1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé nuôi tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

81 517 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 20,47 MB

Nội dung

Tính chất dịch tễ học của bệnh thể hiện khác nhau ở từng vùng địa lý khác nhau, hoàn cảnh ngoại giới khác nhau.Ở nước ta, chăn nuôi trâu bò chủ yếu tập trung ở miền núi, tuy nhiên cho đế

Trang 1

NGUYỀN HỮU ĐẠT

Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

BỆNH CẦU TRÙNG Ở BÊ, NGHÉ (COCCIDIOSIS)

NUÔI TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Lớp : TY - K41

Khoá học : 2009 - 2013

Giảng viên hướng dẫn : TS Lê Minh

Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên , năm 2013

Trang 2

sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè

Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa

Chăn nuôi Thú y, cô giáo hướng dẫn TS Lê Minh, em tiến hành thực hiện đề

tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé

(coccidiosis) nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”

Nhân dịp hoàn thành khóa luận, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa đã luôn luôn chỉ bảo, giúp

đỡ em những năm vừa qua

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo

TS Lê Minh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình

Vì trình độ và thời gian có hạn, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác nghiên cứu khoa học nên khóa luận của em không thể tránh khỏi còn nhiều hạn chế và thiếu sót về phương pháp cũng như kết quả nghiên cứu Em rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên,ngàytháng năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Hữu Đạt

Trang 3

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3

2.1.1 Đặc điểm sinh học của cầu trùng 3

2.1.2 Dịch tễ học bệnh cầu trùng 10

2.1.3 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh 14

2.1.4 Chẩn đoán bệnh cầu trùng 17

2.1.5 Phòng trị bệnh cầu trùng cho bê nghé 18

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 20

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 20

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 21

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 23

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 23

3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 23

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24

3.3.1 Nghiên cứu thành phần loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé 24

3.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé ở 3 xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên 24

3.3.3 Nghiên cứu vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy và triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng bê, nghé 24

3.3.4 Nghiên cứu biện pháp phòng, trị cầu trùng cho bê, nghé 24

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.4.1 Phương pháp xác định loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên 24

Trang 4

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê

nghé 25

3.4.3 Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng ở bê, nghé 27

3.4.4 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng, trị cầu trùng cho bê, nghé 28 3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 31

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

4.1 XÁC ĐỊNH LOÀI CẦU TRÙNG KÝ SINH Ở BÊ NGHÉ CỦA 3 XÃ THUỘC HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN 32

4.2 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH CẦU TRÙNG Ở BÊ NGHÉ 34

4.2.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng bê nghé tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên 34

4.2.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi bê nghé 35

4.2.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng bê nghé theo các tháng trong thời gian thực tập 38

4.2.4 Nghiên cứu sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở khu vực chuồng nuôi và xung quanh chuồng nuôi bê, nghé 40

4.3 NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CẦU TRÙNG TRONG HỘI CHÚNG TIÊU CHẢY Ở BÊ, NGHÉ VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH 41

4.4 NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG CHO BÊ, NGHÉ 44

4.4.1 Nghiên cứu công thức ủ phân để tăng khả năng sinh nhiệt 44

4.4.2 Hiệu lực của thuốc điều trị cầu trùng cho bê, nghé 48

4.4.3 Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé 53

Phần 5 54

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54

5.1 KẾT LUẬN 54

5.2 ĐỀ NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 5

Bảng 4.1 Các loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé tại tỉnh Thái Nguyên 32

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng bê, nghé tại 3 xã 34

Bảng 4.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi bê, nghé 36

Bảng 4.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo các tháng trong thời gian thực tập 38

Bảng 4.5 Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi bê, nghé 40

Bảng 4.6: Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy trong số bê, nghé nhiễm cầu trùng 41

Bảng 4.7 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé bình thường 42

Bảng 4.9 Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst cầu trùng của công thức ủ II 45

Bảng 4.10 Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst cầu trùng của công thức ủ III 46

Bảng 4.11 Đánh giá khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst của 3 công thức ủ 47

Bảng 4.12 Lựa chọn thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé 49

Bảng 4.13 Một số chỉ tiêu sinh lý của bê, nghé trước 51

và sau khi dùng thuốc 51

Bảng 4.14: Hiệu lực của thuốc NOVACOC-5% (liều 25 mg/kg TT) điều trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé 52

Trang 6

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở 3 xã 34 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi

bê, nghé 36 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo các

tháng trong thời gian thực tập 38 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé

bình thường và tiêu chảy 43

Trang 7

Chăn nuôi trâu, bò cung cấp cho con người hai loại thực phẩm có giá trị cao và hoàn chỉnh về dinh dưỡng, đó là thịt và sữa Trâu, bò là những gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn thực vật rẻ tiền như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm dưỡng chất khác nhau tích lũy để tạo ra thịt, sữa

Hiện nay, ngành chăn nuôi trâu bò nước ta vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, trong đó có vấn đề dịch bệnh Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì bệnh ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất chăn nuôi Ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể trâu, bò, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho vật nuôi gầy còm, ốm yếu Một trong những bệnh ký sinh trùng thường xảy ra đối với đàn bê, nghé là bệnh cầu trùng

Trang 8

trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống của nhiều

hộ chăn nuôi trong huyện

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh cầu trùng

bê, nghé như các công trình nghiên cứu của Lê Văn Năm (2004) [17]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [12] Bệnh cầu trùng bê, nghé cũng như tất

cả các bệnh ký sinh trùng khác, sự lây lan phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, đất đai, khu hệ động thực vật, tuổi, giống, loài vật chủ, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, chuồng trại ) Tính chất dịch tễ học của bệnh thể hiện khác nhau ở từng vùng địa lý khác nhau, hoàn cảnh ngoại giới khác nhau.Ở nước ta, chăn nuôi trâu bò chủ yếu tập trung

ở miền núi, tuy nhiên cho đến nay ít có công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng bê, nghé ở các tỉnh miền núi, vì vậy vẫn chưa có quy trình phòng trị phù hợp và hiệu quả Hàng năm, đàn trâu bò, bê nghé nuôi ở các tỉnh miền núi vẫn bị đổ ngã khá nhiều, trong đó có nguyên nhân

do cầu trùng gây ra

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn chăn nuôi trâu bò ở

huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu thành phần loài cầu trùng ký sinh ở bê nghé

- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé tại một

số xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng bê, nghé đạt hiệu quả cao

1.3 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Xác định được tình hình mắc bệnh cầu trùng ở bê nghé và biện pháp phòng chống hiệu quả và phù hợp với điều kiện chăn nuôi trâu bò ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, xây dựng được quy trình phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao

Trang 9

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1 Đặc điểm sinh học của cầu trùng

2.1.1.1 Vị trí của cầu trùng trong hệ thống phân loại động vật học

Cầu trùng là động vật đơn bào có hình tròn, hình trứng, hình bầu dục (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng) Cầu trùng ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu mô ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và cả ở người Phân loại cầu trùng ở gia súc, gia cầm, chủ yếu dựa vào đặc điểm về hình thái, kích thước, màu sắc, vị trí ký sinh, thời gian sinh bào tử

Levine N (Ed) (1985) [41], Daugschies A và Njadrowski M (2005) [34], Ajayi J A (2004) [33] cho biết, cầu trùng ký sinh ở bê, nghé có vị trí trong hệ thống phân loại như sau:

Họ Eimeriidae Giống Eimeria Loài Eimeria alabamemsis Christiensen, 1941 Loài Eimeria auburnensis Christiensen and Porter, 1939 Loài Eimeria bovis Christiensen, 1941

Loài Eimeria brasisliensis Torres and Ramos, 1939 Loài Eimeria bukidnonensis Tubangui, 1931

Trang 10

Loài Eimeria canadensis Bruce, 1921 Loài Eimeria cylindrica Wilson, 1931 Loài Eimeria ellipsoidalis Becker and Frye, 1929 Loài Eimeria illinoisensis Levine and Ivens, 1967 Loài Eimeria pellita Supperer, 1952

Loài Eimeria subspherica Christiensen, 1941 Loài Eimeria wyomingensis Huizinga and Winger, 1942 Loài Eimeria zuernii Rivolta, 1978, Martin, 1909

Lee R P và cs (1959) [40] đã quan sát hình thái, kích thước, màu sắc,

quá trình hình thành bào tử của Oocyst cầu trùng ký sinh ở bò tại Nigerian

và đã định danh được 11 loài cầu trùng, bao gồm: E alabamemsis, E auburnensis, E bovis, E brasisliensis, E bukidnonensis, E canadensis, E cylindrica, E ellipsoidalis, E subspherica, E wyomingensis, E zuernii

Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [19] đã phát hiện 4 loài cầu trùng ký

sinh ở bê tại một số tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, gồm các loài: E

zuernii, E bovis, E ellipsoidalis, E bukidnonensis

2.1.1.2 Đặc điểm hình thái, kích thước các loài cầu trùng

Theo Ajayi J A (2004) [33], hình thái, kích thước các loài cầu trùng

ký sinh ở bê, nghé như sau:

