- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi bê, nghé.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé theo mùa vụ.
- Xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng bê, nghé ở chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.
- Xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng bê, nghé ở chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.
3.3.3. Nghiên cứu vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy và triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng bê, nghé. triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng bê, nghé.
- Vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bê nghé bị bệnh cầu trùng.
3.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị cầu trùng cho bê, nghé.
- Xác định công thức ủ phân nhiệt sinh học có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt Oocyst cầu trùng bê, nghé.
- Nghiên cứu tác dụng của thuốc trị cầu trùng bê, nghé.
- Bước đầu đề xuất quy trình phòng, trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp xác định loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
* Phương pháp thu nhận Oocyst
- Thu nhận Oocyst từ mẫu phân bê, nghé nhiễm nặng bằng phương pháp Darling, vớt Oocyst đưa vào nước sạch rồi ly tâm lấy cặn.
Cách tiến hành: Cho 5 -10g phân hòa tan với nước lã, lọc qua lưới thép rồi quay ly tâm nước lọc khoảng 3 phút. Khi đó, tỷ trọng của Oocyst nặng hơn tỷ trọng của nước lã sẽ lắng xuống đáy, đổ từ từ nước ở trên rồi cho dung dịch nước muối bão hòa vào, dung đũa thủy tinh khuấy tan cặn, ly tâm lần nữa trong 3 phút, lúc này trứng sẽ nổi lên trên. Lấy vòng thép vớt màng nổi lên trên phiến kính, soi kính hiển vi tìm Oocyst cầu trùng.
* Phương pháp nuôi Oocyst thành Oocyst có sức gây bệnh
Oocyst cầu trùng được nuôi trong dung dịch Bichromat kali 2,5%, có lắc đảo thường xuyên để phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh.
Hàng ngày dùng công tơ hút (φ = 2 - 3 mm) lấy dung dịch Bichromat kali 2,5% có chứa Oocyst, soi kính, ghi lại sự biến đổi hình thái và cấu trúc của Oocyst. Từ đó, xác định được thời gian phát triển của Oocyst thành
Oocyst gây bệnh trong môi trường Bichromat kali 2,5%.
* Phương pháp định danh loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé
Loài cầu trùng ký sinh ở bê nghé nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên được định danh theo khóa đinh loại của Levine N. D. (1985) [41] dựa trên 2 căn cứ:
- Hình thái, kích thước của Oocyst và cấu tạo của Oocyst có sức gây bệnh. - Thời gian Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh.
Dùng trắc vi thị kính đo kích thước của Oocyst cầu trùng dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 400 lần, ghi lại hình ảnh Oocyst dưới kính hiển vi.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu một sốđặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê nghé
3.4.2.1. Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu * Phương pháp thu thập mẫu
- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải ra của bê, nghé. Cho mỗi mẫu vào một túi nilông riêng, ghi nhãn (thời gian lấy mẫu; địa điểm; tuổi bê , nghé…).
- Mẫu cặn nền chuồng: tại mỗi chuồng nuôi của bê, nghé, lấy mẫu cặn ở 4 góc và ở giữa chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi địa điểm và thời gian lấy mẫu.
- Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi : trong khoảng cách 5m xung quanh chuồng bê nghé, cứ 10 - 15m2 lấy 1 mẫu đất bề mặt (15 - 20g/mẫu, được phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa).
Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chưa xét nghiệm bảo quản ở nhiệt độ 20C - 40C, không quá 3 ngày.
* Phương pháp xét nghiệm mẫu
Mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để phát hiện Oocyst cầu trùng.
Sử dụng phương pháp phù nổi Fullerborn
+ Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch bão hòa lớn hơn tỷ trọng của Oocyst cầu trùng, khi đó Oocyst sẽ nổi lên trên bề mặt dung dịch. + Cách tiến hành: Lấy 5-10 gam phân cho vào cốc thủy tinh, dùng đũa thủy tinh nghiền nát, vừa nghiền vừa đổ 50-60ml nước muối bão hòa vào, sau đó lọc qua lưới lọc để loại cặn bã thô, lấy nước lọc cho vào lọ nhỏ sao cho đầy lên đến miệng, đặt phiến kính lên miệng lọ sao cho tiếp xúc với nước lọc, để yên 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi.
Mẫu cặn nền chuồng và mẫu đắt xung quanh chuồng nuôi được xét nghiệm bằng phương pháp Darling để phát hiện cầu trùng.
3.4.2.2. Phương pháp xác định một số yếu tố liên quan đến đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng ở bê, nghé
* Lứa tuổi bê nghé: Bê nghé nghiên cứu được phân thành 4 lứa tuổi:
-Sơ sinh - 2 tháng tuổi
- > 2 - 4 tháng tuổi
- > 4 - 8 tháng tuổi
* Theo dõi theo các tháng trong thời gian thực tập: từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2013.
3.4.2.3. Phương pháp xác định bê, nghé nhiễm cầu trùng và cường độ nhiễm
* Xác định bê nghé nhiễm cầu trùng: Tất cả các mẫu phân bê nghé đều được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn, phát hiện Oocyst
cầu trùng dưới kính hiển vi quang học (độ phóng đại x 100 và x 400). Mẫu phân của bê nghé phát hiện thấy Oocyst cầu trùng được đánh giá là bê nghé nhiễm cầu trùng.
* Xác định cường độ nhiễm cầu trùng: Cường độ nhiễm cầu trùng được xác định bằng số lượng Oocyst/gam phân.
* Phương pháp đếm trên buồng đếm Mc. Master
Lấy 2g phân, cho vào 58ml nước muối NaCl bão hòa. Khuấy đều, dùng pipet bơm vào buồng đếm Mc. Master (0,15ml/1 buồng). Sau khoảng 2 phút, đem soi dưới kính hiển vi và đếm số lượng Oocyst trong buồng đếm.
Số lượng Oocyst có trong 1g phân bằng:
( Tổng số Oocyst đếm được x 60) / Số lượng buồng
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của bê, nghé quy định 4 mức cường độ nhiễm:
- ≤ 5.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nhẹ
- > 5.000 - 10.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm trung bình
- > 10.000 - 15.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nặng
- > 15.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm rất nặng