Phát triển kĩ năng xé dán cho trẻ lớp lá thông qua hoạt động tạo hình Trường Mầm non XYZ. Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn GDMN, Khoa Sư phạm, Trường Đại học XXX đã tạo điều kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp này, đây là cơ hội tốt để em có thể thực hiện các bài tập trên lớp và giúp ích rất lớn để em ngày càng tự tin về bản thân mình hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy giáo Giáo viên hướng dẫn: CN Nguyễn Xuân Trường. Trong suốt thời gian vừa qua đã không quản ngại khó khăn nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục Mầm non Khoa Sư phạm Trường Đại học XXX đã hướng dẫn, giảng dạy cung cấp kiến thức và phương pháp trong 4 năm học qua để em có nền tảng hoàn thành tốt khóa luận này. Các thầy cô là những tấm gương về lao động và tận tụy với học trò mà em sẽ mãi noi theo. Em gửi lời camr ơn đến toàn bộ các cán bộ giáo viên, nhân viên trường Mầm non XYZ, đặc biệt là tập thể lớp Lá 3 đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, cùng với những nỗ lực của bạn thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Phát triển kĩ năng xé dán cho trẻ lớp lá thông qua hoạt động tạo hình Trường mầm non XYZ. Xin kính trình quý thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô.
Trang 1TRƯỜNG
KHOA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÉ DÁN CHO TRẺ LỚP LÁ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRƯỜNG MẦM
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÉ DÁN CHO TRẺ LỚP LÁ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRƯỜNG MẦM
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn GDMN, Khoa Sưphạm, Trường Đại học XXX đã tạo điều kiện cho em được làm khóa luận tốtnghiệp này, đây là cơ hội tốt để em có thể thực hiện các bài tập trên lớp vàgiúp ích rất lớn để em ngày càng tự tin về bản thân mình hơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy giáo - Giáo viên hướngdẫn: CN Nguyễn Xuân Trường Trong suốt thời gian vừa qua đã không quảnngại khó khăn nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt bàikhóa luận tốt nghiệp này
Em cũng xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục Mầmnon - Khoa Sư phạm - Trường Đại học XXX đã hướng dẫn, giảng dạy cungcấp kiến thức và phương pháp trong 4 năm học qua để em có nền tảng hoànthành tốt khóa luận này Các thầy cô là những tấm gương về lao động và tậntụy với học trò mà em sẽ mãi noi theo
Em gửi lời camr ơn đến toàn bộ các cán bộ giáo viên, nhân viên trườngMầm non XYZ, đặc biệt là tập thể lớp Lá 3 đã tận tình giúp đỡ em trong quátrình nghiên cứu đề tài
Được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, cùng với những nỗ lực của bạnthân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Phát triển kĩ năng xédán cho trẻ lớp lá thông qua hoạt động tạo hình Trường mầm non XYZ" Xinkính trình quý thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp Do trình độnghiên cứu và thời gian có hạn, khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi cónhững thiếu sót và hạn chế Rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
HĐTH: Hoạt động tạo hìnhHĐXD: Hoạt động xé dán
MN: Mầm non
T.S: Tiến sĩ
NXB: Nhà xuất bản
GD – ĐT: Giáo dục và đào tạo
PGS – TS: Phó giáo sư – tiến sĩ
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai Trẻ em là niềm hạnh phúc của mọingười, của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước và là lớp người kế tục sựnghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc và là chủ nhân tương lai của đất nước maisau Do vậy việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhànước, của xã hội và của mỗi gia đình Một dân tộc muốn phát triển được thìcần phải quan tâm tới trẻ em, quan tâm đến ngành học mầm non Vì giáo dụcmầm non là ngành học rất quan trọng, là nền móng rất vững chắc của giáodục quốc dân
Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầmnon, thì hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự pháttriển toàn diện của trẻ mẫu giáo Hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật,
là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, hình thành và pháttriển nền móng sáng tạo cho trẻ Nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiệnmột cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh Hoạtđộng này có đầy đủ điều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên sự phát triểncủa trẻ về đức - trí - thể - mỹ và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầucủa con người như một thành viên trong xã hội Một nhà giáo dục Xô Viết đãnói: “Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở banđầu cho việc hình thành nhân cách con người”
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình là một trongcác môn học giữ vị trí quan trọng, một hoạt động nhận thức đặc biệt, mangtính chất sáng tạo Đối với trẻ mẫu giáo nói riêng và đối với cuộc sống conngười nói chung, hoạt động tạo hình phản ánh hiện thực cuộc sống bằngnhững hình tượng nghệ thuật Trong đó, con người không chỉ khám phá và
Trang 6lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm vào đótình cảm và tâm hồn của con người nghệ sĩ Để cho trẻ có thể phát huy tínhtích cực sáng tạo trong hoạt động tạo hình thì giáo viên cần phải tổ chức môitrường giáo dục cho hoạt động tạo hình Giáo viên mầm non cần phải khơidậy những xúc cảm tự nhiên của trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ trong tâmhồn trẻ thơ Trong đó, bản chất của hoạt động tạo hình (HĐTH) là hoạt độngnghệ thuật, con người luôn vươn tới cái đẹp vươn tới cái “chân - thiện - mỹ” Dovậy người ta càng quan tâm đến sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức nghệthuật Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động xé dán (HĐXD) nói riêng cóvai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ HĐXD là hoạt động khó nhấttrong HĐTH đòi hỏi bàn tay khéo léo, óc quan sát tư duy, trí tưởng tượngsáng tạo … góp phần phát triển trí tuệ trẻ Trong tác phẩm nghệ thuật xé dáncủa trẻ người ta có thể nhận thấy được trẻ muốn nói gì (ngôn ngữ tạo hình)thể hiện tình cảm gì (phương tiện truyền cảm) Cũng như những mơ ước ngâythơ của trẻ … Chính vì vậy cần tích cực cho trẻ hoạt động tạo hình nhất làhoạt động xé dán của trẻ.