- Eimeria alabamemsis (Christiensen, 1941): Oocyst có hình trứng, có

1 - 2 lớp vỏ, màu vàng nhạt, kích thước dài từ 13 - 24 µm, rộng từ 11 - 16

µm Kích thước của Sporocyst 10 - 16 x 4 - 6 µm Không có Micropyle (lỗ noãn) và hạt cực Thời gian hình thành bào tử là 4 - 5 ngày

- Eimeria auburnensis (Christiensen and Porter, 1939): Oocyst có hình

elip hoặc hình trứng, có 2 lớp vỏ mỏng, lớp bên ngoài nhẵn, đôi khi xù xì, màu vàng - nâu, kích thước 32 - 46 x 20 - 25 µm, trung bình là 38,4 x 27,1

Kích thước của Sporocyst 15 - 23 x 6 - 11 µm Có Micropyle Thời gian

Trang 11

sinh bào tử là 2 - 3 ngày Cầu trùng phát triển nội sinh trong các tế bào mô

liên kết lớp nhung mao, đoạn dưới của ruột non

- Eimeria brasisliensis (Torres and Ramos, 1939): Oocyst có hình elip,

màu nâu vàng, có 1 - 2 lớp vỏ, có lỗ noãn và nắp Kích thước 34 - 43 x 24 -

30 µm, trung bình là 35,5 x 27 µm Kích thước của Sporocyst 16 - 22 x 7 -

10 µm Thời gian hình thành bào tử là 6 - 7 ngày, trong bào tử có thể cặn

- Eimeria bukidnonensis (Tubangui, 1931): Oocyst hình quả lê, màu

nâu sẫm hay nâu vàng Vỏ Oocyst có hai lớp, lớp ngoài dày và lớp bên

trong mỏng, Lee R P (1959) mô tả lớp vỏ mỏng này giống như những vằn sọc Lớp vỏ dày 2 - 4 µm Kích thước nang trứng 47 - 50 x 33 - 38 µm

Kích thước của Sporocyst 12 - 21 x 9 - 12 µm Micropyle rộng từ 3,5 - 7

µm Thời gian hình thành bào tử 4 - 7 ngày, đôi khi đến 17 ngày Loài này phát triển nội sinh trong màng niêm mạc ruột non

- Eimeria canadensis (Bruce, 1921): Oocyst hình elip, kích thước 28 -

37 x 20 - 27 µm, màu vàng nâu Micropyle là một khoảng kín, rất khó nhìn thấy ở trên một đầu, được bao phủ bởi một đường phản xạ tối Sporocyst có

kích thước 15 - 22 x 7 - 10 µm Thời gian hình thành bào tử là 3 ngày

- Eimeria cylindrica (Wilson, 1931): Oocyst hình trụ, kích thước 16 -

27 x 12 - 15 µm, trung bình 23,3 x 13,3 µm, không có màu, có 1 lớp vỏ

dày Kích thước của Sporocyst 12 - 16 x 4 - 6 µm, không có Micropyle và

thể cặn Thời gian sinh bào tử là 2 ngày

- Eimeria ellipsoidalis (Becker and Frye, 1929): Oocyst hình elip hay

bầu dục, màu phớt hồng hoặc không màu, có 1 - 2 lớp vỏ, kích thước 20 -

26 x 13 - 17 µm, trung bình là 23,4 x 15,9 µm Lỗ noãn không rõ, không có

thể cặn trong bào tử và nang trứng Sporocyst có kích thước 9 - 16 x 7 - 15

µm Thời gian hình thành bào tử là 2 - 3 ngày Cầu trùng phát triển nội sinh trong màng niêm mạc ruột già

Trang 12

- Eimeria pellita (Supperer, 1952): Oocyst hình trứng, tương đối dày,

có màu nâu sẫm, kích thước 36 - 41 x 26 - 30 µm Kích thước của

Sporocyst 17 - 20 x 7 - 9 µm Có lỗ noãn và thể cặn Thời gian hình thành

bào tử là 10 - 12 ngày

- Eimeria subspherica (Christiensen, 1941): Đây là loài có kích thước

Oocyst nhỏ nhất trong giống Eimeria (9 - 14 x 8 - 13 µm), hình elip, màu

vàng nhạt hoặc không màu, không có hạt cực và lỗ noãn Kích thước của

Sporocyst 6 - 10 x 2 - 5 µm Thời gian hình thành bào tử là 4 - 5 ngày

- Eimeria zuernii (Rivolta, 1978, Martin, 1909): Oocyst có hình cầu

hoặc trứng, vỏ ngoài có 2 lớp, nhẵn, không có lỗ noãn, màu nhạt, kích thước 15 - 22 x 13 - 18 µm, kích thước trung bình 20 x 14,2 µm Kích

thước của Sporocyst 7 -14 x 4 - 8 µm Thời gian hình thành bào tử là 3

ngày ở 20oC, 9 - 10 ngày ở 12oC, 23 - 24 giờ ở 30 - 32,5oC

- Eimeria bovis (Christiensen, 1941): Oocyst hình trứng hoặc không

đối xứng, vỏ có 2 lớp, trơn nhẵn, kích thước 23 - 34 x 17 - 23 µm, màu nâu hay hơi vàng Không có hạt cực, lỗ noãn có ở đầu nhỏ của nang trứng

Sporocyst có kích thước 13 - 18 x 5 - 8 µm Thời gian sinh bào tử 2 - 3

ngày Phát triển nội sinh ở phần dưới ruột non, các thể phân lập đời 2 và các giao tử ở trong niêm mạc ruột già của ký chủ

- Eimeria illinoisensis (Levine and Ivens, 1967): Oocyst hình trứng

hoặc elip, có 1 lớp vỏ dày, màu nhạt hay không màu, kích thước 24 - 29 x

19 - 22 µm Sporocyst có kích thước 13 -16 x 6 - 8 µm

- Eimeria wyomingensis (Huizinga and Winger, 1942): Oocyst hình

trứng hoặc hình cầu, có 1 lớp vỏ màu vàng nâu hoặc xanh nâu, kích thước

37 - 45 x 26 - 31 µm Hợp tử tương tự như của E bukidnonensis, nhưng

nhỏ hơn Có lỗ noãn Sporocyst kích thước 7 - 8 x 5 µm Thời gian hình

thành bào tử 5 - 7 ngày

Trang 13

2.1.1.3 Cấu trúc của Oocyst cầu trùng

Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài Tuy nhiên, phần lớn Oocyst cầu trùng có đặc điểm cấu tạo như sau: Oocyst màu vàng nâu, vàng chanh hoặc nâu hạt, không màu Vỏ

thường có 2 lớp: lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng Hai lớp vỏ ngoài và vỏ trong có thể tách rời nhau dưới tác động của acid H2SO4 đặc hoặc bằng

cách làm nóng Oocyst trong nước (Monne và Honin, 1954)

Về cấu tạo hoá học: vỏ ngoài là lớp quinone protein, vỏ trong là lớp lipit kết hợp với protein để tạo thành khúc xạ kép (lipoprotein) Nghiên cứu

về bản chất hoá học của thành phần Oocyst, Ryley J F (1976)[43] cho biết: lớp ngoài của vỏ Oocyst chiếm 20%, có chứa carbohydrat và một

protein đặc trưng Nyberg P A và Knapp S E (1976) khi quan sát trên

kính hiển vi điện tử thấy lớp ngoài của vỏ Oocyst có thể bị khử bằng dung

dịch sodium hypochlorid 2 - 3% trong 15 phút Scotish R L., Wang C C

và Mayenhofer (1978) nghiên cứu về bản chất hoá học của thành Oocyst

qua xử lý bằng sodium hypochlorid 5% cho rằng, chất này không tác động

được đến màng Oocyst còn nguyên vẹn mà chủ yếu tác động đến Micropyle Lớp trong của vỏ Oocyst chiếm 80%, gồm: một lớp

glycoprotein (dày 90 µm), được bao bọc bởi một lớp lipit dày (10 µm) Lớp

lipit chủ yếu là phospholipit, chính lớp này bảo vệ Oocyst cầu trùng chống

lại sự tấn công về mặt hoá học Một số loài cầu trùng ở phía đầu nhỏ của

Oocyst có một nắp khúc xạ, gọi là Micropyle (lỗ noãn) Micropyle là vị trí

có khe hở của màng bao quanh Macrogamete khi thụ tinh, sau thụ tinh thì khe hở đóng lại, vì vậy nhiều loài không thấy Micropyle nữa

2.1.1.4 Chu kì sinh học của cầu trùng bê, nghé

Cầu trùng ký sinh ở bê nghé là những cầu trùng giống Eimeria Đây

là những ký sinh trùng có giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính diễn ra trong cùng một ký chủ, được đặc trưng bằng ba giai đoạn phát triển: sinh

