Ruồi đục lòn (Liriomyza trifolii Burgess)

Một phần của tài liệu hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chính trên dưa hấu (Trang 64)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN

3. Khảo sát kết quả trung bình các chỉ tiêu ghi nhận của toàn thí nghiệm

3.1.2. Ruồi đục lòn (Liriomyza trifolii Burgess)

* Thời điểm 22 NSKG

Ở thời điểm 22 NSKG tỷ lệ thiệt hại giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa, dù rằng cao nhất là nghiệm thức IPM_T (1,03%), thấp nhất là nghiệm thức ND_O (0,68%). Qua kết quả trên thì ta không cần xử lý thuốc để trị ruồi đục lòn vì tỷ lệ thiệt hại nầy không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng về sau của cây dưa.

* Thời điểm 28 NSKG

Đến thời điểm 28 NSKG tỷ lệ thiệt hại của các nghiệm thức cũng không khác biệt có ý nghĩa và tỷ lệ thiệt hại đều giảm hơn so với thời điểm 22 NSKG ở các nghiệm thức (Bảng 27), do vào thời điểm 24 NSKG nghiệm thức ND_O và ND_T tiếp tục sử dụng Regent hai lúa đỏ (20 cc) và Abamatic 3,6 EC (6 cc) để trị sâu xanh, còn ở nghiệm thức IPM_T và IPM_O thì phun Proclaim 1,9 ES (Bảng 3), cụ thể được thể hiện như sau:

- Tỷ lệ thiệt hại giảm từ thời điểm 22 – 28 NSKG ở IPM_T là 1,03 – 1,00 % và IPM_O (0,76 – 0,67 %).

- Tỷ lệ thiệt hại tăng từ thời điểm 22 – 28 NSKG ở ND_T là 0,68 – 0,79 % và ND_O (0,70 – 0,99 %).

Từ kết quả trên ta thấy được việc phun thuốc theo IPM chỉ sử dụng một loại thuốc Proclaim có phổ tác dụng rộng, ngoài phòng trừ hiệu quả sâu xanh còn có thể phòng ngừa được ruồi đục lòn, mặc dù biên độ thiệt hại giảm không cao nhưng khống chế được ở tỷ lệ thiệt hại nầy thì cây dưa ít bị ảnh hưởng đến sinh trưởng về sau. Còn phương pháp phun thuốc theo nông dân thì tỷ lệ thiệt hại gia tăng nhưng không đáng kể sau 4 ngày phun thuốc, nhưng đến lần lấy chỉ tiêu ở thời điểm 34 NSKG thì không còn thấy vết gây hại của ruồi đục lòn.

Qua đó ta thấy được hai phương pháp phun thuốc trừ sâu đều phòng ngừa tốt đối với ruồi đục lòn, nhưng theo kết quả ở Bảng 3 và Bảng 27 thì phun thuốc theo IPM có hiệu quả hơn, vì ít gây ảnh hưởng đến môi trường, công lao động, đặc biệt là về hiệu qủa kinh tế do theo phương pháp IPM thì chỉ sử dụng một loại thuốc và số lần phun thuốc cũng ít hơn (Phụ chương 11).

Tỷ lệ thiệt hại ở các biện pháp phun thuốc không khác biệt ý nghĩa có thể do ruồi đục lòn xuất hiện và gây hại rất thấp nên chưa có sự khác nhau giữa các biện pháp phun thuốc. Tiếp theo vào thời điểm 34 và 41 NSKG thì sự hiện diện của ruồi đục lòn không còn nữa. Từ kết quả trên ta thấy trong mùa nắng thì sự xuất hiện của ruồi đục lòn với tỷ lệ thiệt hại tương đối thấp nên ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của dưa.

Tóm lại, qua kết quả ghi nhận về các biện pháp phun thuốc cho thấy việc phun thuốc theo nông dân và IPM đều mang lại hiệu quả cao, giúp hạn chế được một số sâu hại quan trọng như bù lạch, rầy mềm và rầy phấn trắng đây là những côn trùng vectơ truyền bệnh khảm rất nguy hiểm mà suốt vụ thì không thấy xuất hiện, mặc dù hiệu quả biện pháp phun theo nông dân tương đương với phun theo IPM nhưng số lần phun cũng như loại thuốc sử dụng ở nghiệm thức nông dân nhiều hơn đồng thời độc tính của thuốc mạnh hơn so với nghiệm thức IPM. Như vậy việc phun thuốc theo IPM giúp hạn chế sâu hại, giúp cây sinh trưởng tốt, bảo đảm năng suất và phẩm chất trái, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bảng 27: Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại của ruồi đục lòn ở các thời điểm 22 NSKG, 28 NSGK; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006

Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê

3.2. Tình hình bệnh hại trên ruộng dưa hấu

Nhìn chung, thí nghiệm nầy được bố trí hoàn toàn trong mùa nắng, điều kiện thời tiết khô ráo nên bệnh xuất hiện rất ít và gây thiệt hại không đáng kể. Trong thời gian thí nghiệm, trên ruộng dưa xuất hiện bệnh phổ biến như bệnh thán thư, bệnh đốm lá gốc, bệnh vàng lá....Tuy nhiên, các bệnh trên đều không gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngoại trừ bệnh thán thư. Bệnh nầy xuất hiện khá phổ biến và kéo dài trong suốt vụ, vì vậy có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Qua kết quả về tình hình sâu hại thì thấy bù lạch và rầy phấn trắng không xuất hiện trên ruộng dưa nên không có vật trung gian để làm vectơ truyền bệnh khảm.

3.2.1. Thời điểm 28 NSKG

Kết quả ở Hình 11 cho thấy bệnh thán thư xuất hiện khá sớm ở thời điểm 28 NSKG, tỷ lệ bệnh thấp nhất ở nghiệm thức ND_T (2,03%) và cao nhất ở ND_O (2,63%), còn ở IPM_T và IPM_O thì không có biến động lớn (2,52-2,59%) và không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Qua kết quả nầy có thể khẳng định việc xử lý nấm

Trichoderma không có hiệu quả đối với bệnh thán thư ở thời điểm nầy. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc trừ bệnh theo nông dân từ lúc gieo đến 20 NSKG thì vẫn không có hiệu quả phòng trị bệnh thán thư mặc dù có số lần và loại thuốc phun ngừa bệnh nhiều lần (Bảng 4), điều nầy cho thấy nông dân sử dụng thuốc không mang lại hiệu kinh tế. Như vậy, đến thời điểm nầy việc sử dụng thuốc trừ bệnh thán thư là không cần thiết.

3.2.2. Thời điểm 34 NSKG

Đến thời điểm nầy thì tỷ lệ bệnh ở tất cả các nghiệm thức điều tăng nhưng không đáng kể và không có khác biệt ý nghĩa thống kê (Hình 11). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thiệt hại bệnh thán thư không tăng đáng kể là do điều kiện khí hậu ở thời điểm nầy nắng nóng và không có sương mù, tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển của nấm

Collectotrichum lagenarium gây hại (phụ chương 12). Mặt khác việc xử lý nấm

Trichoderma và thuốc trừ bệnh theo nông dân vẫn tỏ ra không có hiệu quả phòng trị bệnh thán thư.

3.2.3. Thời điểm 41 NSKG

Cũng từ dẫn liệu ở Hình 11 thì tỷ lệ thiệt hại bệnh thán thư có sự khác biệt ý nghĩa

STT Nghiệm thức Tỷ lệ thiệt hại (%) 22 NSKG 28 NSKG 1 ND_O 0,68 0,79 2 ND_T 0,70 0,99 3 IPM_T 1,03 1,00 4 IPM_O 0,76 0,67 5 Ý nghĩa ns ns 6 CV 28,80 37,20

(4,53 %) và ND_T (5,32 %) và cao nhất ở IPM_O (10,41 %) và IPM_T (9,97%). Thật vậy, theo Bảng 4 thì ở nghiệm thức IPM_O và IPM_T chưa phun thuốc trừ bệnh, cho nên bệnh xảy ra cao hơn ở các nghiệm thức ND_T và ND_O (do ở thời điểm 37 NSKG trên hai nghiệm thức nầy có xử lý thuốc trừ bệnh Dithan và Ticacben).

Như vậy, từ kết quả trên thì việc phun thuốc trừ bệnh kể từ sau 41 NSKG ở các nghiệm thức là cần thiết để đảm bảo sinh trưởng và năng suất dưa về sau.

3.2.4. Thời điểm 48 NSKG

Do có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiệt hại ở thời điểm 41 NSKG, nên vào 44 NSKG ở các nghiệm thức đều có sử dụng Ridomil để trị bệnh (Bảng 4), nhưng đến 48 NSKG thì thấy bệnh trên lá không những không giảm mà còn gia tăng (thời điểm cuối nầy có mưa nhiều và dưa phải tập trung dinh dưỡng phát triển trái nên những lá ở gần gốc dưa đa phần đều bị bệnh). Tuy nhiên, phun thuốc không làm giảm bệnh nhưng cũng khống chế được phần nào góp sự gia tăng áp lực bệnh xảy ra trên trái trở về sau.

