Tổng quan về dân tộc Cơ Lao, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Cơ Lao.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.
Trang 1N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 11
TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CỜ LAO
MỤC LỤC:
1 Vài Nét Về Dân Tộc Cờ Lao 2
2 Kinh Tế Truyền Thống 2
2.1 Trồng Trọt 2
2.2 Chăn nuôi 3
2.3 Khai thác tự nhiên 3
2.4 Ngành nghề thủ công 3
3 Văn hoá truyền thống 4
3.1 Làng 4
3.2 Nhà ở 4
3.3 Gia Đình 5
3.4 Trang phục 5
3.5 Ẩm thực 6
3.6 Ngôn ngữ 7
3.7 Tín ngưỡng tôn giáo 7
3.8 Lễ tết 9
3.9 Tục lệ cưới xin 9
3.10 Tang ma 11
Trang 2N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 11
1 Vài Nét Về Dân Tộc Cờ Lao
Địa bàn cư trú:
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cờ Lao ở Việt Nam chỉ có dân số 2.636 người, nhưng có mặt tại tới 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Cờ Lao cư trú tập trung tại tỉnh Hà Giang (2.301 người, chiếm 87,3% tổng
số người Cờ Lao tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Tuyên Quang (69 người), Hà Nội (50 người), thành phố Hồ Chí Minh (25 người)
2 Kinh Tế Truyền Thống
2.1 Trồng Trọt
Đại bộ phận người Cờ Lao sinh sống
bằng nghề làm nương, trồng cây lương
thực chính là cây ngô (các huyện phía
đông bắc) Việc trồng ngô ở đây chủ yếu
thực hiên trên nương núi đá Tuy là
nương núi đá, nhưng đồng bào Cờ Lao
không chỉ dùng cuốc để sản xuất, mà còn
Dân số : 2.636 người (2009) Ngôn Ngữ: thuộc hệ ngôn ngữ Thái, nhóm ngôn ngữ Kadai
Tên gọi khác: Ke Lao, Klau Nhóm địa phương: Cờ Lao đỏ, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao xanh
Địa bàn cư trú: Hà Giang,Tuyên Quang, Hà Nội,Tp.Hồ Chí Minh
Ngô –cây trồng chủ yếu của dân tộc
Trang 3N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 11
dùng cày để làm đất
Trong khâu kỹ thuật, đồng bào thành thạo việc bón phân cho cây trồng, trồng xen canh, gối vụ Ngoài ra còn một số cây rau xanh khác mang tính đặc sản của vùng cao như đậu răng ngựa, các loại rau cải, dong riềng, ót ởvùng núi đất (huyện Hoàng Su Phì), nơi có khí hậu nóng, mưa nhiều, đồng bào làm ruộng bậc thang, cấy lúa nước, về kỹ thuật sản bào thường dùng là phân chuồng (lợn, gà, bò, ngựa ), tro bếp Ngoài cây lúa người Cờ Lao ở vùng phía tây còn trồng ngô, các cây công nghiệp như mía, chè; các loại cây đậu đỗ, bâu bí,
2.2 Chăn nuôi
Đồng bào Cờ Lao chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, gà, vịt chó, dê Việc chăn nuôi đối với ncười Cờ Lao ở vùng núi phía đông (huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạc) chủ yếu chăn dắt Hàng ngày đi làm trên nương, họ dắt con bò theo sau, bò ăn cỏ bên bờ nương, chiều tối, chủ dắt bò về nhà Chăn nuôi ở vùng núi phía tây (huyện Hoàng Su Phì) lại theo phương thức chăn thả Đồng bào buổi sáng thả trâu vào rừng ăn cỏ, buổi chiều tối, vào rừng tìm lùa trâu vê nhà Chăn nuôi chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu gia đình: kéo cày, làm vật hiến sinh trong các dịp lễ tiết, hội