Trang 14

sản vô tính (Schizogony), sinh sản giao tử (Gametogony), sinh sản bào tử (Sporogony) Hai giai đoạn đầu diễn ra trong tế bào biểu bì ruột gia súc

(chu kỳ nội sinh), giai đoạn thứ 3 diễn ra ở ngoài môi trường (chu kỳ ngoại sinh)

* Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony)

Bê nghé nuốt phải Oocyst có sức gây bệnh có lẫn ở trong thức ăn và

nước uống từ bên ngoài môi trường, vào đến dạ dày, dưới tác động của

dịch dạ dày, Oocyst vỡ ra, giải phóng 4 túi bào tử (Sporocyst) Đến ruột non, các bào tử con (Sporozoit) bên trong túi bào tử được hoạt hóa bởi dịch

mật và men Tripsin, chúng trở nên hoạt động, phá vỡ lớp màng của túi bào

tử và được giải phóng ra Lập tức, bào tử con xâm nhập tế bào biểu mô ruột

và tiến hành sinh sản vô tính Chúng lớn lên rất nhanh, hình tròn hoặc bầu dục, phân chia theo hình thức liệt phân thành nhiều thể phân lập thế hệ 1

(Schizont 1)

Nhân của mỗi thể phân lập còn chia nhiều lần và tạo thành những tế bào nhiều nhân - thể phân lập đời 1 Bên trong những thể phân lập đó hình thành ra những dạng ký sinh trùng nhỏ, hình bầu dục, lúc này chúng được

gọi là thể phân lập trung gian (Merozoites) Số lượng Merozoites được hình thành trong thế hệ Schizont đầu tiên thay đổi tuỳ theo loài, ví dụ ở loài E bovis hơn 100.000 Merozoites được hình thành Thể phân lập trung gian

này phát triển, chúng phá tung tế bào biểu bì nơi khu trú và giải phóng ra

rất nhiều Merozoites trưởng thành Các Merozoites lại lập tức xâm nhập

vào các tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển và trở thành thể phân lập

thế hệ mới, gọi là Schizont 2 Kích thước của Schizont 2 phụ thuộc vào loài cầu trùng, có loài thì nhỏ hơn Schizont 1, có loài thì lại lớn hơn, số lượng Merozoites được tạo ra cũng khác nhau tuỳ loài, ví dụ loài E bovis có từ 30

- 36 Merozoites và kích thước là 8,9 - 10 µm Quá trình sinh sản vô tính cứ như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo ra thể phân lập thế hệ 3,4,5,

Trang 15

* Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony)

Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của cầu trùng Từ thể phân lập cuối cùng chúng xâm nhập vào tế bào biểu

bì ký chủ để biến thành những thể sinh dưỡng và phát triển thành các giao

tử đực, giao tử cái Giao tử cái (Macrogametocyte) có nhân rất to, chứa

nhiều chất dinh dưỡng, chuyển động nhanh nhờ 2 lông roi Qua lỗ noãn

(Micropyle) của giao tử cái, giao tử đực chui vào và thực hiện quá trình thụ

tinh, tạo hợp tử Hợp tử được bao bọc bởi một lớp màng bọc, lúc này nó

được gọi là noãn nang (Oocyst) Noãn nang có hình bầu dục, gần tròn, hình elip, hình thoi hay quả lê (phụ thuộc vào từng loài) Đến đây, các Oocyst

rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính

* Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony)

Trong điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt hoàn toàn khác với môi trường bên trong cơ thể ký chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì sự sống buộc phải thích nghi với điều kiện mới, trong điều kiện đó nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, luôn thay đổi Noãn nang tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng tạo ra

vỏ cứng, dày, gồm 1 - 2 lớp với màu sắc khác nhau tuỳ thuộc vào chủng cầu trùng Sau đó, trong mỗi noãn nang hình thành 4 túi bào tử có hình bầu dục, xung quanh mỗi nguyên bào tử lại được bao bọc một lớp màng mỏng và trở thành túi bào tử Trong mỗi túi bào tử, nhân của tế bào lại chia đôi về hai phía, được ngăn cách bởi một màng mỏng nữa để trở thành thể bào tử có hình lưỡi liềm, gọi là bào tử con

Như vậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng thuộc giống

Eimeria, trong mỗi Oocyst tạo ra 4 túi bào tử, trong mỗi túi bào tử chứa 2 bào

tử con Tất cả 8 bào tử con được bao bọc xung quanh bởi một vỏ cứng dày gồm

2 lớp, gọi là bào tử nang (Oocyst gây bệnh) Chỉ có các Oocyst sau khi trở thành Oocyst gây bệnh mới có khả năng gây bệnh và truyền bệnh từ gia súc này sang

gia súc khác (Kolapxki N A và cs, 1980 [31])

Trang 16

2.1.1.5 Tính chuyên biệt của cầu trùng

Tính chuyên biệt của cầu trùng là sự thích nghi phức tạp và lâu dài của cầu trùng đối với cơ thể ký chủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, các

mô bào hay tế bào nhất định phù hợp cho sự tồn tại, phát triển của chúng (Kolapxki A N và cs 1980 [31])

* Đối với giống Eimeria:

Tính chuyên biệt của cầu trùng Eimeria thể hiện rất nghiêm ngặt, chúng

chỉ có thể gây bệnh cho ký chủ mà chúng thích nghi trong quá trình tiến hoá

Đặc tính chuyên biệt nghiêm ngặt của cầu trùng giống Eimeria biểu

hiện không chỉ đối với ký chủ của chúng, mà mỗi loại cầu trùng chỉ khu trú tại một vùng, một cơ quan nhất định nào đó trong cơ thể ký chủ Ví dụ:

Eimeria tenella chỉ ký sinh và gây bệnh trong niêm mạc tá tràng gà Ở lợn, loài Eimeria debliecki cư trú ở tá tràng làm cho niêm mạc tá tràng bị viêm

rồi xuất huyết hoại tử (Phạm Khuê và cs, 1996 [9])

Như vậy, cầu trùng giống Eimeria biểu hiện tính chuyên biệt rất rõ rệt,

tính chuyên biệt đó đã hình thành trong quá trình thích ứng lâu dài của ký sinh trùng đối với một ký chủ nhất định cũng như đối với từng cơ quan, từng mô bào riêng biệt Đó là điều kiện cơ bản cho nhiều loài cầu trùng có thể ký sinh đồng thời trên cùng một ký chủ

* Đối với giống Isospora:

Các nhà nghiên cứu cho biết, dạng tăng trưởng và phát triển trong quá

trình sinh sản của Isospora không có tính chuyên biệt, vì thế sản phẩm tăng trưởng của Isospora gondii hoặc của I bigemina là Toxoplasma có thể gây

bệnh không chỉ cho chó, mèo mà còn có khả năng gây bệnh cho chuột, cu li, thỏ, cừu, linh dương, hoẵng, bồ câu, chim sẻ, vịt, rùa, rắn và kể cả con người

Trang 17

Nghiên cứu về mùa phát sinh bệnh cầu trùng, Joyner L P và cs (1966) [37] cho biết: bệnh thường lây lan và phát triển trong những tháng nóng ẩm, mưa nhiều từ mùa hè đến mùa thu Thời kỳ này, thời tiết nóng ẩm làm cho noãn nang cầu trùng dễ dàng phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm ngay trên nền chuồng và bãi chăn thả Khi mưa xuống, nước mưa sẽ mang noãn nang cảm nhiễm ra các khu vực phụ cận, làm ô nhiễm môi trường chăn nuôi Gobzem V R (1972) (dẫn theo Kolapxki N A và cs, 1980 [31]), khi theo dõi bệnh cầu trùng bê nghé ở thời kỳ nuôi chuồng, thấy tỷ lệ nhiễm bệnh tới 25% Bệnh thường có nhiều hơn vào các năm có mùa hè nóng và

độ ẩm cao, mùa thu ẩm ướt, mưa nhiều

Cũng theo tác giả trên, ở Belaruxia thường thấy bê ít bị nhiễm bệnh vào tháng 3, tháng 4, tỷ lệ nhiễm cao hơn vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9; cường độ nhiễm bệnh phụ thuộc vào loài cầu trùng; tác giả xác

định rằng, cường độ nhiễm cầu trùng loài E bovis và tỷ lệ nhiễm mạnh

nhất ở bê, lứa tuổi 40 - 45 ngày khi bê nuôi thiếu vệ sinh, bê bị nhiễm ở lứa tuổi 60 - 100 ngày trong điều kiện nuôi dưỡng tốt và có đủ thức ăn Ở bê 30

ngày tuổi, thấy trong phân có Oocyst loài E bovis và E ellipsoidalis; ở bê 2,5 - 3 tháng thấy loài E cylindrica và E zuernii Mức độ nhiễm E bukidnonensis ở bê không cao lắm trong thời gian chăn nuôi bê trên

