II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN
3. Khảo sát kết quả trung bình các chỉ tiêu ghi nhận của toàn thí nghiệm
3.3. Tình hình sinh trưởng của cây dưa hấu
Kết quả Hình 12 cho thấy biến động về sự phát triển số lá tương đối thấp và không khác biệt ý nghĩa qua các thời điểm lấy chỉ tiêu.
* Giai đoạn trước khi ra hoa (12 NSKG, 16 NSKG, 22 NSKG và 34 NSKG)
Theo Hình 12 thì số lá trên dây chính của cây dưa ở giai đoạn trước khi ra hoa ở các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa thống kể từ thời điểm 12-34 NSKG. Ngoài ra, cây dưa có trung bình tổng số lá/dây chính và tốc độ ra lá/ngày ngày càng gia tăng qua các thời điểm trước khi ra hoa, được biểu hiện cụ thể ở 12 NSKG là 3 lá/dây chính và 0,25 lá/ngày, 16 NSKG (≥5 lá/dây chính và 0,5 lá/ngày), 22 NSKG (≥11 lá/dây chính và 1 lá/ngày), 28 NSKG (≥20 lá/dây chính và 1,5 lá/ngày) và 34 NSKG (≥30 lá/dây chính và 1,7 lá/ngày). Như vậy, ở giai đoạn trước khi ra hoa trung bình mỗi ngày dưa ra được 0,88 lá/ngày. Kết quả trên có thể do cây dưa ở giai đoạn nầy gia tăng mức độ hấp thu dinh dưỡng nên tốc độ ra lá/ngày càng nhanh, hơn nữa ở thời điểm nầy sâu bệnh hại chưa ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của dưa ở cả những nghiệm thức có xử lý
Trichoderma. Vì vậy, Trichoderma vẫn chưa thể hiện hiệu quả kích thích sự tăng trưởng cây dưa. Nghiệm thức 0 10 20 30 40
ND_O ND_T IPM_T IPM_O
S ố lá /d ây c hí n h 12 NSKG 16 NSKG 22 NSKG 28 NSKG 34 NSKG
Hình 12: Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý sâu bệnh ở các thời điểm trước khi ra hoa, của thí nghiệm tại Vĩnh Thành,
An Giang, vụ Xuân hè 2006
* Giai đoạn sau ra hoa (41 NSKG, 55 NSKG)
Dẫn liệu Hình 13 sự phát triển lá ở thời điểm thu hoạch (55 NSKG) giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa, trung bình đến thời điểm nầy số lá trên dây chính ở nghiệm thức ND_O (47,20 lá/dây chính), ND_T (45,50 lá/dây chính), IPM_T (42,97 lá/dây chính), IPM_O (45,05 lá/dây chính) và trung bình mỗi ngày từ giai đoạn sau khi ra hoa dưa phát triển được 0,7 lá/ngày. Do trong giai đoạn nầy dưa phải tập trung vào việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp về trái, dây dưa hấu có số lá nhiều hơn thì hiệu suất quang hợp cao hơn, tăng sản phẩm chất hữu cơ do quang hợp tạo ra, cũng như tổng lượng sinh khối xanh, từ đó góp phần làm tăng sự phát triển của thân, lá và trái, cũng như phẩm chất trái lúc thu hoạch (Nguyễn Sĩ Lâm, 2004). Từ kết quả trên thì việc phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma không ảnh hưởng đến số lá
Nghiệm thức 0 15 30 45 60 S ố lá /d ây c h ín h
ND_O ND_T IPM_T IPM_O
41 NSKG 55 NSKG
Hình 13: Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý sâu bệnh ở các thời điểm sau khi ra hoa, của thí nghiệm tại Vĩnh Thành,
Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006
3.3.2. Chiều dài dây chính
Kết quả từ Bảng 28 cho thấy sự phát triển chiều dài dây chính ở thời điểm 22 NSKG, 28 NSKG và 55 NSKG không khác biệt có ý nghĩa thống kê, cụ thể được thể hiện như sau:
* Chiều dài dây chính ở thời điểm 22 NSKG
Chiều dài dây chính trên dưa hấu ở thời điểm nầy giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa, mặc dù nghiệm thức ND_T có dây dưa dài nhất (62,44 cm), ND_O (56,24 cm), IPM_T (55,13 cm) và thấp nhất ở IPM_O (51,89 cm). Giữa các biện pháp phun thuốc ở thời điểm 22 NSKG thì phun thuốc theo ND có chiều dài dây chính dài nhất (Bảng 28) nhưng không khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê. Chỉ tiêu nầy cũng phù hợp với tình hình sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng dưa, trong đó ở suốt vụ không có bệnh khảm ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển bình thường của dưa.