Để hiểu hơn về hoạt động tạo hình nói chung và phát triển kĩ năng xé dáncho trẻ ở trường Mầm non nói riêng Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một sốbiện pháp nhằm giúp trẻ lớp lá phát triển kĩ năng xé dán thông qua hoạt độngtạo hình nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục con người
Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển
kĩ năng xé dán cho trẻ lớp lá thông qua hoạt động tạo hình Trường Mầm non XYZ”
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng xé dán cho trẻ lớp lá thông quahoạt động tạo hình Để từ đó nâng cao hiệu quả sáng tạo mang tính tích hợp
Trang 7nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Xây dựng lý luận và hệ thống hóa một số lý luận nhằm đưa
ra "Một số biện pháp" phát triển kĩ năng xé dán cho trẻ lớp lá trong hoạt độngtạo hình
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ lớp lá ở Trường Mầm non
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng xé dán cho trẻ
lớp lá thông qua hoạt động tạo hình
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ Đã được xếp vào trong chương trình học tập của trẻ ở trường Mầm non Đó là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi mầm non Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ.
Bản thân của HĐTH đã là một hoạt động mang tính tự biểu hiện, thôngqua tính tự biểu hiện ấy cũng thể hiện được ít nhiều sự sáng tạo của những
“hoạ sỹ tí hon” Sự sáng tạo của trẻ được thể hiện rất rõ nét thông qua các
dạng của HĐTH trang trí Trong đời sống xã hội, trang trí là một nhu cầuthiết yếu, là mong muốn thuộc về tình cảm, ý thức, tâm lí của con người.Trẻ mầm non rất cần được hoạt động trong lĩnh vực tạo hình, đặc biệt làtrong các hoạt động tạo hình trang trí như vẽ trang trí, xé dán trang trí …Bởi vì, thông qua những hoạt động này trẻ có thể phát huy khả năng sángtạo, hình thành khả năng cảm nhận thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ
Để tìm hiểu về quá trình và phát triển HĐTH của trẻ em, chúng ta xemxét sự phát triển của một dạng hoạt động mang tính tạo hình đó là hoạt động xé dán Có nhiều quan điểm và nhiều cách phân loại khác nhau về các thời kỳphát triển của HĐTH tuy nhiên đứng từ góc độ giáo dục Mầm non có thểphân quá trình phát triển HĐTH của trẻ em mà cụ thể là hoạt động xé dánthành hai thời kỳ: thời kỳ tiền tạo hình và thời kỳ tạo hình
Thời kỳ tiền tạo hình: Thời kỳ này bắt đầu không giống nhau ở đứa trẻthường vào cuối năm thứ 2 thời kỳ này diễn ra qua nhiều giai đoạn với nhữngđường nét lộn xộn không có ý nghĩa Lúc này trẻ chưa có ý định thể hiện một
Trang 9đồ vật, hiện tượng nhất định nào cả, các chi tiết xé chỉ là kết quả của sự thỏamãn nhu cầu vận động khám phá thế giới xung quanh đồng thời cũng là kếtquả của trẻ bắt chước hành động của người lớn Sự ham thích thực hiện “thaotác xé” ở giai đoạn này chính là những biểu hiện tính tích cực khảo sát - địnhhướng Một chức năng tâm lý được hình thành trong quá trình vận động với
đồ vật và giao tiếp người lớn Lúc này trẻ vô cùng thỏa mãn khi nhìn thấy dấuvết hiện lên do chính mình tạo nên càng ngày trẻ càng bị thu hút vào nhữngvận động đó
Xuất phát từ những yêu cầu trên nên vấn đề đặt ra và được rất nhiều các nhàtâm lí, giáo dục quan tâm, nghiên cứu là làm thế nào để có thể giúp trẻ 5 - 6 tuổilàm quen được HĐTH nói chung và hoạt động xé dán nói riêng ?
1.1.1 Ở nước ngoài
Đã có rất nhiều các nhà giáo dục học nghiên cứu về HĐTH của trẻ mầm non
và khẳng định được ý nghĩa của hoạt động trong việc phát triển khả năng sángtạo của trẻ Theo chuyên viên nghiên cứu về HĐTH - V.X Mukhina thìHĐTH của trẻ em được xem như một hình thức lĩnh hội các kinh nghiệm xã
hội Còn theo A.V.Daparozet thì “HĐTH của trẻ là một hoạt động mang tính
sáng tạo nghệ thuật Ở đó trẻ không những sử dụng các vật thể sẵn có mà bao gồm cả việc làm ra cái gì đó mới mẻ hay tạo ra một sản phẩm nhất định (như tranh vẽ, nặn bức tượng hay xé dán một bức tranh,…) bằng cách thực hiện dự kiến xảy ra trong óc trẻ”.