đồng cỏ

Người ta cũng quan sát thấy bê nghé thường phát bệnh vào những thời

kỳ chuyển vụ: từ mùa thu sang mùa đông, khi thời tiết thay đổi, từ ấm ấp sang lạnh ẩm và thiếu thức ăn, làm cho bê nghé giảm sức đề kháng

Lâm Thị Thu Hương (2006) [8], đã xét nghiệm 620 mẫu phân bê, từ

sơ sinh đến 8 tháng tuổi nuôi tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh

Đồng Nai bằng phương pháp phù nổi để tìm hiểu tình hình nhiễm Eimeria Kết quả cho thấy: bê nuôi tại trại chăn nuôi tập trung nhiễm Eimeria spp là

Trang 18

52,94%, cao hơn bê nuôi tại các hộ chăn nuôi cá thể (39,42%), tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi, kể từ tháng thứ 2 sau khi sinh

2.1.2.2 Vật chủ và vật môi giới truyền bệnh

* Động vật cảm nhiễm

Các loài gia súc, gia cầm : bê, nghé, lợn, gà

* Nguồn phát tán Oocyst cầu trùng

Theo tài liệu của Lê Văn Năm (1995) [17], Phạm Văn Khuê và cs (1996) [9], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10], gia súc, gia cầm bị

bệnh cầu trùng là nguồn phát tán Oocyst ra môi trường bên ngoài Ngoài ra,

những con vật mang cầu trùng nhưng không thể hiện triệu chứng lâm sàng

là nguồn mang căn bệnh nguy hiểm, vì chúng là đối tượng mà người chăn nuôi ít chú ý (do không thể hiện triệu chứng lâm sàng)

Nguồn lây bệnh là bê nghé lớn tuổi hơn mang mầm bệnh, ổ mầm bệnh

là môi trường nhiễm noãn nang (Trần Văn Bình, 2008 [1])

* Đường nhiễm Oocyst vào vật chủ

Sự nhiễm Oocyst có sức gây bệnh chủ yếu qua thức ăn, nước uống,

dụng cụ chăn nuôi

Theo Hunter A (2002) [30], Oocyst cầu trùng có mặt ở mọi chỗ

trong môi trường chăn nuôi Do vậy, nguy cơ nhiễm cầu trùng rất cao, nhưng có thể tránh được bằng cách đảm bảo cho vật nuôi không tiếp xúc

với Oocyst ở môi trường

Khi con vật bệnh thải Oocyst cầu trùng qua phân, Oocyst được phát

tán trên khắp nền chuồng, máng ăn và dụng cụ chăn nuôi, từ đó con vật

trực tiếp nuốt phải Oocyst do chính chúng thải ra

Dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, giầy, dép, ủng, phương tiện

vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mang Oocyst cầu

trùng từ nơi khác vào chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoặc từ ô

Trang 19

chuồng này sang ô chuồng khác (vật nuôi nhiễm Oocyst do những con

vật ở nơi khác thải ra)

Đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh cầu trùng là qua hệ thống tiêu hoá

Bê, nghé nuốt phải noãn nang có sức gây bệnh trong thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi sẽ bị nhiễm cầu trùng Các loài cầu trùng có độc lực gây bệnh nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào độc lực của loài cầu trùng mà chúng cảm nhiễm và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người chăn nuôi (Phạm Sỹ Lăng và

cs, 2003 [13], 2006 [14])

Vai trò mang và truyền Oocyst cầu trùng đã được một số tác giả đề cập

Theo tài liệu của Lê Văn Năm (2004) [18], chuột, chó, mèo, chim sẻ

và một số côn trùng có thể mang Oocyst từ đàn gia súc này sang đàn gia

súc khác, từ chuồng này sang chuồng khác

Phạm Văn Khuê và cs (1996) [9] cho biết, khi Oocyst bị nuốt vào

đường tiêu hoá của ruồi, chúng vẫn còn khả năng gây bệnh trong 24 giờ

- Các yếu tố stress: Điều kiện chuồng trại chật trội, thức ăn kém dinh

dưỡng, thiếu sữa, nhiệt độ môi trường thay đổi, con vật đang mắc các bệnh

ký sinh trùng khác hoặc các bệnh truyền nhiễm mãn tính đều làm sức đề kháng của con vật giảm, dễ nhiễm cầu trùng và dễ bị bệnh

2.1.2.3 Tuổi vật chủ, mùa mắc bệnh

* Ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng

Oda K và cs (1990) [41] đã thu thập và phân tích 1015 mẫu phân của

bò để nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng ở Nhật Bản, kết quả cho thấy:

59% số mẫu dương tính với Oocyst cầu trùng Tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao

Trang 20

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005) [11] cho thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm dần theo tuổi lợn, nặng nhất

ở lợn con dưới 2 tháng tuổi

Phan Lục (2006) [16] cho biết, ở bê, nghé dưới 2 năm tuổi cường độ nhiễm cầu trùng nặng cao, tỷ lệ chết lớn

* Mùa mắc bệnh

Theo Hoàng Thạch (1999) [20], bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào các tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa hè

Thời kỳ này, điều kiện thời tiết, khí hậu rất thuận lợi cho Oocyst cầu trùng tồn

tại và phát triển ở ngoại cảnh và lây nhiễm cho đàn gà

Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hoà là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của cầu trùng Vì vậy, mùa xuân và mùa hè gà bị nhiễm cầu trùng nhiều và nặng hơn các mùa khác trong năm, việc phòng bệnh cầu trùng cho gà ở mùa xuân và mùa hè cũng cần chú ý hơn (Phạm Văn Khuê

và cs, 1996 [9]; Dương Công Thuận, 2003 [26])

Lợn nhiễm cầu trùng trong vụ Hè - Thu cao hơn, cường độ nhiễm nặng hơn vụ Đông - Xuân (Nguyễn Thị Kim Lan, 2011 [12])

2.1.3 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh

2.1.3.1 Đặc điểm bệnh lý

Phạm Văn Khuê và cs (1996) [9] cho biết, cầu trùng xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột gây tổn thương lan tràn niêm mạc ruột, từ đó một số lượng lớn tế bào biểu mô, lớp dưới niêm mạc, các mạch quản, thần kinh bị phá huỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và xâm nhập vào cơ thể

Đề cập đến quá trình sinh bệnh học của bệnh cầu trùng, Kolapxki N

A và cs (1980) [31], Ajayi J A (2004) [33] đều thống nhất rằng: trong màng niêm mạc ruột, cầu trùng phát triển mạnh bằng phương thức sinh sản

vô tính và làm cho hàng loạt tế bào biểu mô bị phá huỷ Người ta xác định

Trang 21

rằng, một con vật mắc bệnh cầu trùng thải ra môi trường bên ngoài hàng

ngày từ 9 triệu đến 980 triệu Oocyst Điều đó tương ứng với, trong cơ thể

con vật ốm, hàng ngày có trên 500 triệu tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ Không những chỉ các tế bào bị cầu trùng ký sinh, mà hình như cả những tế bào bên cạnh, những mao quản và mạch quản bị phá huỷ Sự phá huỷ hàng loạt tế bào của ký chủ làm cho tính toàn vẹn của vách ruột bị tổn thương Những vùng ruột bị huỷ hoại làm cho nhiều đoạn ruột không tham gia được vào quá trình tiêu hoá, làm cho con vật thiếu dinh dưỡng dai dẳng, dẫn đến

sự phù nề các cơ quan và mô bào Quá trình bệnh thường thể hiện máu loãng, mạch đập chậm Sự sinh sản mạnh của cầu trùng trong niêm mạc ruột và sự phá huỷ các tế bào biểu mô ruột, dẫn tới hậu quả là, trên các vùng tế bào bị chết, hệ vi khuẩn gây mủ sinh sản, làm nặng thêm quá trình viêm ruột, gây rối loạn chức năng hấp thụ và nhu động của ruột, dẫn đến con vật ỉa chảy

Theo Kolapxki N A và cs, 1980 [31], tác động quá trình gây bệnh

của cầu trùng giống Eimeria là làm cho hàng loạt tế bào niêm mạc ruột bị phá vỡ, giải phóng Oocyst vào xoang ruột, gây hiện tượng xuất huyết tràn

lan, tế bào bong tróc, làm cho thành ruột trở nên mỏng

Từ cách sinh bệnh trên, các tác giả đã đến kết luận: phải xem bệnh cầu trùng như là một bệnh toàn thân, chứ không chỉ riêng một cơ quan có loài cầu trùng này hay loài cầu trùng khác ký sinh