* Chiều dài dây chính đến thời điểm 28 NSKG
Cũng như ở thời điểm 22 NSKG thì chiều dài dây chính giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức ND_T (141,1 cm), ND_O (126,3 cm), IPM_T (117,6 cm) và IPM_O (121,6 cm). Đến thời điểm nầy trùng bình mỗi dây dưa dài ra được ≥ 4,4 cm/ngày, tương tự thời điểm 22 NSKG là sự phát triển về chiều dài dây dưa không chịu sự tác động của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh, mặc khác do tình hình sâu bệnh trên dưa thời điểm nầy cũng không đáng kể nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của dưa. Còn đối với việc xử lý nấm đến thời điểm nầy thì sự kích thích giúp dưa phát triển chiều dài không thể hiện rỏ.
* Chiều dài dây chính thời điểm 55 NSKG
Cũng từ kết quả ở Bảng 28, thì giữa các nghiệm thức cũng không khác biệt có ý nghĩa, thể hiện cụ thể ở ND_O là 300,47 cm, ND_T (300,59 cm), IPM_T (300,49 cm) và IPM_O (300,57 cm), trung bình đến thời điểm thu hoạch (55 NSKG) thì chiều dài dây dưa phát triển ≥ 5,4 cm/ngày, cũng như các thời điểm trên do tình hình sâu bệnh trên dưa trong suốt vụ chưa gây thiệt hại đáng kể.
Kết quả trên khẳng định sự phát triển chiều dài dây dưa không chịu ảnh hưởng của nấm Trichoderma và các biện pháp phun thuốc ở nghiệm thức.
Bảng 28: Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh lên sự tăng trưởng chiều dài dây chính ở các thời điểm 22 NSKG, 28 NSKG, 55 NSGK; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
STT Nghiệm thức Chiều dài dây chính (cm)
22 NSKG 28 NSKG 55 NSKG 1 ND_O 56,24 126,3 300,47 2 ND_T 62,44 141,8 300,59 3 IPM_T 55,13 117,6 300,49 4 IPM_O 51,89 121,6 300,57 5 Ý nghĩa ns ns ns 6 CV(%) 7,71 5,89 8,15
Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa
3.3.3. Chiều dài trái
Theo kết quả ở Hình 14, chiều dài trái dưa hấu ở nghiệm thức phun thuốc theo hướng IPM và nông dân cho chiều dài trái tương đương nhau (18 cm), không có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Vì theo kết qủa sâu bệnh thì tình hình dịch bệnh trên ruộng dưa có tỷ lệ thiệt hại rất thấp và cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nên không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cây dưa trong suốt vụ.
Nghiệm thức 16 17 18 19 C h iề u d ài t rá i ( cm )
ND_O ND_T IPM_T IPM_O
Hình 14: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên chiều dài trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành,
Kết quả tương tự như chiều dài trái được ghi nhận ở Hình 15, thì chu vi trái ở các nghiệm thức không khác biệt ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức phun thuốc theo hướng IPM đạt chu vi trái (47,52 cm) tương đương với các nghiệm thức phun nông dân (46,70cm). Điều nầy được giải thích là ở cả hai biện pháp phun thuốc không ảnh hưởng đến sự phát triển của trái dưa, mặc khác tình hình dịch hại trên dưa cũng không đáng kể nên cũng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dưa.
Riêng đối với phương pháp xử lý nấm Trichoderma thì giữa các nghiệm thức cũng không khác biệt có ý nghĩa, như vậy phương pháp nầy không kích thích sự tăng trưởng của dưa được thể hiện qua tăng chiều dài và chu vi trái.
Nghiệm thức 43 45 47 49 C h u v i t rá i ( cm )
ND_O ND_T IPM_T IPM_O
Hình 15: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên chu vi trái trên dưa hấu tại; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành,
Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
3.4. Thành phần năng suất của cây dưa hấu3.4.1. Trọng lượng toàn dây 3.4.1. Trọng lượng toàn dây
Vào thời điểm thu hoạch trái, phần thân lá đã bắt đầu khô dần, nên trọng lượng toàn dây được quyết định chủ yếu bởi trọng lượng trái. Kết quả Hình 16 cho thấy trọng lượng tươi toàn cây dưa hấu không có khác biệt ý nghĩa thống kê, đối với các nghiệm thức IPM và nông dân đạt trọng lượng toàn dây (3,25 kg) tương đương nhau. Điều nầy cũng được giải thích tương tự như chỉ tiêu về chiều dài trái và chu vi trái dưa hấu, như vậy việc sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý theo hướng IPM có hiệu quả tương tự như phun theo kinh nghiệm của nông dân nhưng có độ an toàn cao hơn cho sản phẩm và môi trường.
