Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chính trên dưa hấu (Trang 33)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.4.4.Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất

2. Thí nghiệm ngoài đồng tại xãVĩnh Thành, Châu Thành, An Giang

2.4.4.Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất

* Trọng lượng trung bình trái (kg/trái): cân trái của 10 dây lấy mẫu.

* Năng suất trái: cân tất cả các trái trên mỗi lô thí nghiệm (không kể các dây đầu hàng) rồi qui ra năng suất thực tế (tấn/ha).

* Năng suất toàn dây (tổng sinh khối gồm thân, lá và trái): cân trọng lượng của 10 dây trên mỗi nghiệm thức, tính trọng lượng trung bình rồi quy ra năng suất toàn dây (tấn/ha). 2.4.5. Chỉ tiêu về phẩm chất (độ Brix) Tổng số lá quan sát S lá b h i x ố ị ạ T l thi t h i ỷ ệ ệ ạ (%) = Số lá bị hại Tỷ lệ thiệt hại (%) = x 100

Lấy mỗi lô 1 trái mang về phòng thí nghiệm, Khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học An Giang. Sau đó 1 ngày tiến hành đo độ Brix trái bằng Brix kế.

2.4.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: so sánh hiệu quả của đồng vốn đầu tư:

* Tổng thu nhập = (năng suất tổng x giá bán 1 kg)

* Tổng chi phí: giống, màng phủ, rơm, phân bón, thuốc BVTV, công làm đất, lên liếp, làm cỏ, chi phí khác…

* Tỷ suất lợi nhuận= (tổng thu nhập - tổng chi phí)/tổng chi phí.

2.5. Phân tích số liệu: số liệu được xử lý bằng Excel, dùng phần mềm MSTATC để phân tích thống kê. MSTATC để phân tích thống kê.

Chương II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

I. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƯA HẤU TẠI HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG TỈNH AN GIANG

1. Số hộ được điều tra

Việc điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu ở được thực hiện tập trung ở 10 xã: Tân Tuyến, Tà Đảnh, Lương Phi, An Tức, Lương An Trà, Vĩnh Gia, Lạc Quới, Lê Trì, Núi Tô và Ô Lâm (Bảng 5), với 3 vùng canh tác đặc trưng như sau:

Ruộng trên: Gồm các xã Lê Trì, Núi Tô, Ô Lâm và một phần của xã Lương Phi (các ấp: Xà Lôn, An Nhơn,…) có đặc điểm là hàng năm không bị ngập lũ, có thể sản xuất hoa màu vụ 3, việc tưới tiêu nước chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa. Vì vậy, vùng nầy vào mùa khô thường bị thiếu nước và năng suất hoa màu không cao.

Ruộng bưng nhiễm phèn nhẹ hoặc không phèn: Gồm các xã Tà Đảnh, Lương An Trà, An Tức, Tân Tuyến và Lương Phi, có đặc điểm là chủ động được nguồn nước tưới, nhưng hàng năm thường bị ngập lũ, sản xuất hoa màu vụ 3 khó khăn. Tuy vậy, diện tích và năng suất hoa màu trên vùng nầy khá cao.

Ruộng bưng nhiễm phèn: Gồm hai xã Lạc Quới và Vĩnh Gia đây là vùng nhiễm phèn khá nặng, năng suất cây trồng không cao, chủ động được nước tưới, bị ngập lũ hàng năm và khả năng sản xuất hoa màu vụ 3 thấp.

Bảng 5: Phân bố số hộ điều tra trong các xã ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

STT Các xã được điều tra Số hộ được điều tra

1 Tà Đảnh 9 2 Tân Tuyến 7 3 Lương Phi 13 4 Vĩnh Gia 4 5 Lương An Trà 8 6 An Tức 5 7 Lạc Quới 10 8 Ô Lâm 1 9 Núi Tô 2 10 Lê Trì 1 Tổng số hộ 60

2. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng trồng dưa hấu2.1. Học vấn của nông hộ 2.1. Học vấn của nông hộ

Qua kết quả được trình bày ở Bảng 6, cho thấy trình độ học vấn của các hộ trồng dưa trong vùng tương đối thấp, trong đó phần lớn chỉ là cấp tiểu học (chiếm 51,7 % hộ) và số hộ mù chữ chiếm đến 15 % số hộ trồng dưa. Với kết quả nầy, thì đây là một khó khăn lớn đối với nông dân trồng dưa hấu của huyện trong việc tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới được khuyến cáo trong canh tác để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc mở các điểm trình diễn trồng dưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên từng xã để giúp nông dân dễ tiếp nhận là vấn đề cần được đặt ra để giải quyết khó khăn nầy.