2.1.3.2 Triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng ở bê, nghé

Kolapxki N A và cs (1980) [31] cho biết, thời kỳ nung bệnh kéo dài

từ 2 - 3 tuần Bệnh diễn ra ở các thể cấp tính, á cấp tính hay mãn tính Điều

đó phụ thuộc vào trạng thái cơ thể, loài cầu trùng và số lượng Oocyst

gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bê nghé

Ở thể cấp tính, thấy bê nghé bị suy nhược hoàn toàn: con vật hay

nằm hơn, không thích vận động, ít ăn, lông mất màu ánh, trở nên xù xì,

Trang 22

nhai lại chậm chạp Bệnh ở ngày thứ 2, thứ 3 thì sinh ỉa chảy, phân lỏng có chất nhờn và những gân máu Sau 7 - 8 ngày từ khi mắc bệnh, trạng thái suy nhược toàn thân tăng lên, sự nhai lại ngừng hẳn, nhu động ruột tăng, hậu môn nửa đóng, nửa mở, màng niêm mạc ruột cũng xuất huyết mạnh Ở vùng đuôi và hai chân sau, lông phủ dịch bẩn màu hơi xanh Sau đó phân trở nên loãng, màu hơi xanh nâu, mùi rất thối, trong phân có hỗn hợp niêm dịch và máu, nhiều khi có cả màng fibrin Cuối tuần lễ thứ 2, ỉa chảy càng mạnh hơn, vật mắc bệnh rặn ỉa liên tục Nhiệt độ cơ thể con ốm lên tới 40 - 410C Bê nghé xuống sức nhanh, nằm liệt, bỏ ăn, không thiết gì đến xung quanh, kiệt sức nhanh chóng Lúc này mắt bê trũng sâu xuống, màng niêm mạc trắng nhợt Hậu môn mở rộng, niêm mạc hậu môn đầy những chấm hay những vệt xuất huyết Phân toàn màu nâu hay nâu sẫm, giai đoạn cuối phân có màu đỏ Khi nhiệt độ

cơ thể giảm xuống còn 36 - 350C, con vật chết

Ở thể á cấp tính, trạng thái mệt mỏi biểu hiện ít hơn, bê nghé hay nằm

hơn, ăn ít, nhai lại yếu, phân loãng có chất nhày Tới ngày thứ 7, thứ 8 bê nghé bắt đầu ỉa chảy nhưng không có máu Con vật gầy, bệnh tiến triển dai dẳng và kéo dài

Thể mãn tính, thấy ở những bê nghé tuổi lớn hơn và thường ở trâu bò

trưởng thành Ở các cơ sở chăn nuôi kém, thể bệnh này xảy ra thường xuyên Gia súc gầy yếu, ỉa chảy lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ, phân nhiều nước có lẫn bọt khí, chất nhày và thường có máu ẩn Con vật kém ăn, màng niêm mạc tái nhợt Bê nghé sinh trưởng và phát dục kém, thậm chí giảm khối lượng cơ thể Thể mãn tính của bệnh cầu trùng kéo dài làm cho cơ thể bê nghé yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh

Trang 23

Xoang bụng chứa đầy dịch màu vàng rơm Các mạch máu màng treo ruột căng phồng Hạch bạch huyết màng treo ruột tăng sinh, cắt ra thấy màu xám, mọng nước Màng niêm mạc tá tràng và ruột non bị phù, sung huyết có những chấm hay vệt xuất huyết, trong xoang ruột già, có nhiều đám màu xám lẫn máu Niêm mạc ruột già thủy thũng, có nhiều đám hoặc nhiều điểm hay vạch xuất huyết, có thể có nhiều chỗ xuất huyết khác nhau Niêm mạc manh tràng và đặc biệt là trực tràng dày lên, thâm nhiễm, dễ bóc và

có nhiều điểm sung huyết; các hạch bạch huyết tăng sinh bằng đầu ngón tay, nhô ra thành từng cục u lồi màu xám Đôi khi màng niêm mạc manh tràng và trực tràng có những vết loét, phủ đầy bã đậu Chất chứa trong phần ruột này màu nâu tối hay màu đỏ máu

Khi mổ khám bê và nghé chết vì bệnh cầu trùng, Gobzem V R (1972) (dẫn theo Kolapxki N A và cs, 1980 [31]) thấy: thuỳ phổi trước kém đàn hồi, dày ra, trong khí quản có những cục mủ Các hạch lâm ba phổi tăng sinh và xuất huyết Cơ tim có màu thịt luộc chín Trên mép tầng

vỏ và tầng tuỷ của thận có những điểm xuất huyết, tầng tuỷ thấy thấm dịch màu hồng

Theo Trần Văn Bình (2008)[1], tim và thận ở một số bệnh súc còn có xuất huyết li ti

Trong bệnh cầu trùng mãn tính, bệnh tích không thể hiện rõ Có thể thấy màng niêm mạc ruột già bị phồng lên, nhiều chỗ tụ máu xuất huyết dọc theo nếp gấp niêm mạc

2.1.4 Chẩn đoán bệnh cầu trùng

2.1.4.1 Chẩn đoán lâm sàng

Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [23], (1982) [24], Phạm Văn Khuê và

cs (1996) [8], để chẩn đoán bệnh cầu trùng cần căn cứ vào triệu chứng lâm

sàng, đặc điểm dịch tễ và xét nghiệm phân tìm Oocyst cầu trùng

Trang 24

Kolapxki N A và cs, 1980 [31] cho rằng, chẩn đoán cần dựa trên cơ

sở chẩn đoán tổng hợp, căn cứ vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích và những kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm Về triệu chứng lâm sàng cần chú y tới đặc điểm ỉa chảy, phân có gân máu hay cả vệt máu Thời kỳ đầu của bệnh, việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng là không đơn giản chút nào

Những bệnh tích cần chú ý là những biến đổi trong ruột già: hồi tràng, manh tràng, trực tràng luôn luôn chứa đầy những cục máu có màng fibrin; niêm mạc ruột sưng và có phủ những đám loét, có những chấm hay những vệt xuất huyết; trên niêm mạc ruột già thấy rõ những ổ thâm nhiễm màu đỏ

sẫm, trong đó bao giờ cũng thấy rất nhiều Oocyst cầu trùng

2.1.4.2 Chẩn đoán thí nghiệm

Sử dụng phương pháp phù nổi Fullerborn

- Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch bão hòa lớn hơn tỷ

trọng của Oocyst cầu trùng để Oocyst nổi trên bề mặt dung dịch

- Cách tiến hành: Lấy 5-10g phân tươi cho vào cốc thủy tinh, dung đũa thủy tinh nghiền nát, vừa nghiền vừa đổ 50-60ml dung dịch nước muối bão hòa vào, sau đó lọc qua lưới lọc để lại cặn bã thô, lấy nước lọc cho vào

lọ nhỏ sao cho đầy lên đến miệng, đặt phiến kính lên miệng lọ sao cho tiếp xúc với phần nước đã lọc, để yên 15 phút rồi nhẹ nhàng lấy phiến kính ra soi trên kính hiển vi

2.1.5 Phòng trị bệnh cầu trùng cho bê nghé

Trang 25

- Nhóm Guanidin và dẫn xuất: đại diện là Robenidin (Robensiden)

- Nhóm Imidazol và dẫn xuất: đại diện là Glycamid

- Nhóm Sulfonamid (Sulfamid): nhóm này rất phổ biến và được sử dụng khá rộng rãi, bao gồm: Sulfathiazol, Sulfadimiin, Sulfadimethoxin, Sulfaquinoxalin, Sulfaguanidin, Sulfachorpyridazin, Sulfachlorpyradin (Sulfaclozin)

- Nhóm kháng sinh Antibiotic, gồm có: Salinomycin, Monenzin, Chlortetracylin, Tetracyclin, Penicillin G, Semduramycin Trong đó, hiệu quả và tốt nhất là Salinomycin và Monenzin

2.1.5.2 Phòng bệnh

Cho đến nay, vắc xin phòng bệnh cầu trùng cho bê, nghé chưa có Vì vậy, vấn đề phòng bệnh cầu trùng cho bê, nghé chủ yếu dựa vào chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng bệnh bằng thuốc Những biện pháp phòng bệnh cần thực hiện gồm:

- Chuồng nuôi trâu bò, bê nghé phải sạch sẽ, khô ráo, vì đây là nơi tiếp xúc thường xuyên với mầm bệnh

- Chăn thả trâu bò, bê nghé ở các bãi cỏ khô ráo Nếu có điều kiện, nên sử dụng luân phiên đồng cỏ trong chăn thả để giảm bớt tỷ lệ nhiễm cầu trùng

- Xử lý phân trâu bò, bê nghé để diệt Oocyst và bào tử, làm môi

trường sạch hơn Hàng ngày dọn phân và rác ở chuồng nuôi tập trung vào một nơi, vun thành đống (cao và rộng 1,5 - 2m), đắp đất kín (dày 20 - 30

Trang 26

cm), để sau 3 - 4 tuần, nhiệt độ đống ủ tăng lên 55 - 600C làm chết Oocyst

Có thể cho thêm tro bếp, vôi bột và lá xanh để tăng thêm nhiệt độ đống ủ

- Đảm bảo nguồn thức ăn đủ về số lượng và chất lượng Tốt nhất nên dùng các loại cỏ trồng trên cạn, xa nơi chăn thả và chuồng nuôi làm thức ăn cho gia súc

- Bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin, nguyên tố vi lượng

- Cho gia súc uống nước sạch

Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [13] cho rằng, cần thực hiện quy trình phòng bệnh gồm 3 biện pháp chủ yếu là: sử dụng thuốc phòng nhiễm; thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường; nuôi dưỡng chăm sóc tốt

đàn bê nghé để nâng cao sức đề kháng với bệnh

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Bệnh cầu trùng phổ biến khắp các nước trên thế giới, gây tổn hại lớn cho ngành chăn nuôi Chính vì vậy có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về tác hại của bệnh này, đồng thời đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cho gia súc

Hasche M R và cs (1959) [36] khi nghiên cứu bệnh cầu trùng ở 355

bò tại Wisconsin, thấy 26% nhiễm cầu trùng loài E ellipsoidalis, 20% nhiễm cầu trùng loài E cylindrica, 6% nhiễm cầu trùng loài E brasilliensis, 42% nhiễm cầu trùng loài E bukidnonensis và 3% nhiễm cầu trùng loài E canadensis

Hasbullah A và cs (1990) [35] đã nghiên cứu và phân tích mẫu phân của 2019 bò ở Nhật Bản trong thời gian 12 tháng Kết quả cho thấy: 19,3%

mẫu phân nhiễm cầu trùng và loài E bovis có tần suất xuất hiện nhiều nhất

Ajayi J A (2004) [33] đã thu thập và phân tích mẫu phân của 2.500 con bò (1518 bò cái và 982 bò đực) ở bang Plateau của Nigeria trong vòng

2 năm (từ tháng 1 năm 1992 đến tháng 12 năm 1993) để nghiên cứu về tình

Trang 27

hình nhiễm, tỷ lệ nhiễm, thành phần loài cầu trùng theo mùa vụ, tính biệt, nhóm tuổi, giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tồn tại và hình thành bào tử Kết quả thu được như sau:

Trong 2.500 mẫu phân có 1567 mẫu dương tính với cầu trùng, chiếm

tỷ lệ 62,68% Đã tìm thấy 12 loài cầu trùng gây bệnh, trong đó chiếm tỷ lệ

cao nhất là loài E zuernii: 1043 mẫu (41,72%), thấp nhất là loài E brasisliensis: 240 mẫu (9,6%)

Về lứa tuổi, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, bò từ 10 - 14 tháng tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao nhất (79,3%); bò từ 0 - 4 tháng tuổi là 43,75%; 5 - 9 tháng tuổi là 65,9%; 15 - 19 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 72,33%;

20 - 24 tháng tuổi là 61,11%; từ 25 tháng tuổi trở lên là 43,2%

Về mùa vụ, kết quả cho thấy, mùa mưa bò có tỷ lệ nhiễm cao hơn

mùa khô (68,35% so với 59,31%); Oocyst xuất hiện ở trong phân sớm nhất

khi bê được 14 ngày tuổi

Hình thức chăn thả cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng của bò: trong 809 mẫu phân của bò được chăn thả theo hình thức tự do có 572 mẫu nhiễm cầu trùng (70,7%); nhưng chỉ có 388 mẫu nhiễm (62,48%) trong tổng

số 621 mẫu phân của bò nuôi nhốt trong chuồng

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Nước ta có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho Oocyst cầu trùng phát

triển Cầu trùng thường nhiễm và gây nhiều thiệt hại cho trâu, bò ở nước ta Chính vì vậy, có nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu bệnh cầu trùng

Phạm Sỹ Lăng (2003) [13] cho biết: Ngoài một số bệnh truyền nhiễm, bệnh

ký sinh trùng cũng gây nhiều tác hại cho bò sữa, trong đó có bệnh cầu trùng

Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [19] khi khảo sát 708 bê ở các địa phương Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thấy, tỷ lệ nhiễm cầu trùng

(Eimeria) là tương đối cao (56,78%) Theo Phan Lục (2006) [16], bò các

tỉnh phía Bắc nhiễm cầu trùng 14,2%

Trang 28

Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [18] đã thu thập 433 mẫu phân bê từ 5 huyện, thành phố của 3 tỉnh: Đắc Lắc, Phú Yên và Khánh Hoà, kiểm tra

Oocyst cầu trùng, kết quả đã xác định được 4 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh ở bê là: E zuernii, E bovis, E ellipsoidalis và E bukidnonensis

Lâm Thị Thu Hương (2006) [8] đã xét nghiệm phân của 620 bê, cho

thấy có 272 mẫu nhiễm cầu trùng Eimeria (43,87%) Bê dưới 1 tháng tuổi

chưa nhiễm cầu trùng, tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần đến mức cao nhất (60,89%) vào lúc bê 8 tháng tuổi

Trần Văn Bình (2008) [1] khi nghiên cứu bệnh tích bệnh cầu trùng

trâu, bò đã chỉ ra rằng: Khi nhiễm E zuernii và E bovis, ruột già bị tổn

Trang 29

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bê, nghé dưới 1 năm tuổi nuôi tại các nông hộ ở một số xã của

huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Oocyst cầu trùng bê nghé mới theo phân ra ngoại cảnh và có sức gây bệnh

- Bệnh cầu trùng bê, nghé

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu phân tươi của bê, nghé; mẫu đất (cặn) nền chuồng và khu vực

xung quanh chuồng nuôi

- Oocyst cầu trùng mới theo phân ra ngoại cảnh và có sức gây bệnh

(để theo dõi sức đề kháng)

- Kính hiển vi quang học, dung dịch muối NaCl bão hoà, buồng đếm

Mc Master, hoá chất và các dụng cụ thí nghiệm khác

- Một số thuốc trị cầu trùng có trên thị trường:

+ NOVACOC-5%

+ FIVE-ANTICOCID.A

+ VINACOC.ABC

3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm thu thập mẫu: Đề tài được thực hiện ở các nông hộ chăn nuôi trâu bò thuộc 3 xã của thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh động vật

- Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06 đến tháng 10 năm 2013

Trang 30

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1 Nghiên cứu thành phần loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé

3.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé ở 3

xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé tại 3 xã của huyện

Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi bê, nghé

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé theo mùa vụ

- Xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng bê, nghé ở chuồng trại và khu

vực xung quanh chuồng nuôi

- Xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng bê, nghé ở chuồng trại và khu

vực xung quanh chuồng nuôi

3.3.3 Nghiên cứu vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy và triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng bê, nghé

- Vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé tại 3 xã của

huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bê nghé bị bệnh cầu trùng

3.3.4 Nghiên cứu biện pháp phòng, trị cầu trùng cho bê, nghé

- Xác định công thức ủ phân nhiệt sinh học có khả năng sinh nhiệt tốt

để diệt Oocyst cầu trùng bê, nghé

- Nghiên cứu tác dụng của thuốc trị cầu trùng bê, nghé

- Bước đầu đề xuất quy trình phòng, trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1 Phương pháp xác định loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

* Phương pháp thu nhận Oocyst

- Thu nhận Oocyst từ mẫu phân bê, nghé nhiễm nặng bằng phương pháp Darling, vớt Oocyst đưa vào nước sạch rồi ly tâm lấy cặn

Trang 31

Cách tiến hành: Cho 5 -10g phân hòa tan với nước lã, lọc qua lưới thép

rồi quay ly tâm nước lọc khoảng 3 phút Khi đó, tỷ trọng của Oocyst nặng hơn

tỷ trọng của nước lã sẽ lắng xuống đáy, đổ từ từ nước ở trên rồi cho dung dịch nước muối bão hòa vào, dung đũa thủy tinh khuấy tan cặn, ly tâm lần nữa trong 3 phút, lúc này trứng sẽ nổi lên trên Lấy vòng thép vớt màng nổi lên

trên phiến kính, soi kính hiển vi tìm Oocyst cầu trùng

* Phương pháp nuôi Oocyst thành Oocyst có sức gây bệnh

Oocyst cầu trùng được nuôi trong dung dịch Bichromat kali 2,5%, có lắc đảo thường xuyên để phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh

Hàng ngày dùng công tơ hút (φ = 2 - 3 mm) lấy dung dịch Bichromat

kali 2,5% có chứa Oocyst, soi kính, ghi lại sự biến đổi hình thái và cấu trúc của Oocyst Từ đó, xác định được thời gian phát triển của Oocyst thành Oocyst gây bệnh trong môi trường Bichromat kali 2,5%

* Phương pháp định danh loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé

Loài cầu trùng ký sinh ở bê nghé nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên được định danh theo khóa đinh loại của Levine N D (1985) [41] dựa trên 2 căn cứ:

