xuất dưa hấu theo hướng ND_O thì thu được 0,56 đồng lời. Còn nghiệm thức ND_T đạt thu nhập tương đối cao là 25.027.000 đồng/ha, đạt lợi nhuận thấp hơn hai nghiệm thức trên 8.725.000 đồng/ha với tỷ suất lợi nhuận là 0,54. Riêng với nghiệm thức IPM_O đạt thu nhập 24.927.000 đồng/ha, lợi nhuận đạt 9.531.000 đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận là 0,62.

Như vậy, trồng dưa hấu áp dụng kỹ thuật theo IPM sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa đây là cơ sở khoa học khuyến cáo nông dân nên thay đổi biện pháp canh tác dưa hấu để có lợi nhuận cao, sản phẩm an toàn và môi trường sống trong lành hơn.

Bảng 30: Hiệu quả kinh tế trồng dưa hấu thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006

Đơn vị tính 1.000 đồng/ ha/vụ

STT Nghiệm

thức Năng suất (tấn/ha) Chi phí nhậpThu nhuậnLợi lợi nhuậnTỷ suất

1 ND_O 29,33 16.639 25.991 9.352 0,56 2 ND_T 27,77 16.302 25.027 8.725 0,54 3 IPM_T 29,38 15.823 26.342 10.519 0,66 4 IPM_O 27,3 15.396 24.927 9.531 0,62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Hiện trạng canh tác dưa hấu tại Tri Tôn

Về thời vụ gieo trồng: dưa hấu được trồng quanh năm trong vùng với diện tích lớn, tuy nhiên ở mức độ thâm canh và chuyên canh thấp, 80% hộ chỉ trồng một vụ dưa trong năm và trồng dưa chủ yếu là để tận dụng nền đất lúa, giúp tăng vụ.

Về kỹ thuật canh tác: phần lớn nông dân trồng dưa theo tập quán, không giống nhau giữa các nông hộ và còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới được khuyến cáo (chỉ 17,6% hộ sử dụng màng phủ, kiểu liếp đôi có 23,3% hộ áp dụng,…). Đặc biệt, có sự khác biệt rất rỏ rệt trong khâu bón phân giữa các nông hộ (mức đầu tư phân bón và lượng phân bón, thường thấp hơn so với khuyến cáo với lượng bón N : P: K trung bình: 114,7 : 123,9 : 53,8 kg/ha). Nông dân chưa biết hết được vai trò quan trọng của phân kali đối với cây dưa và lượng bón của loại phân này rất thấp so với nhu cầu (11,7% hộ có sử dụng phân KCl để cung cấp kali cho dưa và 25% hộ không cung cấp lượng K2O nào cho dưa trong suốt cả vụ). Các biện pháp chăm sóc như sửa dây, tỉa nhánh, úp nụ, tuyển trái,…được phần lớn nông dân thực hiện tốt, dù vẫn còn không ít hộ chưa thực hiện (41,7% hộ).

Về tình hình sâu bệnh hại: do phần lớn nông dân luân canh dưa với lúa nên nhìn chung tình hình gây hại của sâu, bệnh không nghiêm trọng lắm trong vùng. Tuy nhiên, cách phòng trừ sâu bệnh, hại của nông dân chưa có hiệu quả cao như việc phun thuốc định kỳ nhiều lần trên vụ (45% hộ với sâu và 61,7% hộ với bệnh), từ đó làm cho chi phí sản xuất tăng cao và sản phẩm thiếu an toàn, đặc biệt đối với các hộ không thực hiện việc cách ly đúng quy định.

Về năng suất và hiệu quả kinh tế: có sự chênh lệch lớn về mức năng suất thu được và thu nhập từ trồng dưa giữa các hộ và giữa các khu vực đất trồng dưa khác nhau trong vùng. Các khu vực đất ruộng trên thường bị thiếu nước tưới ở các vụ dưa chính vào mùa khô, cho năng suất và hiệu quả kinh tế rất thấp (chỉ 3,8 - 16 tấn/ha), có thể gây thua lỗ trong canh tác. Còn các khu vực canh tác khác thường cho năng suất và thu nhập cao (có hộ đạt đến 40,8 tấn/ha). Tuy nhiên do kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ nên vẫn có sự khác biệt lớn về mức thu nhập và lợi nhuận thu được. Mức lợi nhuận trung bình từ canh tác dưa khá cao, 16,46 triệu đồng/ha. Lợi nhuận này cao hơn nhiều so với trồng lúa.