Nghiệm thức 2.5 2.7 2.9 3.1 3.3 3.5
ND_O ND_T IPM_T IPM_O
T rọ ng lư ợn g to àn d ây ( K g)
Hình 16: Ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma
lên trọng lượng toàn dây trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
3.4.2. Trọng lượng trái
Kết quả ở Hình 17 cho thấy trọng lượng trung bình trái dưa hấu cũng không có khác biệt ý nghĩa (2,7 kg). Điều nầy do kích thước trái và trọng lượng toàn dây ở các nghiệm thức không khác biệt và cũng chính những thành phần năng suất nầy quyết định đến năng suất sau cùng.
Nghiệm thức 2.5 2.6 2.7 2.8 T rọ ng lư ợn g tr ái (K g)
ND_O ND_T IPM_T IPM_O
Hình 17: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma lên trọng lượng trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành,
Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
tự như các chỉ tiêu về chiều dài dây, chiều dài trái, chu vi trái, trọng lượng toàn dây và trọng lượng trái, cho thấy việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng không có ảnh hưởng tới năng suất trái dưa. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trừ sâu theo hướng IPM đảm bảo được phẩm chất trái (Bảng 29), đồng thời đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất và tiêu dùng cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường.
Đối với phương pháp xử lý nấm thì giữa các nghiệm thức cũng không khác biệt có ý nghĩa, như vậy biện pháp nầy cũng không làm tăng trọng lượng toàn dây, trọng lượng trái và năng suất trái.
Nghiệm thức 200 225 250 275 300 N ăn g su ất t rá i ( K g)
ND_O ND_T IPM_T IPM_O
Hình 18: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma năng suất trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành,
Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006
Tóm lại, thành phần năng suất của cây dưa không bị chi phối bởi biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh trên dưa. Tuy nhiên việc phun thuốc theo IPM và xử lý nấm
Trichoderma sẽ giúp giảm số lần và loại thuốc sử dụng thấp, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, ít ảnh hưởng tới môi trường và quan trọng nhất là giúp giảm chí phí sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập của người trồng dưa. Đây có thể xem là một mô hình canh tác dưa hấu điển hình cho địa phương hiện tại và trong tương lai, do nó phù hợp với mục tiêu của chương trình sản xuất rau an toàn đang được triển khai rộng rải ở tỉnh An Giang và một số địa phương khác của Việt Nam. Hơn nữa, việc canh tác rau màu nói chung và dưa hấu nói riêng, việc áp dụng kết hợp nhiều biện pháp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao và phẩm chất trái ngon là mục tiêu của chương trình năng suất xanh nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
3.5. Phẩm chất trái dưa hấu (độ Brix)
Phẩm chất trái dưa hấu được thể hiện qua chỉ số độ Brix (tổng lượng chất khô hòa tan), chủ yếu được xác định qua hàm lượng chất đường có trong trái vào thời điểm một ngày sau khi thu hoạch. Từ kết quả được ghi nhận ở Bảng 29, cho thấy độ Brix trong trái dưa hấu không khác biệt có ý nghĩa ở các nghiệm thức IPM_T (11,84%), IPM_O (10,48%), ND_O (10,56%) và ND_T (11,27%). Điều nầy cho thấy độ Brix của dưa không bị tác động bởi phương pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và xử lý nấm
Bảng 29: Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh lên độ Brix (%) trong trái dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006 STT Nghiệm thức Độ Brix (%) 1 ND_O 10,56 2 ND_T 11,27 3 IPM_T 11,84 4 IPM_O 10,48 5 Ý nghĩa ns 6 CV(%) 10,17
Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa 3.6. Hiệu quả kinh tế
Qua kết quả ở Bảng 30 và phụ chương 11 cho thấy nghiệm thức IMP_T đạt thu nhập cao nhất 26.342.000 đồng/ha, lợi nhuận 10.519.000 đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận 0,66, có nghĩa là nếu đầu tư một đồng vốn vào sản xuất dưa hấu theo hướng ND_T thì thu được 0,66 đồng lời.