- Hình thái, kích thước của Oocyst và cấu tạo của Oocyst có sức gây bệnh

- Thời gian Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh

Dùng trắc vi thị kính đo kích thước của Oocyst cầu trùng dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 400 lần, ghi lại hình ảnh Oocyst dưới kính

hiển vi

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng

bê nghé

3.4.2.1 Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu

* Phương pháp thu thập mẫu

- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải ra của bê, nghé Cho mỗi mẫu vào một túi nilông riêng, ghi nhãn (thời gian lấy mẫu; địa điểm; tuổi bê , nghé…)

Trang 32

- Mẫu cặn nền chuồng: tại mỗi chuồng nuôi của bê, nghé, lấy mẫu cặn

ở 4 góc và ở giữa chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi địa điểm và thời gian lấy mẫu

- Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi : trong khoảng cách 5m xung quanh chuồng bê nghé, cứ 10 - 15m2 lấy 1 mẫu đất bề mặt (15 - 20g/mẫu, được phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa)

Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chưa xét nghiệm bảo quản ở nhiệt độ 20C - 40C, không quá 3 ngày

* Phương pháp xét nghiệm mẫu

Mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để

phát hiện Oocyst cầu trùng

Sử dụng phương pháp phù nổi Fullerborn

+ Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch bão hòa lớn hơn tỷ

trọng của Oocyst cầu trùng, khi đó Oocyst sẽ nổi lên trên bề mặt dung dịch

+ Cách tiến hành: Lấy 5-10 gam phân cho vào cốc thủy tinh, dùng đũa thủy tinh nghiền nát, vừa nghiền vừa đổ 50-60ml nước muối bão hòa vào, sau đó lọc qua lưới lọc để loại cặn bã thô, lấy nước lọc cho vào lọ nhỏ sao cho đầy lên đến miệng, đặt phiến kính lên miệng lọ sao cho tiếp xúc với nước lọc, để yên 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi

Mẫu cặn nền chuồng và mẫu đắt xung quanh chuồng nuôi được xét nghiệm bằng phương pháp Darling để phát hiện cầu trùng

3.4.2.2 Phương pháp xác định một số yếu tố liên quan đến đặc điểm dịch

tễ bệnh cầu trùng ở bê, nghé

* Lứa tuổi bê nghé: Bê nghé nghiên cứu được phân thành 4 lứa tuổi:

-Sơ sinh - 2 tháng tuổi

- > 2 - 4 tháng tuổi

- > 4 - 8 tháng tuổi

- > 8 - 12 tháng tuổi

Trang 33

* Theo dõi theo các tháng trong thời gian thực tập: từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2013

3.4.2.3 Phương pháp xác định bê, nghé nhiễm cầu trùng và cường độ nhiễm

* Xác định bê nghé nhiễm cầu trùng: Tất cả các mẫu phân bê nghé đều

được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn, phát hiện Oocyst

cầu trùng dưới kính hiển vi quang học (độ phóng đại x 100 và x 400) Mẫu

phân của bê nghé phát hiện thấy Oocyst cầu trùng được đánh giá là bê nghé

nhiễm cầu trùng

* Xác định cường độ nhiễm cầu trùng: Cường độ nhiễm cầu trùng

được xác định bằng số lượng Oocyst/gam phân

* Phương pháp đếm trên buồng đếm Mc Master

Lấy 2g phân, cho vào 58ml nước muối NaCl bão hòa Khuấy đều, dùng pipet bơm vào buồng đếm Mc Master (0,15ml/1 buồng) Sau khoảng 2 phút,

đem soi dưới kính hiển vi và đếm số lượng Oocyst trong buồng đếm

Số lượng Oocyst có trong 1g phân bằng:

( Tổng số Oocyst đếm được x 60) / Số lượng buồng Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của bê, nghé quy định 4 mức cường độ nhiễm:

- ≤ 5.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nhẹ

- > 5.000 - 10.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm trung bình

- > 10.000 - 15.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nặng

- > 15.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm rất nặng

3.4.3 Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng ở bê, nghé

3.4.3.1 Xác định vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

∗ Phương pháp bố trí

Mẫu phân được thu thập ngẫu nhiên và chia thành hai trạng thái:

Trang 34

+ Bình thường: Phân bê khỏe mạnh thường khô ráo, đóng thành các viên hay khuôn Phân nghé khỏe mạnh thường nhão hơn phân bê, có thể hơi giống như phân trâu trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều + Tiêu chảy: Phân có dạng sền sệt hay loãng, có màu vàng hay xám, đen…mùi tanh hoặc thối khắm, đôi khi có lẫn màng nhày hoặc máu…có thể đặc trưng cho từng bệnh

* Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo 2 trạng thái phân:

Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để phát hiện

Oocyst cầu trùng; từ đó xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở hai

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng như: đo thân nhiệt bằng nhiệt kế 430C, quan sát thể trạng, lông, da; quan sát màu sắc các niêm mạc; theo dõi màu sắc, trạng thái và mùi phân, số lần đi ỉa trong ngày; tình trạng ăn uống

3.4.4 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng, trị cầu trùng cho bê, nghé

3.4.4.1 Phương pháp xác định công thức ủ nhiệt sinh học có khả năng sinh nhiệt tác động để diệt Oocyst cầu trùng bê, nghé

* Bố trí thí nghiệm xác định công thức ủ phân có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt Oocyst cầu trùng

Thực hiện thí nghiệm với 3 công thức ủ, nhằm lựa chọn được một công thức có khả năng sinh nhiệt tốt nhất

Trang 35

Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Chuẩn bị nguyên liệu ủ, bố trí ủ theo 3 công thức sau:

+ Công thức 1: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:

- Cách ủ phân: Trộn đều các nguyên liệu theo tỷ lệ của mỗi công thức

ủ, cho vào mỗi bao nilon 20 kg hỗn hợp nguyên liệu đã trộn của mỗi công thức trên

Cũng trộn đều 5 kg phân của bê, nghé nhiễm cầu trùng nặng với các nguyên liệu khác (lá xanh băm nhỏ, tro bếp, vôi bột) theo tỷ lệ như 3 công thức, sau đó chia vào các túi vải nhỏ (mỗi túi 10 - 15 g), đặt vào trong các bao phân ủ (ở các vị trí khác nhau) Buộc miệng bao để tạo môi trường yếm khí trong bao

* Phương pháp theo dõi khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst của 3 công thức ủ

Hàng ngày dùng nhiệt kế 1000C đo nhiệt độ phân ủ, đồng thời lấy

từ mỗi bao 1 túi vải để xét nghiệm Oocyst cầu trùng Từ đó xác định

Trang 36

được khả năng sinh nhiệt của mỗi công thức ủ và tác dụng diệt Oocyst

cầu trùng bê, nghé

3.4.4.2 Phương pháp nghiên cứu tác dụng điều trị của thuốc trị cầu trùng cho bê, nghé

* Phương pháp nghiên cứu lựa chọn thuốc

Lựa chọn các loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh cầu trùng cho bê nghé Dự kiến mỗi loại thuốc được dùng cho 10 bê nghé có cùng lứa tuổi, mức độ nhiễm và biểu hiện lâm sàng Sau 5, 10, 15 ngày dùng thuốc, xét

nghiệm phân kiểm tra số Oocyst/gam phân để đánh giá hiệu lực điều trị của

từng loại thuốc Từ đó, lựa chọn một thuốc có hiệu lực tẩy cao nhất và thời

gian tẩy sạch Oocyst cầu trùng sớm nhất

∗ Phương pháp đánh giá hiệu lực của thuốc

- Phương pháp xác định khối lượng bê, nghé để tính liều lượng thuốc

Dùng cân xác định khối lượng những bê, nghé nhỏ để tính liều lượng thuốc, với những bê, nghé có khối lượng lớn thì xác định khối lượng bằng cách đo và tính theo Tô Du (2004) [3] bằng công thức:

+ Nghé: KL (kg) = 88,4 x (vòng ngực)2 x dài thân chéo (m)

+ Bê: KL (kg) = 90 x (vòng ngực)2 x dài thân chéo (m)

- Phương pháp đánh giá hiệu lực của thuốc trị cầu trùng bê, nghé

Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số

lượng Oocyst/gam phân Sau khi dùng thuốc 15 ngày, xác định hiệu lực thuốc bằng phương pháp xét nghiệm lại phân bê, nghé tìm Oocyst và đếm

số Oocyst/gam phân Nếu không thấy Oocyst trong phân thì đánh giá thuốc

có hiệu lực triệt để với cầu trùng; nếu vẫn thấy Oocyst trong phân nhưng số lượng Oocyst/g phân giảm rõ rệt thì đánh giá thuốc có hiệu lực với cầu trùng nhưng chưa triệt để; nếu thấy số lượng Oocyst/gam phân vẫn không

giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì đánh giá thuốc không có hiệu lực với cầu trùng

Trang 37

* Phương pháp xác định độ an toàn của thuốc

Độ an toàn của thuốc được đánh giá bằng kết quả theo dõi trạng thái

cơ thể, sự vận động, ăn uống và một số chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, nhịp thở) của bê, nghé trước và sau khi dùng thuốc 1 giờ

