II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Phỏng vấn nông hộ ở các xã thuộc huyện Tri Tôn, An Giang
1.1. Phương tiện nghiên cứu
Các hộ trồng dưa ở các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới, Lương Phi, Lương An Trà, An Tức, Tân Tuyến,… thuộc địa bàn huyện Tri Tôn.
Phiếu câu hỏi đã được soạn trước các câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến các vấn đề kỹ thuật canh tác như thời vụ, giống, phân bón, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, các loại nông dược thường được sử dụng, năng suất, hiệu quả kinh tế,...
Xe máy đi lại trong quá trình liên hệ, điều tra. Máy vi tính xử lý số liệu và hoàn thành bài báo cáo.
Các dụng cụ khác: giấy, viết, thước,…phục vụ điều tra và viết báo cáo. Thời gian điều tra tháng 01 - 02/2006.
1.2. Phương pháp
1.2.1. Thu thập số liệu
Thu thập thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Tri Tôn.
Liên hệ phòng nông nghiệp huyện Tri Tôn để có số liệu về diện tích và số hộ trồng dưa ở các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới, Lương Phi, Lương An Trà, An Tức, Tân Tuyến,… thuộc huyện.
Liên hệ chính quyền xã để có thông tin về các hộ trồng dưa trong xã.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Tiến hành điều tra thử với 4 - 6 hộ để thu thập thông tin và chỉnh sửa phiếu điều tra đã được chuẩn bị.
Chọn ngẫu nhiên nông dân trồng dưa hấu trên địa bàn các xã có diện tích trồng dưa trên 1.000 m2 và kinh nghiệm trồng dưa trên 3 vụ.
Tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn với các câu hỏi theo phiếu điều tra đã được chỉnh sửa và phân bố tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu.
1.2.3. Xử lý số liệu và phân tích thống kê
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu tiến hành nhập và xử lý số liệu. Sau đó sử dụng thống kê mô tả để phân tích các chỉ tiêu theo dõi bằng chương trình SPSS :
Đối với các số liệu như giống, các mức độ áp dụng kỹ thuật canh tác phải mã hóa số liệu và dùng phương pháp thống kê mô tả (Descriptives Statistics) để phân tích số liệu. Trong thống kê mô tả dùng phương pháp đo tần suất với giả thuyết tất cả các nhóm đều có tần suất lý thuyết như nhau, để từ đó xác định mức độ áp dụng kỹ thuật nào phổ biến nhất.
Tính trung bình và độ lệch chuẩn lượng phân bón, năng suất, diện tích canh tác, số công lao động, thời gian phun thuốc...
Tính lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh tế.