Trong bài viết “Cảm xúc và sáng tạo” nhà giáo dục học T.X Komarova
đã nhấn mạnh rằng: Sự thể hiện đồ vật, hiện tượng trong tranh vẽ, hay khi
nặn, cắt dán sẽ giúp trẻ chính xác hoá và củng cố biểu tượng, kiến thức Tạo
ra sản phẩm bằng các vật liệu khác nhau, trẻ sẽ nhận biết được đặc điểm, tính chất và khả năng thể hiện chúng…. Điều này có nghĩa rằng, khi tham giavào các hoạt động khác nhau của HĐTH sẽ giúp trẻ củng cố những biểu
Trang 10tượng, những kiến thức có được trong quá trình khám phá thế giới xungquanh.
Các nhà tâm lý học hành vi đánh giá cao vai trò của ảnh hưởng bên ngoàiđối với sự phát triển của trẻ song vẫn còn những hạn chế khi xem kết quả hoạtđộng tưởng tượng sáng tạo là phản ứng thụ động của trẻ với những kích thích
từ bên ngoài môi trường Các nhà tâm lý học cấu trúc có những đánh giá đúngđắn về vài trò của tri giác nhưng còn hạn chế khi lý giải hoạt động tưởngtượng sáng tạo bằng quy luật “bừng sáng” của cấu trúc tiền định trong não.Tính tích cực hoạt động của con người bị đưa vào hàng thứ yếu trong khi tínhsinh vật lại được đưa lên giữ vai trò quyết định
Dựa vào lý luận về việc hình thành các hoạt động trí tuệ theo giai đoạncủa nhà tâm lí học P.A Galperin, nhà giáo dục học E.C.Poraleva đã có nghiên
cứu về cơ sở cảm giác của hoạt động xé - cắt dán và đưa ra nhận xét rằng: Để
cảm nhận được tính nhịp điệu trong bài vẽ trang trí, thì trước đó cần phải tiến hành các giờ cắt dán trang trí trước Đây là một nhận xét rất xác đáng
bởi vì khi trẻ được trực tiếp lựa chọn, sắp đặt các hình mảng, các hoạ tiết bằngchính đôi bàn tay của mình thì không những đôi bàn tay của trẻ được hoạtđộng mà chính bộ não của trẻ cũng được hoạt động mạnh mẽ Đây là điềukiện giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận về nhịp điệu và màu sắc tốt hơn.Những nhận xét này chính là “khung xương” để giúp cho các giáo viên lên kếhoạch và sắp xếp hợp lí các hình thức dạy học nhằm đạt được kết quả caotrong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động
Bằng các nghiên cứu của mình, nhà giáo dục học I.L Guxarova đã chỉ ra:
Để đạt hiệu quả cao trong giờ hoạt động xé dán thì việc dạy xé dán nên bắt đầu chính từ việc thực hiện các nhiệm vụ tạo hình cụ thể - tạo các hình quen thuộc - sự hứng thú đối với đề tài giúp trẻ vượt qua được những trở ngại về các cấu trúc và kĩ thuật Mục đích cần đạt được ở trẻ trong giờ HĐTH là sự
Trang 11hứng thú của chúng, khi hứng thú với các hoạt động trẻ sẽ say sưa thể hiệnmình trong đó mà không cần phải nghĩ rằng mình làm như thế có đẹp không,mọi nguời có thích không? Điều này rất có lợi cho sự phát triển của đứa trẻ
1.1.2 Ở Việt Nam
Cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề về HĐTH và HĐTHtrang trí đối với sự phát triển của trẻ mầm non như T.S Phan Việt Hoa, với đềtài là “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông
qua hoạt động tạo hình” bà đã khẳng định được vai trò của cảm xúc thẩm mỹ
trong việc giáo dục thẩm mỹ và trong giáo dục phát triển toàn diện con người.