2.2. Kinh nghiệm sản xuất và diện tích trồng dưa của nông hộ

Kinh nghiệm trồng dưa hấu lâu năm là một yếu tố có sự đóng góp quan trọng đến năng suất trong nghề trồng dưa. Qua kết quả điều tra và trình bày ở Bảng 6, cho thấy có sự khác biệt lớn về thời gian tham gia trồng dưa hấu giữa các hộ trồng dưa trong vùng, thời gian trung bình của các nông hộ tham gia trồng dưa hấu là 6 năm với thấp nhất là 2 năm và hộ cao nhất là 32 năm (20 % hộ có thời gian tham gia trồng dưa hấu trên 10 năm). Bên cạnh đó, với 25 % các hộ có thời gian tham gia trồng dưa hấu từ 2 - 3 năm, 28,3 % hộ có thời gian trồng từ 4 - 5 năm, cho thấy nghề trồng dưa hấu trong vùng đã và đang phát triển đáng kể trong những năm trở lại đây. Mặt khác, qua quá trình điều tra thì số hộ mới tham gia trồng dưa hấu năm đầu rất nhiều, nhưng số hộ nầy chưa nắm rõ kỹ thuật nên không phản ánh được kỹ thuật canh tác đại diện cho vùng.

Về diện tích trồng dưa thì từ kết quả điều tra cho thấy, quy mô trồng dưa hấu của nông hộ tương đối cao với diện tích trồng dưa trung bình là 1,5 ha/ hộ và phân bố không đồng đều giữa các hộ, trong đó cao nhất là 8,2 ha và thấp nhất là 0,26 ha (Bảng 6). Với kết quả được trình bày qua Bảng 6, cho thấy nhóm nông hộ có diện tích trồng dưa từ 0,5-1 ha chiếm tỷ lệ cao nhất (26,7 %), có thể đây khoảng diện tích thích hợp để các nông hộ đầu tư, thực hiện tốt việc chăm sóc và khai thác tốt nguồn lao động trong gia đình. Đối với các nhóm nông hộ có diện tích trồng dưa trên 1 ha cũng chiếm các tỷ lệ khá cao (18,3-20 %), điều nầy thể hiện hiệu quả của nghề trồng dưa đã được phát huy và nông dân mạnh dạn đầu tư để thu được lợi nhuận cao hơn (có đến 45 % số nông hộ có mướn đất để trồng dưa). Kết quả nầy cũng phù hợp với khuyến cáo của Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2005), ở các ruộng được trồng dưa mỗi năm thì mầm bệnh sẽ gia tăng mật số nhiều, sau 3 - 4 mùa dưa, có thể gây chết dưa hàng loạt, thiệt hại có thể lên đến 30 - 70 %. Do vậy, nông dân trong vùng đã có những hiểu biết nhất định trong canh tác và phải chuyển đổi đất liên tục để phòng ngừa sâu bệnh hại trên dưa.

Bảng 6: Kinh nghiệm sản xuất và diện tích trồng dưa hấu của các nông hộ tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong vụ đông xuân 2005 - 2006

Trình độ học vấn % Kinh nghiệm sản xuất (năm) % Diện tích trồng dưa (ha) % Mù chữ 15 2 - 3 25 0,2 - ≤ 0,5 16,7 Tiểu học 51,7 4 - 5 28,3 0,5 - ≤ 1 26,7 Cấp 2 25 6 - 7 16,7 1 - ≤ 1,5 20,0 Cấp 3 5 8 - 9 10 1,5 - ≤ 2 18,3 ĐH, THCN 3,3 ≥ 10 20 > 2 18,3 Nhỏ nhất 2 0,3 Lớn nhất 32 8,2 Trung bình 6 1,5

2.3. Phương tiện canh tác của nông hộ

Nhìn chung, về các phương tiện canh tác cơ bản của các nông hộ thì tương đối đủ đáp ứng cho quá trình canh tác dưa, với 100 % nông hộ có bình xịt thuốc bằng tay và 78,3 % nông hộ có máy bơm nước (Phụ chương 4). Các hộ còn lại (21,7 %) không có máy bơm nước đa số là những hộ trồng dưa sử dụng chung nguồn nước tưới với những hộ trồng lúa kế cận không thể chủ động bơm tưới, hoặc thuộc vùng đất cao không có khả năng bơm tưới nên không có nhu cầu sử dụng máy bơm nước.

