TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé nuôi tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 26)

Bệnh cầu trùng phổ biến khắp các nước trên thế giới, gây tổn hại lớn cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về tác hại của bệnh này, đồng thời đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cho gia súc.

Hasche M. R. và cs (1959) [36] khi nghiên cứu bệnh cầu trùng ở 355 bò tại Wisconsin, thấy 26% nhiễm cầu trùng loài E. ellipsoidalis, 20%

nhiễm cầu trùng loài E. cylindrica, 6% nhiễm cầu trùng loài E.

brasilliensis, 42% nhiễm cầu trùng loài E. bukidnonensis và 3% nhiễm cầu

trùng loài E. canadensis.

Hasbullah A. và cs (1990) [35] đã nghiên cứu và phân tích mẫu phân của 2019 bò ở Nhật Bản trong thời gian 12 tháng. Kết quả cho thấy: 19,3% mẫu phân nhiễm cầu trùng và loài E. bovis có tần suất xuất hiện nhiều nhất.

Ajayi J. A. (2004) [33] đã thu thập và phân tích mẫu phân của 2.500 con bò (1518 bò cái và 982 bò đực) ở bang Plateau của Nigeria trong vòng 2 năm (từ tháng 1 năm 1992 đến tháng 12 năm 1993) để nghiên cứu về tình

hình nhiễm, tỷ lệ nhiễm, thành phần loài cầu trùng theo mùa vụ, tính biệt, nhóm tuổi, giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tồn tại và hình thành bào tử. Kết quả thu được như sau:

Trong 2.500 mẫu phân có 1567 mẫu dương tính với cầu trùng, chiếm tỷ lệ 62,68%. Đã tìm thấy 12 loài cầu trùng gây bệnh, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là loài E. zuernii: 1043 mẫu (41,72%), thấp nhất là loài E.

brasisliensis: 240 mẫu (9,6%).

Về lứa tuổi, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, bò từ 10 - 14 tháng tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao nhất (79,3%); bò từ 0 - 4 tháng tuổi là 43,75%; 5 - 9 tháng tuổi là 65,9%; 15 - 19 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 72,33%; 20 - 24 tháng tuổi là 61,11%; từ 25 tháng tuổi trở lên là 43,2%.

Về mùa vụ, kết quả cho thấy, mùa mưa bò có tỷ lệ nhiễm cao hơn mùa khô (68,35% so với 59,31%); Oocyst xuất hiện ở trong phân sớm nhất khi bê được 14 ngày tuổi.

Hình thức chăn thả cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng của bò: trong 809 mẫu phân của bò được chăn thả theo hình thức tự do có 572 mẫu nhiễm cầu trùng (70,7%); nhưng chỉ có 388 mẫu nhiễm (62,48%) trong tổng số 621 mẫu phân của bò nuôi nhốt trong chuồng.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Nước ta có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho Oocyst cầu trùng phát triển. Cầu trùng thường nhiễm và gây nhiều thiệt hại cho trâu, bò ở nước ta. Chính vì vậy, có nhiều tác giảđã và đang nghiên cứu bệnh cầu trùng.

Phạm Sỹ Lăng (2003) [13] cho biết: Ngoài một số bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cũng gây nhiều tác hại cho bò sữa, trong đó có bệnh cầu trùng.

Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [19] khi khảo sát 708 bê ở các địa phương Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thấy, tỷ lệ nhiễm cầu trùng

(Eimeria) là tương đối cao (56,78%). Theo Phan Lục (2006) [16], bò các tỉnh phía Bắc nhiễm cầu trùng 14,2%.

Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [18] đã thu thập 433 mẫu phân bê từ 5 huyện, thành phố của 3 tỉnh: Đắc Lắc, Phú Yên và Khánh Hoà, kiểm tra

Oocyst cầu trùng, kết quả đã xác định được 4 loài cầu trùng thuộc giống

Eimeria ký sinh bê là: E. zuernii, E. bovis, E. ellipsoidalis và E.

bukidnonensis.

Lâm Thị Thu Hương (2006) [8] đã xét nghiệm phân của 620 bê, cho thấy có 272 mẫu nhiễm cầu trùng Eimeria (43,87%). Bê dưới 1 tháng tuổi chưa nhiễm cầu trùng, tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần đến mức cao nhất (60,89%) vào lúc bê 8 tháng tuổi.