2. Ảnh hưởng các biện pháp phun thuốc, xử lý nấm Trichoderma lên sâu bệnh, năng suất dưa hấu tại Châu Thành, An Giang năng suất dưa hấu tại Châu Thành, An Giang

Phun thuốc theo nông dân và IPM có hiệu quả phòng trị tương đương nhau đối với sâu xanh (hạn chế được mật số ở thời điểm 28 NSKG), ruồi đục lòn và bệnh thán thư.

Thuốc Proclaim cho hiệu quả phòng trị sâu hại và giảm được số lần phun thuốc tốt.

Do bệnh chạy dây không xuất hiện trên ruộng dưa nên không khẳng định được hiệu quả của nấm Trichoderma và đối với bệnh thán thư thì vẫn không có hiệu quả.

Các biện pháp phun thuốc và xử lý nấm Trichoderma cũng không ảnh hưởng đến tăng trưởng và thành phần năng suất của dưa hấu qua các chỉ tiêu như số lá/dây chính, chiều dài dây chính, trọng lượng trung bình trái và kích thước trái.

Về năng suất dưa hấu thực tế thì cách phun thuốc theo IPM và nông dân tương đương nhau cũng như đối với phẩm chất trái (độ Brix), nhưng về hiệu quả kinh tế và an toàn môi trường thì theo IPM cao hơn nông dân.

II. KIẾN NGHỊ

Để xóa bỏ cách biệt về năng suất và hiệu quả trồng dưa hấu trong vùng, cần tiếp tục mở ngày càng nhiều các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa cho nông dân ở các xã, đặc biệt đối với các nông dân đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông, kỹ thuật viên xã cần thường xuyên tiếp xúc với nông dân, có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, nắm được những khó khăn của họ và kịp thời có biện pháp giúp đỡ họ giải quyết trong quá trình canh tác. Đối với các khu vực đất ruộng trên trong vùng, cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm nguồn nước tưới (khoang nước ngầm), hỗ trợ nông dân kỹ thuật canh tác dưa mùa mưa.

Xử lý nấm Trichoderma cần phải ủ nấm trong phân hữu cơ, phân chuồng và rơm mục trước khi đem bón vào liếp dưa kết hợp với việc phun tưới nấm định kỳ.

Việc phun thuốc theo IPM thì cần nghiên cứu thêm về chủng loại thuốc và ngưỡng kinh tế để có hiệu quả hơn về kinh tế, năng suất, phẩm chất dưa hấu cho người sản xuất và tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Basky Z.S. 1984. Effect of reflective mulches on virus incidence in seed cucumber. Prot-Eco. 6:1. 57-61; 15 ref. 1984.

Black L.L. 1980. "Aluminum" mulch: less virus disease. higher vegetable yields. Louisiana State Univ. USA. Louisiana Agriculture.23:3. 16-18. 1 pl.

CABI (Commonwealth Agricultural Bureaux International). 2001. Crop Protection Compendium. CD-ROM.

Chaefant R.B.; Jaworsk C.A.; Johnson A.W. and Sumner D.R. 1977. Reflective film mulches. millet barriers and pesticides; effects on watermelon mosaic virus insects. Nematode. soil born fungi. and yield of yellow summer squash.

Công ty cổ phần khử trùng giám định Việt Nam. 2006. Sổ tay hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. TP.HCM:NXB Nông Nghiệp.

Công ty thuốc sát trùng Việt Nam. 2000. Sổ tay tra cứu nông dược-CTy Vipesco. TP. HCM: NXB Nông nghiệp.

Dibble J.E. 1994. Curcubits pest management Guideline. IPM Education and publications. University of California. No. 27: pp 1-17.

Ennis R.S. 1987. PlastigoneTM a new. time controlled. photodegradable and plastic mulching film. Proc. 20th . Natl. Agr. Plastic. Congr. pp 83-90.

FAO. 2004. Crop primary. http://apps.fao.or g /faostat .

Gabystoll. 1986. Nature Crop Protection. Verlagjosef maragraf.