Qua công trình nghiên cứu này, bà chứng minh được vai trò của các dạngHĐTH trong việc bồi dưỡng xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ và bà cũng đưa rađược các biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong HĐTH
Với bề dày kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lí luận cho ngành giáodục Mầm non, PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết đã có những kết luận sắc béntrong việc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm tạo hình Theo
bà thì trẻ rất ham thích hoạt động tạo hình song chúng lại chưa có ý thức đầy
đủ trong việc sáng tạo ra cái đẹp và chưa biết phát hiện ra cái đẹp trong sản
phẩm tạo hình Do đó, bà cho rằng “ trẻ em cần phải được hướng dẫn hoạt
động tạo hình ngay từ lúc còn bé mà việc đầu tiên là tạo điều kiện để trẻ được xem nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị ” Cùng với những kết luận này,
PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết còn đưa ra các tiêu chí để giúp giáo viên lựa chọnnhững tác phẩm tạo hình phù hợp với trẻ
Trong quá trình nghiên cứu và viết cuốn “Tạo hình và phương pháp dạy
tạo hình ở mẫu giáo”, TS.HS Nguyễn Quốc Toản đã đưa ra được những
phương pháp để dạy xé dán cho trẻ mẫu giáo và những yêu cầu khi sử dụngnhững phương pháp này, đó là dạy học cần phải phù hợp với đặc điểm tâm lícũng như khả năng của trẻ để có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo cho trẻ
Trang 12mầm non Tài liệu này của ông đã giúp chúng tôi trong quá trình đề xuất ramột số các nhóm biện pháp để thực hiện đề tài nghiên cứu
Năm 2010 tác giả Nguyễn Thanh Thuỷ đã nghiên cứu và đưa ra: “Phương
pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non” nhằm giải quyết các vấn
đề: Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ em; Các vấn đề về cơ sởgiáo dục học của việc tổ chức hoạt động tạo hình trong trường mầm non;Cách thức lập kế hoạch, soạn giáo án và thực hiện tổ chức môi trường giáodục, tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ Ngoài ra năm 2010, các tác giả LêThị Đức, Nguyễn Thanh Thuỷ và Phùng Thị Tượng đã nghiên cứu và đưa ra:
“Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non” (theo Chương trình Giáo dục
Mầm non mới) nhằm giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo đểtriển khai nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ, tổ chức hoạt động tạo hình đạtkết quả
Bằng những tổng kết về các nguồn tài liệu nghiên cứu, trong đề tài “Bồi
dưỡng sinh viên CĐSP khả năng sử dụng nghệ thuật trang trí trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non”, tác giả Võ Thị Bích Vân đã đi đến kết
luận rằng “… những bài vẽ trang trí, xé dán trang trí, hay các bài tập tạo
hình nói chung đều là “mật ngọt”nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho các em những rung cảm về cái đẹp của đường nét, hình khối; của màu sắc, ánh sáng và quy luật xa gần được hiện lên qua chủ đề miêu tả, để rồi dần làm nảy sinh trong trẻ ước mơ muốn tạo nên cái gì đó để mang lại niềm vui, những điều tốt đẹp cho những người xung quanh, cho cuộc sống này”.
Như vậy, trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã tập trung rất nhiềuvào việc nghiên cứu hoạt động tạo hình cũng như tìm ra những phươngpháp, biện pháp tích cực để tổ chức tốt các hoạt động tạo hình Song trongthực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, hầu như còn có rất ít những công trình
đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động xé dán Với đề tài của mình, tôi hy vọng
Trang 13sẽ đề ra và đưa vào thử nghiệm một số biện pháp giúp trẻ mầm non đặc biệt
là trẻ 5 - 6 tuổi phát triển kĩ năng xé dán
1.2 Một số vấn đề về phát triển kỹ năng xé dán của trẻ
1.2.1 Khái niệm kỹ năng xé dán
Hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng
- Trong tâm lý: kĩ năng được xem xét theo hai khuynh hướng:
+ Khuynh hướng thứ nhất: Xem xét kĩ năng về mặt kĩ thuật của hànhđộng
Đại diện cho nhóm này là V.A Cudin, Trần Trọng Thủy, V.AKrutetxki Chẳng hạn theo V.A Krutetxki, kĩ năng là phương thức thựchiện hành động đã được con người nắm vững, chỉ cần nắm vững phươngthức hành động là con người có kĩ năng [19; tr.78]
+ Khuynh hướng thứ hai: Xem xét kĩ năng về mặt năng lực của conngười
Đại diện cho nhóm này là N.D Levitop, K.K platonop, G.G coluvep, A.Vpetropxki Theo K.K platonop, kĩ năng là năng lực của con người thực hiệncông việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện vàtrong khoảng thời gian tương ứng Bất kì một kĩ năng nào cũng bao hàmtrong nó cả biểu tượng về khái niệm, vốn tri thức, kỉ xảo Cơ sở tâm lý của
kĩ năng là sự hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, cácđiều kiện và phương thức thực hiện [8; tr.77]
Như vậy kĩ năng được xem xét theo khuynh hướng thứ hai vừa có tính
ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo, vừa có tính mục đích vàđược biểu hiện ở ba dấu hiệu đặc trưng:
Thứ nhất: Kĩ năng là mặt kĩ thuật của các thao tác hành động
Thứ hai: Kĩ năng là sự thể hiện có kết quả của hành động hay 1 nhómhành động dựa trên cơ sở của tri thức của các điều kiện và phương tiện phù
Trang 14hợp với mục đích đã xác định.
Thứ ba: Sự hình thành và mức độ phát triển của các kĩ năng được xácđịnh trên cơ sở của tính chính xác, tính thành thạo, tính linh hoạt và sự phốihợp nhịp nhàng của các động tác trong hoạt động
- Trong giáo dục học: Kĩ năng được 1 số tác giả quan niệm như là khảnăng của con người thể hiện có hiệu quả hành động tương ứng với mục đích
và điều kiện trong đó hành động xảy ra Một số tác giả khác lại quan niệm kĩnăng là sự thực hiện có kết quả 1 số thao tác hay 1 loạt thao tác phức hợpcủa hành động bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, cách thức và quytrình đúng
Như vậy, kĩ năng được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưngtrong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi thấy kĩ năng không có sự mâuthuận nhau, mà chỉ khác nhau ở thành phần của các kĩ năng mà thôi
Tranh xé dán ở trường mầm non bắt nguồn từ các thể loại tranh ghépnghệ thuật Tranh xé dán là 1 hình thức nghệ thuật được thể hiện bằngphương pháp xé dán trên cơ sở màu sắc vốn có của chất liệu mà người thểhiện lựa chọn cho phù hợp với ý đồ và đối tượng được thể hiện
Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu kĩ năng xé dán như sau: là xé thànhdải, xé vụn, xé lần và xé từng nhát sau đó phết hồ vào mặt sau và dán theovệt hồ
1.2.2 Đặc điểm khả năng xé dán của trẻ mầm non.