Trần Văn Bình (2008) [1] khi nghiên cứu bệnh tích bệnh cầu trùng trâu, bò đã chỉ ra rằng: Khi nhiễm E. zuernii và E. bovis, ruột già bị tổn thương rất rõ, đặc biệt là trực tràng.

Giáp Mạnh Hoàng (2011) [7] khi nghiên cứu bệnh cầu trùng bê, nghé trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Bắc Giang đã phát hiện ra 4 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh là : E. zuernii, E. bovis, E. ellipsoidalis và

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Bê, nghé dưới 1 năm tuổi nuôi tại các nông hộ ở một số xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

- Oocyst cầu trùng bê nghé mới theo phân ra ngoại cảnh và có sức gây bệnh.

- Bệnh cầu trùng bê, nghé.

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu phân tươi của bê, nghé; mẫu đất (cặn) nền chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

- Oocyst cầu trùng mới theo phân ra ngoại cảnh và có sức gây bệnh (để theo dõi sức đề kháng)

- Kính hiển vi quang học, dung dịch muối NaCl bão hoà, buồng đếm Mc. Master, hoá chất và các dụng cụ thí nghiệm khác.

- Một số thuốc trị cầu trùng có trên thị trường: + NOVACOC-5%

+ FIVE-ANTICOCID.A + VINACOC.ABC

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Địa đim nghiên cu

- Địa điểm thu thập mẫu: Đề tài được thực hiện ở các nông hộ chăn

nuôi trâu bò thuộc 3 xã của thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh động vật - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nghiên cứu thành phần loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé

3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé ở 3 xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi bê, nghé.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé theo mùa vụ.

- Xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng bê, nghé ở chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

- Xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng bê, nghé ở chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

3.3.3. Nghiên cứu vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy và triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng bê, nghé. triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng bê, nghé.

- Vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

- Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bê nghé bị bệnh cầu trùng.

3.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị cầu trùng cho bê, nghé.

- Xác định công thức ủ phân nhiệt sinh học có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt Oocyst cầu trùng bê, nghé.

- Nghiên cứu tác dụng của thuốc trị cầu trùng bê, nghé.

- Bước đầu đề xuất quy trình phòng, trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp xác định loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

* Phương pháp thu nhn Oocyst

- Thu nhận Oocyst từ mẫu phân bê, nghé nhiễm nặng bằng phương pháp Darling, vớt Oocyst đưa vào nước sạch rồi ly tâm lấy cặn.

Cách tiến hành: Cho 5 -10g phân hòa tan với nước lã, lọc qua lưới thép rồi quay ly tâm nước lọc khoảng 3 phút. Khi đó, tỷ trọng của Oocyst nặng hơn tỷ trọng của nước lã sẽ lắng xuống đáy, đổ từ từ nước ở trên rồi cho dung dịch nước muối bão hòa vào, dung đũa thủy tinh khuấy tan cặn, ly tâm lần nữa trong 3 phút, lúc này trứng sẽ nổi lên trên. Lấy vòng thép vớt màng nổi lên trên phiến kính, soi kính hiển vi tìm Oocyst cầu trùng.

* Phương pháp nuôi Oocyst thành Oocyst có sc gây bnh

Oocyst cầu trùng được nuôi trong dung dịch Bichromat kali 2,5%, có lắc đảo thường xuyên để phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh.

Hàng ngày dùng công tơ hút (φ = 2 - 3 mm) lấy dung dịch Bichromat kali 2,5% có chứa Oocyst, soi kính, ghi lại sự biến đổi hình thái và cấu trúc của Oocyst. Từ đó, xác định được thời gian phát triển của Oocyst thành

Oocyst gây bệnh trong môi trường Bichromat kali 2,5%.

* Phương pháp định danh loài cu trùng ký sinh bê, nghé

Loài cầu trùng ký sinh ở bê nghé nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên được định danh theo khóa đinh loại của Levine N. D. (1985) [41] dựa trên 2 căn cứ:

- Hình thái, kích thước của Oocyst và cấu tạo của Oocyst có sức gây bệnh. - Thời gian Oocyst phát trin thành Oocyst có sức gây bệnh.