Tóm lại, qua kết quả ghi nhận về các biện pháp phun thuốc cho thấy hiệu quả của biện pháp phun theo IPM tương đương với phun theo nông dân, nhưng số lần và loại thuốc sử dụng ở các nghiệm thức phun theo nông dân nhiều hơn đồng thời độc tính của thuốc mạnh hơn so với nghiệm thức IPM. Như vậy, phun thuốc theo IPM giúp hạn chế bệnh hại, giúp cây sinh trưởng tốt, bảo đảm năng suất và phẩm chất trái đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra, qua kết quả khảo sát thì bệnh chạy dây không xảy ra ở tất cả các lô thí nghiệm nên không xác định được hiệu quả của nấm Trichoderma trong việc phòng ngừa bệnh chạy dây do nấm Fusarium gây ra.

b b a a Nghiệm thức 0 5 10 15 20 25

ND_O ND_T IPM_T IPM_O

T lệ th iệ t hạ i ( % ) 28 NSKG34 NSKG 41 NSKG 48 NSKG

Hình 11: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thiệt hại của bệnh thán thư dưới sự ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh ở thời điểm 28 NSKG, 34 NSKG, 41 NSKG, 48 NSKG;

ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006

3.3. Tình hình sinh trưởng của cây dưa hấu3.3.1. Số lá trên dây chính 3.3.1. Số lá trên dây chính

Kết quả Hình 12 cho thấy biến động về sự phát triển số lá tương đối thấp và không khác biệt ý nghĩa qua các thời điểm lấy chỉ tiêu.

* Giai đoạn trước khi ra hoa (12 NSKG, 16 NSKG, 22 NSKG và 34 NSKG)

Theo Hình 12 thì số lá trên dây chính của cây dưa ở giai đoạn trước khi ra hoa ở các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa thống kể từ thời điểm 12-34 NSKG. Ngoài ra, cây dưa có trung bình tổng số lá/dây chính và tốc độ ra lá/ngày ngày càng gia tăng qua các thời điểm trước khi ra hoa, được biểu hiện cụ thể ở 12 NSKG là 3 lá/dây chính và 0,25 lá/ngày, 16 NSKG (≥5 lá/dây chính và 0,5 lá/ngày), 22 NSKG (≥11 lá/dây chính và 1 lá/ngày), 28 NSKG (≥20 lá/dây chính và 1,5 lá/ngày) và 34 NSKG (≥30 lá/dây chính và 1,7 lá/ngày). Như vậy, ở giai đoạn trước khi ra hoa trung bình mỗi ngày dưa ra được 0,88 lá/ngày. Kết quả trên có thể do cây dưa ở giai đoạn nầy gia tăng mức độ hấp thu dinh dưỡng nên tốc độ ra lá/ngày càng nhanh, hơn nữa ở thời điểm nầy sâu bệnh hại chưa ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của dưa ở cả những nghiệm thức có xử lý

Trichoderma. Vì vậy, Trichoderma vẫn chưa thể hiện hiệu quả kích thích sự tăng trưởng cây dưa. Nghiệm thức 0 10 20 30 40

ND_O ND_T IPM_T IPM_O

S /d ây c n h 12 NSKG 16 NSKG 22 NSKG 28 NSKG 34 NSKG

Hình 12: Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý sâu bệnh ở các thời điểm trước khi ra hoa, của thí nghiệm tại Vĩnh Thành,

An Giang, vụ Xuân hè 2006

* Giai đoạn sau ra hoa (41 NSKG, 55 NSKG)

Dẫn liệu Hình 13 sự phát triển lá ở thời điểm thu hoạch (55 NSKG) giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa, trung bình đến thời điểm nầy số lá trên dây chính ở nghiệm thức ND_O (47,20 lá/dây chính), ND_T (45,50 lá/dây chính), IPM_T (42,97 lá/dây chính), IPM_O (45,05 lá/dây chính) và trung bình mỗi ngày từ giai đoạn sau khi ra hoa dưa phát triển được 0,7 lá/ngày. Do trong giai đoạn nầy dưa phải tập trung vào việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp về trái, dây dưa hấu có số lá nhiều hơn thì hiệu suất quang hợp cao hơn, tăng sản phẩm chất hữu cơ do quang hợp tạo ra, cũng như tổng lượng sinh khối xanh, từ đó góp phần làm tăng sự phát triển của thân, lá và trái, cũng như phẩm chất trái lúc thu hoạch (Nguyễn Sĩ Lâm, 2004). Từ kết quả trên thì việc phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma không ảnh hưởng đến số lá

Nghiệm thức 0 15 30 45 60 S /d ây c h ín h

ND_O ND_T IPM_T IPM_O

41 NSKG 55 NSKG

Hình 13: Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý sâu bệnh ở các thời điểm sau khi ra hoa, của thí nghiệm tại Vĩnh Thành,

Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006

3.3.2. Chiều dài dây chính

Kết quả từ Bảng 28 cho thấy sự phát triển chiều dài dây chính ở thời điểm 22 NSKG, 28 NSKG và 55 NSKG không khác biệt có ý nghĩa thống kê, cụ thể được thể hiện như sau:

* Chiều dài dây chính ở thời điểm 22 NSKG

Chiều dài dây chính trên dưa hấu ở thời điểm nầy giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa, mặc dù nghiệm thức ND_T có dây dưa dài nhất (62,44 cm), ND_O (56,24 cm), IPM_T (55,13 cm) và thấp nhất ở IPM_O (51,89 cm). Giữa các biện pháp phun thuốc ở thời điểm 22 NSKG thì phun thuốc theo ND có chiều dài dây chính dài nhất (Bảng 28) nhưng không khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê. Chỉ tiêu nầy cũng phù hợp với tình hình sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng dưa, trong đó ở suốt vụ không có bệnh khảm ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển bình thường của dưa.

* Chiều dài dây chính đến thời điểm 28 NSKG

Cũng như ở thời điểm 22 NSKG thì chiều dài dây chính giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức ND_T (141,1 cm), ND_O (126,3 cm), IPM_T (117,6 cm) và IPM_O (121,6 cm). Đến thời điểm nầy trùng bình mỗi dây dưa dài ra được ≥ 4,4 cm/ngày, tương tự thời điểm 22 NSKG là sự phát triển về chiều dài dây dưa không chịu sự tác động của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh, mặc khác do tình hình sâu bệnh trên dưa thời điểm nầy cũng không đáng kể nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của dưa. Còn đối với việc xử lý nấm đến thời điểm nầy thì sự kích thích giúp dưa phát triển chiều dài không thể hiện rỏ.

* Chiều dài dây chính thời điểm 55 NSKG

Cũng từ kết quả ở Bảng 28, thì giữa các nghiệm thức cũng không khác biệt có ý nghĩa, thể hiện cụ thể ở ND_O là 300,47 cm, ND_T (300,59 cm), IPM_T (300,49 cm) và IPM_O (300,57 cm), trung bình đến thời điểm thu hoạch (55 NSKG) thì chiều dài dây dưa phát triển ≥ 5,4 cm/ngày, cũng như các thời điểm trên do tình hình sâu bệnh trên dưa trong suốt vụ chưa gây thiệt hại đáng kể.

Kết quả trên khẳng định sự phát triển chiều dài dây dưa không chịu ảnh hưởng của nấm Trichoderma và các biện pháp phun thuốc ở nghiệm thức.

Bảng 28: Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh lên sự tăng trưởng chiều dài dây chính ở các thời điểm 22 NSKG, 28 NSKG, 55 NSGK; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006

STT Nghiệm thức Chiều dài dây chính (cm)

22 NSKG 28 NSKG 55 NSKG 1 ND_O 56,24 126,3 300,47 2 ND_T 62,44 141,8 300,59 3 IPM_T 55,13 117,6 300,49 4 IPM_O 51,89 121,6 300,57 5 Ý nghĩa ns ns ns 6 CV(%) 7,71 5,89 8,15

Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa

3.3.3. Chiều dài trái

Theo kết quả ở Hình 14, chiều dài trái dưa hấu ở nghiệm thức phun thuốc theo hướng IPM và nông dân cho chiều dài trái tương đương nhau (18 cm), không có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Vì theo kết qủa sâu bệnh thì tình hình dịch bệnh trên ruộng dưa có tỷ lệ thiệt hại rất thấp và cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nên không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cây dưa trong suốt vụ.

Nghiệm thức 16 17 18 19 C h iề u d ài t i ( cm )

ND_O ND_T IPM_T IPM_O

Hình 14: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên chiều dài trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành,

Kết quả tương tự như chiều dài trái được ghi nhận ở Hình 15, thì chu vi trái ở các nghiệm thức không khác biệt ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức phun thuốc theo hướng IPM đạt chu vi trái (47,52 cm) tương đương với các nghiệm thức phun nông dân (46,70cm). Điều nầy được giải thích là ở cả hai biện pháp phun thuốc không ảnh hưởng đến sự phát triển của trái dưa, mặc khác tình hình dịch hại trên dưa cũng không đáng kể nên cũng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dưa.

Riêng đối với phương pháp xử lý nấm Trichoderma thì giữa các nghiệm thức cũng không khác biệt có ý nghĩa, như vậy phương pháp nầy không kích thích sự tăng trưởng của dưa được thể hiện qua tăng chiều dài và chu vi trái.

Nghiệm thức 43 45 47 49 C h u v i t i ( cm )

ND_O ND_T IPM_T IPM_O

Hình 15: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên

Một phần của tài liệu hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chính trên dưa hấu (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)