hè, kết hợp với ăn thịt
2.3 Khai thác tự nhiên
Đồng bào Cờ Lao thường xuyên khai thác tự nhiên, hái rau rừng, măng rừng, mộc nhĩ, nấm hương, thu hái các hoa quả dại để ăn, hái củi đun hàng ngày, hái cây rào vườn Đàn ông hay đi săn thú các loại, nhưng chủ yếu là thú nhỏ Săn bắn lúc nào cũng kết hợp với bao vệ nương ngô khởi bị muông thú phá hại; đàn bà hay đi hái rau rừng
2.4 Ngành nghề thủ công
Đồng bào Cờ Lao có hai nghề thủ
công khá nối tiếng Đó là nghề đan
lát và nghề mộc Với nghề thủ
công, họ thường đan phên, cót,
dậu, nong, bồ Các sản phẩm đồ gỗ
như: làm nhà, bàn, hòm, yên ngựa,
quan tài Ngoài ra đồng bào còn
Trang 4N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 11
làm nghề rèn theo mùa Mùa nông nhàn hay trước khi vào thời vụ, việc chủ yểu của nghề rèn là sửa chữa công cụ sản xuất như: dao, cuốc, cày, bừa
3 Văn hoá truyền thống
3.1 Làng
Từ khi di cư đến Việt Nam, đồng bào Cờ Lao sống ổn định theo từng làng Họ dựng bàn ở lưng chừng núi
đá cao, dốc tai mèo (phía đông), hoặc lưng chừng núi đất (phía tây) Địa giới của làng được phân định rõ trong người dân làng, nhưng không
có văn tự pháp lý quy định Người dân trong làng không chỉ gắn bó với nhau bởi cùng chung vùng đất cư trú, mà còn thờ chung thần thổ công Mỗi làng có khoảng 15 - 20 nóc nhà Tuy nhiên số nhà ở làng vùng phía tây, do cư dân làm ruộng nước, cho nên ổn định hơn, số nhà ở trong làng đông hơn
3.2 Nhà ở
Dân tộc Cờ Lao ở nhà
đất, nhà ba gian, hai chái
Nguyên vật liệu làm nhà
chủ yểu là gỗ, tre, nứa,
gianh, đất Gỗ, tre dùng
để làm khung nhà, nứa
dùng làm mái, làm phên
che xung quanh nhà, cỏ
gianh dùng để lợp nhà Ớ
Hoàng Su Phì người ta
còn dùng nứa bổ đôi
khoét mấu lợp mái nhà
Trang 5N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 11
xếp miếng úp, miếng ngửa lên nhau Riêng đồng bào Cờ Lao Đỏ thường làm nhà trình tường
3.3 Gia Đình
Mỗi ngôi nhà là nơi ở của một gia đình Gia đình người Cờ Lao là gia đình nhỏ, phụ hệ
và phụ quyền Con cái tính theo dòng cha, con trai được thừa kế tài sản, con trai có bổn phận thờ cúng tổ tiên Con gái đi lấy chồng là thuộc về dòng họ nhà chồng Trong một gia đình thường có bố, mẹ và các con cái
Dòng họ Dân tộc Cờ Lao có các dòng họ chủ yếu sau: Vần, Hồ, sềnh, Chảo, Sáng, Lý, Min, Cáo, Sú, Chéng Thông thường những người cùng dòng họ ít nhiều có quan hệ huyết thống với nhau Tuy nhiên cũng có một số trường hợp cùng họ nhưng không có quan hệ huyết thống như họ Hồ ở xã Sính Lủng, họ Min, họ Sú ở xã Tùng Sán
3.4 Trang phục
Dân tộc Cờ Lao mặc y
phục được làm từ vải
bông Bộ y phục nữ của
người Cờ Lao gồm áo và
quần Kiêu dáng bộ y
phục có nhiều nét tương
tự y phục của người Nùng
và người Giáy Đó là
chiếc áo 5 thân vải (trong