Nếu như trong hoạt động vẽ trẻ thể hiện tâm tư, tình cảm thông qua nét
vẽ, thông qua cách thể hiện màu sắc…thì trong hoạt động xé dán trẻ thể hiệntình cảm của mình thông qua cách sắp đặt hình mảng, thông qua cách phốihợp màu sắc… Chính vì thế mà để có thể thực hiện được HĐXD, đặc biệt là
xé dán tranh thì đòi hỏi ở mỗi đứa trẻ cần phải có một số khả năng nhất ịnh,
đó là:
Trang 15- Khả năng tạo hình ảnh nghệ thuật và sắp xếp hình trên nền phẳng.
- Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc
- Khả năng lựa chọn nội dung miêu tả
* Khả năng tạo hình ảnh nghệ thuật và sắp xếp các hình trên nền phẳng
Ở lứa tuổi nhỏ (2- 3 tuổi; 3- 4 tuổi) chưa có khả năng tạo ra các hình ảnhtrong các giờ hoạt động xé dán Lứa tuổi này mới chỉ chú ý đến việc rèn luyệncho trẻ có kĩ năng dán các hình trên nền phẳng và kĩ năng sắp đặt hình ảnhđơn giản trên mặt tranh
Trẻ 4- 5 tuổi đã có thể tạo ra các hình ảnh đơn giản như các hình hìnhhọc, hình hoa lá… bằng cách xé theo đường kim châm hay xé vụn giấy Lúcnày, trẻ đã biết sắp xếp các hình ảnh trên nền phẳng theo một số dạng bố cụctrang trí dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Đối với trẻ 5- 6 tuổi, do các cơ tay của trẻ đã hoàn thiện hơn, vì thế nêntrẻ đã có thể chủ động tạo ra các hình ảnh từ các mảng giấy màu bằng cách xévụn, xé thành từng mảnh giấy thích hợp Hơn nữa, lúc này trẻ cũng sử dụngđược kéo nên đã có thể tạo ra các hình bằng cách cắt giấy rất ngộ nghĩnh
* Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc:
Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động
xé dán tranh là kết quả của cả một quá trình phát triển từ lứa tuổi nhỏ
Trẻ 3- 4 tuổi không có nguyện vọng sử dụng nhiều màu song trẻ đã cóthái độ khác nhau đối với những màu sắc khác nhau Chúng đã phân biệt đượccác “màu đáng yêu”, “ màu đáng ghét” để có thể tập sử dụng các màu sắc đóthể hiện tình cảm của mình với các đối tượng miêu tả
Khi 4- 5 tuổi, trẻ đã bắt đầu tập sử dụng "Màu bắt chước”, lúc này trẻcũng bắt đầu nhận biết, phân biệt được màu sắc thật của một số đồ vật, hoaquả như một dấu hiệu bắt buộc như nét đặc thù của mọi vật Tuy nhiên ở lứa
Trang 16tuổi này cảm xúc vẫn đóng vai trò là một yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựachọn màu sắc của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, cách sử dụng màu sắc ở mỗi trẻ khônggiống nhau, đã có sự phân hoá khác biệt tương đối rõ nét về khả năng phốihợp và thể hiện màu sắc Nhìn chung, khả năng phối hợp và thể hiện màu sắccủa trẻ ở lứa tuổi này đã có sự phát triển vượt trội so với các lứa tuổi trước.Chúng có khả năng nhận biết được sắc thái của một số màu, một số ít trẻ đã
có khả năng pha trộn màu để tạo ra màu sắc mới
Như vậy, nếu như có những phương pháp, biện pháp tác động tích cựcđến các hoạt động của trẻ thì có thể tạo điều kiện cho trẻ chủ động hơn trongviệc sử dụng, phối hợp và thể hiện màu sắc
* Khả năng lựa chọn nội dung miêu tả
Đối với trẻ nhỏ (2- 3 tuổi) thì dường như việc lựa chọn nội dung miêu tảcho “tác phẩm nghệ thuật"của mình dường như không mấy quan trọng, chúng
có thể làm bất cứ cái gì chúng muốn mà không cần để ý xem cô giáo yêu cầulàm gì
Sang 3- 4 tuổi, trẻ có thể tự lựa chọn nội dung miêu tả thông qua cácgiờ hoạt động tạo hình theo đề tài tự chọn song những nội dung ấy thườngrất đơn giản và không thể hiện hết được suy nghĩ của trẻ, có thể lúc đầu trẻrất muốn thể hiện một cái gì đó thú vị nhưng đến khi thực hiện thì chúnglại gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc do khả năng tạo hình của trẻ cònnhiều hạn chế
Trẻ 4- 5 tuổi đã chủ động trong việc lựa chọn nội dung miêu tả, trẻ tíchcực hoạt động và say sưa thể hiện ý tưởng tạo hình của mình qua những giờhoạt động tạo hình theo đề tài tự chọn Lúc này, những nội dung mà trẻ thểhiện qua tranh vẽ hay tranh xé dán đã có ý nghĩa hơn, có chiều sâu hơn và đã
Trang 17thể hiện được những suy nghĩ của chúng Mầm mống của sự sáng tạo bắt đầuđược phát huy, trẻ có thể để cho trí tưởng tượng sáng tạo của mình thể hiệnrất rõ thông qua các hình ảnh trong tranh vẽ hay tranh xé dán.