Kế đến là nghiệm thức ND_O đạt thu nhập 25.005.000 đồng/ha, lợi nhuận 9.352.000 đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận 0,56 tức là nếu đầu tư một đồng vốn vào sản xuất dưa hấu theo hướng ND_O thì thu được 0,56 đồng lời. Còn nghiệm thức ND_T đạt thu nhập tương đối cao là 25.027.000 đồng/ha, đạt lợi nhuận thấp hơn hai nghiệm thức trên 8.725.000 đồng/ha với tỷ suất lợi nhuận là 0,54. Riêng với nghiệm thức IPM_O đạt thu nhập 24.927.000 đồng/ha, lợi nhuận đạt 9.531.000 đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận là 0,62.
Như vậy, trồng dưa hấu áp dụng kỹ thuật theo IPM sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa đây là cơ sở khoa học khuyến cáo nông dân nên thay đổi biện pháp canh tác dưa hấu để có lợi nhuận cao, sản phẩm an toàn và môi trường sống trong lành hơn.
Bảng 30: Hiệu quả kinh tế trồng dưa hấu thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
Đơn vị tính 1.000 đồng/ ha/vụ
STT Nghiệm
thức Năng suất (tấn/ha) Chi phí nhậpThu nhuậnLợi lợi nhuậnTỷ suất
1 ND_O 29,33 16.639 25.991 9.352 0,56 2 ND_T 27,77 16.302 25.027 8.725 0,54 3 IPM_T 29,38 15.823 26.342 10.519 0,66 4 IPM_O 27,3 15.396 24.927 9.531 0,62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Hiện trạng canh tác dưa hấu tại Tri Tôn
Về thời vụ gieo trồng: dưa hấu được trồng quanh năm trong vùng với diện tích lớn, tuy nhiên ở mức độ thâm canh và chuyên canh thấp, 80% hộ chỉ trồng một vụ dưa trong năm và trồng dưa chủ yếu là để tận dụng nền đất lúa, giúp tăng vụ.
Về kỹ thuật canh tác: phần lớn nông dân trồng dưa theo tập quán, không giống nhau giữa các nông hộ và còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới được khuyến cáo (chỉ 17,6% hộ sử dụng màng phủ, kiểu liếp đôi có 23,3% hộ áp dụng,…). Đặc biệt, có sự khác biệt rất rỏ rệt trong khâu bón phân giữa các nông hộ (mức đầu tư phân bón và lượng phân bón, thường thấp hơn so với khuyến cáo với lượng bón N : P: K trung bình: 114,7 : 123,9 : 53,8 kg/ha). Nông dân chưa biết hết được vai trò quan trọng của phân kali đối với cây dưa và lượng bón của loại phân này rất thấp so với nhu cầu (11,7% hộ có sử dụng phân KCl để cung cấp kali cho dưa và 25% hộ không cung cấp lượng K2O nào cho dưa trong suốt cả vụ). Các biện pháp chăm sóc như sửa dây, tỉa nhánh, úp nụ, tuyển trái,…được phần lớn nông dân thực hiện tốt, dù vẫn còn không ít hộ chưa thực hiện (41,7% hộ).
Về tình hình sâu bệnh hại: do phần lớn nông dân luân canh dưa với lúa nên nhìn chung tình hình gây hại của sâu, bệnh không nghiêm trọng lắm trong vùng. Tuy nhiên, cách phòng trừ sâu bệnh, hại của nông dân chưa có hiệu quả cao như việc phun thuốc định kỳ nhiều lần trên vụ (45% hộ với sâu và 61,7% hộ với bệnh), từ đó làm cho chi phí sản xuất tăng cao và sản phẩm thiếu an toàn, đặc biệt đối với các hộ không thực hiện việc cách ly đúng quy định.
Về năng suất và hiệu quả kinh tế: có sự chênh lệch lớn về mức năng suất thu được và thu nhập từ trồng dưa giữa các hộ và giữa các khu vực đất trồng dưa khác nhau trong vùng. Các khu vực đất ruộng trên thường bị thiếu nước tưới ở các vụ dưa chính vào mùa khô, cho năng suất và hiệu quả kinh tế rất thấp (chỉ 3,8 - 16 tấn/ha), có thể gây thua lỗ trong canh tác. Còn các khu vực canh tác khác thường cho năng suất và thu nhập cao