đó một thân ngắn ở bên
trong), xẻ dưới cổ, mở
chéo sang nách bên phải,
cài cúc vải Chiều dài của
áo đến trên hoặc ngang đầu gối Chiếc áo của người Cờ Lao được trang trí khá khiêm tốn, bằng cách đắp thêm những miếng vải công nghiệp khác màu trên hò áo, theo mép xẻ từ dưới cổ sang nách bên phải và ở cửa tay áo Trước kia người phụ nữ Cờ Lao có tập quán mặc hai áo, áo ngoài có tay áo ngắn hơn tay áo trong Vì vậy khi mặc, để lộ miếng vải
Trang 6N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 11
trang trí trên cửa tay áo trong Phụ nữ Cờ Lao đỏ trước kia thường mặc váy Nhưng nay ít người mặc
3.5 Ẩm thực
Do cư trú ở hai vùng địa lý khác nhau: vùng núi đá và vùng núi đất, dẫn đến trồng cây lương thực khác nhau: vùng núi đá trồng cây lượng thực là cây ngô, còn vùng núi đất, cây lương thực lại là cây lúa nước, cho nên nguồn lương thực ở hai vùng khác nhau cũng khác nhau Vùng núi đá cây ngô là lương thực chính, còn vùng đất thì lúa gạo là lương thực chính Ngô được xay thành bột, đồ cách thủy như chế biến mèn mén của người Mông cùng sinh sổng trong vùng Gạo được thổi thành cơm như ta quen biết
Đồng bào Cờ Lao ăn mèn mén hoặc cơm với rau xanh Rau xanh có thể hái trong vườn, nhưng cũng có thể thu hái từ tự nhiên Thi thoảng bữa ăn có cá, thịt Thịt, cá do săn bắt được hoặc mổ vật nuôi trong nhà vào các dịp lễ tết
Mèn Mén – món ăn ưa thích của người Cơ Lao (Ảnh: sưu tầm )
Trang 7N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 11
3.6 Ngôn ngữ
Tiếng nói dân tộc Cờ Lao thuộc ngữ hệ Tày - Thái Dân tộc Cờ Lao chưa có chữ viết riêng của mình Đồng bào dùng chữ Hán để ghi chép sách cúng, các văn tự khác liên quan đến cưới xin, sinh đẻ, các giấy ghi số mệnh từng người
Chữ Khmer (Ảnh sưu tầm)
3.7 Tín ngưỡng tôn giáo
Dân tộc Cờ Ho tin vào vạn vật hữu linh, tin mọi vật đều có linh hồn (mi ngú) Người Cờ Lao trắng và Cờ Lao xanh quan niệm mồi người có ba linh hồn: một linh hồn ở trong lỗ tai, một linh hồn đi lang thang và một linh hồn đi theo gia súc; còn người Cờ Lao đỏ cũng quan niệm người có ba hồn nhưng vị trí cư trú của ba linh hồn không giống như Cờ Lao trắng và Cờ Lao xanh Theo Cờ Lao đở, một hôn cư trú ở đầu (ở lỗ tai), một hồn cư trú ở thân mình và một hồn cư trú ở chân Trong đó hồn cư trú ở lỗ tai là hồn quan trọng nhất Đồng bào quan niệm các loại cây lương thực như lúa, ngô, cũng có hồn Hồn lúa có 4 loại Mỗi khi gặt xong hay cúng ngày 5-5 người Cờ Lao đều cúng lúa bố, lúa mẹ, lúa vợ, lúa chồng
Người Cờ Lao thờ cúng tố tiên ba hoặc bốn đời Nơi thờ cũng như cách sống giữa các nhóm không giống nhau Người Cờ Lao trắng thờ tô tiên ở cột góc trong cùng phía bên phải nhà, nơi thờ người ta gài một xâu xương hàm lợn lên vách cạnh cột thờ Gia đình thờ