Dùng trắc vi thị kính đo kích thước của Oocyst cầu trùng dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 400 lần, ghi lại hình ảnh Oocyst dưới kính hiển vi.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu một sốđặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê nghé

3.4.2.1. Phương pháp thu thp, xét nghim mu * Phương pháp thu thp mu

- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải ra của bê, nghé. Cho mỗi mẫu vào một túi nilông riêng, ghi nhãn (thời gian lấy mẫu; địa điểm; tuổi bê , nghé…).

- Mẫu cặn nền chuồng: tại mỗi chuồng nuôi của bê, nghé, lấy mẫu cặn ở 4 góc và ở giữa chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi địa điểm và thời gian lấy mẫu.

- Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi : trong khoảng cách 5m xung quanh chuồng bê nghé, cứ 10 - 15m2 lấy 1 mẫu đất bề mặt (15 - 20g/mẫu, được phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa).

Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chưa xét nghiệm bảo quản ở nhiệt độ 20C - 40C, không quá 3 ngày.

* Phương pháp xét nghiệm mẫu

Mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để phát hiện Oocyst cầu trùng.

Sử dụng phương pháp phù nổi Fullerborn

+ Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch bão hòa lớn hơn tỷ trọng của Oocyst cầu trùng, khi đó Oocyst sẽ nổi lên trên bề mặt dung dịch. + Cách tiến hành: Lấy 5-10 gam phân cho vào cốc thủy tinh, dùng đũa thủy tinh nghiền nát, vừa nghiền vừa đổ 50-60ml nước muối bão hòa vào, sau đó lọc qua lưới lọc để loại cặn bã thô, lấy nước lọc cho vào lọ nhỏ sao cho đầy lên đến miệng, đặt phiến kính lên miệng lọ sao cho tiếp xúc với nước lọc, để yên 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi.

Mẫu cặn nền chuồng và mẫu đắt xung quanh chuồng nuôi được xét nghiệm bằng phương pháp Darling để phát hiện cầu trùng.

3.4.2.2. Phương pháp xác định mt s yếu t liên quan đến đặc đim dch t bnh cu trùng bê, nghé

* Lứa tuổi bê nghé: Bê nghé nghiên cứu được phân thành 4 lứa tuổi:

-Sơ sinh - 2 tháng tuổi

- > 2 - 4 tháng tuổi

- > 4 - 8 tháng tuổi

* Theo dõi theo các tháng trong thời gian thực tập: từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2013.

3.4.2.3. Phương pháp xác định bê, nghé nhim cu trùng và cường độ nhim

* Xác định bê nghé nhiễm cầu trùng: Tất cả các mẫu phân bê nghé đều được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn, phát hiện Oocyst

cầu trùng dưới kính hiển vi quang học (độ phóng đại x 100 và x 400). Mẫu phân của bê nghé phát hiện thấy Oocyst cầu trùng được đánh giá là bê nghé nhiễm cầu trùng.

* Xác định cường độ nhiễm cầu trùng: Cường độ nhiễm cầu trùng được xác định bằng số lượng Oocyst/gam phân.

* Phương pháp đếm trên buồng đếm Mc. Master

Lấy 2g phân, cho vào 58ml nước muối NaCl bão hòa. Khuấy đều, dùng pipet bơm vào buồng đếm Mc. Master (0,15ml/1 buồng). Sau khoảng 2 phút, đem soi dưới kính hiển vi và đếm số lượng Oocyst trong buồng đếm.

Số lượng Oocyst có trong 1g phân bằng:

( Tổng số Oocyst đếm được x 60) / Số lượng buồng

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của bê, nghé quy định 4 mức cường độ nhiễm:

- 5.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nhẹ

- > 5.000 - 10.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm trung bình

- > 10.000 - 15.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nặng

- > 15.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm rất nặng

3.4.3. Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng ở bê, nghé trùng ở bê, nghé

3.4.3.1. Xác định vai trò ca cu trùng trong hi chng tiêu chy bê, nghé huyn Đồng H - tnh Thái Nguyên

∗ Phương pháp bố trí

+ Bình thường: Phân bê khỏe mạnh thường khô ráo, đóng thành các viên hay khuôn. Phân nghé khỏe mạnh thường nhão hơn phân bê, có thể hơi giống như phân trâu trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.