Ito T. 1994. Watermelon. Horticulture in Japan. Asakura publishing Co.. ltd.. pp 97. Jayma L.M. and Ronald F.L.M. 1992. Thrips palmi (Karny). Honolulu. Hawaii. Janine E. Victor (with additions from J. M. Suttie). 2005. Citrullus lanatus (Thunb.)

Matsum. & Nakai. Đọc từ:http://www.fao.org/ag/agp/agpc/doc/gbase /safricada - ta/citlan.htm. Đọc ngày: 24/10/2005.

John C.W. 1952. Diseases of cucurbits in Diseases of vegetable crops. Mc Graw Hill Book company. New York Toronto. Lodon. pp. 173-207.

Kato K. 2000. Recent topics on pest: melon yellow spot virus. Agriculture and Horticulture. 75. 103-107.

Lamont W.J; Sorenson K.A. and Averre. 1990. Painting aluminum strips on black plastic mulch reduces mosaic symptoms on summer quash. Hort. Sci. 25: 1305. Lewis R. 1997. Thirps as crop pest. CAB international U.K. USA. pp. 29-50.

Lê Thị Bảo Châu. 2000. Ảnh hưởng của biện pháp phủ liếp bằng plastic trên tăng trưởng và năng suất dưa leo, vụ Hè Thu 1999 tại phường Bình Thủy. TP. Cần Thơ. Tiểu luận tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại Cần Thơ.

Lê Thị Sen. 1996. Bài giảng côn trùng chuyên khoa. Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Mai Thị Phương Anh; Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi. 1996. Rau và trồng rau. Giáo trình dành cho viên cao học Nông nghiệp. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

Ngô Thị Mỹ Hiền. 2003. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng vô cơ lên sự phân hủy rơm của nấm Trichoderma spp. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành trồng trọt. Khoa nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Công Thuật. 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng-nghiên cứu và ứng dụng. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.

Nguyễn Khởi Nghĩa. 2001. Nghiên cứu giảm số lần phun thuốc trừ sâu hóa học trên năng suất dưa hấu huyện Vĩnh Châu - Sóc Trăng. vụ Xuân Hè 2000. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Kim Quyên. 2000. Ảnh hưởng của biện pháp phủ liếp bằng plastic trên năng suất đậu cove tại phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. vụ Hè Thu 1999. Tiểu luận tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Văn Biên. 2000. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. TP. HCM: NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Sĩ Lâm. 2004. Ảnh hưởng của vật liệu phủ liếp và các biện pháp phòng trừ sâu hại lên một số sâu hại chính trên dưa hấu ở Chợ Mới, An Giang vụ Xuân hè 2003. Luận văn thạc sĩ Trồng Trọt. Khoa Nông Nghiệp. Đại Học Cần Thơ

Nguyễn Thị Nghiêm. 1996. Bài giảng bệnh hại dưa bầu bí. Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thu Nga. 1999. Điều tra hiện trạng canh tác, sử dụng nông dược và nghiên cứu biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trên dưa leo tại Cần Thơ - Sóc Trăng vụ Hè Thu 1998. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Việt Toàn. 2000. Ảnh hưởng của biện pháp phủ liếp bằng plastic trên dịch hại. tăng trưởng và năng suất dưa leo, vụ Xuân Hè 1999 tại xã Long Hòa, TP. Cần Thơ. Tiểu luận tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. Paipool M. 1991. The use of fetilizers. mulching and irrigation for vegetable

production. Extention bulletin. No. 334.

Phạm Hồng Cúc. 2002. Kỹ thuật trồng dưa hấu. . TP. HCM: NXB Nông nghiệp.

Phạm Thị Nhất. 2000. Sâu bệnh chính hại một số cây thực phẩm và biện pháp quản lý. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

Phạm Văn Biên; Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh. 2000. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

Phạm Văn Lầm. 1995. Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.

Phạm Xuân Hồng. 2001. Ảnh hưởng của các biện pháp phủ liếp và sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên dịch hại dưa hấu phường Bình Thủy - TPCT. Tiểu luận tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông Nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Châu Thành. 2006. Báo cáo sơ kết tình hình sản

Một phần của tài liệu hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chính trên dưa hấu (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)