tổ tiên bao nhiêu đời thì có bấy nhiêu chiếc xương hàm lợn Mỗi khi ăn tết năm mới, cúng tổ tiên thì gỡ bỏ đi một hàm lợn cũ nhất và xâu xương hàm mới vào (Nếu năm nào làm thịt hai con lợn cúng năm mới thì cũng xâu vào đó hai hàm lợn) Trường hợp bố chết, sau khi chôn cất xong, người ta bỏ một xương hàm trên bàn thờ đi, nhưng đến tết lại
Trang 8N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 11
xâu thêm xương hàm mới vào Ở cạnh chân cột bàn thờ có một ống cắm hương Theo phong tục, mỗi khi cúng tổ tiên, người ta đặt một cục than hồng trước cột thờ, rồi rưới ít nước lên cho cục than hồng bốc khói nghi ngút; giết gà phải vặt ít lông trên đầu gà quệt vào tiết rồi dán lên cột thờ, vặt vài ba lông cánh gà cắm vào ông hương Theo quan niệm người Cờ Lao trắng, làm như vậy tổ tiên mới nhận được lễ vật do con cháu cúng dâng
Người Cờ Lao xanh chọn nơi thờ cúng tổ tiên là cột giữa nhà cạnh liếp chỗ tiếp khách Tại chân cột này người ta cắm vài ba que hương, phía trên cột gần đỉnh người ta buộc một bắp ngô, một que gỗ và một ít lông gà Khi cúng bao giờ người ta cũng phải lấy một cành lá loọc
cừ và làm bi phai (một cành lá có hai chạc, dài khoảng 50cm, đầu mỗi chạc được chẻ ra
và gài hai que bắt chéo nhau) gài vào cột Bi phai được đồng bào Cờ Lao coi là vật bảo
vệ tổ tiên và thần lủa
Người Cờ Lao đỏ lập bàn thờ tổ tiên là một giá gỗ treo trên tường phía sau của gian giữa Trên bàn thờ đặt ba ống hương tượng trưng cho thờ tổ tiên ba đời Dưới gầm bàn thờ có một ống hương cắm xuống đất để thờ thần thổ địa Lễ vật cúng tố tiên là cơm, thịt và rượu
Trong tín ngưỡng của người Cờ Lao, thần thổ địa là vị thần có vị trí quan trọng không những đối với từng gia đình, mà còn có trị trí quan trọng đối với đời sống của cả bản Điều đặc biệt đối với tín ngưỡng của người Cờ Lao là tục cúng eo mèo (cúng đá) Mỗi gia đình tìm một hòn đá có hình thù kỳ dị đặt vào hốc đá nơi cao nhất trong nương nhà
Người Cờ Lao cúng vái
tổ tiên (Ảnh sưu tầm)
Trang 9N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 11
mình, coi hốc đá đó là nơi trú ngụ của vị thần eo mèo Thần eo mèo cũng được cúng vào các dịp lễ tiết
3.8 Lễ tết
Tết năm mới theo âm lịch là tết to nhất của đồng bào, nhưng lễ vật cúng ở hai vùng đông
và tây có khác nhau Người Cờ Lao ở phía đông (Đồng Văn) không gói bánh chưng ăn tết, vì vùng này không có truyền thống trồng lúa, mà chỉ trồng ngô, quanh năm ăn ngô; còn người Cờ Lao ở vùng phía tây (Hoàng Su Phì) thì gói bánh chưng ăn tết, mỗi khi xuân đến
Ngoài tết năm mới đồng bào còn ăn tết thanh minh, tết đoan ngọ, tết rằm tháng 7, tết 9 -
9 Các ngày lễ tết này đều theo lịch âm Vào dịp tết thanh minh cả nhà đi tảo mộ: vun đắp đất cho ngôi mộ tổ tiên, ông bà, phát quang xung quanh mộ, các bậc cha mẹ kế chuyện về thân phận người nằm dưới mộ và quan hệ người đó với con cháu; tết Đoan ngọ (5-5)
đồng bào cúng eo mèo tại hốc
đá trên nương cạnh nhà; dịp tết 15-7 đồng bào cúng tổ sư nghề mộc (để mong rượu được ngon)