+ Tiêu chảy: Phân có dạng sền sệt hay loãng, có màu vàng hay xám, đen…mùi tanh hoặc thối khắm, đôi khi có lẫn màng nhày hoặc máu…có thể đặc trưng cho từng bệnh.

* Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo 2 trạng thái phân:

Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để phát hiện

Oocyst cầu trùng; từ đó xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở hai trạng thái phân.

3.4.3.2. Phương pháp theo dõi triu chng lâm sàng ch yếu ca bê, nghé b bnh cu trùng

Trong quá trình xét nghiệm phân, phát hiện được những bê, nghé nhiễm cầu trùng. Chọn những bê, nghé chỉ nhiễm cầu trùng, không nhiễm bất cứ loại giun sán và bệnh truyền nhiễm nào khác, theo dõi các biểu hiện lâm sàng của những bê, nghé này.

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng như: đo thân nhiệt bằng nhiệt kế 430C, quan sát thể trạng, lông, da; quan sát màu sắc các niêm mạc; theo dõi màu sắc, trạng thái và mùi phân, số lần đi ỉa trong ngày; tình trạng ăn uống...

3.4.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng, trị cầu trùng cho bê, nghé

3.4.4.1. Phương pháp xác định công thc nhit sinh hc có kh năng sinh nhit tác động để dit Oocyst cu trùng bê, nghé

* Bố trí thí nghiệm xác định công thức ủ phân có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt Oocyst cầu trùng

Thực hiện thí nghiệm với 3 công thức ủ, nhằm lựa chọn được một công thức có khả năng sinh nhiệt tốt nhất.

Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Chuẩn bị nguyên liệu ủ, bố trí ủ theo 3 công thức sau: + Công thức 1: Các nguyên liệu ủđược chuẩn bị theo tỷ lệ:

Phân chuồng: 800 - 1000 kg. Lá xanh băm nhỏ: 200 kg. Tro bếp: 60 kg.

+ Công thức 2: Các nguyên liệu ủđược bố trí theo tỷ lệ: Phân chuồng: 800 - 1000 kg.

Lá xanh băm nhỏ: 200 kg. Vôi bột: 50 kg.

+ Công thức 3: Các nguyên liệu ủđược bố trí theo tỷ lệ: Phân chuồng: 800 - 1000 kg.

Tro bếp: 60 kg.

Lá xanh băm nhỏ: 200 kg. Vôi bột: 50 kg.

- Cách ủ phân: Trộn đều các nguyên liệu theo tỷ lệ của mỗi công thức ủ, cho vào mỗi bao nilon 20 kg hỗn hợp nguyên liệu đã trộn của mỗi công thức trên.

Cũng trộn đều 5 kg phân của bê, nghé nhiễm cầu trùng nặng với các nguyên liệu khác (lá xanh băm nhỏ, tro bếp, vôi bột) theo tỷ lệ như 3 công thức, sau đó chia vào các túi vải nhỏ (mỗi túi 10 - 15 g), đặt vào trong các bao phân ủ (ở các vị trí khác nhau). Buộc miệng bao để tạo môi trường yếm khí trong bao.

* Phương pháp theo dõi khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst của 3 công thức ủ

Hàng ngày dùng nhiệt kế 1000C đo nhiệt độ phân ủ, đồng thời lấy từ mỗi bao 1 túi vải để xét nghiệm Oocyst cầu trùng. Từ đó xác định

được khả năng sinh nhiệt của mỗi công thức ủ và tác dụng diệt Oocyst

cầu trùng bê, nghé.

3.4.4.2. Phương pháp nghiên cu tác dng điu tr ca thuc tr cu trùng cho bê, nghé

* Phương pháp nghiên cứu lựa chọn thuốc

Lựa chọn các loại thuốc thường dùng đểđiều trị bệnh cầu trùng cho bê nghé. Dự kiến mỗi loại thuốc được dùng cho 10 bê nghé có cùng lứa tuổi, mức độ nhiễm và biểu hiện lâm sàng. Sau 5, 10, 15 ngày dùng thuốc, xét

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng bê, nghé nuôi tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)