Trẻ 5- 6 tuổi đã thực sự chủ động trong quá trình sáng tạo nghệ thuật,Thông qua những giờ HĐTH theo đề tài tự chọn, trẻ được thỏa sức thể hiệnnhững ý tưởng ngộ nghĩnh của mình Lúc này, do trẻ đã có những khả năngtạo hình nhất định, cần thiết cho hoạt động tạo hình nên việc lựa chọn nộidung miêu tả cũng dễ dàng hơn nhiều, trẻ cũng dễ thể hiện được tâm tư, tìnhcảm của mình thông qua ngôn ngữ tạo hình
Tóm lại, từ việc tìm hiểu những khả năng của trẻ mầm non trongHĐXD, chúng ta có thể đi đến khẳng định rằng trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổikhông những có thể tái hiện lại vẻ đẹp của đối tượng, sự vật trong thế giớixung quanh mà chúng còn có đủ khả năng để sáng tạo thêm tạo ra những vẻđẹp mới mang đậm màu sắc ngộ nghĩnh của trẻ thơ Vì thế nên việc cho trẻtìm hiểu, khám phá và sáng tạo ra các nét văn hoá đặc sắc của từng vùngmiền thông qua những ngôn ngữ tạo hình là điều mà các nhà giáo dục nênđặc biệt chú ý quan tâm, qua đó giúp trẻ có những hiểu biết nhất định vềvốn văn hoá cũng như những kiến thức sơ đẳng về nền nghệ thuật tạo hìnhViệt Nam
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động xé dán đối với sự phát triển của trẻ mầm non.
HĐXD tuy không phổ biến và sử dụng nhiều như hoạt động vẽ ở trườngmầm non nhưng đây cũng là một hoạt động mà trẻ mẫu giáo rất thích thú, vì
nó gắn liền với cuộc sống học tập và vui chơi của trẻ Chúng ta hãy tưởngtượng xem, chỉ bằng những đồ phế liệu hay những mảnh giấy vụn, len vụn…với trí tưởng tượng phong phú của con người, chúng ta có thể làm ra đượcnhững sản phẩm hết sức độc đáo
Trang 18- Các giờ học xé dán thường có vai trò rất lớn trong việc phát triển trítuệ cho trẻ, bởi vì đây là hoạt động góp phần tích cực vào việc phát triển ởtrẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởngtượng…; phát triển ở trẻ các thao tác trí tuệ như: phân tích, so sánh, đốichiếu, tổng hợp… đồng thời mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xungquanh HĐXD cũng góp phần phát huy tính độc lập trong suy nghĩ, tìm tòi
và giúp các bé có thể tìm hiểu thêm về một số kiến thức cơ bản của nghệthuật tạo hình, giúp trẻ biết tận dụng vẻ đẹp của tranh xé dán vào cuộc sốngsinh hoạt hàng ngày
- HĐXD còn có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy khả năngsáng tạo và giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non Với việc gắn ghép các hìnhmảng trên bề mặt tranh cùng với sự tự do trong việc lựa chọn màu sắc đãgiúp trẻ tạo nên được những bức tranh có vẻ đẹp độc đáo Chính những sảnphẩm đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục thị hiếu thẩm mĩ và tìnhcảm thẩm mĩ cho trẻ
HĐXD cũng có tác dụng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức cho trẻmầm non bởi vì thông qua quá trình hoạt động trẻ luôn luôn tỏ ra biết trântrọng những sản phẩm của mình cũng như của bạn, và đồng thời tạo cho trẻ
có ý thức làm điều tốt cho mọi người
- Thông qua HĐXD các cơ tay của trẻ luôn luôn được phát triển, nhữngvận động tinh của trẻ ngày càng trở nên tinh khéo hơn Trẻ có thể dễ dàngdùng các cơ của bàn tay để xé toạc, xé bứt, hay xé tỉ mỉ theo những đườngkim châm Với đặc thù của mình, hoạt động tạo hình nói chung hay hoạt động
xé dán nói riêng luôn tạo cho trẻ có một tâm thế thật thoải mái trong quá trìnhhoạt động, chính điều này đã làm cho cơ thể trẻ cũng được phát triển mộtcách tốt nhất
1.3 Hoạt động tạo hình
Trang 191.3.1 Khái niệm hoạt động tạo hình
Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê đã giải thích tạo hình là tạo
ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối
Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽnhằm đạt được một mục đích nhất định trong đời sống xã hội
Từ hai khái niệm trên, tác giả Nguyễn Thị Yến Phương trong luận án tiến
sĩ của mình đã đưa ra khái niệm “Hoạt động tạo hình” như sau:
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sángtạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật,trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nótheo quy luật của cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn người nghệ sĩ
1.3.2 Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo
Hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ LX Vugotxki khẳng định: "Kinh nghiệm của trẻ nghèo hơn kinh nghiệm của người trưởng thành Mối quan hệ của trẻ với môi trường ít phức tạp hơn."