Người Cơ Lao múa hát trong dịp lế Tết nguyên đán
(Ảnh sưu tầm)
3.9 Tục lệ cưới xin
Dân tộc Cờ Lao thực hiện hôn nhân theo nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc, hôn nhân 1 vợ 1 chồng và sau hôn nhân cư trú bên nhà chồng
Tục lệ cưới xin của người Cờ Lao phải trải qua nhiều bước như: dạm hỏi, sêu tết, cưới Phong tục cưới xin của người Cờ Lao trắng và Cờ Lao xanh về căn bản giổng nhau,
Trang 10N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 11
nhưng giữa chúng vẫn mang một vài đặc điểm riêng Hôm đón dâu, chú rể người Cờ Lao xanh phải mặc áo dài xanh, cuốn khăn đỏ qua người Cô dâu về đến cổng nhà chồng phải búi tóc ngược lên đỉnh đầu và trước khi vào nhà chồng phải giẫm vỡ một cái bát hoặc một cái môi gỗ mà nhà trai đã đặt sẵn ở trước cổng Ở người Cờ Lao đỏ điều đáng chú ý
là cô dâu chỉ ngủ ở nhà chồng đêm hôm đón dâu, hôm sau cô trở lại nhà bố mẹ đẻ ngay
và ở lại nhà bố mẹ đẻ suốt một năm, không trở lại nhà chồng Trong thời gian đó thỉnh thoảng người chồng sang nhà vợ vài ngày Hết thời gian một năm, nhà trai sang đón cô dâu về Từ đó đôi vợ chồng mới thực sự chung sống với nhau ở bên nhà chồng Hiện tượng cô dâu về nhà bố mẹ đẻ hàng năm trời sau khi cưới, phải chăng là tàn dư của chế
độ cư trú bên nhà vợ sau hôn nhân
Người Cờ Lao có phong tục ở rể đời, nghĩa là những gia đình không có con trai, có thể lấy rể cho con gái và người rể đó sẽ suốt đời sổng ở nhà vợ, kế thừa tài sản nhà vợ Khi ở
rể như vậy người con trai không phải đổi họ theo họ vợ Với người Cờ Lao xanh, con rể chịu trách nhiệm hương hỏa cho nhà vợ nhưng chỉ một đời; còn người Cờ Lao đỏ thì không phải thờ cúng tổ tiên bèn họ vợ, nhưng con cái của họ lại phải lấy họ mẹ Những người con này chỉ theo họ mẹ một đời Đen đời cháu, thì quay lại lấy họ của ông nội, vừa thờ tổ tiên ông vừa thờ tổ tiên bà nội của chúng Đời chắt thì chỉ còn thờ tồ tiên bên nội của chúng
Tuy ngoại hôn dòng tộc, nhưng người Cờ Lao chấp nhận hôn nhân lấy đổi giữa hai gia đình với nhau, tức là con trai nhà này lấy con gái nhà kia và ngược lại con trai nhà kia lấy luôn con gái nhà này Phong tục không chấp nhận hai anh em trai của gia đình này lấy hai chị em gái của gia đình kia (ở huyện Đồng Văn), nhưng nguyên tắc hôn nhân này lại được thừa nhận ở người Cờ Lao đỏ Hoàng Su Phì Việc hôn nhân con cô, con cậu được thừa nhận như một phong tục bình thường
Ở người Cờ Lao trước đây có tục lệ, anh chết em được lấy chị dâu làm vợ, vì nó liên quan đến thừa kế tài sản, nhưng hiện nay tục lệ này ít xảy ra Hôn nhân theo kiểu em chết anh lấy em dâu không được cộng đồng thừa nhận Người Cờ Lao cũng có tục kéo vợ như người Mông ở Đồng Văn, tức là khi đôi trai gái chấp thuận lấy nhau làm vợ, chồng, đôi trai gái đó hò hẹn gặp nhau tại một địa điểm rồi chàng trai dắt tay cô gái về nhà mình làm
vợ Tục lệ này cũng được thừa nhận, nhưng nay ít thấy xảy ra