2.4. Tình hình lao động tham gia trong canh tác dưa

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến việc mở rộng quy mô, diện tích trồng dưa của nông hộ. Nguồn lao động trong canh tác dưa bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Lao động gia đình: Ngoài các lao động chính thì sự đóng góp của các lao động phụ trong nhà là không nhỏ (do có nhiều khâu chăm sóc trong canh tác dưa hấu đòi hỏi nhiều lao động mà các lao động phụ có thể tham gia như: bỏ hột (đặt bầu), úp nụ, tuyển trái,…). Qua số liệu điều tra được thể hiện ở Bảng 7 cho thấy, nhóm hộ có số lao động chính từ 1 - 2 lao động/hộ chiếm tỷ lệ cao nhất (68,3 %), lao động phụ có 1 - 2 người lao động phụ/hộ chiếm 53,3 % và nhóm hộ không có lao động phụ trong gia đình cũng chiếm tỷ lệ khá cao (35 %). Với kết quả nầy thì số lao động gia đình của phần lớn nông hộ không đủ để chăm sóc tốt cho diện tích canh tác trung bình 1,5 ha/hộ. Do đó, nhu cầu lao động làm thuê của các hộ trong vùng là khá cao.

Bảng 7: Phần trăm hộ có số lao động gia đình khác nhau tham gia canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Lao động gia đình (người) Tỷ lệ lao động chính (%) Tỷ lệ lao động phụ (%)

Không có lao động - 35,0

1 - 2 68,3 53,3

3 - 4 25,0 8,4

> 5 6,7 3,3

Số hộ điều tra: 60

* Lao động làm thuê: Có hai nhóm: nhóm lao động theo giai đoạn canh tác được thuê tham gia chăm sóc dưa theo từng giai đoạn trong quá trình trồng dưa, nhu cầu về nhóm lao động nầy rất cao nhưng không liên tục và thường bị thiếu trong các khâu canh tác cần thiết. Nhóm lao động làm thuê thứ hai là “lao động làm mùa” được thuê tham gia chăm sóc thường xuyên như một lao động chính trong nhà trong suốt thời gian trồng dưa. Thường một lao động làm mùa được thuê để chăm sóc cho diện tích từ 0,4 - 0,6 ha. Qua số liệu điều tra, có 38,3% nông hộ có thuê lao động làm mùa để chăm sóc cho diện tích trồng dưa của hộ (Phụ chương 4). Từ đó cho thấy lao động làm mùa là một lực lượng lao động cần thiết trong canh tác dưa diện tích lớn, góp phần quan trọng trong việc mở rộng diện tích trồng dưa trong vùng.

3. Hiện trạng canh tác của nông hộ3.1. Thời vụ trồng dưa hấu 3.1. Thời vụ trồng dưa hấu

Qua kết quả điều tra, đa số các hộ chỉ trồng có 1 vụ dưa trong năm chiếm 80% tổng số nông hộ được điều tra, nông hộ trồng 2 vụ là 18,3 % và 1,7 % hộ trồng đến vụ dưa thứ ba trong năm (Hình 2). Qua đó cho thấy mức độ chuyên canh cây dưa hấu trong vùng còn thấp, trồng dưa chỉ mang yếu tố tận dụng đất để tăng vụ, trồng được hai vụ lúa và xen một vụ dưa giữa hai vụ lúa, mà nguyên nhân chính có thể là do vấn đề sâu bệnh hại trên dưa khi trồng liên tục 2 - 3 vụ trên một nền đất, cộng thêm rủi ro từ nước lũ khi canh tác ở vụ thứ 3 (vụ dưa mùa mưa). Tuy nhiên, kết quả điều tra chưa thể phản ánh được tình hình dịch hại và hiệu quả canh tác dưa của các nông hộ ở vụ thứ ba nầy.

80% 18,3% 1,7%

1 vụ 2 vụ 3 vụ

Hình 2: Số vụ dưa được trồng/năm của nông hộ tại huyện Tri Tôn, An Giang Còn về cơ cấu mùa vụ qua kết quả điều tra được thể hiện ở Hình 3 cho thấy, dưa hấu hầu như được trồng quanh năm trong vùng. Trong đó, vụ Hè Thu xuống giống kéo dài vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 dương lịch (dl) sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân và tập trung cao nhất là vào tháng 3 chiếm 40% hộ, vụ Đông Xuân (tháng 9 dl) chiếm 20 % hộ sau khi đã thu hoạch vụ lúa mùa, vụ dưa tết xuống giống tháng 11 dl và vụ dưa mùa mưa (tháng 6 dl) cùng chiếm 3,3 % hộ. Qua kết quả nầy cho thấy trồng dưa hấu bán tết ít được sự quan tâm của các hộ trồng dưa trong vùng hiện nay và thời vụ gieo phần lớn được thực hiện sau vụ lúa, điều nầy có thể do trong vùng chưa hình thành vùng chuyên canh cho cây hoa màu để cây dưa có thể trồng được quanh năm.