Bởi nó khác xa với hoạt động tạo hình của một hoạ sĩ trưởng thành Hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội Kết quả to lớn nhất mà hoạt động tạo hình mang lại cho lứa tuổi mầm non là
sự biến đổi phát triển của chính bản thân chủ thể, nó thể hiện các đặc điếm của một nhân cách đang được hình thành.
Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo thể hiện rõ " tính duy kỷ" Tính duy
kỷ làm cho trẻ đến với tạo hình một cách dễ dàng Mối quan tâm chính trong hoạt động tạo hình của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chưa phải
là giá trị nghệ thuật thực sự của tác phẩm Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới người xem, trẻ "vẽ cái gì" chứ không phải "vẽ như thế nào" Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì và cố gắng truyền đạt những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình trước những gì được miêu tả Bởi vậy, sự hạn chế khả năng tạo hình thường được bù đắp rất tích cực bằng âm thanh, lời nói, cử chỉ, điệu bộ ẵ sự chú tâm vào ý tưởng thường làm cho trẻ hài lòng với các hình vẽ sơ đồ đơn
Trang 20giản thể hiện thế giới xung quanh bằng con mắt trẻ.
Cùng với "tính duy kỷ", "tính không chủ định" trong các quá trình tâm lý làm cho các sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ vẽ hấp dẫn riêng Trong tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định thường nảy sinh một cách tình cờ, thường bị thay đổi bởi yếu tố ngẫu nhiên trong quan sát, trong trí nhớ hay trong cảm xúc.
Do đặc điểm lứa tuổi trẻ nhanh chóng bị ức chế bởi cái cũ Vì thế trong quá trình cho trẻ tri giác, tích luỹ biểu tượng, hình thành các hình tượng, chúng ta cần luôn thay đổi các hình thức tổ chức kết hợp với các loại đồ chơi
để cho trẻ có niềm say mê hứng thú với hoạt động, tăng cường khả năng độc lập sáng tạo trong hoạt động tạo hình Việc lựa chọn nguyên vật liệu để trẻ sử dụng trong quá trình tạo hình thúc đẩy niềm say mê vốn có ở trẻ thơ.
Tóm lại, hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non là trẻ miêu tả những gì trẻ biết, trẻ cảm nghĩ được chứ chưa hẳn là những gì trẻ nhìn thấy và sẽ miêu
tả chúng như thế nào Đây là một đặc điểm đáng lưu ý mà người ta đã tận dụng đi sâu dể tìm hiểy tâm lý trẻ.
Để có một khả năng phát triển tạo hình cần phải trải qua một quá trình liên tục, có hệ thống Nếu như lứa tuổi mẫu giáo bé là nền tảng sự phát triển khả năng tạo hình cho lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, thì lứa tuổi mẫu giáo nhỡ lại là cầu nối cho sự phát triển khả năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn, vốn được coi là bước đệm hết sức cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông Mỗi lứa tuổi đều có một vai trò nhất định trong quá trình phát triển khả năng tạo hình cho trẻ Đó là mối quan hệ xuyên suốt không thể tách rời.
Chính vì vậy, ở mỗi lứa tuổi đều có những yêu cầu riêng biệt để phù hợp với tâm sinh lý trẻ Trẻ mẫu giáo lớn đã có sự phát triển mạnh về thể lực và
sự khéo léo của đôi bàn tay, do đó trẻ miêu tả được đặc điểm về hình dáng đường nét, bố cục và mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng khi tạo hình Trẻ mẫu giáo lớn tìm hiểu được cái đẹp trong ảnh, đồ dùng, đồ chơi và trong thiên nhiên, nhận biết sự thay đổi của thiên nhiên và loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục Trẻ có thể diễn đạt những cảm xúc của mình bằng lời và bằng sản phẩm một cách có mục đích, trẻ biết bàn bạc nêu lên ý định chung khi tạo
ra sản phẩm tập thể, biết tự giới thiệu sản phẩm của mình và nêu lên nhận xét sản phẩm của bạn Từ đó giúp trẻ hệ thống hoá và chuẩn xác các biểu
Trang 21tượng, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo hình, đồng thời tạo bước đệm vững chắc, phát triển khả năng ở lứa tuổi phổ thông.
1.3.3 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non
Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triểnnhân cách toàn diện cho trẻ mẫu giáo Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động tạohình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất bởi nó không chỉ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mà qua hoạt động tạo hình trẻ có thể thể hiện một cách sinh động những sự vật, hiện tượng đã làm chúng rung động mạnh mẽ hay có những cảm xúc, tình cảm tích cực.
Chính bởi sự hấp dẫn đó mà hoạt động tạo hình đã được đưa vào chương trình học tập của trẻ ở trường mầm non Bao gồm các hoạt động: vẽ, xé, cắt dán, nặn và gấp giấy Nó là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ và có tác dụng to lớn trong việc phát triển toàn diện của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.
a, Vai trò hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức của trẻ
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng:
+ Trong quá trình hoạt động tạo hình, trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó từ đó xây dựng các biểu tượng, hình tượng Bởi vậy có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ, các khả năng trí tuệ: óc quan sát, trí nhớ, tư duy và trí tưởng tượng.