Từ đó chọn được loại thuốc trị cầu trùng cho bê, nghé có hiệu quả cao

và an toàn

3.4.4.3 Đề xuất quy trình phòng trị bệnh cầu trùng cho bê nghé

Từ kết quả thu được về một số đặc điểm dịch tễ, sức đề kháng của

Oocyst cầu trùng và kết quả thử nghiệm thuốc trị cầu trùng, đề xuất quy

trình phòng trừ tổng hợp bệnh cầu trùng cho bê, nghé

3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008 [22]), trên phần mềm Excel 2003 và phần mềm Minitab 14.0

Trang 38

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 XÁC ĐỊNH LOÀI CẦU TRÙNG KÝ SINH Ở BÊ NGHÉ CỦA 3

XÃ THUỘC HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

Bảng 4.1 Các loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé tại tỉnh Thái Nguyên

Thời gian phát triển thành

Oocyst

gây bệnh

(ngày)

Kết luận loài cầu trùng Chiều dài

) (X ±m X

Chiều rộng

) (X ±m X

Hình trứng, có

1 – 2 lớp vỏ, màu vàng nhạt

4- 5

E.alabamensis (christiensen, 1941)

Hình trứng hoặc không đối xứng, có 1 -2 lớp vỏ, màu nâu hay hơi vàng, không có hạt cực, lỗ noãn ở đầu hẹp

2 - 3

E bovis (christiensen, 1941)

Hình trứng hoặc hình cầu, có 2 lớp vỏ, màu nâu nhạt hoặc không màu, không có hạt cực

2 - 3

E zuernii (Rivolta,

1878, Matin,1090)

Trang 39

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, bê, nghé nuôi tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ

- tỉnh Thái Nguyên nhiễm 3 loại cầu trùng Căn cứ vào đặc điểm hình thái,

kích thước, màu sắc của Oocyst và thời gian hình thành bào tử, căn cứ theo

Ajayi J A (2004) [33],chúng tôi có nhận xét và kết luận như sau:

- Loại O1: kích thước 16,84 x 12,60 µm, thời gian phát triển thành

Oocyst có sức gây bệnh là 4 - 5 ngày, Oocyst gây bệnh có 4 túi bào tử,

trong mỗi túi bào tử có 2 bào tử con Theo Christiensen (1941), loài

Eimeria alabamemsis có kích thước dài từ 13 - 24 µm, rộng từ 11 - 16 µm

Thời gian hình thành bào tử là 4 - 5 ngày Vì vậy, chúng tôi kết luận O1

chính là Eimeria alabamemsis

- Loại O2: kích thước 26,12 x 19,52 µ m, thời gian phát triển thành

Oocyst có sức gây bệnh là 2 - 3 ngày, Oocyst gây bệnh có 4 túi bào tử,

trong mỗi túi bào tử có 2 bào tử con Theo Christiensen (1941) loài

Eimeria bovis có kích thước dài từ 23 - 34 µ m, rộng từ 17 - 23 µ m

Thời gian hình thành bào tử là 2 - 3 ngày Vì vậy, chúng tôi kết luận O2

chính là Eimeria bovis

- Loại O3: kích thước 17,66 x 15,38 µm, thời gian phát triển thành

Oocyst có sức gây bệnh là 2 - 3 ngày, Oocyst gây bệnh có 4 túi bào tử, trong mỗi túi bào tử có 2 bào tử con Theo Rivolta (1978) và Martin (1909), loài

Eimeria zuernii có kích thước dài từ 15 - 22 µm, rộng từ 13 - 18 µm Thời

gian hình thành bào tử là 2 - 3ngày Vì vậy, chúng tôi kết luận O3 chính là

Trang 40

Trong 3 loài cầu trùng mà chúng tôi phát hiện có 2 loài là: E zuernii,

E bovis đã được Nguyễn Đức Tân và cs(2005) [26] phát hiện thấy ở bê,

nghé tại một số tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên

4.2 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH CẦU TRÙNG Ở BÊ NGHÉ

4.2.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng bê nghé tại 3 xã của huyện

Số bê, nghé nhiễm (con)

Tỷ lệ (%)

Cường độ nhiễm (Số Oocyst/g phân)

≤ 500 > 500 -

1000 > 1000 - 5000 > 5000

TT Sông Cầu 110 42 38,18 22 52,38 16 38,09 4 9,52 0 0 Hóa Trung 74 34 45,94 14 41,18 11 32,35 6 17,65 3 8,82 Hóa thượng 126 52 41,27 24 46,15 20 38,46 6 11,54 2 3,85

Ngày đăng: 27/04/2016, 22:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Bình (2008), Bệnh quan trọng của trâu, bò, dê và biện pháp phòng trị, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Tr 83 - 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh quan trọng của trâu, bò, dê và biện pháp phòng trị
Tác giả: Trần Văn Bình
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ
Năm: 2008
2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.157 - 168, 251 - 259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dược lý học thú y
Tác giả: Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
3. Tô Du (2004), Sổ tay chăn nuôi trâu, bò ở gia đình & phòng chữa bệnh thường gặp, Nxb Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay chăn nuôi trâu, bò ở gia đình & phòng chữa bệnh thường gặp
Tác giả: Tô Du
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2004
4. Giang Hoàng Hà, Đào Thị Hà Thanh (2008), "Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của bò sữa tại Hà Nội và vùng phụ cận”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XV, số2, tr.58 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của bò sữa tại Hà Nội và vùng phụ cận
Tác giả: Giang Hoàng Hà, Đào Thị Hà Thanh
Năm: 2008
5. Lê Minh Hà, Lê Ngọc Mỹ, Norma Gracia, EP Morcira (2000), ”Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa trên Brahman”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập X, số 1, tr. 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Lê Minh Hà, Lê Ngọc Mỹ, Norma Gracia, EP Morcira
Năm: 2000
6. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phôi thai học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr.162, 172, 184 - 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức phôi thai học
Tác giả: Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1980
7. Giáp Mạnh Hoàng (2011), Nghiên cứu một một số đặc điểm bệnh cầu trùng bê, nghé ở 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một một số đặc điểm bệnh cầu trùng bê, nghé ở 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Tác giả: Giáp Mạnh Hoàng
Năm: 2011
8. Lâm Thị Thu Hương (2006), “Tình hình nhiễm Eimeria và Crytosporidium trên bê sữa nuôi tại TPHCM và tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập X, số1, tr. 29 - 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm "Eimeria" và "Crytosporidium" trên bê sữa nuôi tại TPHCM và tỉnh Đồng Nai”, "Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Lâm Thị Thu Hương
Năm: 2006
9. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996, Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 318 - 329 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng thú y
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
11. Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Thu Nga (2005), “Tình trạng ô nhiễm cầu trùng lợn ở khu vực chuồng nuôi và thời gian phát triển Oocyst tới giai đoạn cảm nhiễm”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XII, số 5, tr. 45 - 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng ô nhiễm cầu trùng lợn ở khu vực chuồng nuôi và thời gian phát triển "Oocyst" tới giai đoạn cảm nhiễm”, "Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Thu Nga
Năm: 2005
12. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2011
13. Phạm Sỹ Lăng (2003), “Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng thông thường gặp gây hại cho bò sữa và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập X, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng thông thường gặp gây hại cho bò sữa và biện pháp phòng trị"”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng
Năm: 2003
14. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2006
15. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh quan trọng ở lợn
Tác giả: Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
16. Phan L ục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Hà Nộ i, tr. 32 - 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y
Tác giả: Phan L ục
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2006
17. Lê Văn Năm (1995), “Mối quan hệ giữa cơ chế sinh bệnh của cầu trùng và E. coli bại huyết và chọn lọc thuốc điều trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập III, số 3, tr. 19 - 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa cơ chế sinh bệnh của cầu trùng và "E. coli" bại huyết và chọn lọc thuốc điều trị”, "Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Lê Văn Năm
Năm: 1995
18. Lê Văn Năm (2004), Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5 - 55, 77 - 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm
Tác giả: Lê Văn Năm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
19. Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết, Nguyễn Thị Sâm, Lê Hứa Ngọc Lực, Nguyễn Văn Thoại (2005), "Nghiên cứu đặc điểm bệnh cầu trùng bê tại một số tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XII, số 4, tr.33 - 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm bệnh cầu trùng bê tại một số tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ
Tác giả: Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết, Nguyễn Thị Sâm, Lê Hứa Ngọc Lực, Nguyễn Văn Thoại
Năm: 2005
20. Hoàng Thạch (1999), Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng Eimeria và một số đặc điểm của bệnh cầu trùng gà ở TPHCM và vùng phụ cận, thử nghiệm thuốc phòng trị, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng Eimeria và một số đặc điểm của bệnh cầu trùng gà ở TPHCM và vùng phụ cận, thử nghiệm thuốc phòng trị
Tác giả: Hoàng Thạch
Năm: 1999
21. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý động vật, Nxb Nông Nghiệp, tr. 64 - 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý động vật
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2006

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w