Hình 3: Thời điểm gieo trồng dưa hấu của nông dân ở huyện Tri Tôn, An Giang

3.2. Nền đất canh tác

Qua kết quả điều tra được thể hiện ở Hình 4, thì nền đất canh tác cho cây dưa trong vùng chủ yếu là nền đất chuyên rẫy (5 %) và nền đất trồng lúa (95 %). Kết quả nầy cho thấy đây là một sự luân canh lúa - dưa rất hợp lý, phù hợp với khuyến cáo của Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2005) cho rằng cây dưa hấu không nên liên canh, rất dễ thất bại vì cây bị bệnh nhiều như nứt thân, chạy dây, thời gian luân canh càng lâu càng

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tỷ lệ gieo trồng (%) Nhiệt độ (oC) Tháng 5 16,7 40 26,7 3,3 5 3,3 3,3 20 Tỉ lệ (%)

Nền lúa 95% Chuyên

rẫy 5%

Hình 4: Nền đất sử dụng trồng dưa hấu của nông dân ở huyện Tri Tôn, An Giang

3.3. Phương pháp lên liếp của nông hộ

Qua số liệu điều tra có đến 45 % nông dân không thực hiện lên liếp khi trồng dưa, trong số đó có 20 % nông dân không thực hiện cày xới mà trồng thẳng trên nền rạ của lúa vụ trước, rồi làm rãnh thoát nước cho dưa, điều nầy có thể do cây dưa hấu dễ chăm sóc và các hộ trồng dưa trong vùng chưa thấy được hết lợi ích của mương liếp, cày xới đất trong canh tác dưa, từ đó họ chưa quan tâm lắm đến việc thiết kế mương liếp trong canh tác dưa. Các kiểu liếp được các hộ nông dân trong vùng áp dụng được thể hiện ở Hình 5 bao gồm:

Kiểu liếp đơn: chỉ chiếm 5 % trong số nông hộ điều tra và chủ yếu được áp dụng ở khu vực đất ruộng trên, cày liếp bằng trâu bò. Kích thước mặt liếp dao động từ 1 - 1,5m, cao 0,2 - 0,3m. Mương tưới thường không được áp dụng đối với kiểu liếp nầy.

Kiểu liếp đôi: Có 23,3 % nông hộ áp dụng. Có sự khác biệt khá lớn về kích thước mương, liếp giữa các hộ, chiều rộng mặt liếp dao động từ 0,5 - 1,5m, cao 0,1- 0,2m, khoảng cách của hai tim mương dao động lớn theo mật độ trồng khác nhau của các nông hộ từ 3 - 5,8m và trung bình là 4,36m. Kích thước nầy không sai khác nhiều với kích thước được khuyến cáo của Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2005), khoảng cách trung bình trong giữa hai tim mương trong canh tác dưa hấu là 4 - 7m, hoặc khoảng cách 4 - 4,5m giữa hai tim mương đối với canh tác các giống dưa hấu F1 có trái nhỏ trong mùa mưa, hoặc có thể giảm xuống còn 3,5m với trồng dưa hấu ở mật độ dày để tăng năng suất.

Kiểu liếp bằng: đây là kiểu liếp được áp dụng khá phổ biến trong vùng 26,7 % hộ. Mô tả chung thì gần giống với kiểu liếp đôi nhưng được đánh bằng mặt liếp từ bờ mương nầy đến bờ mương kia sau khi được cày xới toàn bộ ruộng. Chiều rộng mặt liếp dao động khá lớn từ 2,7 - 4,3m, độ cao chính là chiều sâu của rãnh thoát nước hay mương tưới từ 0,25 - 0,4m. Khoảng cách tim hai mương tưới từ 3 - 4,5m.

Không liếp 45% Liếp bằng 26,7% Liếp đơn 5% Liếp đôi 23,3%

Hình 5: Phần trăm các kiểu liếp khác nhau được áp dụng canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Việc làm mương tưới cho dưa thì có thể có hoặc không phụ thuộc vào cách tưới và mức độ chuyên canh dưa của nông hộ, thể hiện cụ thể ở Bảng 8 cho thấy, chỉ đối với các hộ trồng 2 hoặc 3 vụ dưa/năm chiếm 30 % thì có sử dụng mương tưới và tưới thấm theo rãnh, với chiều rộng mương từ 0,2 - 0,5m, chiều sâu 0,3 - 0,4m. Còn đối với các hộ trồng 1 vụ dưa/năm thì chủ yếu trồng luân canh trên nền đất lúa để tăng vụ thì việc đào mương tưới sẽ gây khó khăn cho canh tác lúa vụ kế tiếp và tốn chi phí cao trong sản xuất do phải đào và trang bằng ruộng sau vụ dưa. Do đó, họ chỉ làm rãnh (mương giả) để thoát nước tưới thừa hay nước mưa, với kích thước rãnh 0,2 - 0,4m, chiều rộng và 0,1 - 0,3m chiều sâu.

Tóm lại, canh tác dưa trong vùng phần lớn còn theo tập quán cũ, chưa có sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chính trên dưa hấu (Trang 33)