+ Bên cạnh đó trong quá trình tri giác đối tượng miêu tả, các tính chất, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng như màu sắc, hình dạng, kích thước, tỉ lệ
Được trẻ tích cực ghi nhận, đối chiếu với các chuẩn mẫu cảm giác mà trẻ đã biết Từ
đó trẻ phân loại, bổ sung và hình thành những biểu tượng, dần dần đến những biểu tượng mang tính nghệ thuật Quá trình này đòi hỏi hoạt động nỗ lực của các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa
+ Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn cảm giác
về hình dạng, màu sắc, kích thước, tỉ lệ Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả mà trẻ
Trang 22thường xuyên sử dụng các chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những điều trẻ chưa biết
về các sự vật, hiện tượng Thông qua hoạt động này trẻ tích lũy được một lượng lớn những thông tin hình ảnh cùng những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh Từ đó trẻ có dịp hiểu biết về các mối quan hệ có tính chất quy luật về mọi vật trong thế giới xung quanh dựa trên cơ sở là sự hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng.
+ Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểu tượng
đã tích lũy được để "nhào nặn", "chế biến" thành những hình tượng mới Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động tạo hình làm cho các biểu tượng được hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới, bổ sung và trở nên phong phú hơn Như vậy
là chính nhờ hoạt động taọ hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh luôn được tăng thêm, ngày càng trở nên phong phú, giàu có hơn cả về chất và lượng.
+ Trong quá trình vẽ nặn, xé dán và thiết kế, chắp ghép (đặc biệt là các hoạt động với các vật liệu trong thiên nhiên) Đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá phát hiện ra những tính chất của các loại học liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúng Trong quá trình tạo hình trẻ được lĩnh hội những kĩ năng sử dụng các loại dụng
cụ, chất liệu như những công cụ lao động của con người Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.
+ Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và hoạt động tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và ngôn ngữ mạch lạc.
+ Tham gia quan sát, phân tích và thể hiện trong tạo hình, trẻ sẽ dần học hỏi, nắm bắt được những kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ rèn được khả năng độc lập tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức của mình.
+ Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ những phẩm chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo.
b, Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp
xã hội của trẻ mầm non
+ Hoạt động tạo hình có một vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ Hoạt động này không chỉ đơn thuần là sự phản ánh các ấn tượng, kinh nghiệm mà trẻ đối với những gì mà chúng thể hiện Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu các chuẩn mực thẩm mỹ đạo đức trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm
Trang 23trong giao tiếp học hỏi về các kĩ năng xã hội và đánh giá các hoạt động văn hóa xã hội qua các hình tượng, các sự kiện Hình tượng được miêu tả.
+ Hoạt động tạo hình của trẻ em có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ em.
+ Sự định hướng xã hội của hoạt động tạo hình làm cho trẻ luôn hướng tới những người khác như một thành viên của cộng đồng Coi sự thể hiện trong hoạt động tạo hình là một phương tiện giao tiếp, đứa trẻ luôn mong muốn được người khác tiếp nhận, cảm nhận
và hiểu được ý nghĩa của những hình ảnh mà chúng tạo nên, luôn chờ đón những ý kiến, những lời động viên từ phía người khác và sẵn sàng biểu lộ thái độ tích cực đối với hoạt động khi có sự đồng tình, đồng cảm.
+ Sự định hướng xã hội của hoạt động tạo hình thể hiện rõ ở nội dung miêu tả: những
gì trẻ phản ánh trong sản phẩm tạo hình là những sự vật, hiện tượng gần gũi trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, những gì làm trẻ rung động, suy nghĩ những gì gợi cho trẻ những tình cảm yêu, ghét Như vậy nội dung của hoạt động tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh, nhanh chóng trở thành một thành tố
xã hội đó.
+ Tính xã hội của các hoạt động vẽ, nặn, xếp dán, chắp ghép Còn biểu hiện ở động
cơ hoạt động Mục đích, động cơ mang tính xã hội của hoạt động tác động rất rõ rệt tới sựu hình thành các phẩm chất và hành vi đạo đức của trẻ Khi được tham gia vòa hoạt động tạo hình với mục đích tạo ra thứ gì đó thật đẹp cho mình, cho người khác (làm đồ chơi đồ dùng
để làm quà tặng, để trang trí ) Trẻ sẽ được trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt như tình yêu, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác - đó chính là điều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, thói quen chia sẽ, quan tâm chăm sóc tới người khác và
kĩ năng giao tiếp xã hội.
+ Quá trình tạo hình của trẻ mầm non thường và có thể được tổ chức như một hoạt động cùng nhau tạo nên sản phẩm chung Sự tương tác, hợp tác trong các hoạt động tập thể
có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, thói quen làm việc đến nơi đến chốn, khả năng vượt khó để đạt được mục đích thói quen biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc mà điều hòa giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân.
+ Các hoạt động "thiết kế" "kiến tạo" các sản phẩm tạo hình chính là những hình thức hoạt động tạo nên điều kiện tối ưu giữa giáo viên tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao